Ngữ văn 9 - Ôn tập bài: Viếng lăng bác khổ 1.2 – Viễn Phương

Ngữ văn 9 - Ôn tập bài: Viếng lăng bác khổ 1.2 – Viễn Phương

VIẾNG LĂNG BÁC KHỔ 1.2 – VIỄN PHƯƠNG

 “Bác đã đi rồi sao Bác ơi

 Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”

 (Tố Hữu)

Bác đã ra đi, đi thật xa. Nhưng trong lòng mỗi người dân Việt, hình ảnh Bác vẫn luôn còn mãi trong trái tim mỗi người dân Việt. Viễn Phương cũng vậy, trong ngày hoàn thành lăng Bác, ông đã ra thăm trong vô vàn cảm xúc. Tác phẩm Viếng lăng Bác như là kết lắng cảm xúc của ông đối với Bác qua một bài thơ thiết tha, thành kính. Và trong đó, ta bắt gặp được những xúc động đầu tiên của tác giả khi vào thăm Bác ở hai đoan thơ :

 “ Con ở miền Nam

 . 79 mùa xuân “

 Mở đầu bài thơ, người đọc đã bị xúc động bởi cách xưng hô trang nghiêm, thành kính mà thân mật xiết bao :

 “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác “

 Câu thơ gọn như một thông báo nhưng lại gợi biết bao suy tưởng, nỗi niềm. Nhà thơ xưng “con” với Bác. Cách xưng hô ấy không chỉ của riêng ông mà là của tất cả những đứa con Việt đối với Bác. Đó là cách xưng hô của Tố Hữu khi nhà thơ gọi Bác bằng cha : “Người là Cha, là Bác, là Anh”. Đó là cách tỏ bày của Chế Lan Viên :

 “ Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi

 Cho con làm sóng dưới chân tàu đưa tiễn Bác “

 Gần gũi, thân thiết sao cái tiếng gọi trìu mến ấy. Cảm động hơn nữa khi nhà thơ lại là đứa con miền Nam dấu yêu. Miền Nam thành đồng Tổ quốc, miền Nam đi trước về sau. Còn với Bác, “miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”, Ngừơi đã nói như thế biết bao lần. Chính vì vậy mà ta hiểu, câu thơ đâu chỉ là 1 thông báo mà còn dồn tụ biết bao mong mỏi, ngóng chờ. Còn nhớ ngày nào đồng bào miền Nam thiết tha trông ngóng :

 “ Miền Nam đang thắng mơ ngày hội

 Đón Bác vào thăm thấy Bác cười “

 Khát vọng giờ đây đã trở thành niềm đau. Có phải vậy ko mà đến câu thơ thứ 2, hình ảnh thơ bắt đầu rưng rưng xúc cảm :

 “ Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát “

 Trong làn sương của buổi sớm mai Hà Nội, hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và cũng là ấn tượng đậm nét nhất về cảnh quan trước lăng Bác là hình ảnh “hàng tre”. Hàng tre bình dị, thân thiết của làng quê, đất nước Việt Nam vẫn ngày ngày thẳng hàng, quây quần bên lăng Bác. Nhưng để trở thành “hàng tre bát ngát” thì lại là hàng tre được nhân lên từ dòng xúc cảm mãnh liệt của nhà thơ. Phải chăng trong màn nước mắt rưng rưng xúc động, hàng tre cứ thế nhân lên, trở nên bát ngát ? 1 hình ảnh thực đến cảm động. Và cũng thật tự nhiên, trong dòng cảm xúcmãnh liệt ấy, hàng tre đã hóa biểu tượng tự bao giờ :

