Ngữ văn 9 - Chuyên đề về từ láy

Ngữ văn 9 - Chuyên đề về từ láy

CHUYÊN ĐỀ VỀ TỪ

từ láy :

Bài 1 :

Thế nào là từ biểu cảm ? Phân tích giá trị biểu cảm của 2 từ “ lác đác”, “ lom khom” trong 2 câu thơ :

 Lom khom dưới núi tiều vài chú

 Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Bài chữa :

- Từ biểu cảm là từ có khả năng gợi ra cảm giác hoặc thể hiện cảm xúc.

- Con người và cảnh vật ở hai câu thơ trên thật là buồn. Cái buồn thấm đẫm trong hai từ “ lom khom” và “ lác đác” . “ Lom khom” gợi cái tư thế còng lưng , cái dáng nhỏ bé, cái tư thế lao động đến tội nghiệp của con người kiếm củi nơi chân núi. Lác đác gợi ra sự rời rạc thưa thớt của mấy nóc nhà không có bóng dáng của con người .Cảnh vì thế mà thêm phần hắt hiu vắng lặng .Đứng ở vị trí mở đầu mỗi câu thơ chính hai từ “ lom khom” “ lác đác” đã làm nên chất tạo hình của câu thơ.Nó giúp cho người đọc cảm nhận một cách rõ rệt cảnh và người ở đèo Ngang trong một buổi chiều tà,và cảm nhận được nỗi buồn đến nao lòng, tràn dâng trong tâm hồn nhà thơ.

Ý nghĩa của từ láy :

 Một trong những đặc trưng cơ bản của từ láy là ý nghĩa sắc thái hóa. Ý nghĩa này mang đến cho nó sự biểu đạt cao, đạt tới độ “chính xác” của ngôn từ. Đó không phải là sự chính xác của những khái niệm , những thuật ngữ đơn nghĩa mà là sự chính xác của hình ảnh, cảm xúc .ở nhiều cung bậc khác nhau.Mà trạnh thái tâm hồn tư tưởng tình cảm là đối tượng muôn thuở của văn học.Có những trạng thái tình cảm miêu tả thành lời như bâng khuâng, bồi hồi.Chỉ có từ láy mới diễn tả đích đáng những cảm nhận đó.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Chuyên đề về từ láy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ VỀ TỪ
từ láy :
Bài 1 : 
Thế nào là từ biểu cảm ? Phân tích giá trị biểu cảm của 2 từ “ lác đác”, “ lom khom” trong 2 câu thơ :
	Lom khom dưới núi tiều vài chú 
	Lác đác bên sông chợ mấy nhà 	
Bài chữa :
- Từ biểu cảm là từ có khả năng gợi ra cảm giác hoặc thể hiện cảm xúc.
- Con người và cảnh vật ở hai câu thơ trên thật là buồn. Cái buồn thấm đẫm trong hai từ “ lom khom” và “ lác đác” . “ Lom khom” gợi cái tư thế còng lưng , cái dáng nhỏ bé, cái tư thế lao động đến tội nghiệp của con người kiếm củi nơi chân núi. Lác đác gợi ra sự rời rạc thưa thớt của mấy nóc nhà không có bóng dáng của con người .Cảnh vì thế mà thêm phần hắt hiu vắng lặng .Đứng ở vị trí mở đầu mỗi câu thơ chính hai từ “ lom khom” “ lác đác” đã làm nên chất tạo hình của câu thơ.Nó giúp cho người đọc cảm nhận một cách rõ rệt cảnh và người ở đèo Ngang trong một buổi chiều tà,và cảm nhận được nỗi buồn đến nao lòng, tràn dâng trong tâm hồn nhà thơ.
Ý nghĩa của từ láy :
 Một trong những đặc trưng cơ bản của từ láy là ý nghĩa sắc thái hóa. Ý nghĩa này mang đến cho nó sự biểu đạt cao, đạt tới độ “chính xác” của ngôn từ. Đó không phải là sự chính xác của những khái niệm , những thuật ngữ đơn nghĩa mà là sự chính xác của hình ảnh, cảm xúc.ở nhiều cung bậc khác nhau.Mà trạnh thái tâm hồn tư tưởng tình cảm là đối tượng muôn thuở của văn học.Có những trạng thái tình cảm miêu tả thành lời như bâng khuâng, bồi hồi..Chỉ có từ láy mới diễn tả đích đáng những cảm nhận đó.
Bài 2:
Phân tích giá trị biểu cảm của những từ láy trong các câu thơ sau:
 a, 	Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình
 b, 	Bâng khuâng duyên mới ngậm ngùi tình xưa
 c, Chim hôm thoi thót về rừng
	Đóa trà my đã ngậm trăng nửa vành
Bài chữa:
a,Nguyễn Du đã ở vị trí đầu câu thơ ,ở vị trí này nó không làm biến đổi nhịp thơ mà là một vị trí đặc biệt.Thuý Kiều – một người con gái đã đủ can đảm để gạt bỏ mọi lễ giáo phong kiến để đến với Kim Trọng, đến với tình yêu. Và như thế đặt “ xăm xăm” lên đầu câu Nguyễn Du không dùng nó với ý nghĩa miêu tả mà còn có ý nghĩa biểu đạt nằm sau đó. Ấy là một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt của Kiều để đến với hạnh phúc.Mặt khác, người đọc có thể liên tưởng rằng sống trong xã hội ấy – một xã hội “trong tay sẵn có đồng tiền, giàu lòng đổi trắng thay đen khó gì” ấy.Con người luôn lo sợ bị cướp đi tình cảm thiêng liêng nhất,phải giành giật hạnh phúc cho chính mình.
b,Từ láy “ bâng khuâng” đã diễn tả thật sát hợp tâm trạng của Kim Trọng khi gặp lại Thuý Kiều.Sau mười lăm năm lưu lạc Thuý Kiều đã trở về, khi đó Kim Trọng đã kết duyên cùng Thuý Vân, đây là một tình thế rất khó xử.Cái “bâng khuâng” của Kim Trọng vừa hàm chứa niềm vui khi gặp lại người yêu nhưng có cái không thật như trong mơ, lại có cả tâm trạng xót xa khi nghĩ tới cuộc đời Kiều mười lăm năm lưu lạc khổ nhục.Cái tài của Nguyễn Du là ở chỗ đó chỉ bằng một từ thôi đã diễn tả thật chính xác tinh tường tâm trạngcủa nhân vật.
T ừ Hán Việt và điển cố.
Bài 3:
Tại sao cùng gọi Thúc Sinh mà trong đoạn thơ sau Thuý Kiều lại dùng hai từ khác nhau : người cũ và cố nhân ?
	Nàng rằng : “ Nghĩa trọng nghìn non”
	Lâm tri người cũ chàng còn nhớ không?
	Sâm thương chẳng vẹn chữ tòng
	Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?
Bài chữa:
 Vẫn cùng gọi Thúc Sinh nhưng trong hai câu thơ đầu khi nhắc về quá khứ Thuý Kiều gọi chàng là “người cũ” còn hai câu sau trở về với hiện tại Thuý Kiều lại gọi Thúc Sinh là “cố nhân”.Gọi Thúc Sinh là “người cũ” ta thấy nàng rất trọng tấm lòng yêu thương và sự giúp đỡ của Thúc Sinh đã dành cho nàng trong cơn hoạn nạn, Thúc Sinh đã đưa nàng khỏi lầu xanh cứu nàng khỏi cảnh đời ô nhục.Nàng đã có những ngày tháng hạnh phúc gia đình bên cạnh Thúc Sinh.Nàng gọi đó là “Nghĩa trọng nghìn non” và vì thế Thúc Sinh được gọi là “người cũ” với sắc thái thân mật gần gũi.Thuý Kiều còn gọi Thúc Sinh là “cố nhân” và dùng nhiều từ hán việt và điển cố.Cách nói trang trọng này phù hợp với hoàn cảnh hiện tại – ngồi cạnh Kiều là Từ Hải người chồng đã giúp nàng báo ân và trước mặt còn có Hoạn Thư.Quan trọng hơn, cách nói này đã diễn tả tấm lòng trân trọng của Kiều với người chồng cũ của mình.Gắn bó với Thúc Sinh Kiều lại thêm một lần đau khổ với thân phận làm lẽ và làm kẻ tôi đòi mặc dù nàng biết điều đó là do Hoạn Thư gây ra. Nàng hiểu hoàn cảnh của Thúc Sinh và do đó dù có trả ơn bao nhiêu vẫn không thể xứng đáng với ơn nghĩa của chàng.
Từ ngữ nghệ thuật
Bài 4:
Mở đầu bài thơ “ Đi thuyền trên sông Đáy” Bác Hồ viết :
	Dòng sông lặng ngắt như tờ
	Sao đưa thuyền chạy thuyền chờ trăng theo
Trong thực tế sao không thể đưa thuyền và thuyền càng không thể chờ trăng vậy mà câu thơ của Bác vẫn rất thực và hay.Vì sao vậy?
Bài chữa:
 Sao đưa thuyền và thuyền chờ trăng là điều hoàn toàn không có thật trong thực tế nhưng lại có thật trong cảm giác của con người.Câu thơ khiến ta hình dung ra cảnh một chiếc thuyền đêm đi trên sông nước.Đêm mênh mang mọi vật đều ngủ yên.Chỉ còn chiếc thuyền và trăng sao còn thức.Thuyền chạy,trăng sao cũng như lướt theo.Sao ở đằng trứơc mũi thuyền nên cảm thấy “sao đưa thuyền chạy” ,trăng ở sau thuyền nên dường như “thuyền chờ trăng theo”.Ai cũng tưởng tượng ra cái cảnh ấy.Nhưng cái hay nhất ở đây là chữ chờ chữ đưa rất hữu tình.Bằng những chữ này,tác giả đã tạo nên sợi tơ duyên khăng khít gắn bó bầu trời và mặt nước thiên nhiên với con người.Vì thế đi trong đêm vắng mà con người vẫn không hề có cảm giác lẻ loi đơn chiếc.Đấy chính là tư thế của người làm chủ,con người trong hoàn cảnh nào vẫn thấy sông nước này,đất trời này là của mình.Hoà điệu với mình ,bầu bạn cùng mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn thi vao lop 10(2).doc