Ngữ văn 9 - Chương trình ôn tập Tiếng Việt

Ngữ văn 9 - Chương trình ôn tập Tiếng Việt

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

I – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM

Phương châm nghĩa gốc là kim chỉ hướng, sau đó được mở rộng nghĩa là tư tưởng chỉ đạo hành động.

Phương châm hội thoại là tư tưởng chỉ đạo trong hoạt động hội thoại.

1. Phương châm về lượng

Trong giao tiếp, cần cung cấp cho người tham gia hội thoại lượng thông tin đúng như đòi hỏi của mục đích hội thoại, không được nói thiếu hoặc thừa thông ; đó là phương châm về lượng.

 Nếu lời nói chỉ có những nội dung mà người hỏi đã biết là nói thiếu về lượng thông tin. Nếu nói thừa những điều cần trả lời là nói thừa về lượng thông tin.

2. Phương châm về chất

 Trong giao tiếp, không nói nhưng điều mà mình không tin là đúng. Khi nói nhưng điều không đúng sẽ không có lợi đối với người đối thoại.

 Trong giao tiếp, cũng không nói những điều mà mình không có bằng chứng sát thực vè sẽ làm giảm giệt lực của thông tin, độ tin cậy đối với thông tin sẽ không chắc chắn.

 

doc 20 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 2331Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Chương trình ôn tập Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI 
TIẾNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH 
NGỮ VĂN LỚP 9
(kiến thức và bài tập )
Giáo viên : Hồ Thị Thủy
 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM
Phương châm nghĩa gốc là kim chỉ hướng, sau đó được mở rộng nghĩa là tư tưởng chỉ đạo hành động.
Phương châm hội thoại là tư tưởng chỉ đạo trong hoạt động hội thoại.
1. Phương châm về lượng
Trong giao tiếp, cần cung cấp cho người tham gia hội thoại lượng thông tin đúng như đòi hỏi của mục đích hội thoại, không được nói thiếu hoặc thừa thông ; đó là phương châm về lượng.
	Nếu lời nói chỉ có những nội dung mà người hỏi đã biết là nói thiếu về lượng thông tin. Nếu nói thừa những điều cần trả lời là nói thừa về lượng thông tin.
2. Phương châm về chất
	Trong giao tiếp, không nói nhưng điều mà mình không tin là đúng. Khi nói nhưng điều không đúng sẽ không có lợi đối với người đối thoại.
	Trong giao tiếp, cũng không nói những điều mà mình không có bằng chứng sát thực vè sẽ làm giảm giệt lực của thông tin, độ tin cậy đối với thông tin sẽ không chắc chắn.
II - BÀI TẬP
1. Truyện vui sau đây vị phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Trâu ăn ở đâu?
	Một cậu bé cho trâu ra đồng ăn cỏ. Một lúc sau, cậu ta chạy về nhà vừa khóc, vừa mếu gọi bố:
	- Bố ơi! Trâu nhà ta ăn lúa vị người ta bắt mất rồi.
	Ông bố vội hỏi:
	- Khổ thật! Thế trâu ăn ở đâu?
	Thằng bé đang mếu máo bỗng nhanh nhảu:
	- Dạ trâu ăn ở miệng ạ.
	Ông bố đang tức giận vẫn phải bật cười.
2. Các trường hợp sau đây phê phán người nói vi phạm phương châm hội thoại nào?
	Nói ba hoa thiên tướng; có một thốt ra mười ; nói mò nói mẫm ; nói thêm nói thắt ; nói một tấc lên trời.
3. Trong truyện cười sau đây ai là người phi phạm phương châm hội thoại?
Không phải cháu
Một người đi đường vào một ngôi nhà cạnh đường để xin nước. Sau khi uống nước, khách hỏi chủ nhà:
	 - Anh chị được mấy cháu rồi ạ?
	- Tôi chưa có đứa nào cả.
	- Thế mấy đứa nhỏ đanh chơi ngoài ngõ là con ai vậy?
	- Đó là con đẻ của tôi.
	- Sao lúc nãy bác bảo chưa có đứa nào cả?
