Ngữ văn 9 - Phân tích bài thơ sang thu để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh khi khi tiết trời chuyển mùa

Ngữ văn 9 - Phân tích bài thơ sang thu để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh khi khi tiết trời chuyển mùa

Mùa thu là một đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam. Đã có nhiều bài thơ viết về đề tài mùa thu như “đây mùa thu tới” của Xuân Diệu hay chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến, “tiếng thu” của Lu Trọng Lư. nhưng có thể nói “Sang thu” của Hữu Thỉnh (Ngữ văn 9 tập 2) là một bài thơ tiêu biểu thể hiện cảm nhận tinh tế thời khắc hạ- thu.

 Mở đầu bài thơ tác giả viết:

Bổng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

Trong chúng ta có ai không để ý quan sát khi mùa thu đến? Nhưng ta thường đón thu qua hình ảnh chiếc lá vàng rơi, hay màu nước trong xanh còn Hữu Thỉnh cảm nhận mùa thu theo cách riêng của mình. Tín hiệu đầu tiên mà nhà thơ cảm nhận đó là hương ổi lan toả vào gió se nhưng tín hiệu ấy đến thật bất ngờ “bổng nhận ra”. Gió se là gió khô và hơi lạnh, nhà thơ chưa chuẩn bị cho mình một tâm thế đón thu nên nhà thơ mới viết “bổng nhận ra” đó là sự bất ngờ ngay từ hương thơm phảng phất của hương ổi. Đánh giá, nhận xét Ngay từ khổ thơ đầu tiên, người đọc đã nhận thấy cái “tinh tế” của Hữu Thỉnh, đó chính là những dấu hiệu của mùa thu. Không phải là những hình ảnh quen thuộc, không phải là những thi liệu đã có trong thi ca của những bậc tiền nhân trước như: chiếc là vàng, cũng không phải là “nước trong veo” hay “trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” mà “hương ổi, gió se, sương” Đánh giá, nhận xét phải là người rất để ý quan sát thiên nhiên, để ý đến từng biến chuyển, từngg thay đổi nhỏ của thiên nhiên đất trời thì Hữu Thỉnh mới có thể viết được những câu thơ vừa “tinh” vừa “có hồn” đến thế.

Dường như trong cách nhìn của tác giả, mọi cảnh vật không đơn thuần là cảnh vật mà như một con người có cảm xúc. Từ láy “chùng chình” vừa gời dáng vẻ chậm chạp vừa gợi trạng thái tư lự. Làn sương “chùng chình qua ngõ” hay tâm trạng con người như đang bâng khuâng lưu luyến? Ngõ là lối vào nhưng “ngõ” ở đây có lẽ là ngõ thời gian, là bản lề khép mở giữa hai thời khắc hạ - thu. Cách sử dụng từ láy thật gợi hình mà cũng rất ấn tượng. Chính vì chưa chuẩn bị cho mình một tâm thế đón thu nên nhà thơ cũng rất bất ngờ khi thu sang. Thành phần tình thái “hình như ” đã diễn tả rất đúng tâm trạng đó. Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, có cái gì đó không thật rõ ràng. “Hình như” chứ chưa chắc chắn. Đánh giá, nhận xét Nếu không phải là người sống hết mình với thời gian, cuộc đời, cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc thì có lẽ nhà thơ không đến nỗi phải “giật mình” khi mùa thu đến như thế?

