Ngữ văn 9 - Cuộc đời và số phận người nông dân qua đoạn trích “tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn Lão Hạc

Ngữ văn 9 - Cuộc đời và số phận người nông dân qua đoạn trích “tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn Lão Hạc

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp Học sinh:

- Biết tổng hợp, khái quát, so sánh đối chiếu giữa các nhân vật trong hai tác phẩm, qua đó thấy được nét giống nhau và khác nhau giữa các nhân vật.

- Thấy được nét đẹp trong tính cách của người nông dân, đồng thời biết bày tỏ sự cảm thông chia xẻ cùng nỗi đau, bất hạnh của họ.

- Biết mở rộng liên hệ với các nhân vật khác trong tác phẩm .

B. Triển khai nội dung:

 1.Giới thiệu vài nét về đoạn trích “tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn Lão Hạc

 - “Tức nước vỡ bờ” trích trong tác phẩm Tắt đèn của ngô Tất Tố, đoạn trích đã vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại.

 Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình thương yêu, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

 - Truyên ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thật, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quí tiềm tàng trong họ.

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 2633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Cuộc đời và số phận người nông dân qua đoạn trích “tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn Lão Hạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CUỘC ĐỜI VÀ SỐ PHẬN NGƯỜI NÔNG DÂN QUA ĐOẠN TRÍCH “TỨC NƯỚC VỠ BỜ” VÀ TRUYỆN NGẮN LÃO HẠC
Mục tiêu cần đạt:
Giúp Học sinh:
Biết tổng hợp, khái quát, so sánh đối chiếu giữa các nhân vật trong hai tác phẩm, qua đó thấy được nét giống nhau và khác nhau giữa các nhân vật.
Thấy được nét đẹp trong tính cách của người nông dân, đồng thời biết bày tỏ sự cảm thông chia xẻ cùng nỗi đau, bất hạnh của họ.
Biết mở rộng liên hệ với các nhân vật khác trong tác phẩm .
Triển khai nội dung:
 1.Giới thiệu vài nét về đoạn trích “tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn Lão Hạc
 - “Tức nước vỡ bờ” trích trong tác phẩm Tắt đèn của ngô Tất Tố, đoạn trích đã vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại.
 Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình thương yêu, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
 - Truyên ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thật, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quí tiềm tàng trong họ. 
 2. Tìm hiểu nhân vật:
 a. Họ là những con người có hoàn cảnh nghèo khó, khốn cùng:
 ? Các tác phẩm này cho người đọc hiểu như thế nào về tình cảnh nghèo khó bế tắc của tầng lớp nông dân bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến?
 - Chị Dậu: + Nhà nghèo ( túp lều gia đình chị như cái chuồng lợn hay nhà chứa trolũ chum mẻ vại hàn)
 + Phải bán khoai bán chó và đặc biệt là phải đứt ruột bán đứa con gai đầu lòng bảy tuổiđể có tiền nộp sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình vì còn thiếu một suất sưu nữa (suất sưu chú Hợi đã chết từ năm ngoái)
 + Chồng chị đang ốm, bị trói, đánh đập đến ngất xỉubọn cường hào trả anh Dậu về cho chị 
 ¨Đau khổ, tai hoạ chồng chất và đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp
 - Lão hạc- Một người nông dân nghèo khổ bất hạnh
 + Tài sản: 3 sào vườn, một túp lều, một con chó
 + Vợ chết sớm, cảnh gà trống nuôi con
 + Sống một mình thui thủi cô đơn
 + Tai hoạ dồn dập: Trận ốm kéo dài hai tháng 18 ngày, trận bão phá tan hoa lợi cây cốiLão thất nghiệp túng thiếu cùng quẩn.
 + Lão rất qúi cậu vàng nhưng phải bán nó đi, lão đau khổ ân hận và càng cô đơn
 + Lão ăn củ chối, sung luộcTự tử bằng bả chó
=>Mỗi người có một hoàn cảnh riêng, nhưng họ đều là những con người có hoàn cảnh khốn cùng, đau khổ
 bVẻ đẹp tâm hồn cao quí, lòng tận tuỵ hy sinh vì người thân:
 - Chị Dậu:
 + Một người vợ, người mẹ giàu tình thương (phân tích các chi tiết cử chỉ của chị chăm sóc chồng, con)
 + Là một người phụ nữ cứng cỏi, mạnh mẽ ( Phân tích diễn biến thái độ và hành động của chị Dậu khi cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào trói anh Dậu) ¨ Thái độ của chị, hành động của chị xuất phát từ tình thương và lòng căm thù.
 - Lão Hạc:
 + Một nông dân chất phác, hiền lành, nhân hậu:
 (Lão rất yêu thương con: Thương con vì nhà nghèo không lấy được vợ, đau đớn khi con trai đi phu đồn điền cao su, nhớ con qua những lá thưdành tiền và mãnh vườn cho con.
 Yêu quí con chó mình nuôi (d/c)
 + Một nông dân nghèo khó trong sạch và giàu lòng tự trọng:
 ( Ông giáo mời ăn khoai, ông lão khước từ, quá túng quẩn ăn củ ráy củ môn.>< từ chối một cách gần như hách dich những gì ông giáo ngầm giúp lão; Gửi lại tiền nhờ làm đám ma cho lãotự tử bằng bả chó)
 ¨ Vẻ đẹp của chị Dậu trong “Tức nước vỡ bờ” là vẻ đẹp của sức mạnh tình thương, của tiềm năng phản kháng.
 Vẻ đẹp của Lão Hạc là sự ý thức về nhân cách là vẻ đẹp của lòng tự trọngdù nghèo khổ.
 - Ngoài ra các nhân vật khác trong truyện như Cái Tí, vợ ông giáo, Binh Tưcũng góp phần làm rỏ nét cuộc sống cùng cực bế tắc của người nông dân trước cách mạng. Đồng thời đặt trong mối quan hệ với các nhân vật đó, ta càng thấy rõ những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân.

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh anh nguoi nong dan.doc