Ngữ văn 9 - Cảm nhận về nhận vật bé Thu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà"

Ngữ văn 9 - Cảm nhận về nhận vật bé Thu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà"

Không biết bao nhiêu tác phẩm, bao nhiêu nhân vật mà tôi đã được học và được đọc nhưng có lẽ đoạn trích “chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng không thể nào quên. Đặc biệt là nhân vật bé Thu. Đó là em bé hồn nhiên ngây thơ, cứng cõi và có tình yêu ba sâu sắc, mãnh liệt.

Luận điểm 1: Cảm nhận đầu tiên đó là Thu là một em bé hồn nhiên, ngây thơ và có cá tính mạnh mẽ. Nguyễn Quang Sáng thật tài tình khi đặt nhân vật vào một tình huống gay cấn. Đó là cái lần đầu tiên sau tám năm xa cách, ông Sáu trở về thăm quê hương và gia đình. Thuyền chưa cập bờ nhưng ông Sáu đã vội bước xuống để được ôm con vào lòng, dù chưa chắc chắn đó là con anh nhưng trực giác đã mách cho anh biết điều đó khi ông Sáu vừa bước xuống thuyền định ôm chầm lấy con thì bé Thu giật mình, tròn mắt ngơ ngác và kêu thét lên. Tôi không phải là ông Sáu nhưng tôi cũng cảm nhận được sự thất vọng và có phần đau xót của ông. Chưa dừng lại ở đó, càng đọc ta lại càng thấy bé Thu bộc lộ sự cứng cỏi và hồn nhiên, ngây thơ của mình. Trong suốt ba ngày ở nhà với con, ông Sáu không hề đi đâu xa và làm mọi điều để bé Thu nhận ra ba nhưng tiếng gọi ba vẫn không được cất lên từ con bé. Ngược lại khoảng cách cha - con ngày càng được tạo ra xa hơn. có những lúc Thu rơi vào tình huống khó xử mà tưởng chừng như bất khả kháng để buộc em phải cất tiếng gọi “ba” đó là lúc nồi cơm sôi, vì nó quá to nên em không thể tự chắt nước được,Cảm nhận đọc đến đây, tôi cũng nghĩ thế nào Thu cũng phải gọi tiếng “ba” thôi nhưng người đọc bất ngờ khi tiếng ba vẫn không được cất lên từ miệng con bé. Em nhìn ông Sáu như muốn nhờ cậy nhưng lại gọi bằng những câu trống không “cơm sôi rồi chắt nước giùm cái” rồi đến giờ ăn em mời ông Sáu theo kiểu “vào ăn cơm” và khoảng cách cha con được đẩy ra xa nhất khi trong bữa cơm, ông Sáu gắp trứng cho em thì em hất tung cái trứng ra khỏi chén và bỏ chạy về bà ngoại. Cảm nhận Nhiều người cho rằng, em hư, ương bướng và cố chấp. Nhưng càng đọc, càng tìm hiểu tác phẩm tôi càng thấy những hành động của em không hư, cũng không cố chấp và tất cả những hành động kia lại xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa mà chỉ có em mới biết.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Cảm nhận về nhận vật bé Thu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cảm nhận về nhận vật bé Thu trong truyện ngắn "chiếc lược ngà"
Không biết bao nhiêu tác phẩm, bao nhiêu nhân vật mà tôi đã được học và được đọc nhưng có lẽ đoạn trích “chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng không thể nào quên. Đặc biệt là nhân vật bé Thu. Đó là em bé hồn nhiên ngây thơ, cứng cõi và có tình yêu ba sâu sắc, mãnh liệt.
Luận điểm 1: Cảm nhận đầu tiên đó là Thu là một em bé hồn nhiên, ngây thơ và có cá tính mạnh mẽ. Nguyễn Quang Sáng thật tài tình khi đặt nhân vật vào một tình huống gay cấn. Đó là cái lần đầu tiên sau tám năm xa cách, ông Sáu trở về thăm quê hương và gia đình. Thuyền chưa cập bờ nhưng ông Sáu đã vội bước xuống để được ôm con vào lòng, dù chưa chắc chắn đó là con anh nhưng trực giác đã mách cho anh biết điều đó khi ông Sáu vừa bước xuống thuyền định ôm chầm lấy con thì bé Thu giật mình, tròn mắt ngơ ngácvà kêu thét lên. Tôi không phải là ông Sáu nhưng tôi cũng cảm nhận được sự thất vọng và có phần đau xót của ông. Chưa dừng lại ở đó, càng đọc ta lại càng thấy bé Thu bộc lộ sự cứng cỏi và hồn nhiên, ngây thơ của mình. Trong suốt ba ngày ở nhà với con, ông Sáu không hề đi đâu xa và làm mọi điều để bé Thu nhận ra ba nhưng tiếng gọi ba vẫn không được cất lên từ con bé. Ngược lại khoảng cách cha - con ngày càng được tạo ra xa hơn. có những lúc Thu rơi vào tình huống khó xử mà tưởng chừng như bất khả kháng để buộc em phải cất tiếng gọi “ba” đó là lúc nồi cơm sôi, vì nó quá to nên em không thể tự chắt nước được,Cảm nhận Ú đọc đến đây, tôi cũng nghĩ thế nào Thu cũng phải gọi tiếng “ba” thôi nhưng người đọc bất ngờ khi tiếng ba vẫn không được cất lên từ miệng con bé. Em nhìn ông Sáu như muốn nhờ cậy nhưng lại gọi bằng những câu trống không “cơm sôi rồi chắt nước giùm cái”rồi đến giờ ăn em mời ông Sáu theo kiểu “vào ăn cơm”và khoảng cách cha con được đẩy ra xa nhất khi trong bữa cơm, ông Sáu gắp trứng cho em thì em hất tung cái trứng ra khỏi chén và bỏ chạy về bà ngoại. Cảm nhận Ú Nhiều người cho rằng, em hư, ương bướng và cố chấp. Nhưng càng đọc, càng tìm hiểu tác phẩm tôi càng thấy những hành động của em không hư, cũng không cố chấp và tất cả những hành động kia lại xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa mà chỉ có em mới biết. 
Từ ngày ông Sáu đi xa, Thu mới một tuổi và em chỉ được nhìn cha qua tấm ảnh chụp chung với mẹ, còn người đang đứng trước mặt em và tự nhận là cha kia lại có một vết thẹo dài trên má nên em có quyền nghi ngờ cũng không có gì là lạ. Đặc biệt với một em bé tám tuổi thì điều đó càng dễ hiểu hơn Cảm nhận Ú Đến đây, tôi vừa thương bé Thu sớm phải sống thiếu tình cảm của cha vừa thông cảm cho em. Dù là người khó tính đến mấy cũng có chung với suy nghĩ của tôi. Cái hồn nhiên, ngây thơ của em chính là ở đó. Em chỉ nhận ba khi biết chắc chắn đó là ba của mình mà không một chút nghi ngờ hay nói đúng hơn là em chỉ nhận người ba chụp chung với nó trong tấm hình. Hành động của bé Thu đáng thương chứ không đáng giận, đáng yêu chứ không đáng trách vì nó xuất phát từ lòng yêu ba sâu sắc của em. nghệ thuật õ Nguyễn Quang Sáng thật tài tình khi nắm bắt tâm lí trẻ em một cách tinh tế và sâu sắc. 
	Luận điểm 2: Không chỉ là một em bé hồn nhiên ngây thơ, Thu còn là người có tình yêu cha sâu sắc và chân thật. Sau cái đêm ở bà ngoại về, tâm trạng của em hoàn toàn khác hẳn. Em không ương ngạnh như trước mà "vẽ mặt nó có cái gì hơi khác "đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẽ nghĩ ngợi sâu xa". Nhận xét õ Điều đú cho thấy trong tõm hồn đứa trẻ nhạy cảm như Thu đó cú ý thức về cảm giỏc chia li, giõy phỳt này em thốm biểu lộ tỡnh yờu với ba hơn hết, nhưng sự õn hận về những gỡ mỡnh đó làm ba buồn khiến em khụng dỏm bày tỏ. Câu nói "thôi ba đi nghe con" đã khiến cho em không kiềm chế được cảm xúc. Tình cảm cha con bấy lâu nay bổng trỗi dậy, nó thét lên "ba bakhông cho ba đi nữa" và dang tay ôm chặt lấy ba nó rồi hôn lên tóc, hôn lên cổ và hôn lên cả vết thẹo dài trên má ba nó. Nguyễn Quang Sáng đã để cho Thu cất tiếng thét hai lần. bình luận Ú Nếu như tiếng thét ở đầu truyện là tiếng thét hốt hoảng, sợ hãi, tiếng thét chạy trốn, tiếng thét kiếm tìm sự che chở thì tiếng thét