Một số hình thức tổ chức dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Ngữ văn 8

Một số hình thức tổ chức dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Ngữ văn 8

PHẦN THỨ NHẤT

 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

I – Lí do chọn ( nghiên cứu ) đề tài:

1- Lí do khách quan:

Trước thực tại của học sinh học môn Ngữ văn ở Trường THCS nói chung và học sinh ở khối lớp 8 học môn Ngữ văn nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế ( khả năng Đọc – Hiểu còn chậm, kĩ năng viết văn chưa thành thạo, sử dụng từ còn chưa chuẩn, viết câu còn sai, ), vì thế nên câu hỏi “Tiết dạy học Ngữ văn như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất và tạo hứng thú học tập bộ môn cho học sinh” vừa là niềm băn khoăn, trăn trở, vừa là trách nhiệm nặng nề đối với người giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn.

Thực tế cho thấy, một tiết dạy Ngữ văn sẽ phong phú, sinh động hơn, lôi cuốn hứng thú học tập của học sinh nhiều với giáo viên biết sử dụng một cách hợp lí các phương tiện và hình thức tổ chức dạy học. Tuy nhiên do điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy còn chưa thực sự được đầy đủ nên việc sử dụng đồ dụng dạy học còn chưa đồng đều, thường xuyên. Bởi thế vấn đề sử dụng đồ dùng và các hình thức tổ chức dạy học như thế nào để nâng cao chất lượng giờ dạy là vấn đề được người giáo viên trực tiếp giảng dạy quan tâm lo lắng.

 

doc 26 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số hình thức tổ chức dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất
 những vấn đề chung của đề tài nghiên cứu
I – Lí do chọn ( nghiên cứu ) đề tài:
1- Lí do khách quan:
Trước thực tại của học sinh học môn Ngữ văn ở Trường THCS nói chung và học sinh ở khối lớp 8 học môn Ngữ văn nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế ( khả năng Đọc – Hiểu còn chậm, kĩ năng viết văn chưa thành thạo, sử dụng từ còn chưa chuẩn, viết câu còn sai,  ), vì thế nên câu hỏi “Tiết dạy học Ngữ văn như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất và tạo hứng thú học tập bộ môn cho học sinh” vừa là niềm băn khoăn, trăn trở, vừa là trách nhiệm nặng nề đối với người giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn.
Thực tế cho thấy, một tiết dạy Ngữ văn sẽ phong phú, sinh động hơn, lôi cuốn hứng thú học tập của học sinh nhiều với giáo viên biết sử dụng một cách hợp lí các phương tiện và hình thức tổ chức dạy học. Tuy nhiên do điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy còn chưa thực sự được đầy đủ nên việc sử dụng đồ dụng dạy học còn chưa đồng đều, thường xuyên. Bởi thế vấn đề sử dụng đồ dùng và các hình thức tổ chức dạy học như thế nào để nâng cao chất lượng giờ dạy là vấn đề được người giáo viên trực tiếp giảng dạy quan tâm lo lắng.
Lí do chủ quan:
Bản thân tôi dù đã có gần 14 năm đứng trên bục giảng ( thời gian chưa phải là dài so với cả quá trình dạy học nhưng cũng không còn quá ít so với giáo viên mới ra trường ) song số tiết dạy mà tôi thấy tâm đắc, toại nguyện có thể chỉ đếm được trên đầu ngón tay ( kể cả tiết tham dự Hội giảng Giáo viên dạy giỏi cấp huyện ). Nguyên nhân của tình trạng trên thì nhiều: Do năng lực truyền đạt kiến thức của giáo viên, khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị Song tôi nhân thấy: để nâng cao chất lượng giờ dạy thì việc sử dụng đồ dùng và các hình thức tổ chức dạy học cũng là một vấn đề mà mỗi giáo viên cần quan tâm. 
II – Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Xuất phát từ lí do khách quan và lí do chủ quan của việc nghiên cứu đề tài “Một số hình thức tổ chức và sử dụng đồ dùng dạy học môn Ngữ văn 8”, mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng về một số hình thức tổ chức dạy học trong môn Ngữ văn 8 và sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Ngữ văn 8, từ đó có những hướng khắc phục, giải quyết để nâng cao chất lượng tiết dạy hơn nữa.
III – Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
+ Khách thể nghiên cứu: Một số hình thức tổ chức và việc sử dụng đồ dùng dạy học.
+ Đối tượng nghiên cứu: Một số hình thức tổ chức và việc sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Ngữ văn 8.
IV – Giả thuyết khoa học:
Việc tổ chức dạy học và việc sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Ngữ văn 8 hiệu quả chưa cao và còn hạn chế do cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. 
V – Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này, tôi đã và sẽ thực hiện các công việc:
+ Nghiên cứu cơ sở thực tiễn và cơ sở lí luận của một số hình thức tổ chức và việc sử dụng các đồ dùng dạy học trong môn Ngữ văn 8.
+ Nghiên cứu tầm quan trọng của một số hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn 8.
+ Nghiên cứu tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dụng dạy học trong môn Ngữ văn 8.
+ Tìm hiểu một số hình thức tổ chức dạy học và đố dùng dạy học.
VI – Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài “Một số hình thức tổ chức dạy học và việc sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Ngữ văn 8”, chúng ta có thể kết hợp các phương pháp: điều tra thực tế, thu thập số liệu, đối chiếu, so sánh, dạy thực nghiệm, 
VII – Lực lượng nghiên cứu:
+ Giáo viên trực tiếp nghiên cứu: Vũ Thị Nga – Giáo viên Trường THCS Như Quỳnh – Văn Lâm – Hưng Yên.
+ Ngoài ra còn có sự hỗ trợ, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu: các bạn bè đồng nghiệp, các em học sinh khối lớp 8 ( lớp 8A, 8D ). 
VIII – Tiến trình nghiên cứu:
Bố cục cơ bản của đề tài nghiên cứu gồm:
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung của đề tài nghiên cứu. Gồm:
I- Lí do chọn đề tài
II- Mục đích nghiên cứu
III- Khách thể và đối tượng nghiên cứu
IV- Giả thuyết khoa học
V- Nhiệm vụ của đề tài
VI- Phương pháp nghiên cứu
VII- Lực lượng nghiên cứu
VIII- Tiến trình nghiên cứu
Phần thứ hai: Những nội dung chính của đề tài. Gồm:
I- Cơ sở lí luận
II - Tầm quan trọng của một số hình thức tổ chức dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học môn ngữ văn lớp 8.
III - Một số hình thức tổ chức dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học.
IV- Việc sử dụng các hình thức tổ chức và đồ dùng dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh.
V- Kết quả nghiên cứu. 
VI- Bài học kinh nghiệm
VII - Điều kiện áp dụng
VIII- Vấn đề còn hạn chế
IX- Hướng khắc phục hạn chế
Phần thứ ba: Kết quả chung. Gồm:
I- Phần kết luận, đề xuất và kiến nghị ứng dụng
II- Hệ thống tài liệu tham khảo
III- Mục lục.
Phần II
Những nội dung chính của đề tài
I - cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn:
	Nghiên cứu khoa học vừa là niềm say mê, vừa là trách nhiệm cao cả của người giáo viên giảng dạy, đặc biệt là đối với giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn.
Từ năm học 2002 –2003 đến năm học 2005- 2006 trên toàn quốc thực hiện chương trình thay sách giáo khoa khối THCS lần lượt từ khối 6 đến khối 7, khối 8 và khối 9. Đây là sự đổi mới đồng bộ cả về nội dung, hình thức và phương pháp dạy và học Một trong những nguyên nhân của sự đổi mới ấy là chương trình sách giáo khoa cũ có nhiều bất cập, không đáp ứng kịp với sự phát triển của xã hội với những yêu cầu đào tạo ra những con người có tri thức, năng động, sáng tạo, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong việc đổi mới sách giáo khoa lần này, các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều tới vấn đề: đổi mới phương pháp dạy và học để theo kịp các nước tiên tiến, đón đầu sự phát triển,  vì thế không thể không đổi mới đồng bộ chương trình sách giáo khoa, thi cử, cách đánh giá, đặc biệt là cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại. Người giáo viên không chỉ chú ý đến vấn đề dạy cái gì ( nội dung dạy ) mà còn chú ý đến vấn đề dạy như thế nào ( phương pháp dạy ) và đặc biệt còn chú ý đến cả câu hỏi: Dạy bằng phương tiện nào, tổ chức theo hình thức nào ? Chính vì vậy, cùng với sự biên soạn sách giáo khoa mới, tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, Bộ Giáo dục - Đào tạo còn quan tâm đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đa dạng hoá hình thức dạy học. Môn Ngữ văn không nhằm ngoài sự thay đổi đó. Điều đó được thể hiện ngay trên sách giáo khoa mới, bên cạnh kênh chữ, kênh hình có nhiều sự thay đổi phong phú, đa dạng còn có nhiều tranh hình minh hoạ, nhiều câu hỏi mức độ khác nhau phù hợp với từng đối tượng học sinh và có nhiều hình thức tổ chức dạy học gây sự lôi cuốn, hấp dẫn với học sinh. Ví dụ trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, lớp 7 có cả tiết “ Hoạt động ngữ văn” ( Thi kể chuyện, thi làm thơ bốn chữ, thi làm thơ năm chữ,  ) mà chương trình sách giáo khoa cũ không có.
Có thể nói, tất cả các môn học ở Trường THCS lần này đều có sự thay đổi, tuy nhiên ở mỗi môn học, mỗi khối học mức độ thay đổi có khác nhau. Môn học Ngữ văn nói chung và Ngữ văn 8 nói riêng là môn học có nhiều sự thay đổi nhất so với các môn học khác. Sự thay đổi của bộ môn này được thể hiện ngay ở tên môn học và ở nguyên tắc tích hợp. Về vấn đề phương pháp, có lẽ những điều cần quán triệt nhất nằm trong hai chữ tích hợp. Mấu chốt của nó là tìm ra những yếu tố đồng quy giữa ba phân môn: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn; tích hợp từng vấn đề và từng thời điểm. Đồng thời tích hợp cũng là tích cực hoá - phải phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh. Để thực hiện tốt phương châm ấy, chúng ta phải thực hiện về đổi mới phương pháp dạy học, về kiểm tra, đánh giá và về biện pháp dạy học  Ngoài ra việc đa dạng hoá hình thức dạy học thì việc sử dụng hợp lí các phương tiện dạy học cũng góp phần phát huy tính tích cực của học sinh, thể hiện tích hợp trong Dạy – Học văn.
II - một số hình thức tổ chức dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học:
	1/ Hình thức tổ chức dạy học: 
Đổi mới phương pháp dạy học phải tiến hành một cách đồng bộ và do vậy không thể không thay đổi hình thức tổ chức dạy học. Tuy vậy, hình thức tổ chức dạy học lại phụ thuộc không chỉ vào quan niệm mà còn phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể gắn liền với cơ sở vật chất thiết bị trường học. Ví dụ: Trong việc dạy Ngữ văn 8 có hình thức dã ngoại, tham quan thực tế . Nhưng với hiện tại, chúng ta khó có thể thực hiện được theo hình thức này. Chính vì thế mà chúng ta chưa thay đổi được nhiều trong việc tổ chức dạy học. Với chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 8, tôi thấy chúng ta nên phối kết hợp một số hình thức dạy học như sau:
a – Hình thức dạy học đồng loạt:
Đây là hình thức dạy học truyền thống, thường xuyên sử dụng trong việc dạy các môn học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng trong đó có môn Ngữ văn 8.
b – Hình thức học nhóm:
Nhóm ở đây là hai học sinh trở lên hoặc cũng có thể chia lớp thành nhóm lớn để giao nhiệm vụ khác nhau.
+ Tổ chức các hình thức sinh hoạt Ngữ văn dưới dạng các cuộc thi như: thi kể chuyện, thi làm thơ, thi viết chính tả, thi viết chữ đẹp,  Trong các giờ học này, có thể mời các nhà văn, nhà thơ, các nhà ngôn ngữ học,  đến trường tham gia trao đổi, giao lưu với học sinh ( Nếu có điều kiện ).
+ Ngoài ra, tăng cường các mối quan hệ tương tác nhiều chiều trong mỗi giờ học văn cũng là góp phần thay đổi không chỉ phương pháp mà cả hình thức tổ chức dạy học nữa.
Như vậy, có thể thấy được sự đa dạng hoá các hình thức tổ chức trong dạy học Ngữ văn là rất cần thiết. Tuy nhiên do thói quen và một số khó khăn khách quan như: thời gian, điều kiện cơ sở vật chất nên việc đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học chưa thực sự thường xuyên trong các giờ học Ngữ văn 6 mà chủ yếu vẫn là hình thức dạy học đồng loạt.
2- Đồ dùng dạy học:
Có thể nói, một giờ học Ngữ văn 8 hiện nay ngoài năng lực chuyên môn của giáo viên, muốn giờ học đạt hiệu quả cao không thể không nói tới một yếu tố quan trọng nữa đó là đồ dùng dạy học. Theo như sách giáo khoa Ngữ văn 8, lần này việc đổi mới đã chú trọng rất nhiều đến việc sử dụng đồ dùng dạy học nhằm hỗ trợ cho bài dạy. Trong phạm vi chuyên đề này, tôi chỉ xin đề cập tới một số đồ dùng có thể có và được sử dụng hầu hết ở các trường trong huyện ta như sau:
+ Bảng viết, bảng phụ ( giấy tro-ky, bìa lịch, vảiáơn dầu), bảng con.
+ Tranh ảnh.
+ Băng hình, máy chiếu ( máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa năng )
Có thể thấy ngoài việc đưa máy chiếu, băng hình vào việc dạy học ( sử dụng lại chưa thường xuyên ) thì phương tiện dạy học cho môn Ngữ văn 8 vẫn chưa có gì thay đổi, vẫn là tranh ảnh minh hoạ hoặc bảng phụ. Để giờ dạy văn sinh động, đạt hiệu quả hơn đòi hỏi giáo viên trực tiếp giảng dạy phải đầu tư cả về thời gian, công sức, kinh phí Ví dụ: Ngoài những đồ dùng sẵn có được trang bị thì người giáo viên có thể tự sáng tạo, tự làm ra những đồ dùng mà mình cho là phù hợp với bài giảng, hoặc tự vẽ tranh ( nếu giáo viên có năng khiếu vẽ ) hoặc thuê vẽ thêm một số tranh minh hoạ. Nhưng nếu sử dụng máy chiếu đa năng, giáo viên chỉ ... g gì vụn vặt hoặc đi quá xa yêu cầu kiến thức, kĩ năng của bài học. Ngoài ra cần lưu ý tới năng lực thực có của học sinh nên trong mỗi câu hỏi cần phân hoá thành nhiều mức độ, yêu cầu có thể kiểm tra, đánh giá được nhiều đối tượng học sinh.
c – Bảng con: 
Có thể khẳng định bảng con là một công cụ vô cùng hữu hiệu trong việc dạy và học. Bảng con rất tiện lợi và dễ sử dụng đối với học sinh, bất kì một học sinh nào cũng có thể mua được một chiếc bảng con. Và với một chiếc bảng con học sinh có thể sử dụng trong cả một năm học, với tất cả các môn học. Giáo viên có thể kiểm tra đồng loạt kiến thức học sinh khi sử dụng bảng con. Tuy nhiên, cũng như phiếu học tập và tranh minh hoạ, dù rất tiện ích song không phải lúc nào cũng có thể sử dụng bảng con. Giáo viên cần lựa chọn để sử dụng chiếc bảng con cho phù hợp với nội dung tiết học cũng như lựa chọn câu hỏi để học sinh có thể viết đáp án trả lời vào bảng con sao cho ngắn gọn nhất. Giáo viên có thể sử dụng chiếc bảng con để kiểm tra bài cũ hoặc phát hiện đơn vị kiến thức mới hay để củng cố nội dung kiến thức cuối tiết học.
Ví dụ: 
+ Thực hiện tiết 71 “ Trả bài kiểm tra Tiếng Việt”, giáo viên có thể sử dụng bảng con để chữa phần trắc nghiệm cho học sinh. Khi giáo viên nêu lại câu hỏi và đọc các phương án trả lời, học sinh sẽ viết phương án A, B, C hay D. Sau đó giáo viên nêu đáp án để học sinh đối chiếu với phần trả lời của mình và tự đánh giá điểm của bài kiểm tra, xem giáo viên cho có chính xác, công bằng hay không.
Hoặc cũng trong tiết này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng bảng con để chữa lỗi chính tả trong bài làm của mình, của bạn. Đó là khi giáo viên viết một từ ngữ lên bảng, học sinh sẽ viết vào bảng con từ viết sai chính tả và viết lại từ đúng.
+ Hoặc để tích hợp với việc rèn luyện chính tả, cuối tiết 66 ( “ Hai chữ nước nhà” ), vì tiết này là tiết “hướng dẫn đọc thêm” nên giáo viên có thể dành ra 5-7 phút hướng dẫn học sinh sử dụng bảng con để cho cả lớp thi viết đúng chính tả các phụ âm dễ mắc lỗi: s –x / ch – tr / r – d – gi / l – n theo hình thức của chương trình “ Rung chuông vàng”: Giáo viên sẽ chuẩn bị trước các từ chứa các phụ âm trên rồi viết lên bảng một số từ khuyết các phụ âm đó, nhiệm vụ của học sinh là viết vào bảng con phương án trả lời, em nào sai sẽ bị loại, em nào đúng được thi tiếp, cứ như vậy đến khi còn 1 – 5 em sẽ là người chiến thắng. Giáo viên có thể chuẩn bị quà ( điểm miệng, những tràng vỗ tay của cả lớp, bút bi, dây buộc tóc, khăn quàng, tập giấy kiểm tra ) để tặng các em thắng cuộc nhằm tạo không khí hào hứng hơn cho tiết học.
Thực tế dạy 2 tiết này tôi thấy học sinh rất thích tham gia vì các em được “ Học mà vui – Vui mà học”. ( Qua điều tra lớp 8A – Lớp tôi đang giảng dạy thì có 39/ 40 ( 97,5% ) em có lá phiếu là “ Em thích học tiết này”, chỉ có 01 / 41 ( 2,5% ) em là “ Không thích tham gia”. Nhìn chữ viết tôi biết đó là em Nguyễn Hồng Hải vì chữ em xấu và hay sai lỗi chính tả nên có lẽ em ngại học tiết học này. Nhưng dù sao mỗi lần dù không muốn nhưng khi đã cùng các bạn tham gia chắc chắn em Hải sẽ ghi nhớ thêm nhiều từ. Như vậy sẽ hạn chế lỗi sai chính tả của em Hải nói riêng cũng như của các em học sinh nói chung.
+ Hoặc dạy tiết 59 “ Ôn luyện về dấu câu” giáo viên có thể kiểm tra bài cũ của tiết 53 “ Dấu ngoặc kép” bằng cách giáo viên viết ra bảng phụ một số vid dụ về việc dùng dấu ngoặc kép ( có đánh số thứ tự các ví dụ) , học sinh sẽ ghi số thư tự của trường hợp là dùng sai dấu ngoặc kép ra bảng con. Như vậy, cùng một lúc, giáo viên đã kiểm tra được kiến thức bài cũ của cả lớp một cách nhanh chóng và từ đó giáo viên có thể khắc sâu thêm kiến thức về dấu ngoặc kép cho học sinh hiểu bài kĩ hơn
IV - Kết quả:
- Qua thực tế giảng dạy và sử dụng đồ dùng dạy học môn Ngữ văn ở lớp 8 Trường THCS Như Quỳnh trong 2 năm học 2004 - 2005, 2008 - 2009, tôi nhận thấy khi chưa hoặc ít sử dụng đồ dùng dạy học thì học sinh học tập có phần kém hào hứng, một số em ngại học môn Ngữ văn, tiết dạy chưa đạt kết quả như mong muốn; khi giáo viên áp dụng thích hợp các phương pháp dạy học, đồng thời tích cực sử dụng đồ dùng dạy học và sử dụng một cách có lựa chọn thì học sinh hăng say học tập, hăng hái phát biểu, tìm tòi, khám phá kiến thức, một số em từ ngại học văn lại thích học môn này; không khí lớp học sôi nổi hơn.
- Kết quả cụ thể như sau:
Năm học / Việc sử dụng đồ dùng
Học sinh 
 đạt giỏi
Học sinh đạt khá
Học sinh đạt TB
2004 - 2005
ít sử dụng đồ dùng
5/ 45
( 11,1% )
28/45
( 62,2 % )
12/45
( 26,7 % )
2008 – 2009
( Học kì I )
Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học
6/ 40
( 15% )
34/40
( 85% )
0
Phần thứ ba 
phần kết luận chung
I - Bài học kinh nghiệm:
Để việc tổ chức dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học môn Ngữ văn 8 có hiệu quả, người giáo viên cần:
- Giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài học để lực chọn đồ dùng cho phù hợp.
- Tham mưu với Ban giám hiệu tạo điều kiện về kinh tế để việc làm thêm đồ dùng dạy học được thuận lợi.
- Thường xuyên trao đổi với Tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn bàn nội dung vẽ tranh, bảng phụ,  cho phù hợp.
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên phụ trách phòng Thiết bị - Đồ dùng để được hướng dẫn sử dụng máy chiếu, tranh ảnh,  liên quan đến bài học.
- Liên hệ với giáo viên dạy Mĩ thuật để được giúp đỡ về việc vẽ tranh ảnh, bảng biểu,  cho chính xác, khoa học.
- Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để tạo điều kiện cho học sinh có dầy đủ đồ dùng học tập ( bút dạ, bảng con, phấn, ).
- Khuyến khích học sinh ý thức tự giác vẽ những tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Kết nối Internet để tải các tư liệu, hình ảnh phù hợp phục vụ cho tiết dạy.
II - Điều kiện áp dụng: 
Trong quá trình giảng dạy, cần phải chú ý tới một số điều kiện sau:
- Không phải tiết học nào cũng bắt buộc phải sử dụng đồ dùng dạy học hoặc thích sử dụng loại đồ dùng nào thì dùng mà cần phải lựa chọn đồ dùng dạy học sao cho hợp với nội dung bài học để tiết học đạt hiệu quả cao nhất.
- Khi sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên phải thao tác thành thạo, tránh lúng túng trước học sinh. Hoặc giáo viên phải có phương án dự phòng. Chẳng hạn, giáo viên dự định sẽ sử dụng máy chiếu qua đầu để dạy tiết học nào đó nhưng giáo viên cũng cần chuẩn bị bảng phụ dự phòng nếu không may đúng tiết Không phải dạy đối tượng học sinh nào giáo viên cũng tuỳ tiện sử dụng đồ dạy học mà giáo viên phải tuỳ theo đối tượng dạy lại mấy điện hoặc máy hỏng
- Giáo viên cần lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp sao cho mục đích cuối cùng là học sinh hiểu bài, nắm chắc kiến thức.
III - Vấn đề còn hạn chế:
Tôi mới chỉ nghiên cứu việc sử dụng đồ dùng dạy học môn Ngữ văn khối lớp 6 và khối 8 còn các khối lớp 7, 9 tôi chưa có điều kiện để nghiên cứu.
IV - hướng khắc phục hạn chế:
Trong thời gian tới, tôi sẽ việc sử dụng đồ dùng dạy học môn Ngữ văn khối lớp 7, 9 trong trường THCS Như Quỳnh – nơi tôi đang công tác, giảng dạy để có thể đưa ra kết luận chung về một số hình thức tổ chức dạy học và việc sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Ngữ văn của khối Trung học cơ sở.
