Một vài kinh nghiệm trong giảng dạy từ hán việt ở trường trung học cơ sở

Một vài kinh nghiệm trong giảng dạy từ hán việt ở trường trung học cơ sở

Do vị thế địa lý và hoàn cảnh lịch sử, trong tiếng Việt có một lớp từ gốc Hán rất phong phú về mặt số lượng, có giá trị nhiều mặt, thường được gọi dưới dạng cái tên chung là từ Hán - Việt.

 Lớp từ này đã góp một phần tích cực vào việc làm cho tiếng Việt thêm giàu có, tinh tế, chuẩn xác và uyển chuyển, đủ khả năng đáp ứng một cách tốt nhất mọi yêu cầu do cuộc sống văn hoá xã hội phát triển và sự cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi tác phẩm văn học qua việc hiểu cặn kẽ những từ Hán Việt trong mỗi tác phẩm đó.

 Đối với học sinh ở các trường THCS hiện nay, việc dạy cho các em hiểu dúng nghĩa của các từ Hán Việt có trong từng tác phẩm văn học mà các em được học là một điều đã khó. Song để các em từ "hiểu đúng" đến "dùng đúng" và "hay" trong mỗi câu văn các em viết hoặc nói lại là điều càng khó hơn nhiều.

 Chính vì suy nghĩ đó, sau nhiều năm giảng dạy môn Văn -Tiếng Việt ở trường THCS, tôi nhận thấy trong việc sử dụng từ ngữ Hán Việt của các em học sinh đôi khi rất tuỳ tiện, nhiều khi đã trở thành thói quen không đúng và việc sử dụng tuỳ tiện từ Hán Việt đó dẫn đến việc người đọc, người nghe hiểu lầm, không hiểu nổi các em định viết gì, nói gì.

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một vài kinh nghiệm trong giảng dạy từ hán việt ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thường Tín
trường trung học tân minh 
____________
Tên đề tài: 
một vài kinh nghiệm trong giảng dạy 
từ hán việt ở trường trung học cơ sở 
˜¯™
người thực hiện: Nguyễn Xuân Trường
Chức vụ: 	 Phó hiệu trưởng
Năm học 2008 - 2009Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do -Hạnh Phúc
-----o0o-----
Sáng kiến kinh nghiệm
____________________
I. Sơ yếu lý lịch:
Họ và tên: 	Nguyễn Xuân Trường
Ngày sinh: 	03/3/1971
Năm vào ngành: 	1994
Chức vụ: 	Phó hiệu trưởng
Trình độ chuyên môn:	Đại học Văn
Đơn vị công tác: 	Trường THCS Tân Minh
Bộ môn giảng dạy: 	Văn - Tiếng Việt
Khen thưởng:	Chiến sĩ thi đua cơ sở 
A. Lý do chọn đề tài
	Do vị thế địa lý và hoàn cảnh lịch sử, trong tiếng Việt có một lớp từ gốc Hán rất phong phú về mặt số lượng, có giá trị nhiều mặt, thường được gọi dưới dạng cái tên chung là từ Hán - Việt. 
	Lớp từ này đã góp một phần tích cực vào việc làm cho tiếng Việt thêm giàu có, tinh tế, chuẩn xác và uyển chuyển, đủ khả năng đáp ứng một cách tốt nhất mọi yêu cầu do cuộc sống văn hoá xã hội phát triển và sự cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi tác phẩm văn học qua việc hiểu cặn kẽ những từ Hán Việt trong mỗi tác phẩm đó. 
	Đối với học sinh ở các trường THCS hiện nay, việc dạy cho các em hiểu dúng nghĩa của các từ Hán Việt có trong từng tác phẩm văn học mà các em được học là một điều đã khó. Song để các em từ "hiểu đúng" đến "dùng đúng" và "hay" trong mỗi câu văn các em viết hoặc nói lại là điều càng khó hơn nhiều. 
	Chính vì suy nghĩ đó, sau nhiều năm giảng dạy môn Văn -Tiếng Việt ở trường THCS, tôi nhận thấy trong việc sử dụng từ ngữ Hán Việt của các em học sinh đôi khi rất tuỳ tiện, nhiều khi đã trở thành thói quen không đúng và việc sử dụng tuỳ tiện từ Hán Việt đó dẫn đến việc người đọc, người nghe hiểu lầm, không hiểu nổi các em định viết gì, nói gì.
	Mặt khác, từ Hán Việt là một lớp từ khó, vừa "quen" lại vừa "lạ".Nếu chúng ta - những người giáo viên giảng dạy về từ ngữ văn chương không có hướng uốn nắn và sửa chữa những sai sót không đáng có của học sinh sẽ tạo ra thói quen không tốt trong việc sử dụng từ Hán Việt mà không hiểu từ đó mang ý nghĩa gì. 
	Từ đó tôi đã suy nghĩ và chọn đề tài: "Một vài kinh nghiệm trong giảng dạy từ Hán Việt ở trường trung học cơ sở" 
B. Quá trình thực hiện
I. Tình hình thực tế
	Hàng chục năm giảng dạy môn Văn -Tiếng Việt ở trường THCS, tôi được giảng dạy hầu hết ở các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9. Tôi nhận thấy việc dùng sai từ Hán Việt là do các em chưa hiểu hoặc do các nguyên nhân sau mà ta thường gặp là: 
	1. Lầm lẫn từ Hán Việt được vay mượn là đảo vị trí các yếu tố tạo thành từ ghép song âm tiết (nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa). 
VD:
Lệ ngoại (Hán) - Ngoại lệ (Việt). Hán (H), Việt (V).
Ngoại hướng (H) - Hướng ngoại (V); cải hoán (H) - hoán cải (V); khai triển (H)- triển khai (V). 
Sự thay đổi này cũng có giới hạn. Cần lưu ý những trường hợp đảo vị trí dẫn đến ý nghĩa khác hoặc một từ khác.VD: "lai vãng" và "vãng lai" trong Hán ngữ ý nghĩa không thay đổi, nhưng tiếng Việt "vãng lai" có ý nghĩa chung là lưu động, không cố định, (" tới rồi lại đi như khách vãng lai", còn "lai vãng" cũng có ý nghĩa chung là qua lại, tới, đến nhưng ngữ khí nặng nề mang ý răn đe, ngăn cấm. VD: "Từ nay tam cấm cửa không cho mày lai vãng đến đây nữa!"
2. Lầm lẫn trong việc phân biệt ý nghĩa của các từ, từ tố Hán Việt đồng âm
a. Đồng âm giữa từ Hán Việt với từ Hán Việt: như có em đã viết: "Cưới vợ thường đón dâu vào buổi chiều (hoàng hôn), nên mới gọi là hôn lễ". Em học sinh đó đâu hiểu rằng "hôn" trong"hoàng hôn" có nghĩa là tối (cả nghĩa đen và nghĩa bóng như: "hôn quân" chẳng hạn) và "hôn" trong "lễ thành hôn" là "kết duyên vợ chồng".
b. Đồng âm giữa từ Hán Việt và từ thuần Việt: như "ngoan" trong Hán ngữ có nghĩa là cứng đầu, cứng cổ, bướng bỉnh cố chấp, cứng cỏi" chỉ xuất hiện với tư cách là yếu tố trong từ ghép Hán Việt như "ngoan cố, ngoan cường", nhưng trong từ thuần Việt như "phiếu bé ngoan"chẳng hạn.
	Từ những nguyên nhân trên, tôi đã mở một cuộc điều tra nho nhỏ ở khối lớp 7 giữa năm học 2002 - 2003 bằng cách đưa ra 10 từ Hán Việt để các em giải nghĩa và sau đó đặt câu với những từ đó. Kết quả là: 
Lớp
Sĩ số
Số điểm - tỷ lệ
9-10
7-8
5-6
3-4
1-2
0
7A
34
15%
20%
17%
25%
23%
7B
37
7%
14%
20%
28%
31%
7C
37
8%
15%
22%
26%
29%
7D
37
5%
15%
20%
29%
30%
1%
	Với kết quả điều tra trên, tôi không khỏi suy nghĩ là làm thế nào để các em "hiểu đúng" và "dùng đúng" từ Hán Việt. 
II. Nội dung thực hiện
Phần I. Lý luận chung
	Trước hết, chúng ta thấy từ Hán Việt của cả một quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Hán kéo dài ít nhất là hai thiên niên kỷ trong những hoàn cảnh đặc biệt. Vì vậy ta thấy từ Hán Việt lại vừa "quen" lại vừa "lạ". 
	Ta thấy từ Hán Việt "quen" bởi vì cái vỏ ngữ âm của nó đã được Việt hoá đến cao độ nên không xa lạ gì với ngữ cảm, với cảm quan thính giác của người Việt chúng ta nói chung và học sinh nói riêng. 
	VD: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
(Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 - Hồ Chí Minh)
	Hay: ((Mai cốt cách tuyết tinh thần
	Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười ))
	Chúng ta thấy "Sinh, quyền, bình đẳng, tạo hoá, xâm phạm, mưu cầu, hạnh phúc" hay "mai,cốt cách, tuyết,tinh thần" rõ ràng là quen thuộc gần gũi và chiều sâu có ý nghĩa hơn
Một số từ xét về cội ngồn cũng là từ gốc Hán, nhưng vì chúng vào Việt Nam khá sớm, qua thời gian lâu dài đã hoà nhập vào hẳn từ vựng tiếngViệt cho nên nêú không tìm hiểu tận cội nguồnthì khó nhận ra được lai lịch như: Cờ, xe, cô,cậu,buồng, buồm, vạn, triệu... Một số từ khác dung lượng ngữ nghĩa khá sâu rộng nưhng vì đã gắn bó chặt chẽ với lịch sử, văn hoá, xã hội của ta và cũng đã từng được sử dụng phổ biến nên trở thành quen thuộc dễ hiểu như: quân vương, khanh tướng, công hầu, quân tử, tiểu nhân, hiếu đễ, trung tín... Đối với học sinh học tiếng Việt đặc biệt là từ Hán Việt thì làm cho các em hiểu được ý nghĩa sâu sắc (chứ không phải là nghĩa đối chiếu trực dịch) của những từ như: thiên hạ, quân tử, tiểu nhân, chẳng hạn từ "tiểu nhân"; học sinh các em sẽ hiểu là từ để chỉ kẻ xấu chứ không phải là để nói về chuyện vóc dáng con người lớn bé, cao thấp như một em chỉ hiểu từng từ tố rồi ghép nghĩa kiểu như: tiểu (nhỏ), nhân (người) à người bé. Và các em học sinh hiẻu rằng đây là từ chỉ kẻ xấu. Các em có thể nêu ra hàng loạt tính nết, hành vi, cách ứng xử của kẻ "tiểu nhân" để minh hoạ. 
Còn từ Hán Việt "lạ" chủ yếu là do kết cấu ngữ nghĩa của từ Hán Việt. Những từ như "cứu cánh, bình sinh, nhân thân, trầm kha" tuy cũng thường xuyên xuất hiện trong lời nói trên văn bản nhưng chẳng phải là dễ hiểu đối với mọi người, nhất là đối với học sinh ở bậc THCS. 
Tóm lại, cái "lạ" trong từ ngữ Hán Việt là phổ biến đối với đại đa số các em học sinh THCS. Để các em không còn xa lạ đối với lớp từ quan trọng này tôi đã dùng nhiều biện pháp giúp các em "hiểu đúng" và "dùng đúng" từ Hán Việt. 
1. Nhận diện từ Hán Việt bằng cách nắm được đặc điểm của từ vựng Hán ngữ cổ - từ vựng văn ngôn, nòng cốt của lớp từ Hán Việt. 
- Từ ghép trùng lập: là hai từ đơn có kết cấu âm tiết và ý nghĩa nội hàm hoàn toàn giống nhau, sau khi lắp ghép thành một chỉnh thể trở thành một từ ghép song âm.
Ví dụ: 
	nhân dân:	mọi người, tất cả mọi người, ai nấy (đều...)
	xứ xứ:	khắp nơi, khắp trốn, mọi nơi
	gia gia: 	mọi nhà
	niên niên:	hàng năm, năm này qua năm khác
	- Từ ghép kết hợp hai từ đơn có ý nghĩa giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành một nghĩa mới hàm ý nói chung hoặc tăng thêm sắc thái ý nghĩa. 
Ví dụ:
	bằng hữu:	bạn bè
	hiểm trở: 	địa thế không thuận lợi cho việc đi lại
	Một điều cần lưu ý là nhiều thành tố của loại từ ghép này vẫn có thể xuất hiện với tư cách là một từ đơn (đơn âm) với những sắc thái ý nghĩa riêng biệt. 
Ví dụ:
	bằng hữu: 	bạn bè (nói chung)
	bằng: đứng riêng là một từ đơn lại có nghĩa là bạn bè cùng chung chí hướng, trình độ học vấn, sở thích nếp sống...
	hữu: là bạn bè chỗ quen biết nói chung.
	- Từ ghép kết hợp hai từ đơn trái nghĩa
	+ Tạo ra nghĩa chung, bao hàm ý nghĩa của cả hai thành tố. 
Ví dụ:
	nam nữ: 	trai gái, nam nữ (nói chung)
	tử sinh: 	sống chết (nói chung)
	+ Tạo ra nghĩa riêng không bao hàm nghĩa riêng của từng thành tố
Ví dụ:
	tả hữu: vốn nghĩa là bên trái, bên phải chuyển nghĩa thành bề tôi thân tín. 
	+ Nghĩa của một thành tố trở thành nghĩa của từ ghép.
Ví dụ:
	đắc thất:	đắc (được), thất (mất) thì đắc thất có nghĩa chung là mất, thất bại. 
	-Từ ghép kết hợp hai từ đơn theo quan hệ chính phụ.
	Trong loại từ ghép này, nghĩa của thành tố này quy định, hạn chế, bổ sung ý nghĩa của thành tố kai để tạo lên một nghĩa hoàn chỉnh. Các nét nghĩa của thành tố gắn bó hữu cơ với nhau.
Ví dụ:
	Tổ quốc: 	tổ quốc
	Bất nghĩa: 	bất nghĩa
	Phi thường:	phi thường
	- Từ ghép kết hợp kại hai từ đơn thành một chỉnh thể, mang một nghĩa nội hàm hoàn chỉnh, riêng biệt.
Ví dụ:
	quân tử:	quân tử
	tiểu nhân:	tiểu nhân
	túc hạ: 	từ tôn xưng người đối thoại với mình
	Mặt khác, còn phải cho học sinh nắm được một từ (một chữ) Hán có thể có nhiều nghĩa nhưng cũng lại có hiện tượng một ý nghĩa có thể được biểu đạt bằng rất nhiều từ (chữ) khác nhau. Tuy nhiên mỗi từ (chữ) này, ngoài nghĩa chung nhất còn mang nhiều sắc thái khác nhau. 
Ví dụ: Để định danh sự vật là "con ngựa" bên cạnh từ "mã" còn có nhiều từ khác để chỉ các loại ngựa khác nhau: 
VD: "Câu": 	ngựa còn non tuổi, khoẻ mạnh, sung sức, đẹp mã
"Tuyết in sắc ngựa câu giòn
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời"
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
	- Ô thông: ngựa sắc lông đen nhánh, cao khoẻ còpn gọi tắt là ô (ngựa ô). 
"Vân Tiên đầu đội kim khôi
Tay cầm siêu bạc mình ngồi ngựa ô"
(Lục Vân Tiên)
	- Bát:	ngựa khoảng tám tuổi
	- Li: 	ngựa sắc lông đen
	- Đích:	ngựa có mảng lông trắng ở trán
	- Hà: 	ngựa hồng đốm trắng
	...
Hoặc bên cạnh từ Sơn để chỉ núi còn có: 
	- hỗ:	núi có cây, có cỏ
	- dĩ:	núi trọc
	- hộc:	núi có nhiều tảng đá
	- ngao: 	núi có nhiều đá nhỏ
	...
	2. Từ việc giúp các em nhận diện từ Hán Việt, sau đó chỉ ra cho các em thấy từ việc hiều sai đến chỗ dùng sai từ Hán Việt, chẳng hạn như đã có em viết là: 
Ví dụ:
	a) "Bạn Nam không chăm học, đó là yếu điểm của bạn ấy."
	b) "Cố Bộ trưởng Bộ giáo dục đang nghỉ hưu tại một vùng quê yên tĩnh"
	c) "Sắp đến giờ đi học rồi, em phải khẩn cấp làm xong bài tập ở nhà để có bài tập nộp cho cô giáo". 
Ta thấy: ở câu (a)
	Yếu điểm và điểm yếu khác nghĩa nhau hoàn toàn.
	Yếu điểm là một từ Hán Việt (yếu: quan trọng, VD: chủ yếu, trọng yếu) à "yếu điểm" là điểm quan trọng. 
	Như vậy cần sửa câu trên là: "Bạn Nam không chăm học, đó là điểm yếu của bạn ấy". 
	Cũng tương tự như vậy, trong câu (b): Cố bộ trưởng và Cựu bộ trưởng: từ cố trong chữ Hán có nhiều nghĩa khác nhau. Cố là cũ (cố nhân: người quen cũ). Cố có gốc là từ trước (cố hương, cố quốc). Cố còn có nghĩa là chết (quá cố). Vậy Cố bộ trưởng là ông bộ trưởng đã qua đời, nên không thể đang nghỉ hưu ở một vùng quê yên tĩnh như câu văn đã viết. Phải chữa lại là: "Ông cựu bộ trưởng..." Cựu có nghĩa là cũ, từ dùng để chỉ người thôi giữ chức vụ. 
	Trường hợp ở câu (c): khẩn cấp và khẩn trương
	Câu văn dùng sai từ khẩn cấp, phải sửa lại thành "... khẩn trương làm xong bài tập...". Khẩn nghĩa là gấp rút phải làm ngay mới được; cấp nghĩa là vội, gấp rút, nên à khẩn cấp chỉ công việc cần kíp phải làm ngay để đối phó với một nguy cơ nguy hiểm nào đó. VD: Tin bão khẩn cấp. 
	Còn khẩn trương (trương nghĩa là căng, căng thẳng) ý nói việc gấp phải làm, việc căng thẳng hết sức nhanh chóng kịp thời có kết quả. 
	3. Từ việc nhận diện từ Hán Việt, chỉ ra chỗ dùng sai từ Hán Việt, tôi đã tổng hợp mấy phương án học từ Hán Việt sau: 
* Phương án "học ít biết nhiều" 
Theo tác giả Phan Thiều trong "Dạy học sinh nắm yếu tố và các quan hệ ngữ nghĩa trong các đơn vị định danh" cho rằng các từ ghép mang nội dung ngữ nghĩa nhất định mà đại đa số trong các trường hợp ta có thể suy ra được
	1. Biết nghĩa của các yếu tố thành phần
	2. Biết quan hệ ngữ nghĩa của các yếu tố
	Phương án này giúp tiết kiệm thời gian. Một con tính nho nhỏ sau giúp ta hình dung khả năng tiết kiệm thời gian lớn đến dường nào:giả sử có 5 từ tố A, B, C, D, E làm gốc để lắp ráp từng cặp thành những từ ghép nhất định kiểu AB, BC, CD, DE... ta sẽ có công thức toán học về khả năng lắp ráp n(n - 1): 2, trong đó n là số lượng các yếu tố dùng để lắp ráp ta có: 5 x 4 : 2 =10 (từ ghép). Đó là chưa kể ghép nhờ cách đảo vị trí (AB và BA)...
	-Học từ tố Hán Việt chưa đủ mà còn nắm được công thức cấu tạo nghĩa của từ ghép Hán Việt nữa. Nếu A, B là những từ tố Hán Việt; a, b là nghĩa của từ tương ứng, x là nét nghĩa không có trong A, B nhưng có thể suy ra từ ngữ cảnh ta sẽ có:
	AB =ab (ái quốc = yêu nước)
	AB =ba (đảng kỳ = cờ đảng)
	AB = a (x) b (tranh thủ =giành mà nắm lấy)
	AB = b (x) a (quốc lộ = đường do nhà nước quản lý)
	Tuy thế, phương án này chỉ thích hợp với những em thông minh, có kỹ năng nhất định trong sử dụng tiếng Việt.
* Phương án "học ít hiểu kỹ"
	Đối với học sinh phổ thông thì điều quan trọng không phải số từ nhiều hay ít mà là nắm ý nghĩa từng từ và biết sử dụng cho chính xác, nghĩa là đúng chữ, đúng nghĩa, đúng lúc, đúng màu sắc tu từ, đúng thể loại. 
	Nguyên tắc là dạy ít, bày cho học sinh phương pháp tìm hiểu chắc chắn, so sánh với những từ đồng âm, đồng nghĩa, gần nghĩa và đưa ra cách sử dụng thích hợp. ở trường phổ thông trí óc các em lớp dưới chưa phát triển khi dạy từ Hán Việt nên đặt từ vào văn cảnh cụ thể giúp các em tiếp nhận ý nghĩa từ một cách chính xác, không nên tách rời văn cảnh, tạo cho các em thói quen dùng từ chính xác. Tất nhiên cách tiếp nhận này thường bị thu hẹp trong văn cảnh cụ thể, còn nếu đổi văn cảnh, học sinh có thể hiểu sai, dùng sai, vì vậy các em hiểu rộng hơn bằng cách phân tích các yếu tố thành phần, hiểu nghĩa từng yếu tố rồi suy ra nghĩa của từ, nghĩa đen và nghĩa bóng, nghĩa cụ thể và trừu tượng, nghĩa rộng và nghĩa hẹp. 
	Theo phương án này hứa hẹn nhiều kết quả tốt đẹp. 
	4. Muốn học sinh dùng đúng từ Hán Việt cần cho học sinh nắm được mấy điểm sau: 
	a. Phải hiểu đúng nghĩa khái quát tổng hợp của từ ngữ Hán Việt chứ không nên hiểu theo cách đơn giản cộng nghĩa những yếu tố Hán trong từ ngữ Hán Việt. 
Ví dụ:	Độc lập
 	+ Không thể hiểu theo cách rộng nghĩa các yếu tố Hán: Độc: một mình; lập: đứng à đứng một mình. 
	+ Phải hiểu theo nghĩa khái quát tổng hợp trong 2 trường hợp:
	- Sống độc lập: Sống dựa vào sức mình không ỷ lại phụ thuộc vào người khác. 
	- Đất nước độc lập: Nước giữ được chủ quyền mọi mặt không bị nước khác thống trị. 
	b. Phải hiểu theo nghĩa người Việt hiểu. Có những từ Hán Việt dùng theo nghĩa khác hẳn gốc Hán. 
Ví dụ: hùng hổ, thiết tha, liên chi hồ điệp... Chẳng hạn: hùng hổ nghĩa gốc Hán là con gấu và con hổ; nghĩa Việt là vẻ hung hãn dữ tợn. 
	c. Phải chú ý đến hoàn cảnh nói năng, hoàn cảnh nào thì dùng từ Hán Việt thì phù hợp, hoàn cảnh nào thì không phù hợp. 
	- Dùng từ Hán Việt cho trang trọng: 
Ví dụ: Bà Hoàng Thị Loan là thân mẫu Hồ Chủ Tịch
	- Trường hợp thân mật không dùng từ Hán Việt: 
Ví dụ: Mẹ ơi! Con mời mẹ vào xơi cơm.
	Còn nếu viết: "Con đề nghị (hoặc "thỉnh cầu") mẹ vào xơi cơm thì cách nói này sẽ cầu kỳ, không phù hợp. 
Phần 2. Bài tập ứng dụng thực hành
Bài: Chị em thuý kiều
1. Văn bản: 
Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang 
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn 
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời, 
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm. 
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương. 
Khúc nhà tay lựa lên chương,
Một thiên "bạc mệnh" lại càng não nhân. 
Phong lưu rất mực hồng quần, 
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du) 
2. Thuyết minh Hán Việt
a. Giải thích từ ngữ
Tố nga: 	được dùng để nói về người phụ nữ đẹp, thiếu nữ xinh đẹp
Cốt cách:	dáng vẻ, dáng điệu, hình thể
Đoan trang:	đứng đắn nghiêm trang
Thu thuỷ xuân sơn: nước mùa thu, núi mùa xuân. Thơ văn cổ còn có câu: "Nhãn như thu thuỷ, mị tự xuân sơn (mắt trong như nước mùa thu, lông mày xanh như sắc núi mùa xuân) để tả vẻ đẹp trên khuôn mặt phụ nữ. 
Cung thương, ngữ âm: năm cung bậc âm điệu trong nhạc cổ (cung, thương, giốc, chuỷ, vũ).
Hồng quần: Quần màu đỏ, phụ nữ quý phái ở Trung Hoa thời cổ xưa thường mặc; phụ nữ, phái đẹp. 
Cập kê: Đến tuổi cài trâm, đến tuổi trưởng thành. 
b. Mở rộng vốn từ
	Tố nga có nghĩa là "tơ trắng" sau có nghĩa mở rộng là "trắng toát, trắng tinh, trắng trong..." nga có nghĩa gốc là "tốt đẹp" sau mở rộng nghĩa là "con gái, thiếu nữ đẹp người tốt nết". 
	Tố: với những nét nghĩa đã nêu thường xuất hiện trong từ ghép: tố chất, tố nữ, nguyên tố. 
	* Từ đồng âm với từ tố:
	Tố: nói cho biết, mách bảo, tố cáo, khiếu tố, tố giác, tố tụng, truy tố..
	Đoan trang: do "đoan" (ngay thẳng, ngay ngắn, đầu mối, nguyên nhân" và "trang" (nghiêm chỉnh, nghiêm túc) hợp thành có nghĩa "đứng đắn, nghiêm trang". Đoan thường xuất hiện trong các từ ghép: đoan chính, cực đoan.
	Với nghĩa đã nêu "trang" thường xuất hiện trong những từ ghép trang nghiêm, trang trọng, trang nhã. 
	* Từ đồng âm với "trang"
	Trang 1: thôn ấp, xóm làng, đồng ruộng, mùa màng, đất đai, trang trại, trang ấp, trang viết, nông trang, điền trang, nghĩa trang, thôn trang. 
	Trang 2: đồ dùng, quần áo, sắp đặt bố trí: trang phục, quân trang, thời trang, võ trang, giả trang, hoá trang, trang bị, tân trang, nguỵ trang, trang trí, trang thiết bị, trang hoàng...
	Trang 3: tô điểm (tô son điểm phấn): trang điểm, điểm trang, nữ trang, trang sức, trang đài (nơi phụ nữ trang điểm), hồng trang (nữ giới, phụ nữ). 
	Sắc: màu sắc (cả nghĩa đen và nghĩa bóng) vẻ mặt tinh thần, trạng thái; vẻ đẹp của phụ nữ... thường xuất hiện trong các từ ghép: sắc thái, âm sắc, bản sắc, đơn sắc, hoà sắc, ngũ sắc, khởi sắc, nhuận sắc, xuất sắc, quốc sắc, nhan sắc, tửu sắc, tuyệt sắc, thần sắc, khí sắc, thất sắc, xuân sắc.
	* Từ đồng âm với "sắc"
	Sắc: văn bản mệnh lệnh; ý kiến, mệnh lệnh... thường xuất hiện trong các từ ghép: sắc lệnh, sắc phong, sắc chỉ. 
	Tài: năng lực đặc biệt, đặc biệt giỏi giang (về một mặt, một lĩnh vực nào đó) thường xuất hiện trong các từ ghép: tài năng, tài sắc, tài trí, nhân tài, thiên tài, kỳ tài, đại tài, thực tài, anh tài, tài hoa, tài nghệ, tài tử, tài mạo (tài năng tướng mạo), hiền tài.
	* Từ đồng âm với "tài"
	Tài 1: gỗ, nguyên vật liệu. Thường xuất hiện trong các từ: tài liệu, đề tài, khí tài, quan tài.
	Tài 2: vun trồng: tài bồi
	Tài 3: cắt, giảm, phán xét, quyết định: tài phán, trọng tài
	Tài 4: tiền của: Tài chính, tài khoản, tài nguyên, tài sản, tài vụ, tài phiệt, gia tài, phát tài, trọng nghía khinh tài. 
phần iii. kết quả
	Trong suốt quá trình thực hiện, áp dụng một số biện pháp giúp học sinh "hiểu đúng" và "dùng đúng" từ Hán Việt. Với một phạm vi điều tra khá rộng toàn bộ học sinh khối 7 (4 lớp), hơn 100 học sinh. Kết quả cho thấy rằng: sau khi học sinh đã được cung cấp, hướng dẫn cách học từ Hán Việt, các em không còn bỡ ngỡ với những từ Hán Việt được sử dụng trong các tác phẩm văn học và việc hiểu được lớp từ quan trọng này các em sẽ hiểu tốt hơn về tác phẩm, đồng thời các em còn "dùng đúng" các từ Hán Việt đã học vào văn cảnh cụ thể. 
Kết quả sau khi thực hiện: 
Lớp
Sĩ số
Số điểm - tỷ lệ
9-10
7-8
5-6
3-4
1-2
0
7A
34
25%
35%
40%
7B
37
25%
30%
35%
10%
7C
37
23%
32%
37%
8%
7D
37
17%
30%
39%
14%
c. kết luận
	Trên đây là một số vấn đề mà tôi suy nghĩ và đã áp dụng trong việc uốn nắn, sửa chữa thói quen không chính xác ở học sinh khi hiểu và dùng từ Hán Việt mà tôi cảm thấy có kết quả khả quan trong quá trình giảng dạy bộ môn Văn - Tiếng Việt ở bậc THCS. Tôi thiết nghĩ lớp từ Hán Việt khá đặc biệt và vô cùng quan trọng, bởi mặc dù đá được Việt hoá cao song lớp từ này còn chiếm số lượng tương đối lớn trong ngôn ngữ tiếng Việt và nhất là trong các tác phẩm văn học mà các em học sinh được học ngay cả trong chương trình sách giáo khoa mới cải cách. 
	Với khả năng, kinh nghiệm chưa nhiều, bản thân tôi không dám coi đây là "sáng kiến" mà chỉ dám coi là "kinh nghiệm", coi đây là những suy nghĩ đưa ra để trao đổi với các bạn đồng nghiệp, nhằm cùng rút ra những biện pháp, cách dạy tốt nhất để hướng dẫn cho học sinh và các em ngày càng hiểu đúng và dùng đúng hơn lớp từ đặc biệt và quan trọng này - lớp từ Hán Việt. 
	Xin chân thành cảm ơn!
đánh giá
của hội đồng xét duyệt
Tân Minh, ngày 30 tháng 4 năm 2004
Người viết
Nguyễn Xuân Trường

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Xuan Truong.doc