	- À, lúc nãy tôi tưởng anh hỏi về cháu.
4. Đặt câu có các thành ngữ liên quan đến các phương châm về lượng và phương châm về chất trong hội thoại.
- Cậu ấy nói đồng quang sang đồng rậm.
- Anh đừng nói thêm nói thắt vào.
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp theo)
3. Phương châm quan hệ
	Khi giao tiếp, cần nói đúng vào để tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. Nếu người giao tiếp nói lạc đề, cuộc hội thoại sẽ không có kết quả.
	Trong giao tiếp, người nhận tin phải nắm được nghĩa thực của câu nói ở người phát tin thì giao tiếp mới có hiệu quả.Ví dụ:
	Hương: - Huệ ơi đi học nào!
	Huệ: - Năm phút nữa mẹ tớ mới về.
	Câu trả lời của Huệ nghĩa là: “Năm phút nữa (mẹ về) mình mới có thể đi học được”. Như vậy nghĩa tường minh câu nói của Huệ không cùng đề tài với câu nói của Hương nhưng nghĩa hàm ẩn mà Huệ muốn trả lời Hương lại cùng để tài với caai nói của Hương.
4. Phương châm cách thức
	Khi giao tiếp, phải chú ý nói ngắn gọn, rõ ràng, tránh cách nói mơ hồ làm giảm hiệu quả giao tiếp. Ví dụ:
	Mẹ hỏi con:
	- Hôm nay con ăn cơm thế nào?
	- Chả ngon lắm mẹ ạ.
	Câu trả lời của con là một câu mơ hồ gây ra sự khó hiểu. Vì có thể hiểu là không ngon miệng lắm, cũng có thể hiểu là chả (nem) ngon lắm.
5. Phương châm lịch sự
Khi giao tiếp, cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. Tế nhị là cách trình bày vấn đề khéo léo, dễ nghe, không xúc phạm người khác. Khiêm tốn là không tự đề cao mình. Tôn trọng người khác à thái độ nhã nhặn khi nói, khi đối thoại với mọi người.
	Phương châm lịch sự yêu cầu mỗi người trong giao tiếp phải giữ được thái thể diện của mọi người và của bản thân.
II – BÀI TẬP
1. Cô Hà là giáo viên và là hàng xóm thân quan của bà Ngân. Thấy cô Hà xách cặp đi qua cổng, bà Ngân đon đả : Cô Hà đi dạy học à? Cô Hà đáp: Chào bà.
Đáp xong cô Hà đi thẳng. Cả hai người không tỏ vẻ băn khoăn gì. Trong trường hợp trên, câu trả lời của cô Hà có vi phạm phương châm quan hệ không? Vì sao?
Gợi ý : là lời chào xã giao – nếu trả lời sẽ bị coi là thừa vì thế câu trả lời không vi phạm PCHTQH
2. Vận dụng phương châm hội thoại để phân tích lỗi và chữa lại cho đúng (nếu có) đối với các trường hợp sau:
a) Với cương vị là Quyền Giám Đốc xí nghiệp, tôi cảm ơn các đồng chí.
b) Thấy bạn đến chậm, Hà liền nói: - Cậu có họ hàng với rùa phải không?
Gợi ý : a/ Vi phạm PCHT về lượng và lịch sự ( Quyền thì không nói là cương vị )
 b/ Vi phạm PC lịc sự. Chữa : nhanh lên cậu, muộn lắm rồi.
Chữa : thay trạng ngữ bằng thay mặt Giám đốc hoặc thay mặt anhy em trong XN.
3. Trong giao tiếp, phép tu từ nào thường được sử dụng để đảm bảo phương châm lịch sự? Cho ví dụ và phân tích ví dụ.
Gợi ý: Đó là phép tu từ nói giảm nói tránh, nói quá 
VD; Bác đi di chúc giục lòng ta 
 Vương ông nói với MGS : 
Ngàn tầm gửi bóng tùng quân
Tuyết sương che chở cho thân cát đằng 
Là mong hắn đừng hại con mình 
Phép ẩn dụ: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
 Tre non đủ lá đan sàng nên chăng
-> lời tỏ tình kín đáo tế nhị và lịch sự
4. Tìm nhưng câu thành ngữ, tục ngữ liên quan đến việc vi phạm phương châm cách thức.
Dây cà ra dây muống
Đồng quang sang đồng rậm 
Nói ấm a ấm ở
Nói cây cà sang cây kê
5. Các cách nói sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Hãy chữa lại cho đúng.
a) Đêm hôm qua cầu gãy. -> Đêm hôm qua, cầu bị gãy
b) Họp xong bạn nhớ đi ra cửa trước.-> họp xong, bạn nhớ đi bằng cửa trước
c) Lớp tớ, hai người mua 5 quyển sách.-> lớp tớ, hai ngườì mỗi người mua năm quyển sách 
d) Người ta định đoạt lương của tôi anh ạ->.Người ta định cắt lương của tôi anh a.
Gợi ý : Các câu đều vi phạm PC cách thức vì gây ra cách hiểu mơ hồ 
6. Trong giao tiếp, các từ ngữ nào thường được sử dụng để thể hiện phương châm lịch sự?
Xin lỗi, xin phép, xin mạn phép, à ạ, nhé
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp theo)
I – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
	Tình huống giao tiếp bao giờ cũng liên quan đến phương châm hội thoại. Khi giao tiếp, người nói phải căn cú vào đối tượng giao tiếp, thời gian giao tiếp, địa điểm giao tiếp, mục đích giao tiếp để có phương án hội thoại tối ưu. Nói cách khác, mọi phương châm hội thoại đều phải phù hợp với tình huống giao tiếp.
	Ví dụ: Khi đến chơi một nhà nào đó nếu có người đang ngủ thì không thể gọi người ta dậy để chào được.
2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
	Trong các trường hợp thông thường, người giao tiếp cần phải tuân thủ các phương châm hội thoại. Tuy nhiên, trong một số tình huống giao tiếp, người nói không tuân thủ hoàn toàn các phương châm hội thoại. Các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại thường do các nguyên nhân sau đây:
	- Người nói vô ý, thiếu văn hóa giao tiếp.
	- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
	- Người nói muốn gây sự chú ý, muốn người nghe hiểu câu nói theo một nghĩa hàm ẩn nào đó.
II – BÀI TẬP
	1. Cô giáo dang giảng bài và cả lớp đang chú ý lắng nghe. Một bạn học sinh đến trước của lớp khoanh tay cúi chào cô và xin phép cô cho gặp một bạn trong lớp để nói chuyện. Bạn đó có vi phạm phương châm hội thoại không? Vì sao?
-> PC lịch sự đã được tuân thủ nhưng không phù hợp với tình huống giao tiếp 
	2. Khi bố mẹ vắng, có một người lạ mặt đến hỏi về tình hình gia đình như: Ngày, giờ bố mẹ đi làm .v.v... Em cần phải tuân thủ những phương chân hội thoại nào khi trả lời? Phương châm hội thoại nào không nên tuân thủ? Vì sao?
-> Cần tuân thủ PCLS nhưng không tuân thủ PCVC
Vì đây là khách lạ. -> Người nói sử dụng PCLS nhưng PCVC bị vi phạm 
	3. Câu: Nói Sơn Tây chết cây Hà Nội thể hiện phương châm hội thoại nào? Người nói vi phạm phương châm hội thoại nào? 
-> Vi phạm PC lịch sự
4. Phân tích lỗi về phương châm hội thoại trong các câu giải thích sau đây của ông bố cho đứa con học lớp 3:
	a) Mặt trời là thiên thể nóng sáng, xa trái đất.
	b) Sao Hỏa là hành tinh trong hệ mặt trời, đứng hàng thứ tư kể từ sao Thủy ra, có màu hung đỏ.
( hành tinh : là thiên thể không tự phát sáng quay quanh mặt trời hay một ngôi sao- thiên thể vật thể trên trời )
Em bé lớp 3 chưa hiểu biết về hành tinh, vật thể nên ông bố đã vi phạm PCVCT
	5. Vận dụng phương châm hội thoại để phân tích nghệ thuậ xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn thơ sau:
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thành cũng gần”.
Lễ vấn danh là tình huống giao tiếp cách nói của MGS là trịnh thượng, cộc lốc vi phậm PCLS
	6. Một khách mua hàng hỏi người bán:
	- Hàng này có tốt không anh?
	- Mốt mới đấy! Mua đi! Dùng rồi sẽ biết anh ạ.
	Cách trả lời của người bán hàng vi phạm phương châm hội thoại nào? Tại sao?
-> Vi phạm PCCT đó là cách nói nửa vời, mục đích để bán hàng.
	7. Trong câu đầu tiên Kiều khi xử án Hoạn Thư: “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây”, Kiều đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Tại sao?
-. > Kiều nói mát để dằn mặt Hoạn Thư. Vi phạm PCLS
 XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
I – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Từ ngữ xưng hô trong hội thoại	
Tiếng Việt cũng như một số ngôn ngữ phương Đông khác có hệ thống từ ngữ xưng hô hết sức đa dạng bà phong phú. Ví dụ: Ngôi thứ nhất trong tiếng Việt có thể sử dụng hàng loạt từ đồng nghĩa như: tôi, tao, tớ, mình, ta, ông, em, bác, anh,... trong khi tiếng Anh chủ yếu dùng từ I, tiếng Pháp dùng từ Je. Chính sự đa dạng và phng phú trong hệ thống từ ngữ xưng hô của tiếng Việt cho phép bắt buộc người giao tiếp phải dựa vào ngữ cảnh để lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp nhằm tạo ra những sắc thái biểu cảm trong sử dụng.
2. Việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại
	Trong hội thoại, do những tình huống giao tiếp khác, và do mối quan hệ khác nhau của mỗi người, người ta có thể lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp để đạt được hiệu quả giao tiếp tối ưu.
	Cùng giao tiếp với một người nhưng ở những tình huống giao tiếp khác nhau ta sử dụng những từ ngữ xưng hô khác nhau. Ví dụ: Chú ruột đồng thời cũng là thầy giáo của em có thể nói với chú rằng:
	Thưa thầy, bài toán này em chưa giải được.
Trong hội thoại, tùy theo mối quan hệ giữa những người trong giao tiếp mà có cách xưng hô khác nhau.
II – BÀI TẬP
1. Tìm những từ chỉ người nói, những từ chỉ người nghe, những từ chỉ người được nói tới trong tiếp Việt.
->những từ người nói xưng: tôi, tao, ta, tớ, mình, anh, ông, bà, chú, bác ..
- Những từ gọi người nghe; anh, em, mày, chú, bác...
Những từ gọi người được nói đến : nó, hắn, lão ta, bà ta, hắn ta, cậu ta, ông ấy, bà ấy, cô ấy...
2. Trong tiếng Việt, các từ anh, ông đều được sử dụng để chỉ người nói, người nghe và người được nói đến. Hãy lấy ví dụ minh họa.
-> Từ ông người nói xưng: Cháu lại đây với ông
 Gọi người nghe; Chào ông cháu về a!
 Gọi người được nói đến: Ông ấy dạo này không được khỏe
 3. Xác định ngôi của từ em  ... trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định. Có những từ ngữ địa phương tương ứng với từ ngữ toàn dân. Những từ đìa phương chủ những sự vật hiện tượng chỉ có ở riêng đại phương đó khi được phổ biến sẽ nhập vào vốn từ toàn dân.
	Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. Biệt ngữ thường không mang tính tiêu cực và mọi người có thể hiểu được.
II – BÀI TẬP
1. Trình bày những hình thức phát triển từ vựng của Tiếng Việt. Cho ví dụ.
2. Phát triển từ vựng bằng hình thức phát triển nghĩa của từ có tác dụng gì? Vì sao?
3. Nghĩa của từ chuột trong con chuột (bộ phận của máy tính) ; răng trong răng lược, răng trong sợ phát triển theo phương thức ẩn dụ hay hoán dụ?
4. Cho các từ: chạy, tự do, đỏ, cam tâm. Hãy giải thích nghĩa của các từ đó và chỉ ra cách mà em giải thích mỗi từ.
5. Xác định nghĩa của từ cao trong các trường hợp sau: Núi này cao ; Sản phẩm lúa rất cao ; Bản nhạc có nhiều nốt cao ; Đây là giày cao cổ.
