Ngân hàng câu hỏi Ngữ văn 9

Ngân hàng câu hỏi Ngữ văn 9

Ngân hàng câu hỏi ngữ văn 9

Bài 6 :

 Tiết 25 TRUYỆN KIỀU

Câu 1 : ( TH ) Những nét chính về cuộc đời của Nguyễn Du có ảnh hưởng đến những sáng tác của ông như thế nào ?

 TL : Cuộc đời của Nguyễn Du :

• Chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình đại quý tộc.

• Chứng kiến những biến động dữ dội nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam . Nguyễn Du hiểu sâu sắc nhiều vấn đề của đời sống xã hội.

• Những năm tháng thăng trầm trong cuộc sống riêng tư làm cho tâm hồn Nguyễn Du đầy cảm thông, yêu thương con người.

Câu 2 : (NB) Tóm tắt lại Truyện Kiều của Nguyễn Du ?

TL : hs có thể tóm tắt theo 3 phần trong sách giáo khoa :

 Phần 1 : Gặp gỡ đính ước

Phần 2 : Gia biến và lưu lạc

Phần 3 : Đoàn tụ

 Câu 3 : ( VD ) Viết một đoạn văn ( từ 15-20 dòng ) giới thiệu về Truyện Kiều của Nguyễn Du .

Tl : Hs viết đúng yêu cầu về hình thức và nội dung của câu hỏi trình bày được các ý :

• Phần 1 : Gặp gỡ đính ước : Giới thiệu được Thuý Kiều và gia đình Thuý Kiều, TK gặp Kim Trọng và đính ước.

• Phần 2 : Gia biến và lưu lạc :

• Phần 3 : Đoàn tụ

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng câu hỏi ngữ văn 9 
Bài 6 :
                                 Tiết 25   TRUYỆN KIỀU
Câu 1 :  ( TH )  Những nét chính về cuộc đời của Nguyễn Du có ảnh hưởng đến những sáng tác của ông như thế nào ?
  TL :  Cuộc đời của Nguyễn Du :
Chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình đại quý tộc. 
Chứng kiến những biến động dữ dội nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam . Nguyễn Du hiểu sâu sắc nhiều vấn đề của đời sống xã hội. 
Những năm tháng thăng trầm trong cuộc sống riêng tư làm cho tâm hồn                                Nguyễn Du đầy cảm thông, yêu thương con người.                                     
Câu 2 : (NB)  Tóm tắt lại Truyện Kiều của Nguyễn Du ?
TL : hs có thể tóm tắt theo 3 phần trong sách giáo khoa :
  Phần 1 : Gặp gỡ đính ước 
Phần 2 : Gia biến và lưu lạc
Phần 3 : Đoàn tụ
 Câu  3 : ( VD ) Viết một đoạn văn ( từ 15-20  dòng ) giới thiệu về Truyện Kiều của Nguyễn Du .
Tl :    Hs viết đúng yêu cầu về hình thức và  nội dung của câu hỏi trình bày được các ý :
Phần 1 : Gặp gỡ đính ước : Giới thiệu được Thuý Kiều  và gia đình Thuý Kiều, TK gặp Kim Trọng và đính ước. 
Phần 2 : Gia biến và lưu lạc : 
Phần 3 : Đoàn tụ 
                                    Tiết 26 + 27  CHỊ EM THUÝ KIỀU      
 Câu 1 : ( NB ) Trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ?
TL : - Sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ.
Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy 
Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình. 
Câu 2 : ( VD ) Theo em , cảm hứng nhân văn của Nguyền Du thể hiện qua đoạn trích này là gì ?
TL : Hs được các ý sau : Thái độ trân trọng ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của Thuý Vân, Thuý Kiều.
 Câu 3 ( VD): Trong  hai bức chân dung Thuý Kiều và Thuý Vân em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn ? Vì sao ?
     Tl :  HS tự trả lời    
                                          Tiết 28+29  CẢNH NGÀY XUÂN 
  Câu 1 : ( NB ) Khung cảnh mùa xuân được hiện lên trong đoạn trích như thế nào ?
  TL : Vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân được khắc hoạ qua cái nhìn của nhân vật trước ngưỡng cửa tình yêu hiện ra mới mẻ, tinh khôi, sống động
Hai câu đầu nói vừa  nói thời gian , vừa gợi không gian mùa xuân, ngày xuân thấm thoắt trôi mau như thoi dệt cửi , thời tiết đã bước sang tháng ba lúc này những con chim én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời trong sáng như thoi đưa. 
Bức hoạ tuyệt đẹp của mùa xuân được hiện lên ở hai câu thơ : 
                                             Cỏ non xanh tận chân trời
                                       Cành lê trắng điểm một vài bông.
 Câu 2 : ( TH ) Phân tích những thành công  về nghệ thuật miêu tả thiên  nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.
TL :   - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tâm trạng nhân vật.
        - Miêu tả theo trình tự thời gian du xuân của chị em Thuý Kiều.
                                             Tiết 30   THUẬT NGỮ 
  Câu 1 : ( NB ) Nêu những đặc điểm của thuật ngữ ?
TL : Những đặc điểm của thuật ngữ      
              Đặc điểm quan trọng nhất của thuật ngữ là tính chính xác với các biểu hiện dễ nhận thấy : 
+   Về nguyên tắc trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định mỗi thuật ngữ chỉ tương ứng với một khái niệm.
+ Thuật ngữ không có tình biểu cảm.        
  Câu 2 : ( TH )   Vận dụng những kiến thức về các môn Ngữ Văn, Lịch sử, Toán  học, Lí học, Hoá học  để điền thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống và cho biết thuật ngữ đó thuộc lĩnh vực nào ?   
.. là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau , không liên quan tới nhau. 
..là đường vuông góc hạ từ đỉnh của hình đó tới đáy không chứa đỉnh. 
..là đại lượng vật lí có trị số bằng quãng đường đi được trong đơn vị thời gian. 
..là động vật có xương sống ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang 
TL : 
Đồng âm ( Ngữ văn )        
Đường cao ( Toán học ) 
Vận tốc( Vật lí ) 
Cá ( Sinh học ) 
                                  Tiết 31     TRẢ BÀI TLV SỐ 1     
                               Tiết 32  MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ     
  Câu 1 ( NB ) : Vai trò , tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự ?
TL : - Yếu tố miêu tả tái hiện lại những hình ảnh, nhỡng trạng thái, đặc điểm, tính chấtcủa sự vật con người và cảnh vật trong tác phẩm.
Việc miêu tả làm cho lời kể trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn hơn. 
  Câu 2 : ( VD )  Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân hãy viết một đoạn văn kể về chị em Thuý Kiều đi chơi xuân trong buổi chiều ngày thanh minh ( Chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả cảnh mùa xuân )
TL : hs cần trả lời được các ý  :
Khung cảnh mùa xuân được khắc hoạ qua cái nhìn của nhân vật trước ngưỡng cửa tình yêu hiện ra mới mẻ, tinh khôi, sống động. 
Quang cảnh hội mùa xuân rộn ràng, náo nức ,vui tươi.                                        
                               tiết 33+34           VIẾT BÀI TLV SỐ 2    
Bài 7 :                      
  Tiết 36+ 37     KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
Câu 1 : ( NB ) Nêu tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích ?
  Tl : Tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích :
Đau đớn , xót xa nhớ về Kim Trọng. 
Day dứt , nhớ thương gia đình. 
 Câu 2 : ( TH ) Bốn câu thơ đầu trong đoạn trích  hiện  lên khung cảnh thiên nhiên rất bao la, hoang vắng xa lạ vì sao như vậy ?
TL : Bốn câu thơ đầu phản ánh tâm trạng , suy nghĩ của Thuý Kiều khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích cảnh vật lúc này hiện ra bao la, hoang vắng, xa lạ và cách biệt
Kiều trơ trọi giữa không gian, thời gian, mêng mông, hoang vắng, từ lầu Ngưng Bích  nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. 
Kiều lúc này rơi vào hoàn cảnh cô đơn . 
Câu 3 : ( VD ) Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích ?
TL :   Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được thể hiện rõ nhất trong 8 câu thơ cuối của đoạn trích : Phản ánh tâm trạng về với thực tại phũ phàng, nỗi buồn của Thuý Kiều không thể vơi, cảnh nào cũng buồn, cuìng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định
Tác giả đã miêu  tả tâm trạng của Thuý Kiều  : Kiều nhớ cha mẹ, nhớ quê nhà khi thì nhớ người yêu và xót xa cho duyên phận của mình. Mỗi nỗi buồn được biểu hiện với cảnh phù hợp 
Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng của Kiều từ xa tới gần , màu sắc từ nhạt tới đậm, âm thanh từ tĩnh tới động, nỗi buồn từ man mác mông lung đén lo âu kinh sợ. 
                    Tiết 35             TRAU DỒI VỐN TỪ  
Câu 1: (VD ) tìm 5 từ ghép và 5 từ láy có các yếu tố cấu tạo giống nhau về nghĩa 
TL : HS tự tìm.
     Ví dụ : Bàn luận - luận bàn
Câu 2 ( TH ) : Chọn cách giải thích đúng :
        Yếu điểm là :    a. Điểm yếu kém ( của một người hoặc một sự vật )
                                    b. Điểm chính, quan trọng nhất.
TL :  b
  Câu 3 ( TH ) Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau đây :
Cả lớp lẳng lặng nghe cô giáo giảng bài. 
Chúng tôi được đi thăm quan viện bảo tàng. 
Em luôn nhớ  về những kỉ vật của  tuổi thơ. 
Anh ấy được truyền đạt lên làm giám đốc. 
TL : a. Thay từ lẳng lặng = im lặng
        b. Thay từ thăm quan = tham quan.
        c. Thay từ kỉ vật = kỉ niệm 
        d.Thay từ truyền đạt= đề bạt. 
Bài 8 
                     Tiết 38+ 39    LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA    
Câu 1: ( NB ) Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu ?
 TL : Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Nam Bộ , sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc rta vào thế kỉ XIX.
Ông sinh năm 1822 mất 1888 sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh.quê cha ở Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. 
Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi. 
Năm 1849 ông bị mù và ông đã về quê dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân. 
Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì ông tích cực tham gia kháng chiếnvà sáng tác văn thơ khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. 
Lúc Nam Kì rơi vào tay giặc ông về sống tại Bến Tre . 
Ông để lại nhiều áng văn có giá trị như Truyện Lục Vân Tiên, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 
             Tiết 40   MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ     
 Câu 1 : ( VD ) Ghi lại tâm trạng của em sau khi em gây ra một câu chuyện không tốt cho bạn.
