Ngữ văn 9 - Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Ngữ văn 9 - Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

 Bài 8

 Câu 1. Đoạn văn

 Đoạn kết thúc một bài thơ có câu:

“Trăng cứ tròn vành vạnh”

 a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ.

 b. Đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào ? Của ai?

 c. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ?

 Gợi ý:

 a. Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của bài thơ:

Trăng cứ tròn vành vạnh

 Kể chi người vô tình

 ánh trăng im phăng phắc

 Đủ cho ta giật mình

 b. Nêu được tên bài thơ : “ánh trăng”.

 Tên tác giả của bài thơ : Nguyễn Duy.

 c.

 - Giải thích được vầng trăng trong bài thơ mang rất nhiều ý nghĩa tượng trưng

 + Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn suốt thời nhỏ tuổi, rồi chiến tranh ở rừng.

 + Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống.

 + ở khổ thơ cuối cùng, trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

 - Từ đó hiểu chủ đề của bài thơ “ánh trăng”.

 Bài thơ là tiếng lòng, là những suy ngẫm thấm thía, nhắc nhở ta về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, nghĩa tình, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.

 Bài thơ có ý nghĩa nhắc nhở, củng cố người đọc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 8
 Câu 1. Đoạn văn
 Đoạn kết thúc một bài thơ có câu:
“Trăng cứ tròn vành vạnh”
 a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ.
 b. Đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào ? Của ai?
 c. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ?
 Gợi ý:
 a. Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của bài thơ:
Trăng cứ tròn vành vạnh
 Kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 Đủ cho ta giật mình
 b. Nêu được tên bài thơ : “ánh trăng”.
 Tên tác giả của bài thơ : Nguyễn Duy.
 c. 
 - Giải thích được vầng trăng trong bài thơ mang rất nhiều ý nghĩa tượng trưng
 + Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn suốt thời nhỏ tuổi, rồi chiến tranh ở rừng.
 + Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống.
 + ở khổ thơ cuối cùng, trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
 - Từ đó hiểu chủ đề của bài thơ “ánh trăng”.
 Bài thơ là tiếng lòng, là những suy ngẫm thấm thía, nhắc nhở ta về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, nghĩa tình, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
 Bài thơ có ý nghĩa nhắc nhở, củng cố người đọc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ.
 Câu 2. Đoạn văn
 Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, chi tiết cái bóng có ý nghĩa gì trong cách kể chuyện.
 Gợi ý:
 1. Yêu cầu nội dung
 - Đề bài yêu cầu người viết làm rõ giá trị nghệ thuật chi tiết nghệ thuật trong câu chuyện.
 - Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ.
 + Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :
Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
 + Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện.
 Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.
 Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải nhờ cái bóng.
 - Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.
 b. Yêu cầu hình thức:
 - Trình bày bằng văn bản ngắn.
 - Dẫn dắt, chuyển ý hợp lí.
 - Diễn đạt lưu loát.
 Câu 3. Tập làm văn
 Truyện “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng
 Hãy phân tích đoạn trích đã học để làm rõ ý kiến trên
 Gợi ý:
 * Đề bài yêu cầu bằng kiến thức và kĩ năng của kiểu bài phân tích một tác phẩm tự sự, người viết chứng minh truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng trong một hoàn cảnh hết sức éo le.
 * Để làm rõ yêu cầu đó bài viết cần có các nội dung sau:
 - Hoàn cảnh của câu chuyện
 + Ông Sáu đi kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Ông chưa được biết mặt đứa con gái – bé Thu.
 + Tám năm sau, một lần về thăm nhà trước khi đi nhận công tác mới, ông được gặp con, nhưng bé Thu nhất định không nhận ông Sáu là cha.
 - Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu
 + Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng, vồ vập nhận bé Thu là con, Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và lạnh nhạt, xa cách.
 + Cô bé Thu có thái độ ngang ngạnh, thậm chí hỗn xược với ông Sáu.
 + Được bà ngoại trò chuyện, tìm ra lí do Thu không nhận ông Sáu là cha và khuyên nhủ, cô bé đã thay đổi thái độ. Trước khi ông Sáu lên đường, cô bé đã cất tiếng gọi “ba” và thể hiện tình cảm yêu quý một cách mãnh liệt.
 Sự ngang ngạnh và hành động ngang ngược của Thu không đáng trách. Cô bé không nhận ông Sáu là cha vì cô bé chỉ nhớ một người duy nhất là cha, đó là người chụp chung ảnh với má. Ông Sáu có thêm vết thẹo trên má khi bị thương nên khác với người trong ảnh. Đó thực sự là tình yêu thương sâu sắc và cảm động mà Thu dành cho người cha của mình.
 - Tình cảm của ông Sáu dành cho con:
 + Gặp lại con sau bao năm xa cách, ông Sáu hết sức vui mừng.
 + Trước thái độ lạnh nhạt, ông đã rất đau khổ, cảm thấy bất lực.
 + Có lúc giận quá, không kìm được ông đã đánh con, và ân hận mãi vì việc làm đó.
 + Xa con, ông dồn hết tình cảm yêu thương con vào việc làm chiếc lược ngà cho con.
 + Trước khi hi sinh, ông dồn hết sức lực còn lại gửi người ạn mang cây lược cho con gái.
 - Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát, rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sờu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn luyen vao lop 10Mon Ngu VanBai 8.doc