Ngữ văn 9 - Bác Hồ làm thơ, thơ về Bác Hồ

Ngữ văn 9 - Bác Hồ làm thơ, thơ về Bác Hồ

BÁC HỒ LÀM THƠ, THƠ VỀ BÁC HỒ

 Chu Xuân Bình

I – BÁC HỒ LÀM THƠ:

 Sinh thời Bác Hồ không có ý định làm nên một sự nghiệp thơ ca nhưng vì là cách mạng mà Bác làm thơ, và sự thật Bác đã để lại cho dân tộc một gia sản thơ ca phong phú.

1. Trong chúng ta từng biết đến những vần thơ tứ tuyệt nổi tiếng của Người khi đã ở độ tuổi ngoài năm mươi nhưng ít người biết đến những vần thơ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung khi còn năm tuổi. Theo nhà văn Sơn Tùng kể lại hiện còn có hai bài thơ Người ứng khẩu khi theo cha và gia đình vượt đèo Ngang vào Huế lập nghiệp. Đường từ Nam Đàn vào Huế phải đi nhiều chặng, Nguyễn Sinh Cung khi thì được cha cõng khi thì được anh Cả Khiêm cõng, khi lại tự mình chạy lon ton. Đến đèo Ngang, cả nhà dừng chân nghỉ, Sinh Cung nhìn những ngọn núi cao ngất, có những vệt đỏ chạy ngoằn ngèo quanh núi mới bất chợt hỏi cha “bên kia có cái gì đỏ chạy ngoằn ngèo mà cao vậy cha?”. Khi biết đó là con đường mòn phía trước mà mình phải đi qua, Cung cười và đọc cho cha nghe:

“ Núi cõng con đường mòn

 Cha thì cõng theo con

 Núi nằm ì một chỗ

 Cha đi cúi lom khom

 Đường bám lỳ lưng núi

 Con tập chạy lon ton

 Cha sướng hơn hòn núi

 Con đường lười hơn con”

 Bài thơ ứng khẩu hồn nhiên ngộ nghĩnh của tâm hồn trẻ thơ. So sánh Cha với hòn núi, con với con đường rất thật và tràn đầy cảm xúc. Cung đã thấy cái "động" và cái "tĩnh" giữa Cha – Con – Đường – Hòn núi đế rồi bất ngờ khẳng định: "Cha sướng hơn hòn núi, con đường lười hơn con". Tứ thơ thật bất ngờ qua lối so sánh hồn nhiên.

 Từ nhỏ lớn lên ở Hoàng Trù chỉ biết có ao, nên khi qua đèo Ngang nhìn thấy biển, lấy làm lạ Cung lại hỏi: " Cha ơi cái gì như ao lớn thế này?". cụ Nguyễn Sinh Sắc cười và bảo: " đó là biển". Rồi khi nhìn ra xa thấy có vật gì trôi trên biển Cung lại hỏi:" Cái gì như bò lội ngoài ao vậy Cha". Cha lại bảo:" đó là con thuyền." Cung đọc luôn:

 "Biển là ao lớn

 Thuyền là con bò

 Bò ăn giỏ no

 Lội trên mặt nước

 Em trông thấy trước

 Anh trông thấy sau

 Ta lớn mau mau

 Vượt qua ao lớn"

 

