Ngữ văn 9 - Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” trong bài Viếng lăng Bác

Ngữ văn 9 - Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” trong bài Viếng lăng Bác

 Bài 6

 Câu 1: Đoạn văn

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

 (“Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)

 a. Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” ở câu thơ trên.

 b. Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học (Ghi rõ tên và tác giả bài thơ).

 Gợi ý:

 a. Phân tích để thấy:

 - Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”. Điều đó khiến ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc.

 - Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.

 - Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” cũng thể hiện sự tôn kính, lòng tôn kính của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta.

 b. Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời:

Mặt trời của Bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

 (“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm).

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 11667Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” trong bài Viếng lăng Bác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 6
 Câu 1: Đoạn văn
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 (“Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)
 a. Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” ở câu thơ trên.
 b. Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học (Ghi rõ tên và tác giả bài thơ).
 Gợi ý:
 a. Phân tích để thấy:
 - Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”. Điều đó khiến ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc.
 - Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.
 - Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” cũng thể hiện sự tôn kính, lòng tôn kính của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta.
 b. Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời:
Mặt trời của Bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
 (“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm).
 Câu 2. Đoạn văn:
 a. Truyện ngắn “Bến quê” đã xây dựng được những tình huống độc đáo. Đó là những tình huống nào? Xây dựng những tình huống truyện ấy tác giả nhằm mục đích gì?
 b. Nêu chủ đề của truyện?
 Gợi ý: 
 a. Truyện “Bến quê” xây dựng trên hai tình huống:
 - Tình huống thứ nhất:
 + Khi còn trẻ, Nhĩ đã đi rất nhiều nơi. Gót chân anh hầu như đặt lên khắp mọi xó xỉnh trên trái đất.
 + Về cuối đời, anh mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo nên bị liệt toàn thân, không tự di chuyển dù chỉ là nhích nửa người trên giường bệnh. Mọi việc đều phải nhờ vào vợ.
 à Đâu là một tình huống đầy nghịch lí để người ta có thể chiêm nghiệm một triết lí về đời người.
 - Tình huống thứ hai :
 + Phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên sông khi đã liệt toàn thân, Nhĩ khao khát một lần được đặt chân đến đó. Biết mình không thể làm được, anh đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khao khát ấy. Nhưng cậu con trai lại sa vào đám đông chơi cờ thế bên hè phố, bỏ lỡ mất chuyến đò ngang trong ngỳa qua sông.
 à Qua tình huống nghịch lí này, tác giả muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời : Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường và nghịch lí
, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài dự định, ước muốn và toan tính. Cuộc đời con người thậ khó tránh được những cái vòng vèo, chùng chình. Và chỉ khi Nhĩ (chúng ta) cảm nhận thấm thía vẻ đẹp của quê hương ; tình yêu thương và đức hi sinh của những người thân khi người ta sắp từ giã cõi đời.
 b. Chủ đề tác phẩm :
 Truyện ngắn Bến quê là những phát hiện có tính quy luật : Trong cuộc đời, con người thường khó tránh khỏi những sự vòng vèo, chùng chình ; đồng thời thức tỉnh về những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống ở những cái gần gũi, bình thường mà bền vững.
 Câu 3. Tập làm văn 
 Cảm về thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp thống nhất đất nước qua hai tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật và đoạn trích Những Ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
 1. Yêu cầu về nội dung
 * Đề bài để một khoảng tương đối tự do cho người viết. Người viết có thể phân tích, bình luận hoặc phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước.
 * Bài viết có thể linh hoạt về kiểu bài, nhưng cần làm rõ các nội dung :
 - Nêu được hoàn cảnh của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt và cũng đầy hi sinh mất mát mà những người lính, những cô gái thanh niên xung phong phải chịu đựng.
 - Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, họ vẫn vươn lên và toả sáng những phẩm chất cao đẹp tuyệt vời.
 + Họ vẫn giữ được vẻ trẻ trung, trong sáng hồn nhiên của tuổi trẻ.
 + Họ luôn dũng cảm đối diện với gian khổ, chấp nhận hi sinh với thái độ hiên ngang, quả cảm.
 + Họ có tình đồng chí, đồng đội gắn bó thân thiết, sẵn sàng sẻ chia với nhau trong cụoc sống chiến đấu thiếu thốn và gian khổ, hiểm nguy.
 + Sống có lí tưởng, có mục đích, có trách nhiệm, có trái tim yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hi sinh, cống hiến tuổi xuân cho sự nghiệp giải phóng đất nước.
 + Tâm hồn đầy lãng mạn, mơ mộng.
 - Hình ảnh người lính hay các nữ thanh niên xung phong hiện lên trong hai tác phẩm thật chân thực, sinh động và có sức thuyết phục với người đọc.
 - Qua hình ảnh của họ, chúng ta càng hiểu thêm lịch sử hào hùng của dân tộc, hiểu và khâm phục hơn về một thế hệ cha anh :
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
 - Có thể liên hệ với thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước hôm nay đang kế tiếp và phát triển chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thế hệ cha anh đi trước trong việc giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.
 2. Yêu cầu hình thức:
 - Bài viết phải có bố cục 3 phần rõ ràng.
 - Lập luận chặt chẽ, lời văn có cảm xúc.
 - Tránh sai những lỗi diến đạt thông thường.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn luyen vao lop 10Mon Ngu VanBai 6.doc