*PHẦN VĂN BẢN:
Câu 1: Tính triết lí và chiều sâu suy ngẫm của bài “Ánh trăng” thể hiện rõ nhất trong khổ thơ nào? Vì sao?
Trả lời: Khổ thơ cuối thể hiện rõ nhất tính triết lí và chiều sâu suy ngẫm của nhà thơ:
-Trăng cứ tròn vành vạnh: tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, nguyên vẹn, chẳng mờ phai.
-Ánh trăng im phăng phắc: nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ (và cả mỗi chúng ta), con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ luôn tròn đầy, bất diệt.
Câu 2: Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của nhân vật ông Hai được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân?
Trả lời: Tình huống làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai là ở nơi tản cư, lúc nào ông cũng da diết nhớ về làng và tự hào về nó thì bỗng dưng nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây.
*Diễn biến tâm trạng căng thẳng với nhiều nỗi day dứt:
-Cảm xúc đột ngột hiện ra bằng các trạng thái của cơ thể: cổ nghẹn ắng, da mặt tê rân rân
-Nỗi xấu hổ, đau xót: cúi gằm mặt mà đi
-Có cảm giác như mình cũng là kẻ có tội: nơm nớp lo sợ, không dám ló mặt ra ngoài
-Bế tắc và tuyệt vọng khi nghĩ đến tương lai.
-Buộc phải có sự lựa chọn giữa tình yêu làng và lòng yêu nước: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”-> gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng, tình yêu nước bao trùm lên tình yêu làng quê.
-Ông trò chuyện với con để vơi đi nỗi buồn và yên tâm hơn về quyết định của mình.
-Khi cái tin dữ được cải chính, ông Hai lại tươi vui, rạng rỡ, báo tin cho mọi người->Làng ông vẫn là niềm kiêu hãnh, tự hào của ông.
=> Tình yêu làng quê dù có sâu nặng đến đâu cũng nằm trong tình yêu đất nước, với quyền lợi của dân tộc.
NGÂN HÀNG CÂU HỎI HỌC KÌ I NGỮ VĂN 9 – NĂM HỌC: 2014 – 2015 *PHẦN VĂN BẢN: Câu 1: Tính triết lí và chiều sâu suy ngẫm của bài “Ánh trăng” thể hiện rõ nhất trong khổ thơ nào? Vì sao? Trả lời: Khổ thơ cuối thể hiện rõ nhất tính triết lí và chiều sâu suy ngẫm của nhà thơ: -Trăng cứ tròn vành vạnh: tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, nguyên vẹn, chẳng mờ phai. -Ánh trăng im phăng phắc: nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ (và cả mỗi chúng ta), con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ luôn tròn đầy, bất diệt. Câu 2: Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của nhân vật ông Hai được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân? Trả lời: Tình huống làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai là ở nơi tản cư, lúc nào ông cũng da diết nhớ về làng và tự hào về nó thì bỗng dưng nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây. *Diễn biến tâm trạng căng thẳng với nhiều nỗi day dứt: -Cảm xúc đột ngột hiện ra bằng các trạng thái của cơ thể: cổ nghẹn ắng, da mặt tê rân rân -Nỗi xấu hổ, đau xót: cúi gằm mặt mà đi -Có cảm giác như mình cũng là kẻ có tội: nơm nớp lo sợ, không dám ló mặt ra ngoài -Bế tắc và tuyệt vọng khi nghĩ đến tương lai. -Buộc phải có sự lựa chọn giữa tình yêu làng và lòng yêu nước: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”-> gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng, tình yêu nước bao trùm lên tình yêu làng quê. -Ông trò chuyện với con để vơi đi nỗi buồn và yên tâm hơn về quyết định của mình. -Khi cái tin dữ được cải chính, ông Hai lại tươi vui, rạng rỡ, báo tin cho mọi người->Làng ông vẫn là niềm kiêu hãnh, tự hào của ông. => Tình yêu làng quê dù có sâu nặng đến đâu cũng nằm trong tình yêu đất nước, với quyền lợi của dân tộc. Câu 3: Phân tích hình ảnh nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long và giải thích nhan đề văn bản. Trả lời: Những nét đẹp trong tính cách của nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long: +Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh Yên Sơn đã bốn năm->cô đơn . +Công việc: làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu-> sự tỉ mỉ, chính xác. +Tính cách và phẩm chất .Anh ý thức được công việc của mình và lòng yêu nghề. .Anh không cô đơn mà tìm thấy niềm vui trong công việc. .Cởi mở, chân thành, quý trọng mọi người, khiêm tốn -HS giải thích được nhan đề văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”: sự say mê lao động, âm thầm cống hiến cho đất nước. Câu 4: Trình bày những thành công về nghệ thuật “Chiếc lược ngà”. Viết đoạn văn phát biểu suy nghĩ của em về hình ảnh người lính trong truyện. Trả lời: -Những thành công về nghệ thuật “Chiếc lược ngà”: +Tạo tình huống truyện éo le . +Cốt truyện có yếu tố bất ngờ. +Chọn vai nhân vật kể chuyện thích hợp. -Học sinh viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người lính trong truyện: cần hướng tới các ý sau: +Tình cảm gia đình. +Tinh thần trách nhiệm trong công việc. +Tình đồng đội *Phần Tập làm văn: Đề 1: Em hãy vào vai người cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt để kể lại kỉ niệm những năm tháng tuổi thơ sống bên người ba kính yêu. 1/Mở bài: -Hóa thân vào nhân vật người cháu để giới thiệu bản thân, hoàn cảnh, thời gian sống bên bà. -Cảm xúc chung 2/Thân bài: -Những kỉ niệm tuổi thơ cơ cực bên bà. -Kỉ niệm trong những năm kháng chiến gian khổ với hình ảnh bếp lửa và cuộc đời ba. -Suy nghĩ về những đức tính cao đẹp của bà và hình ảnh bếp lửa. -Nỗi nhớ bả và những năm tháng cháu ở nơi xa. 3/Kết bài: -Cảm nghĩ chung của nhân vật. -Ước mơ và niềm tin vào tương lai. Đề 2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Hãy viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. 1/Mở bài: -Có người lính lái xe Trường Sơn về thăm nhà. 2/Thân bài: -Em nhờ chú kể lại các khó khăn nguy hiểm khi lái xe trên đường Trường sơn. -Nghe chú kể, em có các suy nghĩ nội tâm như thế nào? +Về tình cảm +Phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ. -Chú cho em biết ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ và khuyên em nên sống như thế nào? 3/Kết bài: -Phát biểu cảm nghĩ về cuộc gặp gỡ với chú Đề 3: Đóng vai nhân vật bé Thu trong đoạn trích “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, hãy kể lại cuộc gặp gỡ giữa bé Thu và ông Sáu 1/Mở bài: -Giới thiệu cuộc gặp gỡ giữa ba và tôi trong chuyến ba tôi về phép thăm gia đình. 2/Thân bài: -Kề vài nét về mình -Trong cuộc gặp gỡ với ba tôi lần đầu -Trong những ngày ba tôi ở nhà -Khi ba tôi chuẩn bị lên đường 3/Kết bài: -Tình cảm cha con thiêng liêng, bền vững -Điều mong muốn của tôi (Lưu ý chung cho cả 3 đề: HS có thể kể bằng nhiề cách khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo nội dung tư tưởng của đề và kĩ năng vận dụng các yếu tố mà đề yêu cầu).
Tài liệu đính kèm: