Ngữ văn 9 - Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh

Ngữ văn 9 - Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh

Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh

Truyện Kiều có rất nhiều thành công mà một trong những thành công đó là xây dựng nhâ vật phản diện. Cùng với nhân vật mụ Tú bà, Hồ Tôn Hiến, Sở Khanh.thì có thể nói Mã Giam Sinh trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” là một nhân vật mà Nguyễn Du rất công phu tạo dựng.

Luận điểm 1: Hai dòng thơ đầu tiên, tác giả giới thiệu lai lịch của Mã Giám Sinh. Mở đầu đoạn trích tác giả cho nhân vật xuất hiện với tư cách là một anh chàng rể tương lai

Gần miền có một mụ nào

Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh

Lễ vấn danh là một nghi lễ trang trọng để gắn bó một đời giữa đôi trai giá đến đầu bạc,răng long ấy thế mà lai lịch của người khách kia thật là mơ hồ. Ngay cái tên y cũng giới thiệu không rõ ràng. Mã Giám Sinh thực chất là họ Mã học sinh trường Quốc tử Giám, nói đúng hơn hắn chỉ giới thiệu họ chứ chưa có tên. Chưa hết, quê quán cũng rất mơ hồ “huyện Lâm Thanh cũng gần” thực chất Mã Giám ở Lâm Tri chứ đâu phải ở Lâm Thanh, hơn nữa lúc đầu hắn được mụ mối giới thiệu là “viễn khách” sao bây giờ lại bảo “cũng gần”. Là một học sinh trường Quốc Tử Giám sao cách ăn nói của hắn nghe “chối tai gai mắt” quá, cách giới thiệu tên tuổi, quê quán của hắn cũng khến người ta nghĩ đến một tên lưu manh vô học.

Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh

Hỏi quê rằng: huyện Lâm Thành cũng gần

 Không có lời thưa bẩm, cũng chẳng chào hỏi ai, chính cái nhịp thơ 2-1-3 cũng góp phần thể hiện điều đó. Có lẽ hắn nghĩ cứ “trong tay sẵn có đồng tiền” thì có thể tuỳ ý làm mọi thứ mà không cần nghi lễ, không cần đến phép lịch sự – một sự ứng xử tối thiểu trong giao tiếp. Cách giới thiệu quê quán đã thế đến khi giới thiệu tên tuổi thì bản chất “tiểu nhân học làm sang” của hắn mới lộ rõ.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh
Truyện Kiều có rất nhiều thành công mà một trong những thành công đó là xây dựng nhâ vật phản diện. Cùng với nhân vật mụ Tú bà, Hồ Tôn Hiến, Sở Khanh..thì có thể nói Mã Giam Sinh trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” là một nhân vật mà Nguyễn Du rất công phu tạo dựng.
Luận điểm 1: Hai dòng thơ đầu tiên, tác giả giới thiệu lai lịch của Mã Giám Sinh. Mở đầu đoạn trích tác giả cho nhân vật xuất hiện với tư cách là một anh chàng rể tương lai
Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
Lễ vấn danh là một nghi lễ trang trọng để gắn bó một đời giữa đôi trai giá đến đầu bạc,răng long ấy thế mà lai lịch của người khách kia thật là mơ hồ. Ngay cái tên y cũng giới thiệu không rõ ràng. Mã Giám Sinh thực chất là họ Mã học sinh trường Quốc tử Giám, nói đúng hơn hắn chỉ giới thiệu họ chứ chưa có tên. Chưa hết, quê quán cũng rất mơ hồ “huyện Lâm Thanh cũng gần” thực chất Mã Giám ở Lâm Tri chứ đâu phải ở Lâm Thanh, hơn nữa lúc đầu hắn được mụ mối giới thiệu là “viễn khách” sao bây giờ lại bảo “cũng gần”. Là một học sinh trường Quốc Tử Giám sao cách ăn nói của hắn nghe “chối tai gai mắt” quá, cách giới thiệu tên tuổi, quê quán của hắn cũng khến người ta nghĩ đến một tên lưu manh vô học.
Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh
Hỏi quê rằng: huyện Lâm Thành cũng gần
 Không có lời thưa bẩm, cũng chẳng chào hỏi ai, chính cái nhịp thơ 2-1-3 cũng góp phần thể hiện điều đó. Có lẽ hắn nghĩ cứ “trong tay sẵn có đồng tiền” thì có thể tuỳ ý làm mọi thứ mà không cần nghi lễ, không cần đến phép lịch sự – một sự ứng xử tối thiểu trong giao tiếp. Cách giới thiệu quê quán đã thế đến khi giới thiệu tên tuổi thì bản chất “tiểu nhân học làm sang” của hắn mới lộ rõ.
	Luận điểm 2: Hai dòng thơ tiếp theo, Nguyễn Du giới thiệu tuổi tác và ngoại hình của Mã Giám Sinh
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
 Thật là lố bịch vì cái tuổi bốn mươi là cái tuổi đã vượt qua một giới hạn của đời người, đó là cái tuổi trưởng thành và chín chắn, cái tuổi mà con người ta chỉ sống với những gì mình có. ấy thế mà tên họ Mã kia đã cố tình làm trái với cái điều quy ước đó để làm duyen, làm dáng. “nhẵn nhụi” là tính từ chỉ dùng để chỉ cho một sự vật thô nhám nhưng ở đây Nguyễn Du lại dùng nó để chỉ bộ mặt của con người, hoá ra cái mặt Mã Giam Sinh chẳng khác gì một vật dụng đời thường để người ta chà xát, phỉ nhổ ... “bảnh bao” thực chất là sự tỉa tót, làm dáng một cách thô thiển. Cách dùng từ của Nguyễn Du thật độc đáo. Khi người ta không có nhân cách và nhân phẩm giá thì hình thức chỉ là cái để che đậy nhưng với Mã Giám Sinh thì chính cái sự che đậy đó hắn đã tự vạch trần bộ mặt thật của mình.
	Luận điểm 3: Thái độ và hành động của tên họ Mã khi vào nhà gia đình hị Vương đã hé lộ dần nhân cách của một con buôn, một người đểu cáng.
Trước thầy, sau tớ lao xao
 đến đây thì Mã Giam Sinh đã tự vả vào mặt mình với câu thơ đáng khinh, đáng giận, đáng cười. “thầy” và “ tớ” bao giờ cũng có khoảng cách, thứ bậc còn ở đây nó chỉ là hình thức, là sự đậy điệm, che dấu. “Thầy” và “tớ” ở đây sao cứ “lộn tùng phèo” “cá mè một lứa” không tôn ti trật tự, không trên dưới. Ú nhận xét đánh giá: Chỉ một từ “lao xao” thôi đã xoá nhoà đi tất cả ranh giới mà tên họ Mã kia muốn tạo ra khi ra mắt một gia đình nề nếp. Nhưng phải đến câu thơ “ghế trên ngồi tót sổ sàng” thì Nguyễn Du đã chính thức kết liễu nhân cách của Mã Giám Sinh. “ngồi tót” là hành động ngồi rất nhanh, dường như khi vào nhà tên họ Mã kia đã “ngắm” cho mình một vị trí để ngồi. Ngồi tót là kiểu ngồi xổm chứ không phải ngồi đàng hoàng, lich sự hắn chẳng nhìn trước ngó sau chẳng cần ai mời gì cả lại thêm chữ “sổ sàng” cuối câu thơ thì thật đau đớn và nhục nhã. Ú nhận xét đánh giá: Có thể nói khi mà tên họ Mã ngồi lên cái vị trí cao nhất trong gia đình Kiều cũng là lúc hắn tự chôn vùi nhân cách của mình xuống đáy sâu nhất của sự ngu si và vô học. Ú nhận xét đánh giá: Đoạn thơ mở đầu giới thiệu về lai lịch, quê quán, tính danh, ngoại hình của một nhân vật khá xa lạ, mới mẻ. Tuy chỉ là phác hoạ vài nét và chủ yếu là biểu hiện bên ngoài nhưng Nguyễn Du đã đem đến cho người đọc một cảm giác băn khoăn khó hiểu về một con người già mà cố làm trẻ, tề chỉnh sang trọng mà như trai lơ đàng điếm, có học mà như vô học, đứng đắn mà khả nghi
	 Luận điểm 4: Đến những dòng thơ tiếp theo Mã Giám đã chính thức tự hiện nguyên hình là tên mua thịt bán người lọc lõi.
Đắn đo cân sức cân tài
ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
..
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngả giá vâng ngoài bốn trăm
 Khi gặp Kiều- người vợ tương lai của mình hắn chẳng cần hỏi thăm ân cần, chẳng cần quan tâm đến tâm trạnghắn lập tức “xem hàng” bằng cách “vén tóc, bắt tay”(đây là việc làm của mụ mối nhưng thực chất là dưới sự chỉ đạo của hắn) rồi đến “ đắn đo cân sức cân tài; ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ” toàn là những hành động của con buôn “đắn đo, cân, ép, thử” và cuối cùng là “cò kè. Và chính hành động “cò kè, thêm, bớt” kia còn cho thấy tên buôn người họ Mã thật keo kiệt và bủn xỉn,tính toán chi li mà còn ìa kẻ bất lương tâm khi nhìn thấy hoàn cảnh khốn đốn của gia đình bố vợ. Rõ ràng Mã Giá Sinh chỉ xem Kiều như một món hàng ngoài chợ không hơn không kém, giá trị con người đã bị những đồng tiền đen bẩn hạ giá xuống đến mức thấp nhất. 
	Luận điểm 5: Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” đã thể hiện cái tâm và cái tài của Nguyễn Du. Qua nhân vật Mã Giám Sinh, Nguyễn Du đã tố cáo, lên án và khinh bỉ “phường buôn thịt bán người” trong xã hội thối nát. Tài sắc của con người đã trở thành một món hàng, nhân phẩm của họ bị chà đạp xuống vũng bùn nhơ. Câu thơ “tiền lưng đã sẵn, việc gì chẳng xong” là một lời kết án đanh thép cho những kẻ bất lương làm giàu trên thân xác người phụ nữ.
	Nếu như đoạn trích “chị em Thuý Kiều” Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng thì đến đây nhà thơ lại sử dụng bút pháp tả thực, lựa chọn những chi tiết tiểu biểu nhất, đắt giá nhất về trang phục, về dáng vẽ, cử chỉ, ngôn ngữ, cách mua bánđể khắc hoạ tính cách nhân vật mã Giám Sinh. Hắn là một kẻ phong tình giả dối, bủn xỉn, ô nhục.
	Chữ nghĩa dưới ngòi bút của Nguyễn Du có một ma lực ghê gớm đã vẽ nên một con người mà chúng ta chỉ đọc thôi cũng thấy ghê tởm và hôi tanh. 

Tài liệu đính kèm:

  • docMA GIAM SINH.doc