Một số giải pháp giúp học sinh viết tốt bài Tập làm văn 9

Một số giải pháp giúp học sinh viết tốt bài Tập làm văn 9

I/ Lý do chọn đề tài

1/ Cơ sở lí luận:

Trong những môn học ở nhà trường THCS, môn Ngữ Văn giữ một vai trò rất quan trọng. Bởi vì đó là môn học bồi dưỡng vốn sống thực tế, vốn tri thức nhiều mặt cho học sinh. Đặc biệt qua việc giảng dạy phần Tập làm văn giáo dục được ý thức, tình cảm và thái độ tích cực và kĩ năng sống trong cuộc sống của các em.

Có thể thấy phần Tập làm văn trong Ngữ Văn 9 tập trung vào 3 nội dung lớn: Một là tiếp tục học về Thuyết minh với yêu cầu kết hợp phương thức biểu đạt này với các phương thức biều đạt khác (Thuyết minh kết hợp với miêu tả và nghị luận). Hai là tiếp tục học về văn bản Tự sự với các nội dung phát triển cao hơn so với các lớp dưới, sự kết hợp các yếu tố: miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và người kể chuyện. Ba là Nghị luận xã hội và nghị luận văn học.Tuy nhiên, mục đích, nhiệm vụ chính mà phần Tập làm văn hướng tới là giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học vào việc tạo lập văn bản, nghĩa là cuối cùng học sinh phải biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng cơ bản để viết được một kiểu văn bản nào đó đáp ứng yêu cầu cuộc sống.

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1623Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp giúp học sinh viết tốt bài Tập làm văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH
VIẾT TỐT BÀI TẬP LÀM VĂN 9
A- Phần mở đầu.
I/ Lý do chọn đề tài
1/ Cơ sở lí luận:
Trong những môn học ở nhà trường THCS, môn Ngữ Văn giữ một vai trò rất quan trọng. Bởi vì đó là môn học bồi dưỡng vốn sống thực tế, vốn tri thức nhiều mặt cho học sinh. Đặc biệt qua việc giảng dạy phần Tập làm văn giáo dục được ý thức, tình cảm và thái độ tích cực và kĩ năng sống trong cuộc sống của các em.
Có thể thấy phần Tập làm văn trong Ngữ Văn 9 tập trung vào 3 nội dung lớn: Một là tiếp tục học về Thuyết minh với yêu cầu kết hợp phương thức biểu đạt này với các phương thức biều đạt khác (Thuyết minh kết hợp với miêu tả và nghị luận). Hai là tiếp tục học về văn bản Tự sự với các nội dung phát triển cao hơn so với các lớp dưới, sự kết hợp các yếu tố: miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và người kể chuyện. Ba là Nghị luận xã hội và nghị luận văn học.Tuy nhiên, mục đích, nhiệm vụ chính mà phần Tập làm văn hướng tới là giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học vào việc tạo lập văn bản, nghĩa là cuối cùng học sinh phải biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng cơ bản để viết được một kiểu văn bản nào đó đáp ứng yêu cầu cuộc sống.
2/ Cơ sở thực tiễn:
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Ngữ Văn (2000 - 2010), tôi nhận thấy có một vài giải pháp thích hợp và thiết thực trong việc truyền đạt đầy đủ kiến thức, rèn luyện cụ thể để giúp học sinh (đặc biệt là học sinh yếu, kém) có kĩ năng viết văn cơ bản và tốt hơn nữa, có kết quả cao hơn, nhất là chuẩn bị được kiến thức cơ bản để bước vào THPT. Đồng thời cũng góp phần nâng cao hiệu quả và cải thiện chất lượng bộ môn Ngữ Văn 9 nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung.
II/ Mục đích và phương pháp nghiên cứu
1/ Mục đích.
- Thông qua các tiết dạy thực hành, phân tích, tìm hiểu, các tiết trả bài viết, tiết ôn tập Tập làm văn, giáo viên giúp học sinh cảm nhận được đầy đủ nội dung kiến thức- kĩ năng về các kiểu bài; củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức đã học. 
- Học sinh hiểu rộng hơn nữa về kiến thức mà hiện trong sách giáo khoa không có. Từ đó có thể cải thiện chất lượng học tập của học sinh yếu kém và nâng cao kết quả học sinh khá, giỏi.
- Vận dụng Công nghệ thông tin nhằm tạo được hứng thú cho học sinh đồng thời tạo cho các em có một thái độ tích cực, ý thức ham muốn trong giờ học Tập làm văn. Tự mình có thể trình bày một vấn đề trong cuộc sống hoặc bộc lộ những tâm tư, tình cảm của bản thân qua một số kiểu bài mà các em đã học.
2/ Phương pháp:
Phương pháp nghiên cứu lí luận: tìm hiểu,nghiên cứu một số tài liệu tham khảo về giảng dạy Ngữ Văn 9 ( SGV, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì II, III) để phân tích, đúc rút những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế trong quá trình dạy-học.
Phương pháp điều tra thực tế: Khảo sát để nắm bắt tình hình học tập và thái độ học Văn của các em.
III/ Giới hạn của đề tài:
Trong chương trình Trung học cơ sở , ở môn Ngữ Văn 9, Tập làm văn trong Ngữ Văn 9 tập trung vào 3 nội dung lớn: Một là tiếp tục học về Thuyết minh với yêu cầu kết hợp phương thức biểu đạt này với các phương thức biều đạt khác (Thuyết minh kết hợp với miêu tả và nghị luận). Hai là tiếp tục học về văn bản Tự sự với các nội dung phát triển cao hơn so với các lớp dưới, sự kết hợp các yếu tố: miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và người kể chuyện. Ba là Nghị luận xã hội và nghị luận văn học.Chính vì thế trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đề cập đến một số giải pháp giúp học sinh viết tốt bài tập làm văn lớp 9.
Do điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm chỉ tập trung vào đối tượng học sinh khối 9 của trường THCS Phan Đình Phùng, Thị trấn Ngãi Giao, Huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
IV/ Các giả thiết nghiên cứu.
- Khi đặt ra vấn đề : Làm thế nào để giúp học sinh viết tốt bài tập làm văn lớp 9 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học văn ở bậc THCS ? tôi muốn các đồng nghiệp chia sẽ cùng tôi những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất, giải quyết triệt để tình trạng học sinh chỉ chú ý đến môn học tự nhiên hơn môn học xã hội, bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách hạn chế . . .Mục đích cuối cùng của người viết sáng kiến này là mỗi giáo viên văn sẽ đào tạo cho đất nước những thế hệ học sinh, không chỉ thành thục về kĩ năng mà còn giàu có về cảm xúc, có tâm hồn trong sáng, nhân ái, biết vươn tới Chân – Thiện – Mĩ .
- Việc đổi mới phương pháp dạy học là chủ trương của Đảng và Nhà nước nó có ý nghĩa lâu dài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Để đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông là một việc làm cấp thiết, đòi hỏi sự tích cực cải tiến các phương pháp, biện pháp đổi mới trong dạy - học và kiểm tra đánh giá. Có như vậy, chất lượng bộ môn Ngữ Văn 9 mới dần được cải thiện và nâng cao.
V/ Kế hoạch thực hiện.
-Trong quá trình giảng dạy các tiết Tập làm văn như: Tìm hiểu, xây dựng dàn ý, cách làm bàihoặc các tiết trả bài viết, ôn tập, luyện tập, giáo viên cần chú ý đến đặc điểm của học sinh, phải bảo đảm tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh. Việc thực hiện phải chính xác với nội dung, phương pháp giảng dạy, phải tìm ra phương pháp cũng như cách truyền đạt sao cho phù hợp với đặc điểm và khả năng tiếp thu bài của các em.
- Phát huy tính sáng tạo, kích thích sự say mê môn học và rèn luyện kĩ năng cảm nhận và viết văn cho học sinh.
- Qua các tiết kiểm tra bài viết, các tiết trả bài viết giúp học sinh đúc rút những kinh nghiệm khi viết bài tập làm văn.
- Kết hợp đồng bộ, nhịp nhàng các phương pháp dạy-học.
B- Phần nội dung.
I/ Thực trạng và những mâu thuẫn.
1/ Về sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
- Hiện nay trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 hầu như không trình bày cụ thể các bố cục dàn ý, dàn bài đại cương của các kiểu bài ( Chỉ có 4 dàn ý mẫu trong 4 tiết Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí , Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện, Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - SGK NV 9 tập II), điều này cũng gây khó khăn cho học sinh trong quá trình học tập nắm vững kiến thức, nhất là đối với học sinh yếu, kém.
- Việc tìm và đưa ngữ liệu vào việc viết văn cũng còn nhiều hạn chế. Đó là hiện nay học sinh ít quan tâm đến việc đọc văn bản, lười biếng hoặc chỉ đọc qua loa đối phó; một bộ phận học sinh lại quá ỉ lại sách tham khảo, sách bài văn mẫu. Có thể thấy chỉ cần trên dưới vài chục ngàn là các em có ngay sách bài văn mẫu để làm “ bảo bối” trong các tiết viết bài tập làm văn, kiểm tra học kì .
2/Đối với người dạy: 
Đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy,chăm lo quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau :
- Giáo viên khó có thể thực hiện đầy đủ, trọn vẹn việc truyền đạt kiến thức-kĩ năng cho từng đối tượng học sinh về cách viết bài văn, xây dựng đoạn văn, tách đoạn văn, liên kết đoạn văn bởi vì thời lượng không cho phép. Ở các tiết Trả bài viết Tập làm văn, tiết Ôn tập , tiết Luyện nói nhiều khi giáo viên còn hời hợt, hướng dẫn chưa được cụ thể cho các em xây dựng được bố cục của bài viết.
- Việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc giảng dạy Tập làm văn cũng còn hạn chế, chưa hợp lí nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến viếc gây hứng thú và việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao .
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh .
- Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học. 
3/Đối với học sinh :
- Một số học sinh vì lười học, chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Ngữ văn .
- Vì trường nằm trên địa bàn thuộc vùng kinh tế khó khăn, hầu hết đều làm thuê hoặc làm rẫy nên các em phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp, không có thời gian học .
- Đa số các em lười hoặc không bao giờ đọc sách, kể cả văn bản trong SGK
- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi gamengày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, xao nhãng việc học .
Từ những thực trạng trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau.
II/ Các biện pháp giải quyết vấn đề:
1/ Những biện pháp chủ yếu:
* Rèn kĩ năng cảm thụ văn học:
Trong quá trình giảng dạy , giáo viên tích hợp giữa tiết dạy Văn bản với tiết dạy Tập làm văn một cách có hiệu quả bằng việc rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh trong dạy đọc hiểu văn bản, cụ thể:
+ Đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm là thể hiện sáng tạo tác phẩm văn học trong giọng đọc nhằm tác động đến những người nghe. Nếu giáo viên đọc diễn cảm tốt thì sẽ tạo nên bầu không khí tươi mát trong giờ học. Học sinh có thể thưởng thức giọng đọc và dễ sản sinh những ấn tượng, xúc động tự nhiên về văn bản. Diễn cảm ở đây hoàn toàn không phải là ở sự uốn éo đầu lưỡi mà thể hiện những cảm xúc nội tại của tâm hồn. Những cảm xúc này không phải giả tạo mà phải là cảm xúc chân thành, sâu sắc về văn bản. Nói đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật trình diễn trước hết không phải là “khoe giọng” mà là sự thể hiện xúc động của trái tim. Chính vì thế, giáo viên sử dụng thích đáng biện pháp này sẽ tạo cho học sinh những ấn tượng tươi mới, những xúc động mạnh mẽ về văn bản; đồng thời nó có khả năng kích thích liên tưởng, tưởng tượng tạo sự thâm nhập thuận lợi vào thế giới nghệ thuật của văn bản. 
+ Đưa các câu hỏi gợi cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng.Trước hết là những câu hỏi gợi cảm xúc, ở dạng đơn giản nhất chúng là những câu hỏi trắc nghiệm tình cảm. Những câu hỏi này có thể kiểm tra phản ứng tình cảm của học sinh; mặt khác nó thúc đẩy sự đồng cảm, khuyến khích các em lắng nghe tiếng nói của trái tim. Chẳng hạn, sau khi đọc diễn cảm, giáo viên có thể hỏi: Em ấn tượng thế nào về đoạn thơ ( khổ thơ, câu thơtrong bài thơ; hay hành động, ngôn ngữ, tích cách nhân vật trong truyện)? Hay để bình giá về chi tiết anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long vì “thèm người” nên ngáng gỗ dọc đường không cho xe đi qua để gặp và trò chuyện cùng những người qua đường, giáo viên có thể hỏi học sinh: Có thể hiểu thèm người là cảm giác mà ai cũng có khi phải ở hoàn cảnh một mình hay cô đơn không? Tại sao tác giả không nói anh rất cô đơn, rất muốn gặp ai đó để nói chuyện mà lại nói là “thèm người”? Và các em đã bao giờ trải qua cảm giác này hay chưa? Em nghĩ gì về anh thanh niên? Những câu hỏi dạng này khiến học sinh phải huy động kinh ngiệm bản thân để soi sáng bản chất nhân vật, dễ đồng cảm sâu sắc với tình huống và cảnh ngộ của nó. Ngoài ra, giáo viên có thể dùng những câu hỏi khơi gợi tưởng tượng của học sinh. Cho nên thưởng thức văn bản vă ...  vững nội dung kiến thức, ngữ liệu mà đề bài yêu cầu thực hiệnVận dụng các kĩ năng khái quát, phân tích, tổng hợp (Văn tự sự thì phân tích dựa vào cốt truyện, tình huống, nhân vật và bút pháp nghệ thuật như thế nào; thơ trữ tình thì phân tích ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật ra sao). Giáo viên lưu ý cho các em về cách chuyển đoạn, dùng câu nối hoặc dùng từ để liên kết đoạn.
+ Viết phần kết thúc vấn đề: 
 Yêu cầu của phần này là :
 — Ngắn gọn, súc tích, nghĩa là diễn đạt ý một cách khái quát, cô đọng, gợi cảm xúc sâu lắng.
 — Sát đề: đã mở ra vấn đề gì thì khi kết thúc phải trở lại vấn đề ấy bằng cách nêu lời giải đáp rõ ràng , dứt khoát.
 — Sinh động, hấp dẫn bằng cách làm tăng thêm tính văn chương, ngôn ngữ nhiều hình ảnh và các biện pháp tu từ.
 Có thể viết các loại kết thúc vấn đề: Tóm tắt, khẳng định vấn đề, có thể mở rộng, nâng cao. Rút ra bài học hay phát biểu cảm nghĩ 
- Đặc biệt là các tiết Trả bài viết , giáo viên nhất thiết cần phải giúp học sinh thực hiện các yêu cầu sau trong một tiết trả bài viết. Chẳng hạn ở tiết 140: Trả bài viết Tập làm văn số 6 – Văn nghị luận ( Ngữ văn 9- Tập II). 
Tiết 140 	TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6 ( Làm ở nhà)
I/ I/ Mức độ cần đạt:
II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 
III/ Chuẩn bị: Giáo án điện tử
III/ Tiến trình các bước lên lớp:
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: Em hãy nhắc lại các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) ?
3/ Bài mới:
* Hoạt động 1:
- Giáo viên cho học sinh đọc lại đề bài đã làm, Gv ghi đề lên bảng ( hoặc chiếu trên màn hình)
+ Đề bài: Cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua các tác phẩm mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn THCS.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và tìm ý, GV nhận xét.
1/ Tìm hiểu đề:
Yêu cầu của đề bài: Nghị luận về tác phẩm truyện, nhân vật trong tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
Nội dung: Phân tích cảm nhận hình ảnh, thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ trong một số tác phẩm đã học.
Phương hướng, phạm vi tư liệu: Phân tích, chứng minh và nêu được cảm nghĩ của mình về thân phận, vẻ đẹp của người phụ nữ qua một số tác phẩm: “Bánh trôi nước” ( Hồ Xuân Hương) - lớp 8, “Tắt đèn”(Ngô Tất Tố)-lớp 8, “ Chuyện người con gái Nam Xương”(Nguyễn Dữ)-lớp 9, “Truyện Kiều”(Nguyễn Du)-lớp 9
* Tìm ý: Dựa vào nội dung, yêu cầu của đề bài để tìm ý ( chú ý vào những từ ngữ quan trọng trong đề bài)
2/ Lập dàn ý:
a/ Đặt vấn đề: Giới thiệu khái quát về thân phận, vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ qua các tác phẩm đã được học.
b/ Giải quyết vấn đề : Lần lượt phân tích, chứng minh và bình luận. ( GV giúp hs xây dựng hệ thống luận điểm)
- Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
+ Số phận bi thảm, mất quyền tự do, quyền sống chịu nhiều bất công oan trái (hình ảnh người phụ nữ trong “Bánh trôi nước”, Vũ Nương, Thuý Kiều)
+ Khát vọng sống bình đẳng
- Vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ:
+ Tư dung tốt đẹp, tài sắc vẹn toàn, mặn mà sắc sảo
+ Thuỷ chung son sắt, yêu thương chồng con
+ Là người mẹ hiền , là người con hiếu thảo
Nhận xét, đánh giá, thái độ :
+ Thương cảm cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến; khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp của họ.
+ Phê phán xã hội phong kiến đã đày đoạ, chà đạp lên số phận của họ. Liên hệ tới vai trò của người phụ nữ ngày nay.
c/ Kết thúc vấn đề: Một lần nữa khẳng định vai trò và ca ngợi hình ảnh người phụ nữ trong mọi thời đại.
* Hoạt động 2: Giáo viên nhận xét ưu và khuyết điểm bài làm của học sinh.
- Về ưu điểm:
- Về khuyết điểm: GV cần chỉ rõ khuyết điểm để học sinh khắc phục ở bài làm sau.
* Hoạt động 3: 
- Gv trả bài và lấy điểm.
IV/ Củng cố- dặn dò:
2/ Những biện pháp hỗ trợ:
-Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy phần Văn bản và Tập làm văn cũng là một phương pháp quan trọng, đặc biệt là giúp học sinh cảm thụ, thể hiện cảm xúc và viết tốt các kiểu bài Thuyết minh, Nghị luận văn học (Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ) và Nghị luận xã hội (Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống) . Đối với những văn bản thơ đã được phổ nhạc như Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, Đồng chí của Chính Hữu, Viếng lăng Bác của Viễn Phương, giáo viên hoàn toàn có thể cho học sinh thưởng thức những ca khúc này, chúng sẽ có tác dụng rất lớn trong việc tạo nên những xúc động mạnh mẽ của học sinh về văn bản. Công việc này cùng với đọc diễn cảm có khả năng đánh thức cảm giác về nhịp điệu, giai điệu cho học sinh và cũng từ đó cảm nhận những cung bậc của tâm hồn đang hát lên trong những giai điệu đó.
Thực tế cho thấy việc vận dụng CNTT sẽ giúp học sinh có được đầy đủ những tri thức khách quan, những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng thuyết minh hoặc một vấn đề nóng bỏng của xã hội mà các em chưa có dịp quan sát, tìm hiểu. Qua hình ảnh các em sẽ có nhiều cơ hội để khắc ghi những nội dung đã tìm hiểu, khơi dậy được hứng thú tìm hiểu bài học. Giáo viên thực hiện giờ dạy Tập làm văn không khô khan mà tạo được sự thu hút, hấp dẫn; truyền đạt được đầy đủ, trọn vẹn kiến cũng như mở rộng thêm kiến thức cho học sinh và đảm bảo thời lượng lên lớp. Học sinh có cơ hội hiểu rộng hơn nữa và khắc sâu được nội dung kiến thức.
- Hướng dẫn học sinh tham quan, quan sát tìm hiểu một số vấn đề có liên quan đến kiến thức và kĩ năng bài học. Chẳng hạn tìm hiểu về vấn đề xả rác bừa bãi hay tệ nạn cờ bạc, ma tuý tại địa phương, các em tìm hiểu , ghi chép lại và làm thành một bài thuyết minh hoặc bài nghị luận để trình bày thái độ, quan điểm của bản thân trước lớp, từ đó mà các em vừa ý thức được bản thân vừa thể hiện được trách nhiệm của mỗi công dân trước một vấn đề nóng bỏng của xã hội.
- Ở các tiết Luyện nói, giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua giữa các tổ, các nhóm với nhau, giữa các cá nhân học sinh với nhau có hiệu quả, giáo viên cũng có thể hướng dẫn cho các em tự chọn chủ đề mà các em yêu thích để nói, thảo luận, trao đổi với nhau. Như vậy sẽ lôi kéo được những học sinh yếu tham gia, các bạn khá giỏi sẽ trao đổi giúp các bạn yếu rèn luyện kĩ năng nói, viết. Qua đó cũng kích thích được việc đưa văn học vào cuộc sống, các em sẽ mạnh dạn trình bày vấn đề mà mình quan tâm, yêu thích; sẽ cảm thấy yêu đời hơn khi bộc lộ được những tâm tư, tình cảm cảm xúc của mình. 
Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên thu thập tư liệu trên báo chí về một chủ đề nghị luận xã hội rồi đưa ra cho các em bàn bạc tại lớp học. Chẳng hạn những bài báo viết về những tấm gương. Những bạn có giọng đọc diễn cảm sẽ thể hiện lại bài báo, các bạn khác tìm ra cốt lõi vấn đề để thảo luận, liên hệ về quan điểm sống của bản thân. Đọc những bài báo viết về những tấm gương vượt khó học giỏi, tật nguyền vẫn quyết không bỏ học, câu chuyện về những nghề khốn khó, những mảnh đời bất hạnh, tấm gương về sự sẻ chia, đồng cảm hay một quan điểm sống đẹp. Qua đó giúp các em động não suy nghĩ và phát biểu quan điểm về cuộc sống xung quanh.
- Dựa vào việc đa số học sinh rất thích viết lưu bút hay tự bạch để lưu giữ lại những kỷ niệm về bạn bè mình, giáo viên có thể hướng dẫn và khuyến khích các em viết nhật ký, đây chính là thời gian các em suy nghĩ, nắn nót viết lại những gì xảy ra với chính mình, từ đó hình thành dần kỹ năng viết văn (mặc dù các em rất ngại viết nhật ký vì sợ người khác đọc được nhật ký của mình).
IV/ Hiệu quả áp dụng:
Sau nhiều năm vận dụng những giải pháp trên trong việc giảng dạy Tập làm văn cho thấy những giải pháp trên đã phần nào giúp các em viết bài Tập làm văn trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức hơn, kiến thức và kĩ năng làm bài của học sinh dần dần được phát triển và nâng cao hơn. Đối với các em học sinh, các em đã ý thức được tầm quan trọng của môn văn ,biết cách diễn đạt một bài Tập làm văn hoàn chỉnh, chặt chẽ, mạch lạc và bộc lộ tình cảm, suy nghĩ, cảm xúc của mình đúng cách, đúng nơi, đúng lúc .Số lượng học sinh có kĩ năng viết bài văn tốt khá nhiều. Học sinh hiểu rộng hơn nữa về kiến thức mà từ đó có thể cải thiện chất lượng học tập của học sinh yếu kém và nâng cao kết quả học sinh khá giỏi một cách rõ rệt.
Cụ thể: từ gần 25% yếu, kém đầu năm, kết quả cuối năm chỉ còn 4% học sinh yếu; từ 5% khá, giỏi đầu năm cuối năm đã nâng lên được 14% khá, giỏi; hầu hết các em đều có thể tự mình viết một bài nghị luận, nắm vững cách làm bài nghị luận. Hàng năm nhà trường đều có học sinh giởi bộ môn Văn từ cấp Huyện đến cấp Tỉnh. Từ đó đảm bảo các em có được đầy đủ hành trang, kiến thức vững vàng để bước vào cấp PTTH một cách vững vàng hơn cũng như yêu thích bộ môn Ngữ văn hơn.
C-Kết luận
I/ Ý nghĩa của đề tài đối với công tác.
Qua thực tế vận dụng, tôi nhận thấy những giải pháp trên đã mang lại những kết quả khả quan trong quá trình học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh cũng như việc truyền đạt kiến thức của giáo viên. Đồng thời gây hứng thú cao độ trong quá trình tiếp nhận kiến thức của các em cũng như giúp các em đi sát thực tế với cuộc sống hơn và đặc biệt là khắc sâu được những kĩ năng viết bài Tập làm văn ở cấp độ phát triển và nâng cao. 
II/ Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển.
Để thực hiện tốt những vấn đề trên đòi hỏi người giáo viên cần phải linh hoạt, nhạy bén trong việc áp dụng các phương pháp giảng dạy thích hợp, nắm vững yêu cầu ở mỗi tiết dạy- học Tập làm văn, nghiên cứu tìm tòi để xây dựng bài giảng thật tốt, thật kĩ đặc biệt là phải nắm vững kiến thức và kĩ năng của mỗi kiểu bài Tập làm văn. Một vài kinh nghiệm nhỏ trên hy vọng có thể giúp được quý thầy cô giáo đồng nghiệp phần nào mang lại hiệu quả giảng dạy và nâng cao chất lượng, kết quả học tập của học sinh. 
III/ Đề xuất. 
Song song đó, cũng kính đề nghị Nhà trường, Phòng GD-ĐT và Sở GD-ĐT hỗ trợ, quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa trong việc:
- Tổ chức cho học sinh thi viết văn, thơ hoặc những cuộc thi có liên quan đến bộ môn Ngữ Văn
- Tổ chức cho giáo viên có những cuộc trao đổi về những vấn đề khó trong quá trình giảng dạy Ngữ Văn, về sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy có hiệu quả nhất, trọn vẹn và phù hợp với tình hình của địa phương. 
- Quản lí chặt chẽ các điểm kinh doanh internet và các điểm dịch vụ không lành mạnh ,làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh 
- Quan tâm sát sao,hiệu quả đến chất lượng giáo dục ở địa phương ,đầu tư cơ sở vật chất kịp thời phục vụ cho việc dạy và học 
Rất mong quý thầy cô giáo đồng nghiệp xây dựng và đóng góp thêm. 
Trân trọng kính chào! 
Ngãi Giao, ngày 1 tháng 4 năm 2011
Người viết.
Ngoâ Xuaân Vuõ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 9 tập 1,2
2/ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004–2007 ) môn Ngữ Văn – quyển 1 và 2 – NXB Giáo dục
3/ Nguyễn Trọng Hoàn Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, Nxb Giáo dục, 2001
4/ Dạy học tập làm văn ở trung học cơ sở - Nguyễn Trí – NXB Giáo dục
5/ Phan Trọng Luận, Trương Đình, Nguyễn Thanh Hùng, Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1996.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN 2010-2011.doc
  • docBIA SKKN 2010- 2011.doc
  • docdon de nghi SKKN.doc