Ngữ văn 9 - Nhận xét về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã xót xa: Đau đớn thay phận đàn bà / Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung Bằng các tác phẩm đã học: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và những đoạn trích đã học c

Ngữ văn 9 - Nhận xét về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã xót xa: Đau đớn thay phận đàn bà / Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung Bằng các tác phẩm đã học: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và những đoạn trích đã học c

 Câu 1. Tập làm văn

 1. Yêu cầu về nội dung:

 Nhận xét về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyến Du đã xót xa:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

 Bằng các tác phẩm đã học: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và những đoạn trích đã học của “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), em hãy làm rõ điều đó.

 Gợi ý:

 * Học sinh phải vận dụng những kiến thức đã học về văn bản và kiểu văn bản nghị luận văn học để giải quyết vấn đề đặt ra : số phận đầy đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

 * Qua hai tác phẩm đã học: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, ta cần làm rõ những nỗi đau khổ mà người phụ nữ phải gánh chịu.

 - Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quền đầy bất công đối với người phụ nữ.

 + Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh có phần không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ màng trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ) – sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”, và cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng.

 + Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trườn Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ di, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan cho mình.

 + Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1821Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Nhận xét về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã xót xa: Đau đớn thay phận đàn bà / Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung Bằng các tác phẩm đã học: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và những đoạn trích đã học c", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15
 Câu 1. Tập làm văn
 1. Yêu cầu về nội dung:
 Nhận xét về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyến Du đã xót xa:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
 Bằng các tác phẩm đã học: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và những đoạn trích đã học của “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), em hãy làm rõ điều đó.
 Gợi ý:
 * Học sinh phải vận dụng những kiến thức đã học về văn bản và kiểu văn bản nghị luận văn học để giải quyết vấn đề đặt ra : số phận đầy đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
 * Qua hai tác phẩm đã học: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, ta cần làm rõ những nỗi đau khổ mà người phụ nữ phải gánh chịu.
 - Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quền đầy bất công đối với người phụ nữ.
 + Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh có phần không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ màng trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ) – sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”, và cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng.
 + Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trườn Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ di, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan cho mình.
 + Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can.
 - Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc
 + Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều.
“ Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền”
 + Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh – một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè, mặc cả, ngã giá
 + Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã Giám Sinh và Tú Bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
 - Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thuý Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức, để giải thoát cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt của mình.
 2. Yêu cầu về hình thức:
 - Biết vận dụng kiến thức về nghị luận chứng minh để lập luận tạo thành một bài văn chứng minh hoàn chỉnh.
 - Bố cục bài viết có đủ 3 phần
 - Biết dùng dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp để chứng minh.
 - Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
 Câu 2. Đoạn văn
 Dòng thơ thứ 7 trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu có gì đặc biệt ? Vị trí của dòng thơ ấy trong mạch cảm xúc của bài thơ ?
 Gợi ý :
 Dòng thơ thứ 7 của bài thơ chỉ có một từ Đồng chí với một dấu chấm than. Hai tiếng ấy vang lên như một niềm xúc động sâu xa được thốt lên thành lời, đồng thời thể hiện niềm vui mừng, cảm động, tin tưởng với những người đồng đội khi đã thấu hiểu ý nghĩa và giá trị của tình đồng chí.
 Những câu trước dòng thơ này là sự lí giải về cơ sở hình thành của tình đồng chí. Còn sau dòng thơ này là những biểu hiện cụ thể , cảm động về tình đồng chí, sức mạnh và vẻ đẹp của tình cảm ấy trong cuôc đời người lính.
 Câu 3. Đoạn văn
 Trong hai câu thơ :
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
 Từ giọt có người hiểu là giọt mưa xuân, có người lại cho là giọt âm thanh tiếng chim ở câu thơ trước đó. Nêu cách hiểu của em và phân tích hai câu thơ trên.
 Gợi ý :
 Hiểu từ giọt trong hai câu thơ trên là giọt mưa (hay giọt sương) cũng có chỗ hợp lí. Mưa xuân cũng là một nét quen thuộc của khung cảnh mùa xuân và dễ gợi cảm xúc xôn xao trong lòng người, vì mưa xuan thường nhẹ và ấm không giá lạnh như trong tiết đông. Nhưng cũng có chỗ chưa thật hợp lí, vì mưa xuân thường là mưa bụi, mưa nhỏ, khó có thể tạo thành từng giọt long lanh rơi. Cách hiểu giọt là giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện xuất phát từ chỗ cho rằng giữa câu thơ này với hai dòng thơ trước nó là liền mạch. Hiểu như vậy thì câu thơ, không dừng lại ở tả thực mà là biểu hiện một sự chuyển đổi cảm giác : Tiếng hót lảnh lót, vang vọng vủa con chim chiền chiện được cảm nhận hư một dòng âm thanh tuôn chảy và trong ánh sáng tươi rạng rỡ của trời xuân, giọt âm thanh cũng long lanh và nhà thơ nâng niu, trân trọng đưa tay đón lấy từng giọt. Tuy nhiên, cách hiểu sau có vẻ không quen thuộc với bút pháp vốn bình dị của nhà thơ Thanh Hải.
_________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docOn luyen vao lop 10Mon Ngu VanBai 15.doc