Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

MÙA XUÂN NHO NHỎ

 - Thanh Hải -

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.

- Bồi dưỡng : lòng kính yêu những người làm ra mùa xuân, giữ mùa xuân mãi tươi đẹp cho đất nước ; niềm say mê vẻ đẹp của thiên nhiên ; tinh thần khiêm tốn cống hiến cho đời “mùa xuân nho nhỏ” của mỗi người.

II. Chuẩn bị :

* GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.

* HS : Đọc , tìm hiểu văn bản ; soạn bài.

III. Tiến trình tiết dạy :

 1. Ổn định lớp (1)

 2. Kiểm tra bài cũ (4) : Kiểm tra vở soạn của HS.

 3. Bài mới :

 - Mỗi độ Tết đến xuân về, trên các phương tiện thông tin như đài phát thanh – truyền hình, chúng ta thường nghe bài hát “Mùa xuân nho nhỏ” – một sáng tác của nhạc sĩ Trần Hoàng, phổ thơ Thanh Hải. Vậy, bài thơ ấy có nội dung và nghệ thuật ntn ?

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1002Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
06
02
2011
TUAN :
24
NGAY DAY :
08
03
2011
TIET :
116
(Nghỉ tết - Dạy bù sang buổi chiều ngày 15/2/2011)
MÙA XUÂN NHO NHỎ
 	 - Thanh Hải - 
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 
- Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời.. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
- Bồi dưỡng : lòng kính yêu những người làm ra mùa xuân, giữ mùa xuân mãi tươi đẹp cho đất nước ; niềm say mê vẻ đẹp của thiên nhiên ; tinh thần khiêm tốn cống hiến cho đời “mùa xuân nho nhỏ” của mỗi người.
II. Chuẩn bị :
* GV	 : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
* HS 	 : Đọc , tìm hiểu văn bản ; soạn bài.
III. Tiến trình tiết dạy :
 1. Ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (4’) : Kiểm tra vở soạn của HS.
 3. Bài mới :
	- Mỗi độ Tết đến xuân về, trên các phương tiện thông tin như đài phát thanh – truyền hình, chúng ta thường nghe bài hát “Mùa xuân nho nhỏ” – một sáng tác của nhạc sĩ Trần Hoàng, phổ thơ Thanh Hải. Vậy, bài thơ ấy có nội dung và nghệ thuật ntn ?
Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS đọc và tìm hiểu chung văn bản.
* GV hướng dẫn đọc ( giọng say sưa, trìu mến ở phần đầu khi diễn tả cảm xúc mùa xuân của đất trời ; nhịp nhanh, hối hả, phấn chấn khi nói về mùa xuân đất nước ; giọng tha thiết, trầm lắng khi bày tỏ suy nghĩ và ước nguyện được góp “mùa xuân nho nhỏ” của đời mình vào “mùa xuân lớn” của đất nước) -> Gọi HS đọc -> Góp ý cách đọc của HS.
* Cho HS nêu từ ngữ khó -> GV giải thích nghĩa.
-H: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ này là gì ? 
-H: Dựa vào mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện trong bài thơ, em hãy nêu bố cục của bài thơ.
* GV nhận xét, thuyết giảng :
- Bài thơ bắt đầu bằng những cảm xúc trực tiếp, hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Từ đó, mở rộng ra thành hình ảnh mùa xuân của đất nước vừa cụ thể với người cầm súng , người ra đồng, vừa khái quát : “Đất nước như vì sao – cứ đi lên phía trước” ; từ mạch cảm xúc, mạch thơ chuyển sang biểu hiện suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ được nhập vào bản hoà ca của cuộc đời “một nốt trầm xao xuyến” của riêng mình, một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn ; bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
Hđ 1 : Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
* Lưu ý cách đọc -> Đọc vb.
* Nêu những từ ngữ các em chưa rõ nghĩa -> Lưu ý nghĩa.
* Biểu cảm ( trực tiếp ).
* Xác định bố cục, khái quát ý chính -> Trả lời : 
 + Khổ 1 : Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
 + Khổ 2 –3 : Cảm xúc về mùa xuân đất nước, cách mạng.
 + Khổ 4 – 5 : Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
 + Khổ cuối : Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
I. Đọc , tìm hiểu chung văn bản :
Hđ 2 : Hd HS phân tích chi tiết vb :
* Gọi HS đọc diễn cảm khổ 1.
-H: Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời được gợi tả qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh nào trong khổ thơ đầu ? 
-H: Qua những nét phát hoạ trên, em thấy mùa xuân của thiên nhiên, đất trời được miêu tả trong bài thơ này như thế nào ( không gian , màu sắc , âm thanh ) ?
-H: Trước mùa xuân như vậy, tâm trạng và cảm xúc của thi nhân ra sao, chi tiết thơ nào thể hiện điều ấy ?
-H: Em hiểu “giọt long lanh rơi” được nói đến ở đây là giọt gì ? 
-H: Nếu hiểu là giọt âm thanh ngưng kết của tiếng chim chiền chiện thì cách cảm nhận của tác giả có gì đặc sắc ?
* GV : Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ vẫn biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân.
* GV : Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước với hai hình ảnh biểu trưng cho 2 nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước.
-H: Để miêu tả mối quan hệ giữa mùa xuân với “người cầm súng”, “người ra đồng”, Thanh Hải đã dùng những biện pháp nghệ thuật gì và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy ntn trong việc gợi tả mối quan hệ đó ?
-H: Nếu ở khổ 2, TH khái quát mối quan hệ của mùa xuân đối với con người và nhịp điệu của mùa xuân, thì trong khổ 3 tác giả nói về điều gì ? Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng ở đây và tác dụng ntn ?
