Ngữ văn 9 - Cách phân tích một khổ thơ bài thơ) Con ở miền nam ra thăm lăng Bác / Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát / Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam / Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Ngữ văn 9 - Cách phân tích một khổ thơ  bài thơ) Con ở miền nam ra thăm lăng Bác / Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát / Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam / Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

CÁCH PHÂN TÍCH MỘT KHỔ THƠ ( BÀI THƠ)

Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác

 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc thành kính, thiêng liêng của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác (câu nêu luận điểm hay con gọi là câu chủ đề). Bài thơ mở đầu bằng một cách gọi hết sức quen thuộc “Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác”. Cách xưng hô “con” gọi “Bác” vừa tạo ra sự gần gũi, thân thiết như người trong gia đình vừa tạo ra không khí thiêng liêng, thành kính. Nhưng “ra thăm” chứ không phảI ra viếng dù biết rằng Bác đã ra đI vĩnh viễn, dùng từ “thăm” là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ nhằm giảm bớt sự đau thương, mất mát trước sự ra đI của Bác. Cách xưng hô như thế còn tạo ra tam lí Bác như còn sống , mãI trong tráI tim hàng triệu con người Việt Nam . Miền Nam là nơI xa xôI cách trở nhưng nhà thơ vẫn ra thăm lăng Bác, điều này thể hiện lòng khát khao cháy bỏng được gặp Bác của nhà thơ cũng như hàng triệu con người Việ Nam.

Nhan đề bài thơ là “viếng lăng Bác” nhưng ở câu đầu tiên Viễn Phương lại viết “con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác”. “viếng ” là thắp hương cho một linh hồn đã mất còn “thăm ” là gặp gỡ và trò chuyện với một người còn sống. Rõ ràng trong suy nghĩ của nhà thơ Bác vẫn còn sống nhưng sự thật là Bác đã ra đI vĩnh viễn. Đó là nỗi đau lớn, mất mát lớn và là niềm tiếc thương vô hạn của cả dân tộc. Biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh kết hợp với giọng thơ tha thiết, thành kính nhằm giảm bớt sự đau thương mất mát đó. (phân tích nghệ thuật)

Cảnh vật đầu tiên mà nhà thơ nhìn thấy là “hàng tre bát ngát” trong sương. Có lẽ nhà thơ vào viếng lăng Bác từ rất sớm thì mới thấy được hàng tre bát ngát trong sương sớm. Hàng tre vừa là hình ảnh thực vừa là vừa là hình ảnh tượng trưng. Mỗi lần vào viếng lăng Bác, mọi người đều có thể nhìn thấy hàng tre được trồng xung quanh lăng nhưng hàng tre ấy còn tượng trưng cho xứ sở, con người Việt Nam kiên cường, bất khuất . Hàng tre ấy đã từng chịu nhiều “bão táp mưa sa” nhưng vẫn kiên cường, bất khuất, không chịu gục ngã vẫn “đứng thẳng hàng”. Từ cảm thán “ôi” được đặt đầu câu thơ vừa thể hiện sự cảm phục của nhà thơ vừa bộc lộ cảm xúc của một người lần đầu tiên ra thăm lăng Bác.

 

doc 1 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1380Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Cách phân tích một khổ thơ bài thơ) Con ở miền nam ra thăm lăng Bác / Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát / Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam / Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách phân tích một khổ thơ ( bài thơ)
Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác
 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc thành kính, thiêng liêng của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác (câu nêu luận điểm hay con gọi là câu chủ đề). Bài thơ mở đầu bằng một cách gọi hết sức quen thuộc “Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác”. Cách xưng hô “con” gọi “Bác” vừa tạo ra sự gần gũi, thân thiết như người trong gia đình vừa tạo ra không khí thiêng liêng, thành kính. Nhưng “ra thăm” chứ không phảI ra viếng dù biết rằng Bác đã ra đI vĩnh viễn, dùng từ “thăm” là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ nhằm giảm bớt sự đau thương, mất mát trước sự ra đI của Bác. Cách xưng hô như thế còn tạo ra tam lí Bác như còn sống , mãI trong tráI tim hàng triệu con người Việt Nam . Miền Nam là nơI xa xôI cách trở nhưng nhà thơ vẫn ra thăm lăng Bác, điều này thể hiện lòng khát khao cháy bỏng được gặp Bác của nhà thơ cũng như hàng triệu con người Việ Nam.
Nhan đề bài thơ là “viếng lăng Bác” nhưng ở câu đầu tiên Viễn Phương lại viết “con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác”. “viếng ” là thắp hương cho một linh hồn đã mất còn “thăm ” là gặp gỡ và trò chuyện với một người còn sống. Rõ ràng trong suy nghĩ của nhà thơ Bác vẫn còn sống nhưng sự thật là Bác đã ra đI vĩnh viễn. Đó là nỗi đau lớn, mất mát lớn và là niềm tiếc thương vô hạn của cả dân tộc. Biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh kết hợp với giọng thơ tha thiết, thành kính nhằm giảm bớt sự đau thương mất mát đó. (phân tích nghệ thuật)
Cảnh vật đầu tiên mà nhà thơ nhìn thấy là “hàng tre bát ngát” trong sương. Có lẽ nhà thơ vào viếng lăng Bác từ rất sớm thì mới thấy được hàng tre bát ngát trong sương sớm. Hàng tre vừa là hình ảnh thực vừa là vừa là hình ảnh tượng trưng. Mỗi lần vào viếng lăng Bác, mọi người đều có thể nhìn thấy hàng tre được trồng xung quanh lăng nhưng hàng tre ấy còn tượng trưng cho xứ sở, con người Việt Nam kiên cường, bất khuất . Hàng tre ấy đã từng chịu nhiều “bão táp mưa sa” nhưng vẫn kiên cường, bất khuất, không chịu gục ngã vẫn “đứng thẳng hàng”. Từ cảm thán “ôi” được đặt đầu câu thơ vừa thể hiện sự cảm phục của nhà thơ vừa bộc lộ cảm xúc của một người lần đầu tiên ra thăm lăng Bác. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDOAN vieng lang Bac.doc