ở cuối truyện lại là tiếng thét của tình yêu thương, hạnh phúc và niềm sung sướng đến tột cùng, Nhận xét õ Tiếng gọi thõn thương ấy đứa trẻ nào cũng gọi đến thành quen nhưng với cha con Thu là nỗi khỏt khao của 8 năm trời xa cỏch thương nhớ. Đú là tiếng gọi của trỏi tim, của tỡnh yờu trong lũng đứa bộ 8 tuổi mong chờ giõy phỳt gặp ba. Thì ra sau cái đêm ở bà ngoại về, Thu đã được bà ngoại giải thích cái vết thẹo trên mặt ba nó là do thằng Tây bắn bị thương. Bé Thu nghe lời bà nó kể, nó nằm im lăn lộn và thở dài như người lớn. Cảm nhận Ú Dường như em đã nhận ra lỗi lầm và ân hận vì đã có thái độ không đúng với ba nó.Thì ra bé Thu cương quyết không nhận cha cũng xuất phát từ lòng yêu cha mà thôi và ta càng cảm thông và tha thứ cho em. Nhận xét Như vậy, trong lũng cụ bộ, tỡnh yờu dành cho ba luụn là một tỡnh cảm thống nhất, mónh liệt. Dự cỏch biểu hiện tỡnh yờu ấy thật khỏc nhau trong hai hoàn cảnh, nhưng nú vẫn xuất phỏt trừ một cội nguồn trong trỏi tim đứa trẻ luụn khao khỏt tỡnh cha. Cảm nhận Ú Nếu ai đó thấy cảnh bé Thu “hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ ba ” rồi “dang cả hai chân câu chặt lấy ba nó” thì chắc chắn sẽ không khỏi xúc động rơi nước mắt . Vậy mà ngờ đâu cái lần chia tay ấy, anh Sáu mãi mãi đi xa, bé Thu mãi mãi không còn được gặp người cha thân yêu của mình nữa. Cảm nhận Ú Có lẽ sau ngày chia tay với ba, em vẫn ngày đêm chờ tin cha, ngày đêm mong cha trở về, vẫn sáng ra trước hiên nhà nhìn về phía xa xăm – nơi mà em vẫn nghĩ sẽ có ba ở đó.
	 Tuy chỉ được đọc một đoạn trích nhưng truyện đã mang đến cho tôi một chân trời cảm xúc, một cái nhìn mới về cuộc sống và tình cảm cha con trong hoàn cảnh chiến tranh. Có lẽ các bạn đã được học rất nhiều tác phẩm viết về tình phụ tử như: “ nói với con” “ lão hạc”nhưng tôi tin rằng bạn sẽ có được những cảm nhận sâu sắc khi đọc “chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Ông không chỉ thành công trong cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ, lựa chọn ngôi kể phù hợp, sử dụng ngôn ngữ đối thoại mà còn rất thành công trong cách miêu tả tâm lí nhân vật, nhất là nhân vật trẻ em. 
Cảm nhận Ú Câu chuyện “chiếc lược ngà” không chỉ là câu chuyện về tình phụ tử trong hoàn cảnh chiến tranh, qua đó Nguyễn Quang Sáng còn gián tiếp tố cáo, lên án chiến tranh. Chính chiến tranh là nguyên nhân dẫn đến tất cả. Tôi nghĩ “giá như không có chiến tranh” “tại sao chúng ta không sống hoà bình ?”chính chiến tranh đã khiến cho cha con bé Thu xa cách, cũng chính nó gay ra vết thẹo trên má của ông Sáu và rồi chiến tranh đã cướp đi vĩnh viễn người cha thân yêu của bé Thu mà bây lâu em vẫn tôn thờ và kính trọng. ôi chiến tranh thật khủng khiếp! Nhưng chiến tranh có thể tàn phá, xóm làng, nhà cửa và gây chết chóc đau thương nhưng nó không thể chia cắt được tình cha con ngược lại nó càng làm cho tình cảm ấy trở nên thiêng liêng và bền chặt hơn. Tình phụ tử thiêng liêng mãi không chết, nó mãi mãi trường tồn với thời gian. Xin được cảm ơn nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã cho chúng tôi – những người sống được may mắn sống trong hoà bình hiểu thêm về sự tàn khốc và mất mát đau thương do chiến tranh gây ra. Và chúng ta phải suốt đời ghi nhớ công ơn của những con người đã ngã xuống vì hoà bình hạnh phúc cho hôm nay.

Tài liệu đính kèm:

  • docbe thu.doc