TL : hs tự trả lời.
 Câu 2 : ( NB ) Thế nào là nội tâm trong văn bản tự sự ? Có những cách nào dể miêu tả nội tâm ? 
Tl : - Nội tâm là suy nghĩ, tâm trạng, thái độ, tình cảm sâu kín của nhân vật.  Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xũc  và diễn biến tâm trạng của nhân  vật.
   - Có những cách khác nhau để miêu tả nội tâm nhân vật : diễn tả trực tiếp những ý nghĩa , cảm xúc, tình cảm của nhân vật ; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp thông qua miêu tả ngoại hình nhân vật.
Bài 9          Tiết 41 Ngữ văn địa phương
 Câu 1 ( NB) Chép lại một  bài thơ  viết về địa phương em ?
  HS tự sưu tầm
                      Tiết 42    TỔNG KẾT TỪ VỰNG    
  Câu 1 : ( TH ) Trong  những từ sau từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy : ngặt nghèo, mệt mỏi , nho nhỏ , bó buộc , tươi tốt , cỏ cây , đưa đón , long lanh , rã rời , ngào ngạt , rung rinh.
TL : - Từ ghép : Ngặt nghèo, bó buộc , tươi tốt , cỏ cây , đưa đón , rã rời
Từ láy: Mệt mỏi, nho nhỏ , long lanh, ngào ngạt, rung rinh. 
  Câu 2 : ( VD ) Tìm 2 thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và 2 thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật . Đặt câu với mỗi thành ngữ đó.
TL : hs tự tìm và đặt câu.
  Câu 3 : ( TH ) Tìm từ trái nghĩa trong câu ca dao sau :
                            Đắng cay cũng thể ruột rà
             Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng.
Tìm thêm các ví dụ cũng có cách sử dụng từ trái nghĩa tương tự như câu trên.
TL : Từ trái nghĩa trong câu trên : Đắng cay - ngọt ngào
           HS tự tìm thêm các ví dụ
Bài 10        Tiết 43       TỔNG KẾT TỪ VỰNG    
                    Tiết   44 + 45   ĐỒNG CHÍ
Câu 1 : ( NB ) Hãy nêu những cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp ?
  TL : Cơ sở tạo nên  tình đồng chí cao đẹp :
Cùng chung cảnh ngộ - vốn là nhỡng người nông dân nghèo từ những miền quê hương ‘nước mặn đồng chua.’’, ‘đất cày lên sỏi đá” 
Cùng chung lí tưởng, cùng chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc. 
Câu 2: (VD ) Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về   ba dòng thơ cuối của bài thơ Đồng chí :
                              Đêm nay rừng hoang sương muối
                              Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
                              Đầu súng trăng treo.
TL : hs nêu được những cảm nhận của riêng mình về ba dòng thơ cuối . Nêu được các ý chính : Đây là  bức tranh đẹp về tình đồng chí trên bức tranh ấy có ba hình ảnh gắn kết với nhau : người lính, khẩu súng, vầng trăng
                     Tiết 46  BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
 Câu 1 : ( TH) Nhan đề bài thơ về tiểu đội xe  không kính có ý nghĩa gì ?
  TL : HS nêu được ý chính : Nhan đề bài thơ thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ , hi sinh..
Câu 2 : ( VD ) So sánh hình ảnh của người lính trong hai bài thơ Đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính ?
TL : Hai bài thơ  đã khắc hoạ được hình ảnh người lính qua hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ . Nét chung ở họ là lòng yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc , là thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, sống lạc qua và có tinh thần đồng đội thắm thiết.
Nhưng hai bài thơ lại có cách thể hiện khác nhau 
Bài thơ Đồng chí thể hiện hình ảnh người lính hầu hết xuất phát từ nông thôn, từ thân phận nô lẹ, nghhèo khổ mà đi vào kháng chiến với vô vàn gian khổ thiếu thốn.Cách mạng là sự giải thoát cho số phận đau khổ tối tăm của họ 
Bài thơ về tiểu đội xe không kính : Những người lính đi vào cuộc chiến đấu với ý thức tự giác về lí tưởng đoọc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình.Họ sống vui vẻ trẻ trung, yêu đời , lạc quan, tự tin 
 Câu 3 : ( NB ) Bài thơ  về tiểu đọi xe không kính rất hay  và dễ đi vào lòng người đọc là nhờ đâu ?
TL : - Tác giả đã lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đạm chất hiện thực.
        -Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch. 
                  Tiết  47 NGHỊ LUẬN TRONG VĂN  BẢN TỰ SỰ                                                                                                               

Tài liệu đính kèm:

  • docngan hang cau hoi ngu van 9.doc