* GV : Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tậm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
-H: Điều tâm niệm của nhà thơ là gì ? Điệp từ “ta làm” được điệp lại trong khổ thơ có tác dụng ntn trong việc giải bày khát vọng của tác giả ?
-H: Sự cống hiến của tác giả ntn ( có ồn ào, phô trương không ? cống hiến khi nào ? ) 
-H: Qua khát vọng trên, em có nhận xét gì về lẽ sống, quan niệm sống của Thanh Hải ?
* GV thuyết bình : Sự sáng tạo đặc sắc nhất của TH trong bài thơ là ở hình ảnh mùa xuân nho nhỏ. Hình ảnh ấy cùng với những hình ảnh cành hoa, con chim, nốt nhạc trầm xao xuyến,  Tất cả đều mang một vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện điều chân thành tha thiết của nhà thơ. Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý của mình, dù nhỏ bé, góp vào cuộc đời chung. Nhưng dâng hiếng, hoà nhập mà vẫn không làm mất đi nét riêng của mỗi người, dù nguyện ước rất khiêm nhường là làm một nốt trầm trong bản hoà ca, nhưng phải là một nốt trầm xao xuyến.
* Gv thuyết giảng khổ cuối : Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
Hđ 2 : Phân tích.
* Đọc diễn cảm khổ thơ thứ nhất.
* Phát hiện chi tiết -> Trả lời : 
- Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời, giọt long lanh rơi
* Mùa xuân đẹp, rạo rực niềm vui : không gian cao rộng (với dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la), cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân (sông xanh, hoa tím biếc – màu tím đặc trưng của xứ Huế), cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện.
* - “Từng giọt  tôi hứng” -> Tác giả say sưa, ngây ngất trước cảnh đất trời vào xuân.
* Có hai cách hiểu : 
 + Từng giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân
 + Giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện.
* Cảm nhận bằng tất cả các giác quan , cảm giác có sự chuyển đổi Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận được bằng thính giá) chuyển thành từng giọt ( có hình và khối, cảm nhận được bằng thị giác ), từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận cả bằng xúc giác
* Phát hiện biện pháp nghệ thuật, tìm hiểu tác dụng -> Trả lời.
* Khái quát lịch sử đất nước.
* Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
* Khái quát chi tiết -> trả lời.
II. Phân tích :
 1. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời (khổ 1 ) : 
- Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời, giọt long lanh rơi
-> Mùa muân tươi đẹp (không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm), tràn trề sức sống và niềm vui rạo rực.
- “Từng giọt  tôi hứng” -> Tác giả say sưa, ngây ngất trước cảnh đất trời vào xuân.
2. Mùa xuân của đất nước, cách mạng ( khổ 2 – 3 ) :
- Điệp từ “Mùa xuân”, “lộc” -> Mùa xuân gắn bó mật thiết, ân tình với con người, theo con người đi khắp nơi
- Điệp cấu trúc, từ láy -> nhịp xuân hối hả, khẩn trương, tưng bừng, nhộn nhịp, náo nức, âm thanh rộ ràng.
- Khái quát lịch sử đất nước :
+ Có bề dày lịch sử ; nhiều gian lao, thử thách chồng chất.
+ So sánh, từ “cứ” -> đất nước như vì sao, không bao giờ chùng bước, luôn tiến về phía trước.
3. Tâm niệm, khát vọng của nhà thơ : 
- “Ta làm  xao xuyến” Điệp từ -> Chung sức, chung lòng, tự nguyện cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước .
- “Một mùa xuân .. khi tóc bạc” -> từ láy, điệp ngữ -> Cống hiến khiêm tốn, âm thầm, lặng lẽ và suốt cả cuộc đời.
=> Lẽ sống đẹp, “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ?” 
Hđ 3 : Hd HS tổng kết
-H ( thảo luận nhóm ) : Để thể hiện nội dung tư tưởng, cảm xúc của bài thơ, tác giả đã sử dụng và sáng tạo những phương tiện, thủ pháp nghệ thuật gì ?
-H (*) : Qua việc phân tích trên, em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ - Mùa xuân nho nhỏ ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ.
* GV : Mùa xuân nho nhỏ là một phát hiện và sáng tạo mới mẽ của Thanh Hải. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.
Hđ 3 : Tổng kết 
* Thảo luận nhóm -> Trả lời : Những đặc sắc về nghệ thuật :
- Thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, thiết tha. Sử dụng cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.
- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.
- Cấu tứ của bài thơ chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. 
- Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả : vui, say sưa -> trầm lắng, trang nghiêm, thiết tha -> Sôi nổi, thiết tha.
III. Tổng kết :
- Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
- Bài thơ là tiếng lòng thiết tha yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời ; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước ; góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
Hđ 4 : Dặn dò :
Học thuộc lòng bài thơ và nắm nội dung bài giảng của giáo viên.
Làm bài tập 2 phần Luyện tập.
Tìm hiểu văn bản “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương :
 + Đọc diễn cảm văn bản,
 + Nắm những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
 + Soạn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doc24-MUA XUAN NHO NHO.doc