doc 27 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 8689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngữ văn 9 - Bác Hồ làm thơ, thơ về Bác Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁC HỒ LÀM THƠ, THƠ VỀ BÁC HỒ
	Chu Xuân Bình
I – BÁC HỒ LÀM THƠ:
 	Sinh thời Bác Hồ không có ý định làm nên một sự nghiệp thơ ca nhưng vì là cách mạng mà Bác làm thơ, và sự thật Bác đã để lại cho dân tộc một gia sản thơ ca phong phú.
Trong chúng ta từng biết đến những vần thơ tứ tuyệt nổi tiếng của Người khi đã ở độ tuổi ngoài năm mươi nhưng ít người biết đến những vần thơ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung khi còn năm tuổi. Theo nhà văn Sơn Tùng kể lại hiện còn có hai bài thơ Người ứng khẩu khi theo cha và gia đình vượt đèo Ngang vào Huế lập nghiệp. Đường từ Nam Đàn vào Huế phải đi nhiều chặng, Nguyễn Sinh Cung khi thì được cha cõng khi thì được anh Cả Khiêm cõng, khi lại tự mình chạy lon ton. Đến đèo Ngang, cả nhà dừng chân nghỉ, Sinh Cung nhìn những ngọn núi cao ngất, có những vệt đỏ chạy ngoằn ngèo quanh núi mới bất chợt hỏi cha “bên kia có cái gì đỏ chạy ngoằn ngèo mà cao vậy cha?”. Khi biết đó là con đường mòn phía trước mà mình phải đi qua, Cung cười và đọc cho cha nghe:
“ Núi cõng con đường mòn 
 Cha thì cõng theo con
 Núi nằm ì một chỗ
 Cha đi cúi lom khom
 Đường bám lỳ lưng núi
 Con tập chạy lon ton
 Cha sướng hơn hòn núi
 Con đường lười hơn con”
	Bài thơ ứng khẩu hồn nhiên ngộ nghĩnh của tâm hồn trẻ thơ. So sánh Cha với hòn núi, con với con đường rất thật và tràn đầy cảm xúc. Cung đã thấy cái "động" và cái "tĩnh" giữa Cha – Con – Đường – Hòn núi đế rồi bất ngờ khẳng định :  "Cha sướng hơn hòn núi, con đường lười hơn con". Tứ thơ thật bất ngờ qua lối so sánh hồn nhiên.
	Từ nhỏ lớn lên ở Hoàng Trù chỉ biết có ao, nên khi qua đèo Ngang nhìn thấy biển, lấy làm lạ Cung lại hỏi : " Cha ơi cái gì như ao lớn thế này ?". cụ Nguyễn Sinh Sắc cười và bảo : " đó là biển". Rồi khi nhìn ra xa thấy có vật gì trôi trên biển Cung lại hỏi :" Cái gì như bò lội ngoài ao vậy Cha". Cha lại bảo :" đó là con thuyền." Cung đọc luôn :
	"Biển là ao lớn
	 Thuyền là con bò
	 Bò ăn giỏ no
	 Lội trên mặt nước
 Em trông thấy trước
 Anh trông thấy sau
 Ta lớn mau mau
 Vượt qua ao lớn"
	Không phải sau này Người mới có tư tưởng lớn mà ở tuổi ấu thơ cái chí của Cung đã khác mọi người. Bài thơ hồn nhiên bằng một tâm lý trẻ thơ, "Em trông thấy trước" nhưng lại chất chứa sự suy tư sâu lắng. Cái "động" cái "tĩnh" ở bài thơ lại thật bất ngờ. Cái hay ở tứ thơ không chỉ ở lối so sánh mà ở sự nhìn hạn định không gian, khát vọng muốn phá vỡ sự hạn định ấy. Cung sẽ "vượt ao lớn" là cái chí không phải tứ thơ nào cũng dám nghĩ tới. Một thực tế sau này Nguyễn Tất Thành đã thực hiện được khát vọng "Vượt ao lớn" để tìm đường cứu nước.
	Hai bài thơ này đã được Bác Nguyễn Cả Khiêm ghi chép giữ lại về sau.
Một thực tế trong cuộc đời mình bác Hồ không để lại nhiều thơ (khoảng 250 thơ bài thơ) và không phải những chặng đường thơ liên tục. Bác làm thơ chỉ khi rỗi rãi, khi nhằm động viên tuyên truyền mọi người làm cách mạng. Năm 1922 bác đã viết "Việt Nam yêu cầu ca" dưới hình thức diễn ca để tuyên truyền rộng khắp trong giới binh sĩ Đông Dương đóng ở Mác Xây năm 1919, lời thơ dễ hiểu dễ nhớ, thích hợp với vận động tuyên truyền :
" Một xin tha kẻ đồng bào
 Vì chưng chính trị mắc vào tù giam
 Hai xin phá luật sửa sang
 Người Tây người Việt hai phương cùng đồng
 Những tòa đặc biệt bất công
 Dám xin bỏ dứt rộng dung dân lành
 Ba xin rộng phép học hành
 Mở mang kỹ nghệ tập tành công thương
 Bốn xin được phép hội đàng
 Năm xin nghĩ ngợi nói bàn tự do
 Sáu xin được phép lịch du
 Bốn phương mặc sức năm châu mặc tình
 Bảy xin hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền
Tám xin được cử nghị viên
Qua Tây thay mặt giữ quyền thổ dân
Tám điều cặn tỏ xa gần
Chung nhờ vạn quốc công dân xét tình”
	Năm 1941, sau ba mươi năm xa Tổ Quốc, trở về Pắc Pó Cao Bằng lãnh đạo cách mạng, Người lại làm thơ. Những vần thơ viết về cuộc sống của “Dân cày”,“Phụ nữ”, “Kêu gọi thiếu nhi”, “Công nhân”, “ca binh lính”, “ca đội tự về”, “Hòn đá”, “Ca sợi chỉ”, “Con cáo và tổ ong”, “Nhóm lửa” Dù ở thể thơ nào thì cảm xúc thơ vẫn để lại ấn tượng dung dị mà sâu sắc. Người nắm bắt được qui luật vận động của thiên nhiên, quy luật xã hội mà thâu tóm vào trong thơ.
	“Hai mươi tư tháng sáu
	 Lên ngọn núi này chơi
	 Ngẩng đầu mặt trời đỏ
	 Bên suối một nhành mai”
	(lên núi)
	Bài thơ khiến ta nhớ đến những vần thơ Lý Bạch trong Vọng Nguyệt:
	“Cử đầu vọng minh nguyệt
	 Đê đầu tư cố hương”
	Lý Bạch một mình uống rượu, một mình ngắm trăng thấy lòng buồn vì nhớ quê hương, còn Bác ung dung trên ngọn núi cao phóng tầm mắt bao quát cả càn khôn vũ trụ. Một khoảnh khắc bừng mở của bình minh đã dệt nên bức tranh nền gấm chỉ vàng, đã khơi dậy niềm vui, niềm tin của một ngày mới, một tương lai bừng sáng. Ngày 13 tháng 8 năm 1942 Bác lấy tên là Hồ Chí Minh.
	Tháng 8 năm 1942 Bác bị nhà cầm quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam khi người đi công cán ở Trung Quốc. Suốt “mười bốn trăng tê tái gông cùm” nhưng tâm hồn người vẫn “ thơ bay cách hạc ung dung” (Tố Hữu). 134 bài thơ đã làm nên tập “Nhật ký trong tù” nổi tiếng, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. 133 bài thơ không chỉ là những trang nhật ký, mà còn kết tinh của một tâm hồn thi sĩ. Đọc “Nhật ký trong tù”, người đọc như trở về với những tác phẩm của Đường thi nhưng tình cảm thơ, tâm hồn thơ lại rất mới. Không ít những bài thơ như “Chiều tối”, “Giải đi sớm”, “Mới ra tù tập leo núi”, “ngắm trăng” được đánh giá đặt bên thơ Đường, thơ Tống khó phân biệt:
	“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
	 Đối thử lương tiêu nại nhược hà
	 Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
	 Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
	Trong thế giới trống không : không rượu, không hoa, không bạn hiền người trong cuộc vẫn thấy ăm ắp tình thơ, vẫn tìm thấy trăng tri âm tri kỷ, cảm thông và hiểu sâu tận đáy tâm hồn thi sĩ. Dẫu rằng, trăng trong thơ còn lặng lẽ chưa được động đạt như hình ảnh trăng về sau Bác viết ở Việt Bắc.
	Giá trị lớn ở tập “Nhật ký trong tù” là ở sự kết tinh hồn thơ của chiến sĩ và thi sĩ trong một con người của Hồ Chí Minh. Nhà thơ Viên Ưng của Trung Quốc đã nhận định rất chính xác. “Nhật ký trong tù” là tập thơ của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Hay nhà thơ Hoàng Trung Thông cũng đã bày tỏ cảm xúc của mình khi đọc “ Nhật ký trong tù”:
	 “Tôi đọc trăm bài trăm ý
	 Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
	 Vần thơ của Bác vần thơ thép
	 Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”
	Khi cách mạng tháng 8 thành công, rồi những năm đầu kháng chiến chống Pháp, bận trăm công nghìn việc Bác không có thời gian rãnh rỗi cho thơ. Khi chiến dịch Vệt Bắc Thu Đông mở ra, rồi lần lượt các chiến dịch kháng chiến của ta thắng lợi Bác mới lại có thơ. Thơ Bác vừa để động viên tuyên truyền khích lệ nhân dân hăng hái tham gia kháng chiến vừa là niềm vui của Bác với đất nước với cách mạng (cảnh khuya, rằm tháng giêng, tin thắng trận, cảnh rừng Việt Bắc, chúc tết 48, chúc tết 49).
	 “ Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
	 Xuân ngang xuân thủy tiếp xuân thiên
	 Yên ba thâm xứ đàm quân sự
	 Dạ bán qui lai nguyệt mãn thuyền”
	Bài thơ vừa toát lên sắc xuân, sức xuân, tình xuân của một thi sĩ đứng trước đêm trăng đẹp nhất trong năm lại vừa tràn ngập niềm vui của một vị lãnh tụ cách mạng đang đứng trước những thắng lợi của đất nước. Ta vừa bắt gặp cốt cách của một nhà hiền triết phương Đông đang tìm vui bầu bạn với cảnh rừng sâu lại có cả một chiến sĩ đang suy tư vì việc nước.
	Sau này khi đất nước hòa bình một nửa, Bác có ít làm thơ hơn , chủ yếu thơ chúc tết, thơ viết cho thiếu nhi. Hầu như năm nào Bác cũng có thơ chức tết, thơ nhìn lại những thắng lợi năm cũ và hướng về nhiệm vụ năm mới
	"Năm qua thắng lợi vẻ vang
	 Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
	 Vì độc lập vì tự do
	 Đánh cho Mĩ cút đánh cho Ngụy nhào”
	( Mừng xuân 1969)
Thơ Hồ Chí Minh nhìn lại những chặng đường sẽ thấy, Bác không dành nhiều thời gian cho thơ. Người sử dụng đa dạng thể thơ, phong phú về đề tài, phong phú về giọng điệu, lời thơ giản dị dễ hiểu ngay cả những bài thơ chữ Hán. Ở người thơ vừa viết cho mình vừa viết để tuyên truyền cách mạng. Cổ điển và hiện đại, hiện thực và trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ gắn kết trong thơ Hồ Chí Minh. Những tố chất ấy đã làm nên một hồn thơ lớn của dân tộc, một phong cách độc đáo trong nền thơ ca Việt Nam.
 II- THƠ VỀ BÁC HỒ :
Cho đến nay chưa có thống kê nào cụ thể về số lượng những bài thơ viết về Bác. Cũng không ai dám quả quyết bài thơ nào, tác giả nào viết về Bác sớm nhất.
Có lẽ thơ viết về Bác xuất hiện nhiều từ năm 1945, khi Người đã là Chủ Tịch Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, với những tên gọi thân thương, trìu mến: Hồ Chí Minh, Người lính già, Người cha già dân tộc, Bác Hồ.
Năm 1951, giữa lúc chiến trường ác liệt, Tố Hữu đã viết “Sáng tháng năm”. Tố Hữu tâm sự: ôÂng viết bài thơ này khi lần đầu tiên ở Việt Bắc được Bác gọi đến;cảnh Việt Bắc đầu hè trời trong sáng, bốn bề một màu xanh ngút mắt; con đường đến chổ Bác ở men theo một dòng suối trong vắt mát lạnh, hai bên bờ là những nương ngô xanh mướt. Cảnh vật và tình cảm nồng ấm của lãnh tụ đã khơi hứng cho bài thơ: 
	 	“Vui sao một sáng tháng năm
	 Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ
	 Suối dài xanh nướt nương ngô
	 Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn”
