Một số hình thức giới thiệu bài đối với môn Ngữ văn khối trung học cơ sở

Một số hình thức giới thiệu bài đối với môn Ngữ văn khối trung học cơ sở

Hiện nay trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng từ nhà trường phổ thông đến đại học. Cuộc cách mạng về phương pháp giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ. Điều này xuất phát từ nhu cầu bức thiết. Chỉ có không ngừng cải tiến phương pháp giáo dục và phương pháp dạy học theo hướng đặc biệt coi trọng đến việc đào tạo những con người tự chủ, năng động, sáng tạo có năng lực giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra, thì giáo dục mới thât sự là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của xã hội.

Nói đến phương pháp dạy học là nói đến cách dạy của người thầy. Trong chương trình giáo dục phổ thông, ngữ văn là một môn học có vị trí quan trọng. Hơn nữa đây là môn học đặc biệt vì nó có sự hợp thành ba phân môn: Văn học-Tiếng Việt-Tập Làm Văn. Dù mỗi phân môn đều có nhiệm vụ đặc thù riêng nhưng giũa chúng vẫn có mối liên hệ khá chặt chẽ:

 Văn học góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, bồi dưỡng đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú, giúp người học tự mình nhận thức về mình để sống có nhân cách, trong sạch, cao thượng và bản lĩnh trườc mọi biến động của cuộc sống.

Tiếng Việt lại có vai trò trang bị cho học sinh công cụ ngôn ngữ, vừa là môn học khoa học xã hội và nhân văn có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những kiền thức khoa học về Tiếng Việt, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ở phương diện ngôn ngữ và văn hóa. Trên nền tảng ấy, phân môn Tập Làm Văn lại là sản phẩm của quá trình nhận thức môn Văn học và Tiếng Việt. Nó là sự tổng hợp toàn diện về nhiều phương diện như: kinh nghiệm sống, vốn văn hóa, trình độ chính trị, năng lực tư duy và cả về phương diện nhân cách, cá tính người cầm bút. Rõ ràng để học sinh học tốt, toàn diện môn Ngữ văn ở trường phổ thông đòi hỏi người giáo viên phải chú trọng đến phương pháp dạy học, phải tìm tòi, sáng tạo ra những hình thức tổ chức dạy học sinh động, đưa học sinh đến với môn học này bằng hình thức tự giác, bằng sự say mê thật sự. Có như thế mới có thể đạt được mục đích giáo dục nhân cách. Tính chất đặc thù của môn học đậm tính nhân văn này

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số hình thức giới thiệu bài đối với môn Ngữ văn khối trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ HÌNH THỨC GIỚI THIỆU BÀI
ĐỐI VỚI MÔN NGỮ VĂN KHỐI TRUNG HỌC CƠ SỞ
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I./ NHẬN THỨC VẤN ĐỀ
Hiện nay trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng từ nhà trường phổ thông đến đại học. Cuộc cách mạng về phương pháp giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ. Điều này xuất phát từ nhu cầu bức thiết. Chỉ có không ngừng cải tiến phương pháp giáo dục và phương pháp dạy học theo hướng đặc biệt coi trọng đến việc đào tạo những con người tự chủ, năng động, sáng tạo có năng lực giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra, thì giáo dục mới thâït sự là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của xã hội.
Nói đến phương pháp dạy học là nói đến cách dạy của người thầy. Trong chương trình giáo dục phổ thông, ngữ văn là một môn học có vị trí quan trọng. Hơn nữa đây là môn học đặc biệt vì nó có sự hợp thành ba phân môn: Văn học-Tiếng Việt-Tập Làm Văn. Dù mỗi phân môn đều có nhiệm vụ đặc thù riêng nhưng giũa chúng vẫn có mối liên hệ khá chặt chẽ:
 Văn học góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, bồi dưỡng đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú, giúp người học tự mình nhận thức về mình để sống có nhân cách, trong sạch, cao thượng và bản lĩnh trườc mọi biến động của cuộc sống. 
Tiếng Việt lại có vai trò trang bị cho học sinh công cụ ngôn ngữ, vừa là môn học khoa học xã hội và nhân văn có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những kiền thức khoa học về Tiếng Việt, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ở phương diện ngôn ngữ và văn hóa. Trên nền tảng ấy, phân môn Tập Làm Văn lại là sản phẩm của quá trình nhận thức môn Văn học và Tiếng Việt. Nó là sự tổng hợp toàn diện về nhiều phương diện như: kinh nghiệm sống, vốn văn hóa, trình độ chính trị, năng lực tư duy và cả về phương diện nhân cách, cá tính người cầm bút. Rõ ràng để học sinh học tốt, toàn diện môn Ngữ văn ở trường phổ thông đòi hỏi người giáo viên phải chú trọng đến phương pháp dạy học, phải tìm tòi, sáng tạo ra những hình thức tổ chức dạy học sinh động, đưa học sinh đến với môn học này bằng hình thức tự giác, bằng sự say mê thật sự. Có như thế mới có thể đạt được mục đích giáo dục nhân cách. Tính chất đặc thù của môn học đậm tính nhân văn này
II/ THỰC TRẠNG
Hiện nay môn Ngữ văn trong nhà trường đang dần được coi trọng hơn và đang dần đặt đúng vị trí của nó thế nhưng trong thực tế vẫn còn nhiều điều đáng nói. Đó là phần lớn học sinh có những biểu hiện chán học, ít có khả năng cảm nhận đúng với ý nghĩa của nó. 
Điều đó thể hiện rất rõ ở những giờ viết văn tại lớp, lối viết hời hợt thiếu logic, sai chuẩn mực, những bài văn sáo rỗng. Nguyên nhân sâu xa của thực trạng này đã được rất nhiều nhà nghiên cứu , học giả nhận định, phân tích đánh giá trong nhiều năm nay, tựu chung lại vẫn chỉ là phương pháp. Nhất thiết phải thay đổi phương pháp thì mới có thể “ học sinh trở về với môn văn, với vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ hàng ngày, những bài học nhân văn sâu sắc, những rung cảm, nhận thức đúng đắn về con người và cuộc sống” thông qua đó mà bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách, hình thành cho các em những cảm xúc thẩm mỹ, tình cảm nhân văn, lòng yêu quê hương, đất nước, con người, khát vọng sống đẹp, sống cao thượng.
Nói đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, người ta thường dòi hỏi trang thiết bị hiện đại, đủ mọi phương tiện, học cụ nhưng họ lại thường quên điều chính yếu nhất đó là sự đổi mới tư duy và cách dạy của người thầy, cùng sự chủ động hưởng ứng của người học. Để làm được điều đó người thầy luôn phải suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo ra những phương pháp tích cực nhất, tạo hiệu quả cao cho giờ dạy của mình. Từ những vấn đề trên, bản thân tôi đã cố gắng xây dựng một số hình thức giới thiệu bài mới đối với môn Ngữ văn. Giúp các em bước đầu có một tinh thần hăng hái, hứng thú, khám phá và lĩnh hội những giá trị thẩm mỹ ẩn chứa trong bài học diễn ra sau ít phút. Theo tôi nghĩ, đó sẽ là khúc dạo đầu tuyệt vời sẵn sàng tiếp nhận tri thức, đánh thức ở các em tâm trạng và thái độ học tập. Đó chính là phương pháp mà tôi muốn đề cập đến ở đề tài này.
B. NỘI DUNG THỰC HIỆN
Thông thường một tiết lên lớp đối với môn Ngữ văn theo nguyên tắc người giáo viên cần đảm bảo 5 bước: Ổn định, kiểm tra bài cũ, bài mới, củng cố và dặn dò. Trong đó bước thứ 3 vẫn là bước trọng tâm vì đây là bước truyền thụ kiến thức mới. Dù ít hay nhiều thì đây vẫn là một thao tác luôn được giáo viên thực hiện.
Dạy văn vốn là một nghệ thuật, vì vậy buớc khởi đầu của việc khám phá, lĩnh hội kiến thức của thầy và trò sẽ khơi gợi lên bao niềm say mê được khám phá, đem lại những rung cảm về những cái hay, cái đẹp, cái quyến rũ của bài học sau đó. Để tiết dạy đạt được tieu chuẩn trên. Dưới đây là một số hình thức giới thiệu bài mới mà tôi đã thực hiện:
1. Giới thiệu bằêng cách xem băng hình:
Có thể nói một trong những yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục hiện nay chính là dạy bằng máy móc, băng hình điều đó tạo hứng thú ở học sinh rất lớn. Các em được tận mắt nhìn thấy những hình ảnh cụ thể sinh động, chắc chắn sẽ lưu lại ở các em những kiến thức khó phai mờ và tạo cho các em sự thoải mái, hứng thú, hiểu biết về bài mới một cách hiệu quả nhất. 
