NÂNG CACO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN QUA CÁC TIẾT GIẢNG BÀI TRÊN LỚP
Theo sự phân công của tổ CM và nhóm Ngữ văn 9, sau đây chúng tôi xin trình bày vấn đề Nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn thông qua các giờ giảng bài trên lớp trên lớp.
Như chúng ta đã biết, theo PPCT Ngữ văn 9 từ tuần 13, 14 và 15 là các tác phẩm truyện hiên đại thuộc giai đoạn sau năm 1945. Trọng tâm của các tiết học này là tìm hiểu, phân tích đặc điểm tính cách nhân vật. Vậy giáo viên cần có những định hướng như thế nào để hướng dẫn học sinh cảm nhận được đặc điểm, phẩm chất của nhân vật qua từng tác phẩm?
Theo chúng tôi, khi hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật trong các tác phẩm truyện mỗi giáo viên cần nắm và hiểu rõ về nhân vật trong tác phẩm: Nhân vật trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng mang tính cách số phận riêng. Muốn phân tích nhân vật ta phải căn cứ vào các chi tiết, phương diện liên quan đến nhân vật như: Lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, hành vi cử chỉ và nội tâm.
1. Về lai lịch: Lai lịch của nhân vật trong văn bản tự sự có thể hiểu là thành phần xuất thân hay hoàn cảnh gia đình. Lai lịch của nhân vật cũng góp phần chi phối đặc điểm tính cách nhân vật.
Ví dụ: Lai lịch của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân có hoàn cảnh xuất thân là nông dân sống ở nông thôn vì thế ông hiện lên với những phẩm chất và tính cách của một người nông dân như: Lam làm, cần cù chịu thương chụi khó. Ở nơi tản cư, ông vẫn với những công việc quen thuộc: Cuốc đất trồng rau, trồng sắn. Ông luôn qua tâm đến công việc ruộng nương đồng áng vì thế khi gặp những người tản cư từ gia Lâm lên, ông đã hỏi thăm chuyện lúa má, chuyện đất tốt, đất xấu. Cũng do xuất thân từ nông thôn nên ông luôn tự hào về quê hương của mình.
NÂNG CACO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN QUA CÁC TIẾT GIẢNG BÀI TRÊN LỚP Theo sự phân công của tổ CM và nhóm Ngữ văn 9, sau đây chúng tôi xin trình bày vấn đề Nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn thông qua các giờ giảng bài trên lớp trên lớp. Như chúng ta đã biết, theo PPCT Ngữ văn 9 từ tuần 13, 14 và 15 là các tác phẩm truyện hiên đại thuộc giai đoạn sau năm 1945. Trọng tâm của các tiết học này là tìm hiểu, phân tích đặc điểm tính cách nhân vật. Vậy giáo viên cần có những định hướng như thế nào để hướng dẫn học sinh cảm nhận được đặc điểm, phẩm chất của nhân vật qua từng tác phẩm? Theo chúng tôi, khi hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật trong các tác phẩm truyện mỗi giáo viên cần nắm và hiểu rõ về nhân vật trong tác phẩm: Nhân vật trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng mang tính cách số phận riêng. Muốn phân tích nhân vật ta phải căn cứ vào các chi tiết, phương diện liên quan đến nhân vật như: Lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, hành vi cử chỉ và nội tâm. 1. Về lai lịch: Lai lịch của nhân vật trong văn bản tự sự có thể hiểu là thành phần xuất thân hay hoàn cảnh gia đình. Lai lịch của nhân vật cũng góp phần chi phối đặc điểm tính cách nhân vật. Ví dụ: Lai lịch của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân có hoàn cảnh xuất thân là nông dân sống ở nông thôn vì thế ông hiện lên với những phẩm chất và tính cách của một người nông dân như: Lam làm, cần cù chịu thương chụi khó. Ở nơi tản cư, ông vẫn với những công việc quen thuộc: Cuốc đất trồng rau, trồng sắn. Ông luôn qua tâm đến công việc ruộng nương đồng áng vì thế khi gặp những người tản cư từ gia Lâm lên, ông đã hỏi thăm chuyện lúa má, chuyện đất tốt, đất xấu. Cũng do xuất thân từ nông thôn nên ông luôn tự hào về quê hương của mình. 2. Về ngoại hình: Giáo viên cần hiểu được việc miêu tả ngoại hình trong văn bản tự sự cũng là cách để nhà văn hé mở tính cách nhân vật. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét phác họa có thể gúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế và bản chất của nhân vật đó. Từ quan điểm về ngoại hình như trên, giáo viên linh hoạt vận dụng phương pháp DH, tổ chức, hướng dẫn học sinh khai thác để khái quát lên đặc điểm tính cách nhân vật. Ví dụ: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long giới thiệu anh thanh niên là một con người có tầm vóc nhỏ bé, khuôn mặt rạng rỡ. Chi tiết này đã khiến nhà họa sĩ và cô kỹ sư trẻ cảm mến anh. Con người nhỏ bé ấy lại đang làm những công việc vô cùng khó khăn gian khổ ở một nơi heo hút, quanh năm chỉ có mây mù bao phủ. Khuôn mặt rạng rỡ ấy vừa thân thiện vừa thể hiện sự tự tin, lạc quan của nhân vật này. Vi dụ khác: Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, vết thẹo trên khuôn mặt anh Sáu được miêu tả rất tỉ mỉ, kỹ lưỡng đã phần nào gúp người đọc cảm nhận được sự tàn khốc của chiến tranh, những hy sinh mất mát mà người lính phải gánh chịu. Vết thẹo ấy như còn là minh chứng cho lòng dũng cảm, kiên trung của người chiến sĩ cách mạng. 3. Về ngôn ngữ nhân vật: Ngôn ngữ nhân vật cũng góp phần thể hiện trình độ văn hóa, tính cách nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật gồm: Ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Ví dụ: Trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, ngôn ngữ độc thoại nội tâm của ông Hai được nhà văn thể hiện qua đoạn văn: “ Chúng nó cũng là trẻ con làng việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu” Đoạn văn đã diễn tả được nỗi xấu hổ nhục nhã của ông Hai khi nghe tin làng mình theo tây làm việt gian, vừa thể hiện một cách xúc động tình cảm chân thành của một người cha dành cho các con. Hay lời đối thoại của ông với thằng Húc con trai ông cũng hé lộ tình cảm của ông với kháng chiến, với CM và với cụ Hồ. Ví dụ khác: Trong truyện ngẵn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng lời đối thoại của bé Thu với Má và Bà ngoại gúp ta cảm nhận được phẩm chất, tính cách của bé Thu – một đứa bé hồn nhiên trong sáng nhưng rất ương ngạnh bướng bỉnh. 4. Về cử chỉ, hành động của nhân vật: Phẩm chất, tính cách của nhân vật cũng được thể hiện qua hành động và cử chỉ bởi lẽ nhân vật trong tác phẩm trước hết là con người của hành động và hành động của con người được thể hiện qua hành vi. Ví dụ: Trong Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, hành động trao gói củ tam thất cho bác lái xe, bó hoa cho cô gái, ấm trà và làn trứng cho hai vị khách, cái nắm tay tạm biệt của anh thanh niên và cô gái tất cả những hành vi cử chỉ đó giúp người đọc cảm nhận đựơc lòng hiếu khách mến khách, sự quan tâm chu đáo và tình cảm chân thành mà các nhân vật đã dành cho nhau. 5. Về nội tâm của nhân vật: Là thế giới bên trong của nhân vật gồm: cảm xúc tình cảm, tâm lí, suy nghĩ của nhân vật. Nội tâm nhân vật có thể được miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp. Ví dụ: Trong truyện ngắn Làng nhà văn Kim Lân đã miêu tả nội tâm nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo Tây qua đoạn văn: “Cổ ông lão nghệ ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:”. Trong đoạn văn trên thì nội tâm nhân vật ông Hai được miêu tả gián tiếp qua những biểu hiện bên ngoài cơ thể. Những biểu hiện như cổ nghẹn ắng, da mặt tê rân rân dã diễn tả nỗi đau đớn xót xa đến quặn thắt của người nông dân luôn tự hào về làng quê của mình. Trên đây là những định hướng khai thác nhân vật trong văn bản tự sự dựa trên các phương diện về lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ và hành vi. Tuy nhiên không phải tác phẩm truyện nào cũng thể hiện đầy đủ các phương diện này. Vì vậy mỗi giáo viên cần linh hoạt trong việc thiết kế bài giảng, linh hoạt sử dụng phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học, phát huy tối đa khả năng tìm tòi sáng tạo của học sinh trong giờ học, chắc chắn chúng ta sẽ có được những thành công. Đây chỉ là những kinh nghiệm của nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Thọ Nghiệp, chúng tôi rất mong có sự bổ sung góp ý của các đồng chí trong các nhà trường để tôi có thể thành công hơn nữa trong công tác giảng dạy. Thọ Nghiệp, ngày 05 tháng 12 năm 2012 Giáo viên: Trần Văn Quang
Tài liệu đính kèm: