Một số nội dung cần lưu ý trong quá trình ôn tập môn Ngữ văn lớp 9 (kì 2)

Một số nội dung cần lưu ý trong quá trình ôn tập môn Ngữ văn lớp 9 (kì 2)

I/ Đối với phần văn bản

Các em cần lưu ý

* Có bao nhiêu tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam ( Kì II có 2 tác phẩm + kì I có 3 tác phẩm )

- Cần tóm tắc được tất cả các tác phẩm

- Tình huống truyện (xây dựng tình huống như vậy nhằm mục đích gì?)

- Ngôi kể (có tác dụng gì)

- Các nhân vật chính, nhân vật phụ, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính của họ, những nét nổi bật của nhân vật.

* Văn học nước ngoài: có 3 tác phẩm

+ Bố của Ximông

+ Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

+ Con chó Bấc

Mỗi tác phẩm đề cập đến vấn đề gì?

* Ngoài ra: còn 1 số văn bản nhật dung, văn nghị luận (bàn về đọc sách, tiếng nói của văn nghệ, chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

* Phần thơ: có 5 bài

 1- Con cò - Chế Lan Viên – 1962

 Nội dung chính là ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số nội dung cần lưu ý trong quá trình ôn tập môn Ngữ văn lớp 9 (kì 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số nội dung cần lưu ý trong quá trình ôn tập 
môn Ngữ văn lớp 9 (kì 2)
I/ Đối với phần văn bản
Các em cần lưu ý
* Có bao nhiêu tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam ( Kì II có 2 tác phẩm + kì I có 3 tác phẩm )
- Cần tóm tắc được tất cả các tác phẩm
- Tình huống truyện (xây dựng tình huống như vậy nhằm mục đích gì?)
- Ngôi kể (có tác dụng gì)
- Các nhân vật chính, nhân vật phụ, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính của họ, những nét nổi bật của nhân vật.
* Văn học nước ngoài: có 3 tác phẩm
+ Bố của Ximông
+ Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
+ Con chó Bấc
Mỗi tác phẩm đề cập đến vấn đề gì?
* Ngoài ra: còn 1 số văn bản nhật dung, văn nghị luận (bàn về đọc sách, tiếng nói của văn nghệ, chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
* Phần thơ: có 5 bài
 1- Con cò - Chế Lan Viên – 1962
 Nội dung chính là ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.
 2- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải – 1980
 Nội dung chính là khát vọng được hoà nhập – dâng hiến của tác giả. Đặc biệt lưu ý hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
 3- Viếng lăng Bác - Viễn Phương – 1976
 Bài thơ viết về đề tài ca ngợi lãnh tụ nhưng đây là cảm xúc của tác giả sau bao năm chờ đợi được 1 lần ra Bắc gặp Bác Hồ. Nhưng đây là lần ra Bắc để viếng Bác vì vậy cảm xúc bao trùm trong bài thơ là sự thành kính, niềm tự hào đau xót của tác giả (nói riêng) và đó cũng là tình cảm của nhân dân miền Nam, nhân dân cả nước đối với Bác.
 4- Sang thu - Hữu Thỉnh – 1977
 Bài thơ cho ta thấy những cảm nhận hết sức tinh tế của Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
 5- Nói với con (Y Phương – 
 Bài thơ có nét riêng là cách nói, là giọng điệu, hình ảnh mộc mạc nhưng giàu sức gợi – Bám sát nghệ thuật này để phâ tích làm nổi bật tình thương yêu con và mong muốn con hãy xứng đáng với tình cảm mà cha mẹ và quê hương dành cho.
 Mỗi bài thơ cần nắm được nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật. Học thuộc lòng tất cả các bài
II/ Tiếng việt:
* Gồm các nội dung cần nắm sau
- Khởi ngữ
- Các thành phần biệt lập
- Nghĩa tường minh và hàm ý
- Các phép liên kết
- Các biện pháp tu từ
 Nắm được các khái niệm lấy được ví dụ về phân tích. Viết được đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập và các phép liên kết phát hiện và phân tích biện pháơp tu từ trong thơ, văn từ đó thấy được giá trị của biện pháp tu từ để vận dụng trong khi viết văn và phân tích một tác phẩm văn học.
III/ Tập làm văn:
Có 2 loại đó là: + Nghị luận văn học
 + Nghị luận xã hội
- Nghị luận văn học gồm: Nghị luận về tác phẩm truyện, thơ
- Nghị luận xã hội gồm: Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí và nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống.
* Nắm được những nét chung: Dù là kiểu bài nào cũng cần đảm bảo bố cục 1 bài viết phải có 3 phần (MB – TB – KL)
 - Phần mở bài: Phải có phần dẫn dắt và phần nêu vấn đề
 - Phần thân bài: lần lượt giải quyết từng vấn đề mà đề bào đặt r
 - Phần kết luận: Khái quát, tổng hợp vấn đề.
* Điểm riêng: Bài nghị luận văn học dù là nghị luận về thơ hay truyện thì cũng phải nắm được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, sự nghiệp sáng tác hay sở trường của nhà văn, nhà thơ
- Nếu nghị luận về thơ thì phải chú ý cảm xúc của tác giả, chú ý nhịp điẹu thơ, hình ảnh thơ, các biện pháp tu từ.Tất cả những điều đó góp phần diễn tả và làm nên thành công gì cho bài thơ.
- Nếu nghị luận về truyện thì lưu ý: tình huống truyện, các điểm trong bài, nghệ thuật viết truyện.
 + Nêú nghị luận về nhân vật thì phải tìm được điểm nổi bật của nhân vật, điểm đó được thể hiện qua ngôn ngữ hành động, suy nghĩ nhân vật như thế nào v.v..
 + Bài nghị luận văn chương nên sử dụng gôn ngữ phù hợp ( biểu cảm,gợi tình, trau chuốt)
- Về bài nghị luận xã hội 
 + Nếu là nghị luận về vấn đề tư tưởng đáo lí thì phải lưu ý vấn đề được thể hiện qua 1 câu danh ngôn hay ca dao, tục ngữ. Tìm được y sâu xa ẩn trong các câu đó (cũng có thể được hiểu qua nghĩa đen, nghĩa bóngvậy thì phải giải thích các từ ngữ hình ảnh đó)
 + Nếu nghị luận về sự việc hiện tượng thì phải tìm hiểu được nguyên nhân, diễn biến, mặt tích cực hay hạn chế, hướng khắc phục
Trên đây chỉ là những điều cơ bản, các em tham khảo, suy ngẫm để vận dụng tốt khi làm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap Ngu Van 9(15).doc