* Cụ thể minh họa cho bài “ Động Phong Nha” văn học 6 tập 2, tôi đã thực hiện các bước giới thiệu như sau:
Sau khi thực hiện bước kiểm tra bài cũ xong, giáo viên bật băng hình quay về cảnh động khô, động nước với những hình ảnh lộng lẫy và huyền ảo cùng với lời bình cụ thể sinh động, đi sâu vào lòng người vì vậy học sinh rất hứng khởi và tích cực khi quay trở lại khai thác những chi tiết mới trong phần tìm hiểu sắp tới.
Giáo viên: Mặc dù đã có lời bình tôi cũng có một vài lời dẫn dắt để xác định trọng tâm sẽ khai thác cái gì? à Bài mới.
* Đối với bài “ Vượt Thác”: Ngữ văn 6- Tiết 91
Sau khi thực hiện bước kiểm tra bài cũ xong, giáo viên bật băng hình quay về sông Thu Bồn, tuyển tập “ Quê nội” của Võ Quảng rồi dẫn vào bài:
Ơû bài “ Sông bước Cà Mau”, chúng ta đã theo chân bé An đến với Cà Mau tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng đất cực Nam Tổ quốc. 
Với bài “ Vượt thác” hôm nay, Dượng Hương Thư lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn ở Trung Trung Bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Chúng ta cùng tìm hiểu bức tranh song nước với đôi bờ miền Trung này.
2. Giới thiệu bằng hình thức thuyết trình:
Dùng lời văn để giới thiệu bài học là hình thức phổ biến nhất trong phần vào bài của hầu như tất cả các giáo viên. Chỉ cần nhấn mạnh yêu của bài học nên phạm vi kiến thức gần đạt đuợc hoặc dẫn dắt, giới thiệu tên bài học là đã đủ để vào bài.
Tuy nhiên dù đơn giản chỉ vài câu nói, nếu giáo viên không có sự chuẩn bị về nội dung thuyết trình hoặc lời thuyết trình quá nhạt nhẽo thì cũng không thể thu hút sự tập trung của học sinh vào bài học. Điều này lại càng cần thiết đối với môn Ngữ văn- một môn học có tính chất trữ tình, giàu cảm xúc.
Dưới đây là một số thuyết trình tôi thường sử dụng để giới thiệu bài mới.
2.1 Giới thiệu văn bản “ Qua đèo Ngang”- Ngữ văn 7 tập 1( tiết 29 )
Em có biết đây là bức tranh về cảnh nào không?
Học sinh suy nghĩ trả lời
Giáo viên: đây là cảnh Đèo Ngang .
Các em ạ! Đèo Ngang là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã từng viết một câu thơ rất dí dỏm và bất ngờ:
	Bao nhiêu người làm thơ về đèo ngang
	Mà không biết con đèo chạy dọc
Đúng là có biết bao người làm thơ về đèo Ngang, như Cao Bá Quát có bài: Lên núi Hoành Sơn, Nguyễn Khuyến có bài: Qua núi Hoành Sơn, Nguyễn Thựơng Hiền có bài: Mùa xuân trong núi Hoành Sơn tựu trung được nhiều người biết và yêu thích nhất vẫn là bài: Qua đèo Ngang của bà huyện Thanh Quan. Bài thơ như một ký thơ đậm chất trữ tình. Hôm nay cô- trò chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ này.
2.2 Giới thiệu bài: “ Sông núi nước Nam”
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 khi đất nước ta giành được độc lập. Bác Hồ đại diện cho dân tộc Việt Nam đứng trên lễ đài tuyên bố với quốc dân điều gì? Lời tuyên bố đó chúng ta gọi là gì?
Học sinh suy nghĩ trả lời.ø 
Giáo viên dẫn dắt: Đó không phải là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên đâu mà từ ngàn xưa,dân tộc Việt Nam ta đã đứng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt. Tự hào thay! Oâng cha ta đã đưa đất nước sang một trang lịch sử mới. Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm của phong kiến phương Bắc, kỷ nguyên mới đã mở ra. Vì thế bài thơ: “ Sông núi nước Nam” ra đời được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, khẳng định một quốc gia độc lập chủ quyần. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về nội dung bản tuyên ngôn này.
