Nghĩ về xây dựng "Trường học thân thiện - Học sinh tích cực"
Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng chủ trương thực hiện CNH, HĐH để đưa đất nước ta, dân tộc ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, xứng đáng sánh vai với các cường quốc năm châu. Sự thành công của sự nghiệp trọng đại đó tuỳ thuộc phần lớn vào công tác đào tạo nguồn nhân lực, vào sự nghiệp “trồng người”. Bối cảnh đó đặt ra cho ngành giáo dục, đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ quản lý và mỗi nhà trường trách nhiệm rất nặng nề.
Trong việc thực hiện sứ mệnh nặng nề và cao cả đó, mỗi trường học phải là một tập thể đoàn kết phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng dạy học đích thực, đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân yêu nước, có văn hoá, có trình độ kiến thức, kỹ năng khoa học, có ý chí, hoài bão vươn lên không cam chịu nghèo hèn làm giàu cho đất nước và cho bản thân. Để làm được điều đó, mỗi trường học, nhất là trường phổ thông, phải xây dựng cho được môi trường sư phạm tích cực, thân thiện: Thân thiện giữa thầy với thầy; thân thiện giữa trò với trò; thân thiện giữa thầy với trò, thân thiện giữa nhà trường với cộng đồng theo nguyên lý: “Giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Từ nguyên lý này, ta có thể nhận ra các mục tiêu của mô hình “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Nghĩ về xây dựng "Trường học thân thiện - Học sinh tích cực" Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng chủ trương thực hiện CNH, HĐH để đưa đất nước ta, dân tộc ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, xứng đáng sánh vai với các cường quốc năm châu. Sự thành công của sự nghiệp trọng đại đó tuỳ thuộc phần lớn vào công tác đào tạo nguồn nhân lực, vào sự nghiệp “trồng người”. Bối cảnh đó đặt ra cho ngành giáo dục, đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ quản lý và mỗi nhà trường trách nhiệm rất nặng nề. Trong việc thực hiện sứ mệnh nặng nề và cao cả đó, mỗi trường học phải là một tập thể đoàn kết phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng dạy học đích thực, đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân yêu nước, có văn hoá, có trình độ kiến thức, kỹ năng khoa học, có ý chí, hoài bão vươn lên không cam chịu nghèo hèn làm giàu cho đất nước và cho bản thân. Để làm được điều đó, mỗi trường học, nhất là trường phổ thông, phải xây dựng cho được môi trường sư phạm tích cực, thân thiện: Thân thiện giữa thầy với thầy; thân thiện giữa trò với trò; thân thiện giữa thầy với trò, thân thiện giữa nhà trường với cộng đồng theo nguyên lý: “Giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Từ nguyên lý này, ta có thể nhận ra các mục tiêu của mô hình “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trước hết đó phải là trường học tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định, nhất là TH, THCS là các cấp học phổ cập, đến trường; nhà trường phải chịu trách nhiệm về công tác phổ cập giáo dục đối với địa phương nơi trường đóng. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền lợi học tập cho thanh, thiếu niên, không phân biệt bất kỳ sự khác nhau nào tình trạng kinh tế gia đình, giới tính, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, ngôn ngữ, vùng miền, phong tục tập quán..., kể cả trẻ em lành lặn và trẻ em khuyết tật có ý chí thiết tha và khả năng học tập. Nhà trường phải tận tình giúp đỡ học sinh chưa ngoan, giúp đỡ học sinh học lực yếu kém, giảm lưu ban, bỏ học, vận động những học sinh đã bỏ học trở lại trường, cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh tận tâm cưu mang giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn. “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” phải là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Đội ngũ thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy học, không ngừng trau dồi, cập nhật tri thức khoa học, trình độ nghiệp vụ, nâng cao tay nghề chuyên môn để áp dụng phương pháp dạy học tích cực, khơi gợi tình cảm hứng thú, chủ động tìm tòi sáng tạo trong học tập cho học sinh. Phải thực sự quán triệt nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, làm cho cho mỗi giờ học, mỗi ngày học là một nguồn hứng thú mới đối với các em, trường học là nơi lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. Thầy cô giáo phải thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan, không chạy theo thành tích, phải thân thiện với mọi loại trình độ học sinh, dạy sát đối tượng, phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi và ân cần dìu dắt học sinh học lực yếu kém, không để em nào bị đối xử bất công, bị bỏ rơi ra ngoài trách nhiệm của nhà trường, dẫn đến tự ty, chán học. “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” phải là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, mọi thành viên phải ứng xử thân thiện với nhau và với môi trường sống, xây dựng trường xanh - sạch - đẹp. Phải đi đến bài trừ mọi thái độ, hành vi không thân thiện, từ thái độ ứng xử thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm, đến kỳ thị, đố kỵ, công kích, bắt nạt, quấy rối đến hành vi bạo lực trong đời sống học đường, để góp phần bài trừ bạo lực trong đời sống xã hội theo truyền thống tương thân, tương ái, thương người như thể thương thân của cha ông ta. Trường học thân thiện phải là trường học có CSVC cần thiết phục vụ những nhu cầu thiết yếu như: có đủ ánh sáng, đủ nước sạch, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy, có phương án chủ động phòng chống thiên tai, có phương tiện phục vụ hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí. Các thành viên của trường học phải cùng lên án và bài trừ mọi tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn giao thông. “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” cũng là trường học tạo lập sự bình đẳng giới, giáo dục sự hiểu biết cần thiết về giới tính trên tinh thần nhân văn, xây dựng thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ. Trường học thân thiện phải chú trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thói quen rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khoẻ, biết sống khoẻ mạnh, an toàn. Và “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” phải là trường học huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội và nhân dân địa phương nơi trường đóng cùng góp sức xây dựng nhà trường. Nhà trường phải tổ chức cho giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động của cộng đồng một cách phù hợp như: lễ hội dân gian, kỷ niệm các ngày lễ lớn, ngày truyền thống... Cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là phấn đấu hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng trong mỗi trường học môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn, tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Cuộc vận động này sẽ là một quá trình đi từ nhận thức đến thực tiễn nên không tự nhiên mà có, mà là kết quả của quá trình phấn đấu gian khổ, phối hợp nhiều lực lượng, trong đó thầy và trò là lực lượng nòng cốt, trở thành hiện thực sau một quá trình tự hoàn thiện, phát huy các yếu tố thân thiện đã có, khắc phục yếu kém, bổ sung mọi thiếu hụt để đạt chuẩn quốc gia, từng bước thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Trường học thân thiện là trường học phát huy được những giá trị truyền thống của phong trào “Dạy tốt, học tốt”, mọi thành viên đều tự giác thực hiện khẩu hiệu “Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”, trò phải chăm ngoan học giỏi, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Đón nhận mô hình và đi vào cuộc vận động này, chúng ta cần xác định đây không phải là một khái niệm hoàn toàn mới mà trên thực tế, có nhiều điển hình tiên tiến đã và đang phấn đấu thực hiện. Trong xu thế hội nhập, việc xây dựng và thực hiện mô hình trường học thân thiện cần kết hợp từ lý luận và thực tiễn trong nước cũng như tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới.
Tài liệu đính kèm: