Ngữ văn 9 - Một số đề văn tham khảo

Ngữ văn 9 - Một số đề văn tham khảo

Câu 1: (1,5 điểm)

Chép lại chính xác 4 dòng thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Viết khoảng 5 câu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đó.

Câu 2: (6 điểm)

Nêu suy nghĩ của em về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

Gợi ý trả lời:

Câu 1: (2,5 điểm)

Học sinh chép chính xác 4 dòng thơ cho 0,5 điểm (nếu sai 3 lỗi chính tả hoặc từ ngữ trừ 0,25 điểm) :

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ (1 điểm)

+ Bức tranh mùa xuân được gợi lên bằng nhiều hình ảnh trong sáng : cỏ non, chim én, cành hoa lê trắng là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân.

+ Cảnh vật sinh động nhờ những từ ngữ gợi hình : con én đưa thoi, điểm.

+ Cảnh sắc mùa xuân gợi vẻ tinh khôi với vẻ đẹp khoáng đạt, tươi mát.

 

doc 18 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 898Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Một số đề văn tham khảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ tư
MỘT SỐ ĐỀ VĂN THAM KHẢO
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (1,5 điểm)
Chép lại chính xác 4 dòng thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Viết khoảng 5 câu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đó.
Câu 2: (6 điểm)
Nêu suy nghĩ của em về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
Gợi ý trả lời:
Câu 1: (2,5 điểm)
Học sinh chép chính xác 4 dòng thơ cho 0,5 điểm (nếu sai 3 lỗi chính tả hoặc từ ngữ trừ 0,25 điểm) :
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. 
Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ (1 điểm)
+ Bức tranh mùa xuân được gợi lên bằng nhiều hình ảnh trong sáng : cỏ non, chim én, cành hoa lê trắng là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân.
+ Cảnh vật sinh động nhờ những từ ngữ gợi hình : con én đưa thoi, điểm...
+ Cảnh sắc mùa xuân gợi vẻ tinh khôi với vẻ đẹp khoáng đạt, tươi mát.
Câu 2: (5 điểm)
Yêu cầu : bằng cách sử dụng kĩ năng của văn lập luận, học sinh đánh giá, bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ về bức tranh hoàn chỉnh của chuyến ra khơi đánh cá được Huy Cận miêu tả trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và sự ngợi ca biển, ngợi ca con người lao động trong không khí làm chủ. Cụ thể :
1. Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ (1958) khi miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí lao động của một vùng biển giàu đẹp của miền Bắc, ca ngợi con người và biển cả hùng vĩ, bao la.
2.Cảm nhận về con người và biển cả theo hành trình chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá 
a. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi :
- Hoàng hôn trên biển : đẹp hùng vĩ qua các hình ảnh so sánh : Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
- Cảnh người lao động ra khơi : mang vẻ đẹp lãng mạn, thể hiện tinh thần hào hứng và khẩn trương trong lao động : Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
b. Cảnh lao động đánh cá trên biển ban đêm :
- Cảm nhận về biển : giàu có và lãng mạn (đoạn thơ tả các loài cá, cảnh thuyền đi trên biển với cảm xúc bay bổng của con người : Lướt giữa mây cao với biển bằng)
- Công việc lao động vất vả nhưng lãng mạn và thi vị bởi tình cảm yêu đời, yêu biển của ngư dân. Họ coi đó như một cuộc đua tài : Dàn đan thế trận lưới vây giăng...
c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá từ khơi xa trở về :
- Hình ảnh thơ lặp lại tạo nên một lối vòng khép kín với dư âm của lời hát lạc quan của sự chiến thắng.
- Hình ảnh nhân hoá nói quá : Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời gợi vẻ đẹp hùng tráng về nhịp điệu lao động khẩn trương và không khí chiến thắng sau đêm lao động miệt mài của các chàng trai ngư dân.