 “ Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

 Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng “

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 909Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Ôn tập bài: Viếng lăng bác khổ 1.2 – Viễn Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIẾNG LĂNG BÁC KHỔ 1.2 – VIỄN PHƯƠNG
 “Bác đã đi rồi sao Bác ơi
 Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”
 (Tố Hữu)
Bác đã ra đi, đi thật xa. Nhưng trong lòng mỗi người dân Việt, hình ảnh Bác vẫn luôn còn mãi trong trái tim mỗi người dân Việt. Viễn Phương cũng vậy, trong ngày hoàn thành lăng Bác, ông đã ra thăm trong vô vàn cảm xúc. Tác phẩm Viếng lăng Bác như là kết lắng cảm xúc của ông đối với Bác qua một bài thơ thiết tha, thành kính. Và trong đó, ta bắt gặp được những xúc động đầu tiên của tác giả khi vào thăm Bác ở hai đoan thơ :
	“ Con ở miền Nam 
 . 79 mùa xuân “
 Mở đầu bài thơ, người đọc đã bị xúc động bởi cách xưng hô trang nghiêm, thành kính mà thân mật xiết bao :
 “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác “
	Câu thơ gọn như một thông báo nhưng lại gợi biết bao suy tưởng, nỗi niềm. Nhà thơ xưng “con” với Bác. Cách xưng hô ấy không chỉ của riêng ông mà là của tất cả những đứa con Việt đối với Bác. Đó là cách xưng hô của Tố Hữu khi nhà thơ gọi Bác bằng cha : “Người là Cha, là Bác, là Anh”. Đó là cách tỏ bày của Chế Lan Viên :
	“ Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi
 Cho con làm sóng dưới chân tàu đưa tiễn Bác “
	Gần gũi, thân thiết sao cái tiếng gọi trìu mến ấy. Cảm động hơn nữa khi nhà thơ lại là đứa con miền Nam dấu yêu. Miền Nam thành đồng Tổ quốc, miền Nam đi trước về sau. Còn với Bác, “miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”, Ngừơi đã nói như thế biết bao lần. Chính vì vậy mà ta hiểu, câu thơ đâu chỉ là 1 thông báo mà còn dồn tụ biết bao mong mỏi, ngóng chờ. Còn nhớ ngày nào đồng bào miền Nam thiết tha trông ngóng :
 “ Miền Nam đang thắng mơ ngày hội 
 Đón Bác vào thăm thấy Bác cười “
 Khát vọng giờ đây đã trở thành niềm đau. Có phải vậy ko mà đến câu thơ thứ 2, hình ảnh thơ bắt đầu rưng rưng xúc cảm :
 “ Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát “
 Trong làn sương của buổi sớm mai Hà Nội, hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và cũng là ấn tượng đậm nét nhất về cảnh quan trước lăng Bác là hình ảnh “hàng tre”. Hàng tre bình dị, thân thiết của làng quê, đất nước Việt Nam vẫn ngày ngày thẳng hàng, quây quần bên lăng Bác. Nhưng để trở thành “hàng tre bát ngát” thì lại là hàng tre được nhân lên từ dòng xúc cảm mãnh liệt của nhà thơ. Phải chăng trong màn nước mắt rưng rưng xúc động, hàng tre cứ thế nhân lên, trở nên bát ngát ? 1 hình ảnh thực đến cảm động. Và cũng thật tự nhiên, trong dòng cảm xúcmãnh liệt ấy, hàng tre đã hóa biểu tượng tự bao giờ :
 “ Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
 Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng “
 Cây tre - biểu tượng cho sự bất khuất, kiên cường nhưng giản dị, thanh cao của người dân Việt Nam – đã để lại một dấu ấn đậm nét trong lòng tác giả trước khi bước vào lăng Bác. Hàng tre bát ngát – Hàng tre xanh xanh – Hàng tre Việt Nam: hàng tre bao đời như một dấu hịêu đặc biệt của dân tộc. Hàng tre trùm bóng mát rượi lên bao thế hệ cuộc đời, hàng tre mang bao phẩm chất của con người Tổ quốc ta: dẻo dai, đoàn kết, bất khuất, kiên cường. Ở Bác có tất cả những gì mà những con người Việt Nam từng có, cũng cái dấu hiệu xanh tươi sự sống ấy, cũng cái kiên cường “đứng thẳng hàng” trong “bão táp mưa sa” ấy. Dân tộc ta thật sự có sức sống mãnh liệt, cho dù những thử thách của thiên nhiên, của lịch sử có khắc nghiệt cách mấy thì vẫn kiên cường chống chọi, và vẫn cố gắng đứng thẳng chứ nhất quyết không chịu bị bẻ cong. Hàng tre đứng đó, bên lăng Bác như ru giấc ngủ ngàn thu của Bác, gắn bó mãi mãi với Bác như dân tộc Việt Nam vẫn kính trọng Bác mãi mãi.
 Bước chân của dòng người vào lăng viếng Bác đã gần Bác hơn. Cùng lúc ấy, ông lại phát hiện thêm những điều kì diệu :
	“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ “
 Giọng thơ thiết tha, trầm lắng và thành kính, trang trọng đc gợi lên từ hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ đan xen : mặt trời trên lăng, mặt trời trong lăng. Mặt trời trên lăng ấm nóng rực rỡ. Mặt trời trong lăng bất tử. Phải chăng ví Bác với mặt trời, Viễn Phương vừa nói lên sự vĩ đại của Bác, vừa thể hiện sự gần gũi thân thiện với Người ? Vâng, “Bác vĩ đại chẳng làm ai kinh ngạc”. 1 sự so sánh ko mới nhưng vẫn thể hiện đc sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác kính yêu.
	 Tình cảm thương nhớ trào dâng, niềm tôn kính của nhân dân đối với Bác càng lúc càng lắng sâu, Viễn Phương đã có thêm những phát hiện thật bất ngờ :
	“ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
	 Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân “.
 Cùng với mặt trời đi qua trên lăng, ngày ngày dòng người vẫn đi qua lăng trong thương nhớ. Điệp ngữ “ngày ngày” ý nói rằng nhân dân ta mãi luôn ghi nhớ công lao to lớn của Bác, mãi mãi là như vậy. Nhịp thơ của đoạn chậm, diễn tả đúng tâm trạng khi đứng xếp hàng trước lăng chờ đến lượt vào, ngậm ngùi tưởng nhớ đến Bác đã khuất. Tuy vậy, nhịp thơ chầm chậm như bước chân người đi trong cuộc tưởng niệm mà sao câu thơ vẫn không buồn? Phải rồi. Chúng ta không làm cái việc tưởng niệm bình thường với Bác như một người đã khuất. Dòng người đang đi đây là đang đi trong cuộc hành trình ngợi ca vinh quang của Bác. Và tràng hoa vinh quang này không phải được kết bằng những bông hoa bình thường như mọi tràng hoa vinh hiển khác trên đời đâu. Tràng hoa đây là một hình ảnh ẩn dụ của tác giả, đó chính là những đoá hoa thật sự của đời, là đàn con mà Bác đã cố công tạo nên suốt bảy mươi chín mùa xuân Bác sống trên đời. Những bông hoa trong vườn Bác nay đã lớn lên, nở rộ ngát hương kính dâng lên Bác.
 Đoạn trích với các nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, là 1 minh chứng cho ước nguyện của tác giả,nó thật nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và mơ mộng nhưng giàu suy tưởng. Chỉ với tám dòng thơ, ông đã nói hộ biết bao tấm lòng tình cảm của dân tôc Việt. Đoạn trích xứng đáng là 1 tràng hoa đẹp dâng lên bảy mươi chín mùa xuân củaNgười.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai on tap HK2 Phan tich Vieng lang Bac kho 1 2.doc