Ngữ văn 9 - Câu hỏi về Nguyễn Du và truyện Truyện Kiều

Ngữ văn 9 - Câu hỏi về Nguyễn Du và truyện Truyện Kiều

Câu hỏi về Nguyễn Du và truyện Truyện Kiều.

1/ Nêu sơ lược về tiểu sử cuộc đời Nguyễn Du:

• Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765 – 1820), quê ở tỉnh Hà Tĩnh.

• Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học.

• Nguyễn Du sống trong thời đại đầy biến động dữ dội.

• Nguyễn Du đã sống một cuộc đời bi kịch. Xuất thân trong gia đình giàu sang nhưng cuộc sống lại lưu lạc, tha hương. Bi kịch lớn nhất của ông là phải chấp nhận cuộc đời triền miên buồn chán, không có một hoạt động say sưa và nhất quán vì lí tưởng nào cả.

• Nói chung, Nguyễn Du nhìn đời với con mắt của một người đứng giữa dông tố cuộc đời và điều đó khiến tác phẩm của ông hàm chứa một chiều sâu hiện thực và nhân đạo chưa từng có trong thơ văn Việt Nam.

2/ Nêu sơ lược về các tác phẩm chính của Nguyễn Du:

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, ông đã để lại nhiều thành tựu kiệt xuất về văn chương:

+ Về thơ chữ Hán, Nguyễn du có ba tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.

+ Về thơ chữ Nôm, ông có hai kiệt tác Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh.

Nói chung, các tác phẩm của Nguyễn Du đều rất đặc sắc, ở thể loại nào ông cũng đạt được sự hoàn thiện ở trình độ cổ điển.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1342Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Câu hỏi về Nguyễn Du và truyện Truyện Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi về Nguyễn Du và truyện Truyện Kiều.
1/ Nêu sơ lược về tiểu sử cuộc đời Nguyễn Du:
• Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765 – 1820), quê ở tỉnh Hà Tĩnh. 
• Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học. 
• Nguyễn Du sống trong thời đại đầy biến động dữ dội. 
• Nguyễn Du đã sống một cuộc đời bi kịch. Xuất thân trong gia đình giàu sang nhưng cuộc sống lại lưu lạc, tha hương. Bi kịch lớn nhất của ông là phải chấp nhận cuộc đời triền miên buồn chán, không có một hoạt động say sưa và nhất quán vì lí tưởng nào cả. 
• Nói chung, Nguyễn Du nhìn đời với con mắt của một người đứng giữa dông tố cuộc đời và điều đó khiến tác phẩm của ông hàm chứa một chiều sâu hiện thực và nhân đạo chưa từng có trong thơ văn Việt Nam. 
2/ Nêu sơ lược về các tác phẩm chính của Nguyễn Du:
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, ông đã để lại nhiều thành tựu kiệt xuất về văn chương: 
+ Về thơ chữ Hán, Nguyễn du có ba tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục. 
+ Về thơ chữ Nôm, ông có hai kiệt tác Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh. 
Nói chung, các tác phẩm của Nguyễn Du đều rất đặc sắc, ở thể loại nào ông cũng đạt được sự hoàn thiện ở trình độ cổ điển. 
3/ Nêu sơ lược về đặc điểm nội dung tác phẩm của Nguyễn Du:
• Nguyễn Du là nhà thơ có khuynh hướng hiện thực sâu sắc. 
+ Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là nhật kí đời sống, nhật kí tâm hồn, phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống. 
+ Nhà thơ còn bày tỏ thái độ mỉa mai và lên án xã hội bất công, đen tối. 
• Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo vĩ đại. 
+ Toàn bộ sáng tác của ông là sự quan tâm sâu sắc tới thân phận con người, đặc biệt là những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. 
+ Đặc biệt, chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du lấy sự khẳng định cuộc sống hạnh phúc trần gian làm nền tảng, đề cao quyền được yêu, được sống của con người, tình thương và lòng đồng cảm của ông đã bao trùm hết mọi kiếp người.
+ Ông còn hết lòng ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người. 
Có thể nói, Nguyễn Du đã vượt qua những ràng buộc của ý thức hệ phong kiếnvà tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người. Đó là tư tưởng sâu sắc nhất mà nhà thơ đem lại cho văn học Việt Nam trong thời của ông. 
4/ Nêu sơ lược về đặc điểm nghệ thuật tác phẩm Nguyễn Du:
Về nghệ thuật, ông là người kết tinh những thành tựu văn học chữ Hán và chữ Nôm của dân tộc. 
+ Thơ chữ Hán thể hiện những suy nghĩ sâu sắc của ông về thời đại, giản dị mà tinh luyện, tài hoa, xứng đáng là tác phẩm của một cây đại bút. 
+ Về thơ Nôm, Nguyễn Du sử dụng tài tình hai thể thơ dân tộc lục bát và song thất lục bát. Ông đã làm mới ngôn ngữ văn học Tiếng Việt. 
+ Trong nghệ thuật tự sự, Nguyễn Du đã tổng hợp cá thể loại văn học trước đó, đổi mới thể loại truyện Nôm, nâng tác phẩm lên hàng tiểu thuyết bằng thơ, làm tăng cường chất thơ cho tự sự. 
Nói tóm lại, hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Du đều mang những nét nghệ thuật rất đặc sắc, ông xứng đáng là nhà thơ vị trí hàng đầu của nền văn học trung đại Việt Nam.
5/ Nêu vài nét về sự sáng tạo của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều:
Nguyễn Du viết Truyện Kiều dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Trên cơ sở cốt truyện, nhân vật có sẵn, Nguyễn Du đã có những sáng tạo lớn về nhiều mặt. 
+ Về nội dung, ông đã biến một câu chuyện “tình khổ” thành khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh, tác phẩm nói lên “những điều trông thấy” trong giai đoạn lịch sử biến động cuối Lê – đầu Nguyễn.
+ Về nghệ thuật, Nguyễn Du đã dụng công lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, sự báo oán tàn nhẫn và một số chi tiết dung tục trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân.
- Ông còn thay đổi thứ tự kể và sáng tạo thêm một số chi tiết để tạo ra thế giới nhân vật sống động như thật. 
- Ngoài ra, ông còn biến những sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể. 
- Bên cạnh đó, việc chuyển trọng tâm của truyện từ kể sang biểu hiện nội tâm càng làm cho các nhân vật sống động và sâu sắc hơn. 
+ Về thể loại, Nguyễn Du đã kế thừa các truyền thống nghệ thuật của truyện Nôm, ngâm khúc, thơ trữ tình và ca dao để sáng tạo ra một truyện thơ giàu chất tiểu thuyết và ngôn ngữ. 
Có thể nói, Truyện Kiều là kết tinh rực rỡ của văn học Việt Nam, là niềm tự hào không bao giờ vơi cạn của ngôn ngữ văn học Tiếng Việt đồng thời trở thành một di sản to lớn của văn học nhân loại. 
6/ Nêu vài nét về giá trị nội dung của Truyện Kiều:
Trong văn học trung đại Việt Nam, Truyện Kiều là tác phẩm có giá trị hiện thực, thể hiện một tư tưởng nhân đạo sâu sắc, giàu tính chiến đấu. 
+ Truyện Kiều là bài ca về tình yêu tự do và ước mơ công lí
+ Truyện Kiều là tiếng khóc đứt ruột cho số phận con người. 
+ Tác phẩm còn là bản cáo trạng đanh thép đối với các thế lực đen tối chà đạp lên quyền lợi chính đáng của con người. 
+ Truyện Kiều là tiếng nói “hiểu đời”, hiểu người. 
Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện thái độ quyết liệt của ông đối với hiện thực và thời đại đồng thời cho thấy được nét cao đẹp trong tâm hồn của một nhà thơ nhân đạo. 
7/ Nêu vài nét về giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều:
Truyện Kiều là kết tinh của tài năng bậc thầy và truyền thống văn học dân tộc, là đỉnh cao chói lọi của thể loại truyện Nôm. 
+ Nghệ thuật tiêu biểu trong Truyện Kiều là xây dựng nhân vật sống động, có tính điển hình cao. 
+ Truyện Kiều là mẫu mực của nghệ thuật tự sự và trữ tình bằng thơ lục bát. 
+ Tiếng Việt trong Truyện Kiều là một ngôn ngữ trong sáng, trau chuốt, giàu sức biểu cảm, sáng tạo. 
Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã làm cho tiếng Việt văn học đạt đến trình độ cổ điển, tạo thành giá trị văn chương bất hủ muôn đời.

Tài liệu đính kèm:

  • docCau hoi ve Nguyen Du va Truyen Kieu.doc