V- Kết luận chung và đề xuất, kiến nghị: 
1- Kết luận chung:
Năm học 2008 – 2009, dù đã trải qua tới 7 năm thực hiện thay sách giáo khoa THCS song vấn đề nội dung, chương trình, phương pháp dạy học sách giáo khoa mới còn nhiều điều cần bàn. Tuy nhiên việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học nói chung và trong dạy học môn Ngữ văn nói riêng là hướng đi tích cực bởi nó phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay: Đào tạo những con người mới năng động, sáng tạo, có tri thức và kĩ năng thực hành, đặc biệt áp dụng tri thức đã học vào thực tế cuộc sống. Hơn nữa, việc sử dụng một cách hợp lí, khéo léo các hình thức tổ chức dạy học và đồ dùng dạy học còn giúp giờ học thêm sinh động hơn, học sinh có hứng thú hơn, nắm bắt kiến thức nhanh hơn và sâu sắc hơn. Trong khi sử dụng các hình thức tổ chức dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học cần lưu ý vận dụng linh hoạt, sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh lĩnh hội tri thức. Tăng cường sử dụng các thiết bị, đồ dùng và phương tiện dạy học theo phương châm phục vụ thiết thực nhất, hiệu quả nhất cho mỗi giờ học với tư cách là phương tiện nhận thức chứ không đơn thuần chỉ là sự minh hoạ mà hướng tới sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại để dạy học nhằm tăng cường tác động của kênh hình, kênh chữ với kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và quan sát của học sinh. 
2- Đề xuất và kiến nghị: 
+ Để việc tổ chức dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Ngữ văn nói riêng cũng như các môn học nói chung đạt hiệu quả cao, tôi xin mạnh dạn kiến nghị với Ban lãnh đạo các cấp tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất ( lớp học, phòng Tin, máy chiếu, tranh ảnh,  ) và vào các dịp hè Phòng GD&ĐT sẽ tổ chức chuyên đề sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học để chúng tôi có điều kiện cơ sở vật chất tốt, được trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ giúp việc giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn nữa.
 + Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi về “ Một số hình thức tổ chức dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Ngữ văn 8”. Với kinh nghiệm 14 năm giảng dạy – thời gian không phải là ít song cũng chưa hẳn đã nhiều, tôi thiết nghĩ chắc hẳn bài viết của mình sẽ có những hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là của các cấp lãnh đạo để bài viết của tôi hoàn thiện hơn. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
VI– Tài liệu tham khảo:
Sách giáo khoa Ngữ văn 8, Tập I và II.
Sách giáo viên Ngữ văn 8, Tập I và II.
Giảng văn Văn học Việt Nam
NXB Giáo dục
Thi nhân Việt Nam
NXB Giáo dục
Bình giảng tác phẩm văn học
Trần Đình Sử 
Trần Đăng Xuyền
Tuyển tập đề thi Olympic môn Văn – Tiếng Việt
 Trường chuyên Lê Hồng Phong
 NXB Đại học TP Hồ Chí Minh
Phương pháp tiếp nhận tác phẩm ở trường THPT
 Nguyễn Thị Thanh Hương
VII- Mục lục
Nội dung
Trang
Phần thứ nhất - Những vấn đề chung
1
I – Lí do chọn đề tài
2
II – Mục đích nghiên cứu của đề tài
2
III – Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2
IV – Giả thuyết khoa học
2
V – Nhiệm vụ nghiên cứu của đè tài
2
VI – Phương pháp nghiên cứu
3
VII – Lực lượng nghiên cứu
3
VIII – Tiến trình nghiên cứu
3
Phần thứ hai- Những nội dung chính của đề tài
5
I – Cơ sở lí luận
5
II – Một số hình thức tổ chức tổ chức dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học
6
III. Việc sử dụng các hình thức tổ chức và đồ dùng dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh 
9
IV. Kết quả
19
V. Bài học kinh nghiệm
20
VI. Điều kiện áp dụng
21
VII. Vấn đề còn hạn chế
21
VIII. Hướng khắc phục hạn chế
21
Phần thứ ba - Phần kết luận
I – Phần kết luận, đề xuất và kiến nghị ứng dụng
22
II - Tài liệu tham khảo
23
III – Mục lục 
24
* Đánh giá, xét duyệt của HĐKH các cấp
25
Như Quỳnh, ngày 15 tháng 4 năm 2009
Giáo viên
 Vũ Thị Nga
Đánh giá, xét duyệt của HĐKH Trường THCS Như Quỳnh
..
Đánh giá, xét duyệt của HĐKH Phòng GD&ĐT Văn Lâm
..

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNV8XLcap huyenNgaVLam.doc