2.3Giới thiệu bài: Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm- Ngữ văn 7
Tôi sẽ chuẩn bị một bảng phụ trong đó dẫn một đoạn văn có yếu tố tự sự và miêu tả như sau:
“ Cuộc đời của mẹ vất vả gian lao suồt một đời chỉ lo cho hai chị em tôi ăn học, khôn lớn lên người. Cầm bàn tay thô ráp, chai sần con áp lên má mỗi khi ngả vào lòng mẹ mà xót thương vô cùng. Bàn tay cứ bóc từng miếng da nứt nẻ, các ngón tay chẳng thon gọn còn những chiếc móng thì chẳng thể dài ra nổi, có lẽ vì mẹ làm lụng quần quật suốt ngày, hết mùa cấy tay ngâm bùn đến đốn củi kiếm tiền mua gạo. Mẹ của con làm không ngừng nghỉ. Mẹ ơi! Con thương mẹ vô cùng, một cuộc đời dãi nắng dầm sương mẹ đã dìu dắt chúng con vượt qua tất cả. Oâi! Mẹ của con thật lớn lao”.
Yêu cầu học sinh câu nào là tự sự, câu nào là miêu tả sau khi học sinh đã phát hiện hai loại câu trên, câu  ...  đối với bài dạy. Thực tế cho thấy đây là một bước vào bài khá ấn tượng, có khả năng thu hút sự chú ý, gây hứng thú cao cho học sinh, đặc biật là lứa tuổi THCS khi tâm lý của các em vẫn còn rất hồn nhiên, thích vui chơi thì việc tạo một” Sân chơi nhỏ” trong giờ học sẽ đen lại bao điều thú vị, giúp các em tập trung cao độ vào bài học. Hình thức tổ chức trò chơi khá đa dạng và phong phú: Giải ô chữ, câu đố, hái hoa dân chủ đối với môn Ngữ văn có thể thực hiện một dạng như sau:
a. Giải ô chữ:
Trò chơi này, tôi thực hiện trong việc giới thiệu bài Tiếng Việt “động từ” tiết 60 Ngữ văn 6.
* Chuẩn bị
Dùng bảng phụ có chứa 6 hàng ngang với các ô chữ đã được che khuất.
- Mỗi hàng ngang chứa một động tư gồm: đi, cứu hộ,buồn, ghét,sứt,đứng.
* Thực hiện 
Giới thiệu 6 hàng ngang.
	Hàng 1 gồm 2 ô chữ
	Hàng 2 gồm 5 ô chữ
	Hàng 3 gồm 4 ô chữ
	Hàng 4 gồm 4 ô chữ
	Hàng 5 gồm 3 ô chữ
	Hàng 6 gồm 4 ô chữ
 (Một từ khóa ở hàng dọc)
Lần lượt đặt các câu hỏi gợi ý để học sinh giải đoán từng ô chữ hàng ngang (có thể mở ô bất kỳ để gợi ý thêm) chẳng hạn:
- Hàng ngang 1. Một từ gồm 2 chư cái. Từ chỉ hoạt động của con người di chuyển bằng 2 chân?
- Hàng ngang 2. Hai từ gồm 5 chữ cái. Từ thường dùng để chỉ những lực lượng làm nhiệm vụ ở vùng lũ?
- Hàng ngang 3. Một từ gồm 4 chữ cái. Đây là từ chỉ một trạng thái không vui?
- Hàng ngang 4. một từ gồm 4 chữ cái. Từ trái nghĩa với yêu?
- Hàng ngang 5. một từ gồm 5 chữ cái. Từ chỉ một vật không lành lặn?
- Hàng ngang 6. một từ gồm 4 chữ cái. Từ chỉ sự vật không chuyển động?
* Kết quả ô chữ
Đ
I
C
Ứ
U
H
Ộ
B
U
Ồ
N
G
H
É
T
S
Ứ
T
D
Ừ
N
G
Sau khi học sinh giải đúng ô chữ và phát hiện từ khóa
Giáo viên tuyên dương, khen ngợi và chốt lại
Tám hàng ngang trên là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật với những từ thuộc cùng một loại từ ấy, nó thể hiện ở từ khóa. Hãy đọc từ in đậmột lần nữa.
- Học sinh ghép đúng từ khóa “ ĐỘNG TỪ”
- Giáo viên dẫn dắt: Từ khóa em vừa đọc cũng chính là tên bài học hôm nay. Vậy động từ là gì? Đặc điểm của động từ và phân loại động từ thế nào? à bài học.
b. Nghe thông tin đoán tác giả:
Trò chơi này đòi hỏi giáo viên phải sưu tầm tranh, ảnh chân dung thật của các tác giả trong chương trình Ngữ văn bậc THCS thường xuyên cung cấp những tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của các tác giả. Viậc quan sát, xác định nhân vật cũng là một cách để học sinh nhớ lâu về tác giả.
Để thực hiện trò chơi này, tôi sưu tầm ảnh chân dung một số tác giả có cùng một giai đoạn sáng tác hoặc tác giả có cùng trào lưu sáng tác để giới thiệu vào bài: “ Đập đá ở Côn Lôn” Ngữ văn 8 tiết 58
Tôi dùng chân dung ba nhà thơ cách mạng Việt Nam: Tố Hữu, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và tổ chức trò chơi như sau: 
- Treo hình chân dung lên bảng( đã che khuất mặt và tên)
- Giới thiệu đây là ba nhà thơ cách mạng lớn của Việt Nam giai đoạn đấu thế kỷ XX và gợi ý các thông tin liên quan đến tác giả.
* Tranh 1: 
+ Là nhà thơ sinh năm 1920 mất năm 2002.
+ Là nhà cách mạng và nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam
+ Tác phẩm nổi tiếng là: “ Lượm”.
* Tranh 2:
+ Oâng sinh năm 1867 mất năm 1940.
+ Là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc Việt Nam. Trước kẻ thù luôn thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất của một người tù yêu nước anh hùng.
+ Tác phẩm đó có tên là: “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”
* Tranh 3:
Đây là ai? Nếu học sinh khong xác định được, giáo viên dẫn dắt giới thiệu về Phan Châu Trinh và tác phẩm “Đập đá ở Côn Lôn” dẫn vào bài.
Hai dẫn chứng trên đã minh họa cho việc tổ chức trò chơi để dẫn dắt vào bài.
Trong thực tế giáo viên có thể sáng tạo ra nhiều trò chơi khác nhau để thực hiện tùy vào nội dung bài học, tất nhiên hiệu quả còn tùy thuộc vào cách xây dựng và tổ chức của người thầy. Một trò chơi lôi cuốn có trí tuệ và phù hợp sẽ đem lại một titế học vui, thoải mái, sinh dộng và thú vị. Kiến thức được người học lĩnh hội tự nhiên và sâu sắc.
6. Giới thiệu bằng hình thức kể chuyện, hát đối thoại.
Đây là một hình thức vào bài mà giáo viên thường dùng thêm các phương tiện hỗ trợ như: băng, đĩa, phim ảnh đó có thể là một bài hát có chủ đề liên quan đến bài học, một đoạn phim ngắn có nội dung của một cuộc hội thoại hay một câu chuyện nào đó có đề tài hướng đến vấn đề chính mà giáo viên sẽ truyền đạt trong tiết học. Nói chung dùng cách kể chuyện, hát hoặc xây dựng đối thoại để dẫn dắt vào bài học là một hình thức giới thiệu sáng tạo của giáo viên. Hiệu quả đạt được chính là sự nhiệt tình của các em khi tham giavào việc giải quyết những câu hỏi hoặc tình huống mà giáo viên đặt ra đối với những điều mà chính mắt các em nhìn thấy, được nghe, giờ học sẽ trở nên thú vị, có hiệu quả ngay với các em học sinh yếu thường xuyên không chú ý vào bài học.
6.1 Dùng hình thức kể chuyện.
Khi dạy bài “ Treo biển” Ngữ văn 6 tiết 49
-Giáo viên kể câu chuyện “ Đẽo cày giữa đường” 
- Giáo viên hỏi học sinh nhận xét hành động của anh đẽo cày? ( anh ta nghe theo những lời góp ý một cách có lập trường hay không? Tại sao bị gây cười?
Dẫn dắt: Dù mới nghe qua những lời góp ý, anh đẽo cày đã vội làm theo một cách thiếu lập trường vẫn gây cười vì anh ta hành động không do dự, nghĩ suy và tính toán theo chủ ý. Từ đó ta thấy, dù làm bất kỳ việc gì cũng cần giữ vững lập trường. Cân nhắc trước những lời góp ý, tiếp nhận nhưng phải suy xét thì mới có hiệu quảà bài học.
6.2 Dùng bài hát
Đối với bài “ Những ngôi sao xa xôi” Ngữ văn 9 tiết 146
Giáo viên có thể trình bày bài hát hoặc mở máy cassset bài “ Cô gái mở đường” 
Yêu cầu học sinh sau khi nghe bài hát rồi giáo viên đặt câu hỏi:
- Trong chương trình ngữ văn, em đã học tác phẩm nào ca ngợi tinh thần lạc quan yêu đời, yêu những chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời chống Mỹ?
- Ngoài ra, em còn biết thêm những tác phẩm nào cùng đề tài này?
Giáo viên nói chậm: Cùng ca ngợi sự hy sinh và tinh thần dũng cảm của những tâm hồn lạc quan , mơ mộng của các thanh niên xung phong hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ như bài: “ Tiểu đội xe không kính” nhưng đối với “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, ta sẽ bắt ngặp một hình ảnh mới – hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong, những cô trinh sát mặt đường, những cô chuyên phá bom nổ chậm mở đường cho xe qua với những tâm hồn và tính cách vô cùng đẹp đẽ. Vậy, ba vì sao xa xôi trên cao điểm Trường Sơn có những nét đẹp nào. Thông qua họ ta hiểu thêm điều gì về thế hệ thanh niên Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ à dẫn vào bài.
Tóm lại:
Để thực hiện phương pháp đổi mới trong giờ dạy, người giáo viên phải có sự đầu tư kỹ lưỡng vào các khâu, các phần của bài học. Như tôi đã nói, một giờ học tốt, ngoài việc sử dung phương pháp phù hợp nhằm khai thác nội dung kiến thức thì việc tạo sự thu hút, lôi cuốn học sinh đến với tiết học cũng là một việc làm không kém phần quan trọng. Muốn người học có một tâm thế tốt, háo hức say mê khám phá tri thức thì giáo viên phải biết tạo ra cách “ Mở màn” linh hoạt, đặc sắc cho bài dạy của mình. Trên đây là một số hình thức giới thiệu bài mà tôi đã sử dụng trong các tiết dạy và đã thực sự thu nhận kết quả ngoài mong đợi.
Dù trong khuôn khổ một sáng kiến nhỏ nhưng tôi đã cố gắng trình bày một số hình thức giới thiệu cơ bản mà giáo viên có thể áp dụng vào bài giảng với những minh họa cụ thể. Trong đó các hình thức giới thiệu đều dựa trên yêu cầu tích hợp kiến thức và tạo tính tích cực chủ động đến với bài học cho học sinh. Tất nhiên ngoài những hình thức giới thiệu trên vẫn còn rất nhiều cách dẫn dắt vào bài khác. Bản thân tôi sẽ cố gắng tiếp tục xây dựng từng ngày khi còn trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Ngữ văn này, rất mong được sự nhận xét, góp ý của đồng nghiệp gần xa.
C. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI
Khi thực hiện đề tài này, kết quả mà tôi thu nhận được được ngay trong tiết dạy chính là sự hứng thú của học sinh khi tham gia vào giờ học. Bằng một số trò chơi, một câu chuyện, một lời thuyết trình ấn tượng, người giáo viên đã tạo nên bầu không khí sinh động cho bài dạy và được sự hưởng ứng nhiệt tình của người học, đem đến những giờ học văn nhiều thú vị, màu sắc. Qua cái nhìn thực tế học sinh của tôi dường như yêu văn hơn, hạn chế được những giờ học uể oải, những ánh mắt gà gật trong tiết học, đặc biệt đối với học sinh yếu kém. Từ hiệu quả tức thời ấy mà riêng trong năm vừa qua 2007-2008 tôi thu nhận được kết quả sau:
Stt
Khối 
Sĩ số
Chất lượng bộ môn cuối năm 2007-2008
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
1
6
2
7
3
8
4
9
Kết quả trên đã phần nào phản ánh được hiệu quả tình hình học văn của học sinh khi tôi sử dụng đề tài này. Đó là một dấu hiệu đáng mừng cho việc cải thiện phương pháp dạy môn Ngữ văn hiện nay. Ngoài ra sáng kiến này đã được tôi trình bày trước tổ và đã được các đồng nghiệp áp dụng vào các khối, cũng giới thiệu theo dạng này và đạt được kết quả
D. KẾT LUẬN
Đổi mới cả một nền giáo dục không phải chuyện ngày một ngày hai. Sử dụng phương pháp dạy học mới để đạt kết quả cao khong phải là một đề tài đơn giản. 
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi luôn ý thức rõ điều này nên luôn cố gắng hoàn thiện từng ngày. Một lần nữa qua đề tài này tôi mong nhận được sự đóng góp chân tình của hội đồng khoa học, của bạn bè đồng nghiệp gần xa-những người luôn cùng hướng đi trong sư nghiệp trồng 
người.

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM NGU VAN 9(1).doc