Đề bài: Phân tích tình yêu nước, yêu làng, gắn bó với làng của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng ” của nhà văn Kim Lân.
Mở bài 2: Cũng viết về đề tài người nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân nhưng không giống như Nam Cao thường đề cập đến cái đói và miếng ăn hay về cách nhìn về lập trường chính trị ( Đôi mắt). Kim Lân cũng không nói về sưu cao thuế nặng như Ngô Tất Tố. Ông nói về người nông dân nhưng người nông dân yêu nước, yêu làng, gắn bó với làng, ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp thể hiện rất rõ điều đó. (học sinh chọn một trong hai cách mở bài)
+Yêu làng- ông thường khoe làng, tự hào về làng của mình. Ông khoe làng, kể về làng chợ Dầu “một cách say sưa, náo nức ( ) hai con mắt của ông sáng lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động”. Theo ông kể thì ngôi làng của ông mới đẹp làm sao. Đó là một ngôi làng có cái phòng thông tin sáng sủa, rộng rãi, cái chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, nhà ngói san sát, sầm uất, đường lát toàn đá xanh chính vì cái niềm tự hào về làng đã gắn chặt với ông, đi sâu vào tâm tính của ông và cũng là của người dân Việt Nam bao đời nay và đến khi sắp từ giã cõi đời con người ta vẫn muốn quay về quê hương, xóm làng nơi chôn rau cắt rốn của mình cho nên niềm tự hào của ôpng Hai cũng là chuyện bình thường. Niềm tự hào ấy của ông Hai cũng thay đổi theo thời cuộc.
Trước cách mạng ông khoe làng là khoe về cái “sinh phần” của viên quan tổng đốc người làng ông. Sau cách mạng ông lại khoe cái phong trào cách mạng sôi nỗi, rất có khí thế, là những buổi tập quân sự, những hố những ụ, những đường giao thông, những hầm bí mật Không có một tình yêu làng, gắn bó với làng tha thiết làm sao ông Hai có được một niềm tự hào về làng đến thế. Đến đây người đọc phải nhận thấy sự am hiểu sâu sắc, tinh tế về tâm lí của người nông dân Việt Nam của Kim Lân.
Đề bài: Phân tích tình yêu nước, yêu làng, gắn bó với làng của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng ” của nhà văn Kim Lân. Mở bài 2: Cũng viết về đề tài người nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân nhưng không giống như Nam Cao thường đề cập đến cái đói và miếng ăn hay về cách nhìn về lập trường chính trị ( Đôi mắt). Kim Lân cũng không nói về sưu cao thuế nặng như Ngô Tất Tố. Ông nói về người nông dân nhưng người nông dân yêu nước, yêu làng, gắn bó với làng, ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp thể hiện rất rõ điều đó. (học sinh chọn một trong hai cách mở bài) +Yêu làng- ông thường khoe làng, tự hào về làng của mình. Ông khoe làng, kể về làng chợ Dầu “một cách say sưa, náo nức ( ) hai con mắt của ông sáng lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động”. Theo ông kể thì ngôi làng của ông mới đẹp làm sao. Đó là một ngôi làng có cái phòng thông tin sáng sủa, rộng rãi, cái chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, nhà ngói san sát, sầm uất, đường lát toàn đá xanhchính vì cái niềm tự hào về làng đã gắn chặt với ông, đi sâu vào tâm tính của ông và cũng là của người dân Việt Nam bao đời nay và đến khi sắp từ giã cõi đời con người ta vẫn muốn quay về quê hương, xóm làng nơi chôn rau cắt rốn của mình cho nên niềm tự hào của ôpng Hai cũng là chuyện bình thường. Niềm tự hào ấy của ông Hai cũng thay đổi theo thời cuộc. Trước cách mạng ông khoe làng là khoe về cái “sinh phần” của viên quan tổng đốc người làng ông. Sau cách mạng ông lại khoe cái phong trào cách mạng sôi nỗi, rất có khí thế, là những buổi tập quân sự, những hố những ụ, những đường giao thông, những hầm bí mậtKhông có một tình yêu làng, gắn bó với làng tha thiết làm sao ông Hai có được một niềm tự hào về làng đến thế. Đến đây người đọc phải nhận thấy sự am hiểu sâu sắc, tinh tế về tâm lí của người nông dân Việt Nam của Kim Lân. +Yêu làng gắn bó với làng nên ông Hai rất buồn khi phải rời làng đi tản cư. Ông tự nghĩ “ mình ở cái làng này từ bé đến giờ () bây giờ lại đâm đầu bỏ đi còn ra thể thống gì nữa”. Cho nên ông mới nấn ná ở lại làng mãi tới khi bà Hai nhắn năm bảy lần ông mới lên. Khi xa làng ông khổ tâm day dứt, nhớ các anh em, các đồng chí ở lại làng, nỗi khổ tâm ấy nhiều khi làm cho ông bứt rất khó chịu, buồn bực thậm thậm chí cáu bẳn với những tiếng rì rầm tính toán tiền cua, tiền bún, tiền kẹo của bà Hai.Ngay cả cái việc ông thường theo giõi tin kháng chiến cũng chứng tỏ tình yêu làng của ông. +Tình yêu nước của ông Hai được bộc lộ sâu sắc hơn bao giờ hết khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay gắt để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông. Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc. Cái tin đột ngột ấy đã làm ông sững sờ, choáng váng “ cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thể thở được”. Dường như ông không tin vào cái điều ấy hay đúng hơn là ông không muốn tin, nhưng những người đưa tin kể rành rọt quá và khẳng định họ vừa từ dưới ấy lên nên ông không còn nghi ngờ gì nữa. +Từ lúc ấy ông rơi vào một tâm trạng đau đớn tủi hổ và là nỗi ám ảnh day dứt không nguôi. Nhìn thấy một đám đông ông cũng nghĩ ngợi, một tiếng nói, tiếng cười ông cũng chột dạ, nghĩa là lúc nào ông Hai cũng cảm thấy nơm nớp lo âu tưởng như người ta đang theo dõi, để ý tới mình. Trước càng tự hào hãnh diện bao nhiêu về cái làng của mình thì bây giờ ông càng tủi nhục, đau đớn bây nhiêu. Cho nên suốt mấy ngày liền ông không dám đi đâu. + Nỗi ám ảnh ấy đã trở thành nỗi sợ hãi thường xuyên trong ông và cùng với nó là sự xót xa, tủi nhục, căm giận cái làng theo giặc, “ cái làng Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”. Ông Hai càng rơi vào một tình thế bế tắc, tuyệt vọng khi mà mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi. Nhưng đi đâu bây giờ? Về làng ư? Không thể, “về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây”, làng thì ông yêu thật nhưng làng theo giặc thì ông phải thù. + Tình yêu nước và yêu làng tuy gắn bó chặt chẽ với nhau nhưng tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm của làng quê. Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ. Những lời tâm sự của ông với mấy đứa trẻ như muốn gải bày, muốn minh oan cho cái nỗi lòng của mình. + Đó là tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dầu của ông, là tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến với cách mạng. Thì ra tình yêu làng của ông trước sau vẫn sắt son, sâu nặng dù có lúc ông đã từng căm giận cái làng của mình. Rồi một ngày người ta thấy “ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thiu mọi ngày bổng tươi vui hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háyvề đến ngõ ông đã lên tiếng”, rồi ông mua quà cho mấy đứa trẻ, ông đi hết nhà này đến nhà khác chỉ là để cải chính một cái tin- một cái tin mà bao lâu nay nó làm khổ ông. Nó làm cho hai đình ông phải điêu đứng, tủi nhục và uất hận, nó làm cho ông ăn không ngon ngủ không yên. Là cái tin làng chợ Dầu theo giặc “Tất cả đều láo! Láo hết ! Toàn sai sự mục đích cả” Không chỉ ông Hai vui mà ngay cả mụ chủ nhà trước đây định đuổi ông đi cũng vui. Chưa bao giờ người ta lại thấy ông Hai vui như lúc này, ông chạy hết nhà này nhà khác, “ông sang nhà bác Thứ rồi lại ngồi lên chõng tre () mà nói chuyện về cái làng của mình” Ông lại còn khoe là nhà mình bị thằng Tây nó đốt cháy, mất nhà đáng lí ra ông phải buồn chứ vì đó là công sức là mồ hôi của ông- Thì ra đó là bằng chứng để khẳng định rằng ông không theo Tây. Phải chăng cái tin làng chợ Dầu theo Tây là một thử thách về tình yêu làng của ông. + Tình yêu làng, yêu nước đã gắn chặt vào con người của ông Hai, nó đã ăn sâu vào máu thịt của ông nên khi cái tin làng theo giặc được đính chính lại thì ông sung sướng, vui vẽ, lại kể về làng, tự hào về làng của mình cũng là điều dễ hiểu. Với cách xây dựng tình huống gay gắt, căng thẳng để nhân vật tự bộc lộ tính cách của mình kết hợp với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, Kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật người nông dân thời kì đất nước còn rơi vào tay giặc làm cho người đọc không thể nhầm lẫn với bất cứ một nhân vật nào khác. Bên cạnh đó phải kể đến ngôn ngữ trần thuật- ngôn ngữ nhân vật- linh hoạt tự nhiên của đã góp phần làm cho truyện ngắn “Làng” có một nét riêng. Kết luận: Văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm thể hiện lòng yêu nước, sự gắn bó với quê hương, với cách mạng nhưng có lẽ truyện Làng của nhà văn Kim Lân vẫn để lại cho người đọc một ấn tượng riêng khó quên. Đó là niềm tin, niềm tự hào về làng, đất nước son sắt thuỷ chung. Lưu ý: Diễn Biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe làng Chợ Dầu theo giặc đó là Buồn tủi, xấu hổ và tủi nhục, đau đớn quặn thắt, căm thù cái làng của mình. Khi phân tích phải lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ những ý trên.
Tài liệu đính kèm: