Ngữ văn 9 - Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Ngữ văn 9 - Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Có những sự hi sinh mà bất kì ai cũng có thể hiểu nhưng cũng có những điều hi sinh không phải người nào cũng hiểu-đó là sự hi sinh thầm lặng- hi sinh tuổi trẻ của mình cho đất nước. Anh thanh niên trong truyện ngắn “lặng lẽ Sa Pa” được rút từ tập truyện “ Giữa trong xanh”( in 1972) của Nguyễn Thành Long là một con người như thế.

Đọc truyện “Lặng lẽ Sa Pa” người đọc phải cảm phục trước một nghị lực phi thường, và sự hi sinh to lớn của người thanh niên- nhân vật chính trong truyện. Anh hi sinh trọn tuổi thanh xuân của mình cho công việc “ đo gió, đo mưa, đo nắng” công việc của anh tưởng như bình thường nhưng lại có ý nghĩa to lớn mà không dễ gì ai cũng có thể hiểu hết và làm được. Thông qua lời kể của bác lái xe, qua sự chứng kiến và tiếp xúc của ông họa sĩ và cô kĩ sư nhân vật anh thanh niên được nhà văn Nguyễn Thành Long giới thiệu với nhiều phẩm chất cao quý.

Con người anh không có gì đặc biệt, đó là một anh thanh niên 27 tuổi, làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây ” nhưng điều đáng chú ý là anh sống và làm việc trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Một mình anh sống quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây mù núi Sa Pa cho nên anh được bác lái xe giới thiệu là “người cô độc nhất thế gian”. Một công việc đòi hỏi phải hết sức chính xác và tỉ mĩ, cứ nghe anh kể thì hình dung được sự khó khăn gian khổ của anh. Làm việc lúc “bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ, một giờ sáng” nhưng đâu phải một, hai ngày mà suốt năm suốt tháng anh đều làm như thế, anh làm lâu đến mức đã thành một kinh nghiệm chỉ cần “nhìn thấy gió lay, thấy trời, thấy sao là anh nói được mây đo được gió” nhưng cũng chính điều đó đã nói lên phẩm chất cao đẹp của anh- một con người sống làm chủ mình, làm chủ cuộc sống và vượt lên hoàn cảnh sống và say mê công việc đến quên mình. Cuộc sống của anh thiếu mọi thứ, thiếu ăn thiếu ngủ đã đành nhưng thiếu đi tiếng nói, nụ cười của con người – nhu cầu tối thiểu cần thiết nhất mà con người không thể thiếu được. Cho nên anh rất “thèm người”, thèm được thấy người, anh đã từng chặt cây chắn ngang đường ngăn xe để được gặp người. Ai đã từng sống cô độc một mình chắc sẽ hiểu hết nỗi khát khao, thèm muốn được gặp người của anh thanh niên.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.
Có những sự hi sinh mà bất kì ai cũng có thể hiểu nhưng cũng có những điều hi sinh không phải người nào cũng hiểu-đó là sự hi sinh thầm lặng- hi sinh tuổi trẻ của mình cho đất nước. Anh thanh niên trong truyện ngắn “lặng lẽ Sa Pa” được rút từ tập truyện “ Giữa trong xanh”( in 1972) của Nguyễn Thành Long là một con người như thế.
Đọc truyện “Lặng lẽ Sa Pa” người đọc phải cảm phục trước một nghị lực phi thường, và sự hi sinh to lớn của người thanh niên- nhân vật chính trong truyện. Anh hi sinh trọn tuổi thanh xuân của mình cho công việc “ đo gió, đo mưa, đo nắng” công việc của anh tưởng như bình thường nhưng lại có ý nghĩa to lớn mà không dễ gì ai cũng có thể hiểu hết và làm được. Thông qua lời kể của bác lái xe, qua sự chứng kiến và tiếp xúc của ông họa sĩ và cô kĩ sư nhân vật anh thanh niên được nhà văn Nguyễn Thành Long giới thiệu với nhiều phẩm chất cao quý.
Con người anh không có gì đặc biệt, đó là một anh thanh niên 27 tuổi, làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây” nhưng điều đáng chú ý là anh sống và làm việc trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Một mình anh sống quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây mù núi Sa Pa cho nên anh được bác lái xe giới thiệu là “người cô độc nhất thế gian”. Một công việc đòi hỏi phải hết sức chính xác và tỉ mĩ, cứ nghe anh kể thì hình dung được sự khó khăn gian khổ của anh. Làm việc lúc “bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ, một giờ sáng” nhưng đâu phải một, hai ngày mà suốt năm suốt tháng anh đều làm như thế, anh làm lâu đến mức đã thành một kinh nghiệm chỉ cần “nhìn thấy gió lay, thấy trời, thấy sao là anh nói được mây đo được gió” nhưng cũng chính điều đó đã nói lên phẩm chất cao đẹp của anh- một con người sống làm chủ mình, làm chủ cuộc sống và vượt lên hoàn cảnh sống và say mê công việc đến quên mình. Cuộc sống của anh thiếu mọi thứ, thiếu ăn thiếu ngủ đã đành nhưng thiếu đi tiếng nói, nụ cười của con người – nhu cầu tối thiểu cần thiết nhất mà con người không thể thiếu được. Cho nên anh rất “thèm người”, thèm được thấy người, anh đã từng chặt cây chắn ngang đường ngăn xe để được gặp người. Ai đã từng sống cô độc một mình chắc sẽ hiểu hết nỗi khát khao, thèm muốn được gặp người của anh thanh niên.
 Gian khổ, thiếu thốn là thế nhưng ở anh luôn luôn có một lí tưởng sống cao đẹp. Anh đã từng tâm sự “ Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn chết mất () khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được” anh vẫn thấy được cuộc sống của mình là khó khăn gian khổ nhưng anh không hề kêu ca hay than trách, anh vẫn âm thầm, lặng lẽ hi sinh và cống hiến và chính những đóng góp của anh đã giúp cho bộ đội ta hạ được bao nhiêu phản lực của địch trên cầu Hàm Rồng. Anh luôn cố gắng sống có ích cho đất nước, cho mọi người, công việc của anh gắn liền với công việc của mọi người và vì người khác. Nhiều người đọc vẫn băn khoăn tại sao các nhân vật trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” là anh thanh niên, cô kĩ sư, bác lái xe, ông họa sĩ với đủ các lứa tuổi khác nhau chứ không phải là một cái tên cụ thể nào. Phải chăng đây là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn? Đó là những con người sống, làm việc một cách thầm lặng chứ không cần để lại tên tuổi, không cần mọi người phải biết đến, đó không phải là một con người cụ thể mà là triệu triệu con người trên đất nước, đó là nhưng con người “ khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau”. Họ sống vì một mục đích, một lí tưởng cao đẹp. Chúng ta thật tự hào biết bao khi có những con người như thế, nhất là trong những năm hòa bình mới lập lại ở miền Bắc.
Người đọc chú ý ngay khi bác lái xe giới thiệu anh là người cô độc nhất thế gian nhưng càng tìm hiểu chúng ta lại thấy anh không phải như vậy, anh không cô độc chút nào.Tuy sống một mình trên đỉnh núi cao 2600m nhưng người thanh niên ấy vấn sống có niềm vui, hiếu khách đam mê khoa học và chủ động tạo cho mình phong cách sống khoa học, nề nếp, một đời sống vật chất, tinh thần tốt đẹp. Một căn nhà ba gian với đầy sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, bộ đàm đủ thấy anh yêu cuộc sống biết chừng nào. Những lúc buồn và rỗi anh lại lôi sách ra đọc, cho nên khi được bác lái xe đưa cho quyển sách mà anh mừng quýnh lên, và chính công việc đã làm cho anh yêu cuộc sống hơn. Không những thế anh còn trồng đủ các loài hoa với đủ màu sắc và nuôi cả gà nữa. Anh biết tặng hoa cho cô kĩ sư, biết biếu củ tam thất cho bác lái xerõ ràng anh rất hiểu tâm lí và sở thích của từng người, biết quan tâm đến người khác. Anh không chỉ đẹp trong việc làm mà tâm hồn anh cũng thật đáng yêu làm sao. Chất thơ của trang truyện hoà với chất thơ trong tâm hồn đã làm cho nhân vật anh thanh niên đẹp hơn, gần gủi hơn.
Phân tích, đánh giá về anh thanh niên mà chúng ta chỉ thấy những điều trên thì chưa nhì nhận hết vẽ đẹp trong anh. Anh còn là một con người hết sức khiêm nhường. Khi ông họa sĩ xin được vẽ anh thì anh vẫn cho mình là không xứng đáng. Bên cạnh anh còn có rất nhiều người cũng hi sinh thầm lặng, cũng cống hiến hết mình cho đất nước như anh cán bộ sét, cô kĩ sư ở vườn rau
Truyện không có nhiều tình tiết li kì và phức tạp, tác giả cũng không tạo những tình huống gay cấn đến ngẹt thở như “ Làng” mà nhân vật chính chỉ được giới thiệu qua lời kể của nhân vật phụ nhưng có sức cuốn hút người đọc. Đặc biệt nhiều trang truyện được tác giả viết với một lời văn trong sáng và đầy chất thơ. Một chi tiết rất cần chú ý đó là các nhân vật trong truyện đều là người vô danh, đây cũng chính là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Thành Long. 
Nhân vật anh thanh niên chỉ xuất hiện qua sự gặp gỡ nhanh chóng với ba nhân vật khác và qua lời kể của bác lái xe nhưng người đọc vẫn không thể quên anh- con người đã lặng lẽ dâng cho đời tài năng và sức trẻ của mình “dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc”. Đó cũng là hình ảnh người lao động trong thời kì mới xã hội chủ nghĩa. Họ không phải là con người cầm súng đánh giặc nhưng là con người “ Đâu cần thanh niên có; Đâu khó có thanh niên”. Xin cảm ơn nhà văn Nguyễn Thánh Long đẫ cho em biết và hiểu hơn những con người như thế. 

Tài liệu đính kèm:

  • docLANG KIM LAN2 tho.doc