Bác gọi Tố Hữu vào bắt tay, bàn tay nồng ấm của Người đã truyền cảm giác gần gũi, thân tình như tình cha với con.
	“Bàn tay con nắm tay cha
	 Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng
	 Bác ngồi đó lớn mênh mông
	 Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non” 
	Tố Hữu về s ... âu
	Lả lả cành hoang nắng trở chiều
	Một thoáng cảnh chiều hoang vắng như bao trùm cảnh vật. Lòng người như chống chếnh mất vẻ an bằng. Toàn bộ cái thần của hai câu thơ là ở những cặp từ láy vì chúng vừa mô tả được những đường nét dáng điệu mềm mại nhỏ nhắn sẽ sàng của cảnh vật, vừa tạo nên nhạc điệu quyến luyến êm dịu của câu thơ. Nói như Hoài Thanh “ cảnh như muốn theo lời thơ mà tan ra. Nó chỉ mất một lý rõ ràng để được thêm rất nhiều thơ mộng”. Bài thơ cũng thể hiện con người “lần đầu rung động nỗi thương yêu”.“Anh” ,“êm” trong bài thơ lúc nào cũng sóng đôi, từ ý đến lòng, đến bước chân đều qua hòa tuyệt diệu.
	Em bước điền nhiên không vướng chân
	Anh đi lững đững chẳng theo gần
	Cả hai như sợ đau thu, động thu, như sợ tơ duyên đất trời khẽ đứt. Lặng lẽ nhưng vẫn rộn ràng, cách xa nhưng vẫn thầm hiểu. Tuy nói “ điềm nhiêm” nhưng cả anh và em đã mất đi vẻ điềm nhiên.
	Hai khổ cuối là khoảnh khắc hoàng hôn vội vã và lòng người thúc dục. Cái từ láy âm, các từ láy âm, các động từ, tính từ diễn tả tài tình:
	Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con còn trên ruộng cánh phân vân
Chin nghe trời rộng giang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.
	Hoàng hôn buông dần, cảnh hối hả, trống vắng, cô đơn. Hình ảnh cánh cò trong thơ rất mới bởi cách cảm của tác giả. Con cò không bị hòa tan vào vũ trụ, nó phân vân, con cò vận động toàn thân nhưng chỉ diễn ra bên trong, có sự ngập ngừng do dự Kết thúc bài thơ khởi thức một niềm hoa lạc của một trái tim luôn sục sôi tràn đầy.
	Lòng anh thôi đã cưới lòng em
	Sự tương giao của đất trời đã tạo nên sự giao hòa giữa anh và em. Câu thơ bập bẹ, hồn nhiên, vụng dại.
	Như thế ta đã hiểu được vì sao tiêu đề bài thơ lại là “ thơ duyên”.
Huy Cận
Thơ Huy Cận có cái hồn xưa của Đất Nước của tổ tiên: Thơ Huy Cận ão não. Nỗi buồn tỏa ra từ khắp không gian trùm lên khắp thời gian, thấm sâu vào từng câu, từng chữ. Đất trời càng bao la, Huy Cận càng cô đơn. Nỗi buồn Huy Cận thường lặng lẽ, âm thầm lan tỏa mênh mông. Huy Cận là nhà thơ mới còn rất cô điển ở cách nhìn không gian: vũ trụ toàn khối vĩnh cửu, vô tận, vô cùng.
“Tràng Giang”
Mỗi khổ thơ là một không gian mênh mông vô biên, toàn bài thơ sự vô biên mênh mông tăng dần. Cả bài thơ là nỗi buồn của sự lẻ loi cô đơn, của sự hoang vắng. Cuối bài thơ là cuộc trốn chạy khỏi nỗi cô đơn.
Bài thơ mở ra bằng cảnh sông dài, trời rộng, cảnh chia lìa trống vắng, bởi “thuyền và nước lại sầu trăm ngả củi một cành khô lạc mấy dòng”. Tiếng theo bên sông có chợ, có lòng, có bến nhưng cảnh vật thưa thớt, vắng lặng đến hắt hui, sự trống vắng cả bầu trời mặt đất, cả dòng sông, bến đò Hai bên bờ sông cách trở, không đò, không cầu, không người, cứ chia lìa lặng lẽ muốn tìm một sự thân mật gần gũi nhưng không có được. Khép lại bài thơ là khoảnh khắc hoàng hôn rất cổ điển ở lối miêu tả và lối cảm xúc. Cảnh chiều càng cao, rộng trong sáng càng chia lìa. Sông càng rộng, càng nhiều con sóng lăn tăn từ xa vào bờ thì nỗi nhớ quê càng day dứt. Huy Cận nói không cần khói hoàng hôn cũng nhớ nhà nhưng thực ra đã mang hết nỗi buồn về cảnh sông nước chiều tà mà nỗi buồn về nhân thế, về sự cô đơn lẻ loi của những con người trong thời cuộc.
Bài thơ chủ yếu những hình ảnh cổ điển quen thuộc như “thuyền”, “nước”, “ trời”, “bến”, “bèo”, “mây”, “chim”. Nhưng cũng không ít những hình ảnh đời thường gần gũi bình dị như “củi”, “cồn”, “ bờ xanh”, “bãi vàng” câu thơ “củi một cành khô lạc mấy dòng” được coi là sáng tạo độc đáo của nhà thơ, bởi lẻ nó không chỉ gợi sự lạc lỏng, vô định vô hướng của con người giữa dòng sông của cuộc đời mà còn gợi cả kiếp người trôi nổi ( Nhà thơ đã nhiều lần dũng “gỗ”, “ bèo”, cuối cùng chọn tù “ củi”).
Cả bài thơ giàu chất tạo hình, liên tưởng, tưởng tượng phong phú, nhưng khó có thể quên được những vần thơ:
“Nắng xuống trời lên, sâu chót vót
 Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”
“ Lớp lớp mây cao đàn núi bạc
 Chim nghiênh cánh nhỏ bóng chiều sa”
	Động từ, tính từ, từ láy, đối lập, nhịp điệu ở các câu thơ rất hiệu quả; nhịp nhàng, thơ mộng, trong sáng nhưng vẫn cứ trống vắng, chia lìa, lạnh lẽo.
9. Anh Thơ
9.1. Thơ của Anh Thơ chỉ quen lối tả cảnh, tả những cảnh bình thường xung quanh làng quê: Tập bức tranh quê chỉ là bức ảnh. Thơ của Anh Thơ đã đem đến một tiếng thơ điềm nhiên có phần dửng dưng, bình tĩnh. Ngòi bút của Anh Thơ đã dựng lên cả một thế giới quê tĩnh lặng, thanh thản nhiều khi mang tâm trạng ngẩn ngơ, cả một chút buồn vư vơ.
9.2. “Chiều Xuân”
	Ba khổ thơ của bài thơ với ba khoảng không gian đặc trưng : Trên bến vắng, ngoài đường đê, trong ruộng lúa.
Mưa đổ bụi êm êm trên ruộng lúa
Đò biếng lười nằm mặc bến vắng
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió
Những trâu bò tung thả cúi ăn mưa
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa 
	Đây là khoảnh khắc chiều xuân của nông thôn Việt Nam, của vùng đồng bằng Bắc bộ.
	Chiều Xuân mang nhịp sống thong thả, yên bình. Anh Thơ đã gạt ra ngoài những ồn ào, những chấn động mạnh mà tìm đến những gì tĩnh lặng trong sáng qua những từ láy, tính từ miêu tả. Một thế giới quê tĩnh lặng, thanh thản, yên bình, thậm chí ngẩn ngơ, buồn vu vơ được hiện ra. Thiên nhiên đẹp nhưng ngưng đọng bất biến. Có thể thấy đặc điểm này của Anh Thơ khác với Xuân Diệu.
	“Chiều Xuân” là một bức tranh sáng trong nền thơ mới Việt Nam.
10. Tế Hanh
10.1. Thơ Tế Hanh có tiếng nói khỏe khắn: Tế Hanh đã làm rung động người đọc về một miền quê ở miền Trung. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới thật gần gũi: một vùng quê hương ven biển. Thơ ông nồng nàn tha thiết.
10.2. Quê hương
	Hình ảnh làng chài lưới hiện ra như hòn đảo bị bao vây bởi màu trắng của nước
	Lòng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
	Nước bao vây cánh biến nửa ngày sông
	Cảnh ra khơi có thiên nhiên ( trời trong, gió nhẹ, mai hồng). Tâm hồn những chàng trai mạnh mẽ hăng say. Hình ảnh con thuyền là hoán dụ biểu tượng có sức sống của hồn quê (băng như con Tuấn mã, phăng mái chèo, cánh buồm trương, rướn thân trắng). Cánh buồm no gió là hình ảnh đẹp nhất, đó là hồn làng.
	Cảnh trở về nhộn nhịp, ồn ào tấp nập. Cảnh ra đi được tập trung miêu tả ở màu sắc , hình ảnh, cảnh trở về được miêu tả đọng âm thanh. Những cụm từ “ồn ào”, “tấp nập”, “đầy ghe” là cảnh phơi phới của dân chài.
	Nổi bật lên trong khung cảnh làng chài là những dân chài. Những người dân cường tráng như những bức tượng đồng. Những con người này đứng trước cảnh “cá đầy ghe” vần im lặng trầm tư. Chính lúc cần vui họ lại buồn “cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Có phải một quá khứ không cất mình lên được mà khiến họ trầm tư. Câu thơ quan sát con thuyền, liên tưởng số phận rất tinh tế:
	Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
	Nghe chất muối thấm dần trong nhớ vỏ
	Con thuyền nhu con người cũng vất vả nắng mưa, cũng có cuộc đời riêng của nó.
	Đoạn cuối bài thơ là nỗi niềm xa quê, ký ức hiện về trong thị giác là tưởng tượng nhưng ký ức qua khứu giác lại rất gần:
	“Tôi nghe nhớ cái mùi, nồng mặn quá”
	Hồn Tế Hanh bị bao vây bằng cái mùi nồng mặn rất riêng này cũng như quê ông được bao vây bằng bốn bề sông nước. Cái vị mặn của muối thấm sâu dần là vị mặn của quê của biển với nhà thơ.
IV. THIÊN NHIÊN – NÉT ĐẸP CỦA THƠ MỚI
1. Thiên nhiên trong thơ mới thể hiện một cách cảm mới, cách nhìn mới của thi nhân
	Thiên nhiên trong thơ cổ ước lệ, nhà thơ thường mượn thiên nhiên để bày tỏ tâm trạng của mình. Các nhà nho thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp. Không gian trong thơ trung đại chú ý đến làng quê cổ truyền, chú ý đến không gian vĩnh cửu toàn khối. Thời gian với họ có chảy trôi nhưng tuần hoàn.
	Thiên nhiên ở thơ mới cụ thể sống động, tươi nguyên, sắc màu trẻ trung tươi nói, thường là cảnh vật quanh ta. Quan niệm thẩm mỹ lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp, không gian bị chia cắt vỡ vụn ra, thời gian theo nhịp sống của con người. Thiên nhiên đã trở thành đối tượng để con người hưởng thụ.
2. Thiên nhiên trong thơ mới vận động không ngừng
	Trong thơ trung đại do quan niệm lấy cái tình làm gốc của động cho nên mọi bức tranh thiên nhiên đều tĩnh lặng, cảnh vật thường đứng im.
	Trong thơ mới, thiên nhiên và con người tìm đến nhau. Cá nhân nhà thơ luôn thao thức nên thiên nhiên luôn vận động: không gian vận động, cảnh vật biến chuyển, thời gian trôi chảy”
3. Thiên nhiên trong thơ mới có nhiều sắc điệu
	Sắc điệu thiên nhiên chi phối bởi cách nhìn chi phối bởi cách nhìn, cá tính nhà thơ. Trong thơ Xuân Diệu cảnh vật xanh non biếc rờn trẻ trung tươi rói; trong thơ Hàn khi tươi sáng xanh non nhưng lúc là nhòe đi trong sương khói không gian thời gian; trong thơ Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ thiên nhiên làng quê, cuộc sống đẹp trinh nguyên; trong thơ Huy Cận lại chia lìa xa cách
	Thiên nhiên trong thơ mới có những bài buồn nhưng có những bài vui, đoạn vui. Thiên nhiên được bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của tác giả.
* Kết luận:
1. Thơ mới thuộc trào lưu sáng tác lãng mạn 1930 – 1945 để phân biệt với thơ cũ và thơ sau này.
2. Thơ mới có những đóng góp lớn cho nền thơ ca dân tộc và nó nằm trong nguồn mạch dân tộc. Thơ mới chuẩn bị cho sự phát triển của thơ ca dân tộc sau này.
* Lưu ý: Bài này có sử dụng tư liệu của Tiến Sỹ Chu Văn Sơn, ĐHSP1HN

Tài liệu đính kèm:

  • doctho Bac Ho.doc