MỘT SỐ MÔ HÌNH THIẾT KẾ GIÁO ÁN
TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Trong đổi mới giáo dục, có rất nhiều phương án thiết kế giáo án được giới thiệu và sử dụng để thực hiện những yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Mỗi thiết kế đều có những ưu điểm hoặc nhược điểm nhất định, song đều đem lại những điều hữu ích, cần thiết cho việc dạy học đối với những đối tượng khác nhau.
Nếu trước đây, việc soạn giáo án chủ yếu là dành cho thầy trình bầy những nội dung cần dạy, nói cách khác, đó là giáo án hướng vào người dạy, thì nay, việc soạn giáo án lại dành cho người học, hướng vào lợi ích của người học, nói cách khác là phải tổ chức các hoạt động sao cho người học chiếm lĩnh một cách chủ động, sáng tạo đối với những đơn vị kiến thức cần lĩnh hội. Tất cả những thay đổi ấy đều cần được thể hiện trong giáo án.
Dưới đây, xin giới thiệu một số mô hình thiết kế giáo án tiêu biểu.
một số mô hình thiết kế giáo án trong đổi mới phương pháp dạy học Trong đổi mới giáo dục, có rất nhiều phương án thiết kế giáo án được giới thiệu và sử dụng để thực hiện những yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Mỗi thiết kế đều có những ưu điểm hoặc nhược điểm nhất định, song đều đem lại những điều hữu ích, cần thiết cho việc dạy học đối với những đối tượng khác nhau. Nếu trước đây, việc soạn giáo án chủ yếu là dành cho thầy trình bầy những nội dung cần dạy, nói cách khác, đó là giáo án hướng vào người dạy, thì nay, việc soạn giáo án lại dành cho người học, hướng vào lợi ích của người học, nói cách khác là phải tổ chức các hoạt động sao cho người học chiếm lĩnh một cách chủ động, sáng tạo đối với những đơn vị kiến thức cần lĩnh hội. Tất cả những thay đổi ấy đều cần được thể hiện trong giáo án. Dưới đây, xin giới thiệu một số mô hình thiết kế giáo án tiêu biểu. Mô hình I Môn học: Tên bài học/phần, chương Những kiến thức HS/SV đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - - - - - - I. Mục tiêu 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3. Thái độ II. Một số vấn đề cần lưu ý 1. Đồ dùng dạy học + Học sinh/Sinh viên + Giáo viên 2. Phương pháp dạy học III. Các hoạt động dạy học Thời gian Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS/SV Đồ dùng, thiết bị dạy học ***** Mô hình II Tên bài học: I. Mục tiêu 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3. Thái độ II. Chuẩn bị thiết bị dạy học III. Những điểm cần lưu ý 1. Về nội dung 2. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học IV. Gợi ý dạy học 1. Đặt vấn đề 2. Tiến trình dạy học a). Nội dung 1: + Hoạt động 1: b). Nội dung 2: + Hoạt động 2: + Hoạt động 3: c). Nội dung 3: + Hoạt động 4: + Hoạt động 5: 3. Củng cố. V. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi và bài tập ***** Mô hình III *Tên bài học: 1. Xác định rõ đặc điểm của HS/SV Chú trọng những nét chung và riêng của HS/SV. 2. Chuẩn bị tài liệu cho bài giảng + Tập hợp các tài liệu liên quan đến bài giảng. + Soạn đề cương khái quát về bài giảng. 3. Soạn kế hoạch bài giảng (Giáo án) + Viết một cách chi tiết về bài giảng: Những dự kiến triển khai các nội dung của bài giảng. + Chú trọng thiết kế chuỗi hoạt động cho người học. Bài giảng gồm các phần sau A. Phần mở đầu a) Thông báo cho người học về mục tiêu bài học (Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ). b). Giới thiệu nội dung chính của bài giảng. c). Chỉ dẫn các tài liệu học tập. B. Phần nội dung a). Phân chia các nội dung học tập. b). Thiết kế các hoạt động và các phương pháp tương ứng. c). Sắp xếp các hoạt động theo một lôgic hợp lí. c. Phần tổng kết a). Cho người học tự tổng kết và đánh giá về bài học. b). GV hệ thống hóa kiến thức của bài giảng. c). Giao công việc về nhà. ***** Mô hình IV (Mô hình G.i.P.O) G.I.P.O là gì? Đó là viết tắt của các chữ sau: + Goal: Mục tiêu (Nêu các mục tiêu về Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ). + Input: Nguồn (hoặc đầu vào) (Đưa ra hoặc chỉ dẫn các tài liệu cần thiết cho người học). + Process: Quá trình (Chỉ rõ quá trình học tập gồm những hoạt động nào, nhiệm vụ gì). + Output: Sản phẩm (hoặc đầu ra) (Định hình sản phẩm, chỉ ra những sản phẩm có thể dự kiến được). B. Thiết kế bài giảng theo mô hình G.I.P.O I. Mục tiêu: Chỉ rõ mục tiêu cần đạt về các phương diện: 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3. Thái độ II. Nguồn: Cung cấp, chỉ dẫn cho người học các tài liệu cần