6. Nhắc lại khái niệm về thuật ngữ và kể các thuật ngữ trong các môn: văn học, toán học, sinh vật học, hóa học mà em biết.
7. Tìm các từ địa phương trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và ghi các từ toàn dân tương ứng.
9. Em hãy kể một số biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa.
10. Chon câu đúng:
A. Chỉ có tiếng Việt vay mượn ngôn ngữ nước khác.
B. Các ngôn ngữ trên thế giới vay mượn lẫn nhau.
C. Tiếng Hán, tiếng Pháp không mượn tiếng Việt.
D. Tiếng Việt ngày nay không cần mượn.
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
I – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Thế nào là nghĩa tường minh?
	Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
	Trong giao tiếp, nghĩa tường minh là cái được nói ra trực tiếp mang giá trị thông báo. Bất kì một văn bản giap tiếp nào cũng có nghĩa tường minh. Đoạn trích sau đây chứa các thông tin hiển ngôn (nghĩa tường minh):
	- Ba con, sao con không nhận?
	- Không phải? – Đang nằm mà nó cũng phải giãy lên.
	- Sao con biết là không phải? [...].
	- Ba không giống cái hình ba chụp với má.
	Nghĩa tường minh bao giờ cũng rõ ràng vầ được nhận thức giống nhau ở người nhận.
2. Thế nào là hàm ý?
	Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn tả trực tiếp bằng ngôn ngữ trong câu những có thẻ suy ra từ những từ ngữ ấy.
	Ví dụ: Mẹ nó đam nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
	- Vô ăn cơm!
	Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
	- Cơm chín rồi!
	Anh cũng không quay lại [...].
Đoạn trích trên đây có phát ngôn “cơm chín rồi!” ngoài nghĩa tường minh là thông báo một sự việc còn có hàm ý là nhắc anh Sáu vào ăn cơm.
	Hàm ý có hai đặc tính. Thứ nhất người nghe có năng lực thì có thể giải đoán được hàm ý khi lời nói có hàm ý. Thứ hai, người nói có thể không chịu trách nhiệm về hàm ý chứa trong lời nói cùa mình.
	Hàm ý được nhiều người dùng và được dùng một cách phổ biến gọi là hàm ý chung.
	Ví dụ: Có người mách với mẹ Hà:
	- Hôm nay Hà không đi chơi điện tử.
	Cũng có thể hiểu hàm ý: những ngày khác Hà thường hay đi chơi điện tử.
	Hàm ý được người giải đoán gắn với tình huống cụ thể được dọi là hàm ý dùng riêng (hàm ý ngữ cảnh). Loại hàm ý này tách khỏi tình huống cụ thể thì có thể không giải đoán được hoặc bị hiểu sai lệch. Ví dụ, xét cuộc thoại sau:
	Hòa: - Chiều mai cậu đi học ngoại ngữ với tớ đi.
	Bình: - Chiều mai lớp tớ ôn tập toán.
	Hòa: - Thế à, buồn nhỉ.
	Trong trường hợp cụ thể này, Hòa biết Binhg từ chối (có nghĩa là Hòa giải đoán được hàm ý Bình gửi trong câu trả lời). Như vậy câu trả lời của Bình chứa hàm ý dùng riêng.
II – BÀI TẬP:
1. Đọc các trường hợp sau đây và trả lời câu hỏi:
(1)	Đối đáp
Vợ: - Tôi mà biết anh như thế này thì thà tôi lấy quỷ sa tăng còn sướng hơn.
Chồng: - Ủa, lạ nhỉ? Bộ ở dưới âm ti địa ngục người ta cho phép họ hàng lấy nhau à?
	( Tiếu lâm Việt Nam hiện đại)
(2)	Nhầm
	Một anh sờ lên cổ áo, thấy con rận, sợ người ta cười vội vàng hất nó xuống đất nói:
	- Tưởng là con rận, hóa ra không phải.
	Có người cúi xuống đất cố tình tìm được con rận nhặt lên:
	- Tưởng là không phải, hóa ra con rận.
	(Trương Chính – Phong Châu, truyện cười dân gian Việt Nam)
 a) Những câu nào có nghĩa tường minh, câu nào ngoài nghĩa tường minh còn có thêm hàm ý?
 b) ở trường hợp (1) người ta sử dụng hàm ý chung hay hàm ý dùng riêng?