- Cảnh bình minh trên biển được miêu tả thật rực rỡ, con người là trung tâm bức tranh với tư thế ngang tầm vũ trụ và hình ảnh no ấm của sản phẩm đánh bắt được từ lòng biển : Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
3. Khẳng định đây là bài ca lao động yêu đời phơi phới của người ngư dân sau những ngày dành được tự do với ý thức quyết tâm xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. 
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (1,5 điểm)
Nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
Câu 2: (6 điểm)
Cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Gợi ý trả lời:
Câu1:(1,5điểm)
Nhận xét nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều cần đạt được các ý cơ bản sau :
- Bút pháp tả thực được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh. Bằng bút pháp này, chân dung nhân vật hiện lên rất cụ thể và toàn diện : trang phục áo quần bảnh bao, diện mạo mày râu nhẵn nhụi, lời nói xấc xược, vô lễ, cộc lốc "Mã Giám Sinh", cử chỉ hách dịch ngồi tót sỗ sàng... tất cả làm hiện rõ bộ mặt trai lơ đểu giả, trơ trẽn và lố bịch của tên buôn thịt bán người giả danh trí thức.
- Trong Truyện Kiều, tác giả sử dụng bút pháp tả thực để miêu tả các nhân vật phản diện như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến... phơi bày bộ mặt thật của bọn chúng trong xã hội đương thời, nhằm tố cáo, lên án xã hội phong kiến với những con người bỉ ổi, đê tiện đó.
Câu2: (6điểm)
Vận dụng các kĩ năng nghị luận văn học để nêu những suy nghĩ về số phận của người phụ nữ qua 2 tác phẩm : Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, yêu cầu đạt được các ý sau :
a. Nêu khái quát nhận xét về đề tài người phụ nữ trong văn học, số phận cuộc đời của họ được phản ánh trong các tác phẩm văn học trung đại ; những bất hạnh oan khuất được bày tỏ, tiếng nói cảm thông bênh vực thể hiện tấm lòng nhân đạo của các tác giả, tiêu biểu thể hiện qua : Bánh trôi nước và Chuyện người con gái Nam Xương.
b. Cảm nhận về người phụ nữ qua 2 tác phẩm :
* Họ là những người phụ nữ đẹp có phẩm chất trong sáng, giàu đức hạnh :
- Cô gái trong Bánh trôi nước : được miêu tả với những nét đẹp hình hài thật chân thực, trong sáng : “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Miêu tả bánh trôi nước nhưng lại dùng từ thân em - cách nói tâm sự của người phụ nữ quen thuộc kiểu ca dao : thân em như tấm lụa đào... khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh nước da trắng và tấm thân tròn đầy đặn, khoẻ mạnh của người thiếu nữ đang tuổi dậy thì mơn mởn sức sống. Cô gái ấy dù trải qua bao thăng trầm bảy nổi ba chìm vẫn giữ tấm lòng son. Sự son sắt hay tấm lòng trong sáng không bị vẩn đục cuộc đời đã khiến cô gái không chỉ đẹp vẻ bên ngoài mà còn quyến rũ hơn nhờ phẩm chất của tấm lòng son luôn toả rạng.
- Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện ngươì con gái nam Xương : mang những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
+ Trong cuộc sống vợ chồng nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà". Nàng luôn là người vợ thuỷ chung yêu chồng tha thiết, những ngày xa chồng nỗi nhớ cứ dài theo năm tháng : "mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi" nàng lại âm thầm nhớ chồng.
+ Lòng hiếu thảo của Vũ Nương khiến mẹ chồng cảm động, những ngày bà ốm đau, nàng hết lòng thuốc thang chăm sóc nên khi trăng trối mẹ chồng nàng đã nói : "Sau này, trời xét lòng lành, [], xanh kia quyết chẳng phụ con". Khi mẹ chồng khuất núi, nàng lo ma chay chu tất, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình.
+ Nàng là người trọng danh dự, nhân phẩm : khi bị chồng vu oan, nàng một mực tìm lời lẽ phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Khi không làm dịu được lòng ghen tuông mù quáng của chồng, nàng chỉ còn biết thất vọng đau đớn, đành tìm đến cái chết với lời nguyền thể hiện sự thuỷ chung trong trắng. Đến khi sống dưới thuỷ cung nàng vẫn luôn nhớ về chồng con, muốn được rửa mối oan nhục của mình.
* Họ là những người chịu nhiều oan khuất và bất hạnh, không được xã hội coi trọng :
- Người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương đã bị xã hội xô đẩy, sống cuộc sống không được tôn trọng và bản thân mình không được tự quyết định hạnh phúc : 
"Bảy nổi ba chìm với nước non,
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
- Vũ Nương bị chồng nghi oan, cuộc sống của nàng ngay từ khi mới kết hôn đã không được bình đẳng vì nàng là con nhà nghèo, lấy chồng giầu có. Sự cách biệt ấy đã cộng thêm một cái thế cho Trương Sinh, bên cạnh cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ gia trưởng phong kiến. Hơn nữa Trương Sinh là người có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức, lại thêm tâm trạng của chàng khi trở về không vui vì mẹ mất. Lời nói của đứa trẻ ngây thơ như đổ thêm dầu vào lửa làm thổi bùng ngọn lửa ghen tuông trong con người vốn đa nghi đó, chàng "đinh ninh là vợ hư". Cách xử sự hồ đồ độc đoán của Trương Sinh đã dẫn đến cái chết thảm khốc của Vũ Nương, một sự bức tử mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can.
Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến chỉ xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh ở đây không được bênh vực, che chở mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí ; chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ miệng còn hơi sữa và vì sự hồ đồ vũ phu của anh chồng ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình.
c. Đánh giá chung : Số phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị khinh rẻ và không được quyền định đoạt hạnh phúc của mình, các tác giả lên tiếng phản đối, tố cáo xã hội nhằm bênh vực cho người phụ nữ. Đó là một chủ đề manh tính nhân văn cao cả của văn học đương thời
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (1,5 điểm)
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau: 
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo". 
 (Đồng chí – Chính Hữu)
Câu 2: (6 điểm)
Suy nghĩ về tình cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng 
GỢI Ý TRẢ LỜI 
Câu1:(1,5điểm)
Học sinh cần làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ như sau :
- Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình ảnh : rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng cạnh bên nhau, mai phục chờ giặc.
- Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng : "Đầu súng trăng treo". Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.
Câu2:(6điểm)
Yêu cầu học sinh cảm nhận được tình cha con ông Sáu thật sâu nặng và cảm động trên những ý cơ bản :
a. Giới thiệu về truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang
Sáng : tác phẩm viết về tình cha con của người cán bộ kháng chiến đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.
b. Phân tích được 2 luận điểm sau :
* Tình cảm của bé Thu dành cho cha thật cảm động và sâu sắc :
- Bé Thu là cô bé ương ngạnh bướng bỉnh nhưng rất đáng yêu : Thu không chịu nhận ông Sáu là cha, sợ hãi bỏ chạy khi ông dang tay định ôm em, quyết không chịu mời ông là ba khi ăn cơm và khi nhờ ông chắt nước cơm giùm, bị ba mắng nó im rồi bỏ sang nhà ngoại Đó là sự phản ứng tự nhiên của đứa trẻ khi gần 8 năm xa ba. Người đàn ông xuất hiện với hình hài khác khiến nó không chịu nhận vì nó đang tôn thờ và nâng niu hình ảnh người cha trong bức ảnh. Tình cảm đó khiến người đọc day dứt và càng thêm đau xót cho bao gia đình vì chiến tranh phải chia lìa, yêu bé Thu vì nó đang dành cho cha nó một tình cảm chân thành và đầy kiêu hãnh.
- Khi chia tay, phút giây nó kịp nhận ra ông Sáu là người cha trong bức ảnh, nó oà khóc tức tưởi cùng tiếng gọi như xé gan ruột mọi người khiến chúng ta cảm động. Những hành động ôm hôn ba của bé Thu gây xúc động mạnh cho người đọc.
* Tình cảm của người lính dành cho con sâu sắc :
- Ông Sáu yêu con, ở chiến trường ... chân thực giản dị : tình gia đình với những kỉ niệm mộc mạc đáng yêu đã hun đúc và là động lực giúp anh thêm sức mạnh vượt qua gian khó, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
Câu 2: (6 điểm)
a. Mở bài : Giới thiệu bài thơ Ánh trăng ra đời năm 1978, sau khi đất nước thống nhất, người lính trở về với cuộc sống đời thường. Hình ảnh ánh trăng là biểu tượng của thiên nhiên đất nước và con người Việt Nam một thuở gian lao anh dũng ; trăng trong hiện tại nhắc nhở người lính về lối sống ân tình thuỷ chung. 
b. Thân bài : 
- Hình ảnh thiên nhiên được gợi lên trong bài thơ mang những nét hồn hậu, đáng yêu qua các hình ảnh : sông, đồng, bể, rừng Đó vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh tượng trưng về đất nước, thiên nhiên một thời quá khứ của người lính mà con người với thiên nhiên "tri kỉ", hoà đồng, gần gũi, thân thiết, gắn bó.
- Hình tượng ánh trăng hiện ra là hình tượng trung tâm với nhiều nghĩa ẩn dụ tượng trưng : là thiên nhiên thơ mộng, hiền hoà, đồng thời là đồng chí đồng đội, gần gũi sẻ chia, là nhân dân tình nghĩa thuỷ chung, là đất nước gian lao mà anh dũng
- Trong hiện tại, ánh trăng hiện về đẹp đẽ như người bạn nhắc nhở nhà thơ, người lính khi anh tự thú nhận đã có những giây phút lãng quên bạn và quá khứ. Trăng hiện về lặng lẽ, bao dung như tấm lòng của nhân dân, đất nước. Sự im lặng gợi nhiều suy tư, để người lính tự thức tỉnh.
c. Kết bài : Khẳng định cái hay của bài thơ chính là gợi lên chân dung con người rất thực, con người với những trăn trở, suy tư, với sự thú nhận của lương tri chớm lãng quên quá khứ, từ đó nhắc nhở mọi người lối sống ân nghĩa thuỷ chung v
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 12
Câu1:(1,5điểm)
Có bạn chép hai câu thơ như sau :
"Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu buồn kém xanh."
Bạn đã chép sai từ nào ? Việc chép sai như vậy đã ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa của đoạn thơ, em hãy giải thích điều đó.
Câu2:(6điểm)
Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kì chống Pháp và chống Mĩ vừa mang những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính Cụ Hồ vừa có những nét cá tính riêng khá độc đáo... Qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, em hãy làm sáng tỏ nội dung vấn đề trên. 
GỢI Ý TRẢ LỜI 
Câu1:(1,5điểm)
Chép sai từ "buồn" - đúng là từ "hờn". Chép sai ảnh hưởng nghĩa của câu như sau : "buồn" là sự chấp nhận còn "hờn" thể hiện sự tức giận có ý thức tiềm tàng sự phản kháng. Dùng "hờn" mới đúng dụng ý của Nguyễn Du về việc miêu tả nhan sắc Kiều thống nhất trong quan niệm hồng nhan bạc phận. Kiều đẹp khiến thiên nhiên hờn ghen để rồi sau này Kiều chịu số phận lênh đênh chìm nổi với mười lăm năm lưu lạc.
Câu2:(6điểm)
Yêu cầu : Biết làm bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí.
Nội dung :
1.Mở bài :Giớithiệu về người lính trong hai bài thơ.
2. Thân bài : Cần làm rõ hai nội dung :
- Những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính Cụ Hồ.
- Những nét riêng độc đáo trong tính cách, tâm hồn của người lính.
Nội dung1 :
- Người lính chiến đấu cho một lí tưởng cao đẹp.
- Những con người dũng cảm bất chấp khó khăn, coi thường thiếu thốn, hiểm nguy.
- Những con người thắm thiết tình đồng đội.
- Những con người lạc quan yêu đời, tâm hồn bay bổng lãng mạn.
Nội dung 2 :
- Nét chân chất, mộc mạc của người nông dân mặc áo lính (bài thơ Đồng chí).
- Nét ngang tàng, trẻ trung của một thế hệ cầm súng mới (Bài thơ về tiểu đội xe không kính).
3. Kết bài : Cảm nghĩ của người viết về hình ảnh người lính.
 MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 13
Câu 1: (2 điểm) 
a. Chép lại những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều (Ngữvăn9,tậpmột).
b. Cho biết đối tượng của miêu tả nội tâm là những gì ?
Câu2:(5điểm)
Đóng vai Thúy Kiều kể lại cho mọi người nghe việc báo ân báo oán. Trong lời kể giúp mọi người hình dung được cảnh vật và tâm trạng của Thúy Kiều khi gặp lại Hoạn Thư. 
GỢI Ý TRẢ LỜI 
Câu 1: (2,5 điểm)
a. "Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
 Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng !
 Ngại ngùng dợn gió e sương,
 Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày".
(Mã Giám Sinh mua Kiều - Ngữ văn 9, tập một).
b. Đối tượng của miêu tả nội tâm : ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm nhân vật, Cũng có thể là: cảnh vật, nét mặt, trang phục, của nhân vật.
Câu 2: (5 điểm)
"Lạ chi con tạo xoay vần
Đời người lắm nỗi gian truân khó lường"
Cha! Mẹ! Hai em! Chàng! Nếu mọi người muốn biết cuộc sống của con ra sao trong từng ấy năm phiêu bạt thì con chỉ xin kể quãng đời vẻ vang nhất của con. Liệu có ai ngờ rằng từ một tấm thân ô nhục, con bỗng chốc trở thành một phu nhân tướng quân nắm quyền sinh sát của nhiều kẻ gian ác bất lương. Nếu mọi người thấu hiểu lòng con thì hãy lắng nghe chuyện con kể : Báo ân, báo oán.
Nhờ chàng Từ Hải - một vị tướng đã rạch đôi sơn hà, chống lại triều đình, con trở thành một phu nhân tướng quân. Chàng hỏi con về những người đã từng có ơn với con, những kẻ đã hãm hại con, đẩy con vào bể khổ. Rồi chàng mời hết những người có ơn, bắt hết những kẻ gian ác ấy về cho con toàn quyền xử tội. Thế là hôm ấy, con và chàng ngồi trên điện xét xử - báo ân và báo oán. Đầu tiên là Thúc Sinh, người đã từng có ơn cứu con khỏi lầu xanh. Chàng Thúc bước vào, mặt đỏ như chàm, mình mẩy run run. Con nghĩ, chắc chàng quá sợ đây mà. Con biết chàng là người nhu nhược nhưng con không trách móc. Dù vợ cả chàng là Hoạn Thư luôn ghen tuông hành hạ con nhưng chuyện đó để khi khác! Giờ đây con phải đền ơn chàng. Con cất tiếng : "Chào chàng Thúc! Hôm nay mời chàng đến đây là để tôi bày tỏ chút lòng thành, xin được đền ơn cho chàng!".
Chàng chẳng dám nói gì nhưng nghe đến đây chàng đã đỡ sợ nên chàng lên tiếng : "Vâng..!". Con lại nói : "Nghĩa chàng dành cho tôi nặng đến nghìn non, trả làm sao hết. Đây có gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân để tạ lòng chàng gọi là có vậy. Mong chàng nhận cho". Người hầu bưng lễ ra, chàng lạy tạ nhận lễ. Nhưng con nghĩ : "Sao chàng phải lạy tạ, chàng còn sợ chăng". Thôi ta để chàng đi vì còn nhiều người phải báo ân nữa". Con chỉ nói thêm :"Vợ chàng quỷ quái tinh ma, phen này kẻ cắp bà già gặp nhau". Chàng đi ra và tiếp đó con báoânchonhiềungườikhác.
Sau đó là đến việc báo oán, người đầu tiên mà con phải trả thù, trả hết oán chính là Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh. Mụ vừa vào tới cửa con đã nói đón : "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây ?". Rồi con lại dõng dạc hơn : "Đàn bà dễ có mấy tay. Từ xưa đến nay được mấy người nhiều mưu mô, tinh quái như bà". Mụ vội vàng quỳ xuống, phần vì nhận ra con đang ngồi trên, phần vì thấy hàng hàng tướng lính áo giáp, gươm đao đầy mình. Con nghĩ : "Chắc phen này mụ sẽ phát hoảng lên, sẽ lạy lọc van xin. Vì biết mình có tội, mụ sẽ biết thế nào là "gieo nhân nào được quả nấy". Con lại dõng dạc hơn : "Dễ dàng là kiếp hồng nhan, ăn ở mà càng cay nghiệt thì sẽ càng chịu nhiều oan trái". Đến đây Hoạn Thư đã hiểu ra. Nhưng mụ tinh ranh quá, mụ còn bình tĩnh khấu đầu rồi xin thưa. Con biết mụ sẽ kêu ca, sẽ chữa tội cho mình, lúc này con có thể cho mụ từ giã cõi đời nhưng con vẫn muốn xem mụ sẽ nói gì, và cũng một phần vì con muốn xem mụ có hối cải không. Nếu có, con có thể mở lượng khoan hồng tha không giết mụ. Mụ bắt đầu thưa : "Thưa phu nhân, tôi đây là phận đàn bà hèn kém nên cũng như ai. Tôi ghen tuông thì cũng là chuyện thường tình, nghĩ lại ngày ấy kẻ hèn mọn này đã để phu nhân ra gác viết kinh ở, với lại khi phu nhân bỏ đi, tôi đâu dám chửi, cũng chẳng đuổi theo bắt về mặc dù biết gác viện đã mất vài thứ đáng giá. Với lại cũng tại chế độ đa thê, một chồng mà nhiều vợ, chồng chung thì ai dễ chiều cho ai. Nhưng cũng tại kẻ hèn mọn này gây ra việc chông gai, giờ thì chỉ còn biết trông chờ vào tấm lòng bao dung rộng lớn như biển cả của phu nhân mà thôi. Xin phu nhân nghĩ cho mà thương cho kẻ hèn kém này".
Con bàng hoàng vô cùng, khen cho mụ khôn ngoan đến mực mà nói năng phải lời. Mụ thật giảo hoạt, khôn ngoan, tinh quái, ranh mãnh. Nhưng lời nói của mụ có lí quá, con cũng là đàn bà thì cần hiểu được suy nghĩ chung của đàn bà là : hay ghen tuông. Tha cho mụ thì may đời cho mụ còn làm ra thì lại là người nhỏ nhen, với lại con đã có ý khoan hồng nếu mụ biết hối cải. Dù chưa thấy hành động nhưng lời nói của mụ thì cũng có tình, có lí. Mụ đã nhận hết lỗi vào mình thì cũng khoan dung cho mụ và chỉ nói thêm : "Hãy biết hối cải vì sống mà tạo nhiều ơn nghĩa thì sẽ gặp nhiều điều tốt đẹp. Nên nhớ câu ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ". Sau đó con còn xử tội nhiều tên khác. Tất cả chúng đều là lũ gian ác, độc địa, bất nhân. Con chỉ kể có vậy thôi.
Đã trải qua biết bao đắng cay, khổ nhục, con càng thấm thía cái lẽ đời : "Hồng nhan bạc mệnh". Nhưng thôi, giờ đây con đã đoàn tụ với cả nhà, có cha, có mẹ, có anh em, có người yêu chung thuỷ thì cuộc sống còn gì không hạnh phúc. Cuộc sống luôn theo nghĩa của nó là : "Gặp nhiều tai ương rồi sẽ có được niềm hạnh phúc". Con thấy thật đúng ! 
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 14
Câu 1: Chép lại ba câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và phân tích ý nghĩa của hình ảnh kết thúc bài thơ. 
Câu 2: (Với nhan đề : Môi trường sống của chúng ta, dựa vào những hiểu biết của em về môi trường, viết một bài văn ngắn trình bày quan điểm của em và cách cải tạo môi trường sống ngày một tốt đẹp hơn.
GỢI Ý TRẢ LỜI 
Câu 1: Chép chính xác 3 dòng thơ được 0,5 điểm, nếu sai 2 lỗi về chính tả hoặc từ ngữ trừ 0,25 điểm :
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo".
(Đồng chí - Chính Hữu)
Phân tích ý nghĩa của hình ảnh "đầu súng trăng treo" được 1 điểm.
Học sinh cần làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ như sau :
- Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình ảnh : rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng cạnh bên nhau, mai phục chờ giặc.
- Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng : Đầu súng trăng treo. Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.
Câu 2: Nêu vấn đề và triển khai thành bài văn nghị luận gồm các ý cơ bản sau :
a. Nêu vấn đề nghị luận : Môi trường sống của chúng ta thực tế đang bị ô nhiễm và con người chưa có ý thức bảo vệ.
b. Biểu hiện và phân tích tác hại : 
- Ô nhiễm môi trường làm hại đến sự sống.
- Ô nhiễm môi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng.
c. Đánh giá :
- Những việc làm đó là thiếu ý thức bảo vệ môi trường, phá huỷ môi trường sống tốt đẹp.
- Phê phán và cần có cách xử phạt nghiêm khắc.
d. Hướng giải quyết :
- Tuyên truyền để mỗi người tự rèn cho mình ý thức bảo vệ 
môi trường.
- Coi đó là vấn đề cấp bách của toàn xã hội.

Tài liệu đính kèm:

  • docVI.Một số đề Văn tham khảo.doc