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Phân tích bài thơ sang thu để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh khi khi tiết trời chuyển mùa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích bài thơ sang thu để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh khi khi tiết trời chuyển mùa.
Mùa thu là một đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam. Đã có nhiều bài thơ viết về đề tài mùa thu như “đây mùa thu tới” của Xuân Diệu hay chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến, “tiếng thu” của Lu Trọng Lư... nhưng có thể nói “Sang thu” của Hữu Thỉnh (Ngữ văn 9 tập 2) là một bài thơ tiêu biểu thể hiện cảm nhận tinh tế thời khắc hạ- thu.
	Mở đầu bài thơ tác giả viết:
Bổng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Trong chúng ta có ai không để ý quan sát khi mùa thu đến? Nhưng ta thường đón thu qua hình ảnh chiếc lá vàng rơi, hay màu nước trong xanhcòn Hữu Thỉnh cảm nhận mùa thu theo cách riêng của mình. Tín hiệu đầu tiên mà nhà thơ cảm nhận đó là hương ổi lan toả vào gió se nhưng tín hiệu ấy đến thật bất ngờ “bổng nhận ra”. Gió se là gió khô và hơi lạnh, nhà thơ chưa chuẩn bị cho mình một tâm thế đón thu nên nhà thơ mới viết “bổng nhận ra” đó là sự bất ngờ ngay từ hương thơm phảng phất của hương ổi. Đánh giá, nhận xét Ú Ngay từ khổ thơ đầu tiên, người đọc đã nhận thấy cái “tinh tế” của Hữu Thỉnh, đó chính là những dấu hiệu của mùa thu. Không phải là những hình ảnh quen thuộc, không phải là những thi liệu đã có trong thi ca của những bậc tiền nhân trước như: chiếc là vàng, cũng không phải là “nước trong veo” hay “trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” mà “hương ổi, gió se, sương” Đánh giá, nhận xét Ú phải là người rất để ý quan sát thiên nhiên, để ý đến từng biến chuyển, từngg thay đổi nhỏ của thiên nhiên đất trời thì Hữu Thỉnh mới có thể viết được những câu thơ vừa “tinh” vừa “có hồn” đến thế.
Dường như trong cách nhìn của tác giả, mọi cảnh vật không đơn thuần là cảnh vật mà như một con người có cảm xúc. Từ láy “chùng chình” vừa gời dáng vẻ chậm chạp vừa gợi trạng thái tư lự. Làn sương “chùng chình qua ngõ” hay tâm trạng con người như đang bâng khuâng lưu luyến? Ngõ là lối vào nhưng “ngõ” ở đây có lẽ là ngõ thời gian, là bản lề khép mở giữa hai thời khắc hạ - thu. Cách sử dụng từ láy thật gợi hình mà cũng rất ấn tượng. Chính vì chưa chuẩn bị cho mình một tâm thế đón thu nên nhà thơ cũng rất bất ngờ khi thu sang. Thành phần tình thái “hình như ” đã diễn tả rất đúng tâm trạng đó. Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, có cái gì đó không thật rõ ràng. “Hình như” chứ chưa chắc chắn. Đánh giá, nhận xét Ú Nếu không phải là người sống hết mình với thời gian, cuộc đời, cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc thì có lẽ nhà thơ không đến nỗi phải “giật mình” khi mùa thu đến như thế? 
	Sự cảm nhận tinh tế sự biến chuyến của mùa thu càng được thể hiện rõ nét hơn ở khổ thơ thứ hai
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Dường như thiên nhiên cũng chùng chình, bịn rịn khi thu sang? Dòng sông không cuồn cuộn nước mà như chảy chậm lại. Từ láy dềnh dàng vừa diễn tả tốc độ chảy chậm của dòng sông lại vừa diễn tả được trạng thái lững lờ. Nghệ thuật nhân hoá và sử dụng từ láy gợi hình khiến cho cảnh vật thiên nhiên trở nên gần gũi với con người. Và phải chăng đó cũng chính là tâm trạng bâng khuâng, lững lờ của chính tác giả ? Hai từ dềnh dàng và vội vã như đối lập nhau nhưng lại diễn tả đúng tiết trời khi chớm thu. Những cánh chim bay gấp gáp, khẩn trương tìm nơi trú ngụ 
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Rõ ràng mây mùa hạ khác với mây mùa thu, mây mây mùa hạ nặng nề, âm u khi nào cũng có thể bất ngờ trút xuống những cơn mưa giận dữ còn mây mùa thu bao giờ cũng nhẹ nhàng thanh thoát, bồng bềnh... nhưng giờ đây đám mây mùa hạ đã bắt đầu mềm mại hơn, uyển chuyển hơn có thế mới  “vắt nửa mình” được chứ. Thật đặc biệt, đám mây cũng mang trên mình cả hai mùa, nó như chiếc cầu nối liền hai bờ hạ - thu. Tất cả đang hoà trong khúc biến tấu giao mùa. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ, cũng không phải vẻ đẹp của mùa thu, mà là vẻ đẹp của chính sự chuyển mùa, vẻ đẹp của tâm hồn con người gần gũi, giao cảm với thiên nhiên . Đánh giá, nhận xét Ú Có thể nói đây là câu thơ hay nhất, đặc trưng nhất nói về giao thời hạ- thu.
	Đánh giá, nhận xét Ú Đến đây ta nhận thấy cái độc đáo của sang thu không chỉ là những thi liệu khá mới mẻ, mà chính là cách cảm nhận mùa thu, đón thu bằng nhiều giác quan – thị giác- khứu giác và thính giác. Hơn nữa nhà thơ còn cảm nhận mùa thu theo không gian từ xa đến gần, từ cái vô hình (hương ổi, gió se ) đến cái hữa hình (dòng sông, sương..). Đó là cái rất riêng mà chúng ta ít gặp trong những bài thơ khác.
	Bình luận Ú Mùa thu đến nhưng Hữu Thỉnh không man mác như Nguyễn Khuyến, không tiếc nuối như Xuân Diệu, ông chỉ thấp thoảng, phảng phất, bâng khuâng nỗi buồn vì nhà thơ đã gắn chặt thời gian của con người với thời gian của vũ trụ. Ông xem đó là quy luật tất yếu của trời đất. Điều đó được thể hiện rất rõ trong khổ thơ cuối.
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Bài thơ khép lại với hình ảnh nắng, sấm và hàng cây vừa có tính tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi ra những suy tư thâm trầm. Cuối hạ - đầu thu, khi đã không còn những cơn mưa xối xả thì sấm cũng bớt bất ngờ và dữ dội. Sấm là hiện tượng của thiên nhiên nhưng đó cũng là ẩn dụ cho những biến động của cuộc đời. Hàng cây đứng tuổi là hàng cây đã qua bao cuộc chuyển mùa? Không biết chính xác là bao nhưng chắc cũng đủ để điềm nhiên trước những biến động. Tựa như con người lịch lãm, từng trải có thể bình tâm, đạt được trạng thái ôn tồn trước những vang chấn của ngoại cảnh, sẵn sàng đối mặt và sẵn sàng vượt qua.
Đánh giá, nhận xét Ú Tiếng sấm của thiên nhiên cũng chính là tiếng sấm của cuộc đời? Những biến động của cuộc đời cũng ít đi khi con người đã bước sang cái tuổi “chín” hơn. Mùa hạ là mùa của tuổi trẻ, mùa của hăng hái, sôi nỗi nhiệt huyết...mùa thu mùa của chín chắn, trãi nghiệm và cũng trầm lắng hơn. Giao thời của hạ - thu cũng chính là bản lề khép mở của hai lứa tuổi của cuộc đời. Nói về mùa thu nhưng Hữu Thỉnh muốn gửi gắm một quan niệm, một cách nhìn về cuộc đời.
	Mùa thu là đề tài qúa quen thuộc trong thơ ca, nếu không phải là một cây bút lão luyện, tự tin và có bản lĩnh thì Hữu Thỉnh không thể vượt qua được nhưng bậc “tiền bối” như Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến...Ngòi bút của Hữu Thỉnh vừa sắc sảo, độc đáo và cũng rất tinh tế khi thể hiện cảm xúc giao mùa khiến người đọc đọc sang thu nhưng vẫn không nhầm lẫn với bất cứ một thi phẩm nào. Hữu Thỉnh thực sự đã đặt một dấu chân của riêng mình trong thi ca Việt Nam.
Không bằng những thủ pháp nghệ thuật cao siêu, với thể thơ năm chữ, ngôn ngữ giản dị, thi liệu quen thuộc gần gũi nhưng “Sang thu” vẫn để lại một dấu ấn riêng cho bạn đọc hôm nay. Với hình ảnh thơ tự nhiên, không chau chuốt mà giàu sức gợi cảm, thể thơ năm chữ vắt dòng tạo ra những liên tưởng thú vị, nhà thơ Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những xúc cảm tinh tế trước bước chuyển giao của mùa. Qua đó bộc lộ một tình cảm yêu mến thiên nhiên, một tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc.
Nguyen Van Tho – Ma Thanh, Yen Thanh
0986639041.
(con nua)

Tài liệu đính kèm:

  • docsanh thu.doc