Trả lời: a) Tất cả các lời thoại đều có hàm ý.
Mẫu: Tôi mà biết anh ...(“anh còn tệ hơn quỷ sa tăng”).
Tưởng là con rận, hóa ra...(Thanh minh mình không ở ở bẩn).
2. Trong đoạn trích sau đây, những câu nào có nghĩa tường minh, câu nào ngoài nghĩa tường minh còn có thêm hàm ý? Hãy giải đoán hàm ý trong các câu có chứa hàm ý?
	Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống:
	- Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã có sắn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé.
	Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đén.
	- Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta – Người lái xe nói.
	(Nguyễn Thành Long)
Trả lời: Câu: Nước sôi có sẵn,... là câu có chứa cả nghĩa tường mình và hàm ý.
	Câu: thế nào bác cũng ... là câu chứa cả nghĩa tường minh và hàm ý.
	Theo đó em có thể tự tìm hàm ý trong mỗi câu.
 3. Trong giao tiếp, người ta thường có những câu nói như sau: - Cậu là đàn ông cơ mà. – Tiền bạc chỉ là tiền bạc. – Chó sói vẫn là chó sói.
	a) Vì sao các câu trên có hàm ý?
	b) Hãy giải đoán hàm ý trong các câu trên.
Trả lời: Người nói không đưa ra thông tin mới (vi phạm phương châm về lượng). Do đó người nghe phải suy diễn theo những hiểu biết của mình nên nảy sinh hàm ý. Theo đó em có thể tự giải đoán hàm ý của các câu đó.
4. Hãy giải đoán hàm ý của Kiều qua đoạn trích sau đây trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
Kiến bò miệng chén bao lâu,
Mưu sâu thì trả nghĩa sâu cho vừa.
	Trả lời: - Hoạn Thư đã gặp lại đối thủ ngang tầm.
	- Báo hiệu một hình phạt thích đáng với Hoạn Thư.
5. Giải đoán các hàm ý trong câu chuyện sau đây:
	Có hai chàng đi chơi gặp một cô gái. Anh chàng thứ nhất nói:
	- Chào em, trông em như hằng nga.
	Anh chàng thứ hai:
	- Anh cứ tưởng em là người ở cung quảng mới xuống.
	Cô gái:
	- Thế hai anh là bạn của chú Cuội à?
Trả lời: Anh cứ tưởng... (hàm ý khen).
	Thế hai anh..., Em có thể tự giải đoán.
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (tiếp theo)
I – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM
Điều kiện sử dụng hàm ý
a) Điều kiện đói với người nói (người viết)
	Trong giao tiếp, sử dụng hàm ý là hết sức cần thiết. Nhờ có hàm ý trong câu nói mà người nói chuyển tại được ý nghĩ, nguyện vọng của mình cho người khác một cách tế nhị, tránh thô lỗ, mất lịch sự hoặc bảo đảm vô can cho bản thân. Vì vậy, gặp những tình huống không tiện nói trực tiếp, người nói (người viêt) cần có ý thức sử dụng hàm ý, đưa hầm ý vào câu nói.
b) Điều kiện đối với người nghe (người đọc)
	Hàm ý được nhận biết nhờ người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán nó.
	Ví dụ: Ông Hai đi nghênh ngang giữa đường vắng, cái đầu cung cúc lao về phía trước. Hai tay vung vẩy, nhấp nhổm. Gặp ai quen ông lão cũng níu lại, cười cười:
	- Nắng này là bỏ mẹ chúng nó !
	Có người bỡ ngỡ hỏi lại: “Chúng nó nào?” thì ông lão bật cười, tay trỏ về phía tiếng súng:
	- Tây ấy chứ còn chúng nó nào nữa.
	(Kim Lân)
Câu: “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó!” có hàm ý nhưng người nghe không có năng lực giải đoán nên ông Hai đành phải giải thích hàm ý của mình.
	Người nói sử dụng hàm ý có thành công hay không còn có phần lệ thuộc vào việc người nghe có cộng tác trong hội thoại không.
	Ví dụ:
	Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
	- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
	Anh Sáu vẫn cứ ngồi im.
	Hàm ý của bé Thu là nhờ anh Sáu chắt nước cơm giúp nó nhưng anh Sáu không cộng tác bằng cách ngồi im giả vờ không hiểu vì muốn nó gọi anh bằng “ba”.
	Năng lực giải đoán hàm ý phụ thuộc vào vốn sống, vốn tri thức văn hóa của người nghe. Người có vốn sống, vốn tri thức càng cao thì càng có năng lực giải đoán hàm ý. Chẳng hạn câu nói: “Lại gặp Sở Khanh rồi” hàm ý chỉ kẻ lừa gạt tráo trở, những ai chưa đọc Truyện Kiều chưa chắc đã giải đoán được hầm ý của câu đó.
II – BÀI TẬP	
1. Đọc truyện sau đây và trả lời câu hỏi:
	Bác sĩ Nam mời bạn đến dự sinh nhật ở một nhà hàng. Gần đến giờ mở sâm banh, khách đến mới chỉ được một phần. Bác sĩ xoa tay than thở:
	- Chán quá! Người cần đến thì chưa thấy đến.
	Những người ngồi gần đó đồng lòng cho rằng anh ta ám chỉ mình thuộc loại những người không cần đến, thế là họ đứng dậy lục đục ra về gần hai mươi người. Thấy vậy anh bèn than thơ với những người còn lại:
	- Những người không cần đi thì lại đi mất rồi. Thế là mười người còn lại nghĩ: “Chắc mình thuộc loại người cần đi”, thế là họ bỏ đi nốt, chỉ còn một người bạn chí cốt ở lại. Người đó trách bác sĩ:
- Anh nói năng không ra làm sao cả, làm khách tức giận bỏ về hết cả rồi. Bác sĩ Nam dở cười, dở mếu thanh minh: Những lời tôi nói không ám chỉ họ. Nghe vậy người bạn nghĩ bụng không ám chỉ họ thì ám chỉ mình. Thế là anh bạn cuối cùng này cũng đứng dậy bỏ đi nốt.
	(Theo báo Giáo dục và thời đại, ngày 27 – 6 – 1995)
	a) Trong văn bản trên có câu nào chứa hàm ý không? Vì sao em biết?
	b) Từ những câu nói của bác sĩ Nam trong văn bản, hãy rút ra bài học cho mình trong khi giao tiếp.
2. Xác định và giải đoán các câu có chứa hàm ý trong đoạn trích sau:
	a) Đêm trăng thanh, anh mới hỏi nàng:
	Tre non đủ lá đan sàng nên chăng. (ca dao)
	b) Châu chấu hỏi Kiến:
	- Kiến ơi, hãy nói giúp xem hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét?
Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
	- Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé.
	Mặt trời lặn, chúng đi đến tổ Kiến:
	- Hôm nay là ngày thế nào hả bác Kiến đáng kinh?
	- Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.
	( Tiếng Việt 3, 1992)
3. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
	Yết Kiêu: - Con đi đánh giặc đây, bố ạ!
	Người cha: - Mẹ con mất sớm, bố thì tàn tật không làm gì được.
	Yết Kiêu: - Bố ơi! Nước mất thì nhà tan...
	Người cha: - Ấy, cha cũng nghĩ đến chuyện đó. Thôi con cứ đi.
	( Tiếng Việt 5, 1995)
a) Xác định và giải đoán các câu có hàm ý trong đoạn trích trên.
b) Những lập luận nào phản bác và bảo vệ câu “Con đi đánh giặc đây, bố ạ!”?
Lập luận nào có hiệu lực hơn?
4. Vận dụng kiến thức đã học để đóng vai bạn B trả lời các câu hỏi của A. Các câu trả lời phải có hàm ý.
A - Cậu đã làm xong bài tập toán chưa?
A – Bây giờ là mấy giờ rồi nhỉ?
A – Hôm nay bố cậu có say rượu không?
5. Vì sao câu cuyện sau đây lại gây cười?
	Vua dầu mỏ Sa – mút nói với Bin – Ghết:
	- Giá dầu mỏ leo thang thế này chắc tôi sẽ mua được cả thế giới.
Bin Ghết mỉn cười và gật gật: - Anh thì có thể nhưng tôi chưa hề có ý định bán nó. (Báo).

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap tieng Viet 9(2).doc