thiết trong điều kiện cho phép, gồm: + Sách giáo khoa, Sách bài tập (chỉ rõ ở sách nào, trang thứ mấy). + Băng hình, băng tiếng (nếu có). + Các tài liệu khác: tranh ảnh, hình mẫu III. Quá trình: Xác định từng nhiệm vụ học tập và chỉ rõ các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ đó. + Nhiệm vụ 1: (Nêu tên nhiệm vụ và chỉ dẫn hoạt động) Hoạt động 1: (Nêu tên hoạt động và chỉ dẫn hoạt động) Hoạt động 2: (Nêu tên hoạt động và chỉ dẫn hoạt động) Hoạt động 3: (Nêu tên hoạt động và chỉ dẫn hoạt động) *Kết luận, đánh giá, chỉ dẫn thêm về Nhiệm vụ 1 và Phản hồi cho các hoạt động. + Nhiệm vụ 2: (Nêu tên nhiệm vụ và chỉ dẫn hoạt động) Các hoạt động để hoàn thành Nhiệm vụ 2 lần lượt được nêu như ở Nhiệm vụ 1. Số lượng Nhiệm vụ và Hoạt động được xác định trên cơ sở nội dung của từng bài học. IV. Sản phẩm: Bản ghi chép của người học. Bản tự đánh giá của người học (những thu hoạch về Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ). Bài kiểm tra của người học (Trắc nghiệm hoặc tự luận). ***** Mô hình V Trong môn học Phương pháp dạy học Văn có nội dung mang đậm tính hướng nghiệp là dạy học cách soạn giáo án (thiết kế bài học, kế hoạch bài học). Cấu trúc của giáo án theo tinh thần đổi mới PPDH thường bao gồm các phần như sau: I. Mục tiêu bài học Đọc mỗi văn bản cần xác định thật rõ ràng các mục tiêu về: 1. Kiến thức: 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: II. Chuẩn bị bài học Đây phải là sự chuẩn bị có tính toán của GV để thực hiện mục tiêu đọc văn bản theo yêu cầu tích hợp. Hoạt động này sẽ cụ thể hóa việc chuẩn bị của GV về 3 phương diện cơ bản là: + Định hướng dạy học tích hợp. + Định hướng dạy học tích cực. + Mở rộng kiến thức có liên quan đến bài học. Tương ứng với những công việc trên là các hoạt động chuẩn bị bài của HS/SV. III. Hoạt động dạy học 1. Không phải là soạn sẵn các lời giảng, mà là tạo lập các hoạt động dạy (Chủ yếu là tổ chức việc học). 2. Việc tổ chức hoạt động học cần đạt các mục tiêu của bài học về các mặt tích hợp, tích cực và tương tác. 3. Hình thức trình bầy: phản ánh hoạt động tương tác của hai chủ thể dạy và học được thể hiện trong thiết kế sau: Nội dung bài học Hoạt động của GV Hoạt động của HS/SV Nội dung 1: Nội dung 2: Hoạt động 1 của GV: Hoạt động 1 của HS/SV Các hoạt động dạy và học sẽ căn cứ vào nội dung và hình thức của các kiểu loại văn bản để tạo tâm thế cho người dạy và người học. Trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học gồm các mục chính là: Giới thiệu bài Đọc và tìm hiểu chú thích văn bản. Đọc – hiểu văn bản (trước đây là phân tích hoặc tìm hiểu). Mục tiêu của đọc văn bản với các yêu cầu dạy học tích cực, tích hợp và tương tác cho phép nghĩ tới các các bước của hoạt động này như sau: + Bước thứ nhất: Đọc cấu trúc văn bản (có nội dung là hoạt động tiếp nhận các dấu hiệu về thể loại của văn bản: Tự sự, Trữ tình). + Bước thứ hai: Đọc nội dung văn bản (Phát hiện, phân tích, đánh giá các yếu tố nội dung, hình thức nổi bật). + Bước thứ ba: Đọc ý nghĩa của văn bản (Đánh giá các các phẩm chất nổi trội của kết cấu nội dung, hình thức của văn bản). Mỗi văn bản là một cách nhìn nhận, cách khám phá đời sống của nhà văn. Đích cuối cùng của đọc văn bản là cảm nhận được cách nhìn nhận, cách khám phá đời sống ấy. Mỗi văn bản cũng thường mang một nét độc đáo nào đó trong cách thể hiện, nhờ đó các ý tưởng nội dung trở nên sinh động và hấp dẫn. Do đó, đọc văn bản còn là sự cảm nhận những giá trị về hình thức của văn bản. Tóm lại, có thể hình dung một quy trình đọc văn bản như sau: Nội dung bài học -------- Hoạt động dạy-------- Hoạt động học Hoạt động I: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chú thích. Hoạt động 3: Đọc văn bản. a). Cấu trúc văn bản. b). Nội dung văn bản. c). ý nghĩa văn bản. ***** Trên đây là một số mô hình thiết kế giáo án trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc sử dụng mô hình nào là tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi GV. Nhưng tinh thần chung của các mô hình là đều phải thiết kế theo hướng tổ chức các hoạt động của người học, giúp người học lĩnh hội được kiến thức theo một trình tự hợp lí, phục vụ cho lợi ích của người học. Đó cũng chính là “linh hồn” của đổi mới phương pháp dạy học, nhằm đào tạo được những con người năng động, sáng tạo, đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. ------------------------------
Tài liệu đính kèm: