Ngữ văn 9 - Phần tiếng Việt hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt lớp

Ngữ văn 9 - Phần tiếng Việt hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt lớp

+Hội thoại: Là hoạt động giao tiếp trong đó vai xã hội (vị trí của người tham gia hội thoại) được xác định bằng các quan hệ xã hội (thân – sơ, trên – dưới ).

+Các phương châm hội thoại:

-Phương châm về lượng: Nói đúng nội dung, không thiếu, không thừa.

-Phương châm về chất: Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

-Phương châm quan hệ: Cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

-Phương châm cách thức: Cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh mơ hồ.

-Phương châm lịch sự: Cần tế nhị, tôn trọng người khác.

+Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:

-Vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.

-Phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác, yêu cầu khác quan trọng hơn.

-Muốn gây sự chú ý, hướng người nghe hiểu theo một ý khác.

+Xưng hô trong hội thoại:

-Từ ngữ xưng hô trong hội thoại của Tiếng Việt khá phong phú, đa dạng, giàu sắc thái. Phải lựa chọn cho phù hợp để đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất.

-Việc lựa chọn phải tùy thuộc vào tính chất, tình huống giao tiếp, mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn cho phù hợp. Sử dụng ngôn ngữ đúng vai trong quá trình tham gia hội thoại: đúng đối tượng, văn hóa sử dụng tốt các phương châm hội thoại.

-Bạn mua cây bút ở đâu mà đẹp thế?

-Ở quán cô Lan bên đường kìa.

-Sáng nay, Lan nghỉ học vì ốm, mẹ bạn ấy đã gọi điện xin phép cô chủ nhiệm.

-Hôm nay trời đẹp quá!

-Ừ, trời trong vắt không một gợn mây.

-Mẹ làm bánh rất ngon/

Mẹ làm bánh ngon.

-Bác ơi cho cháu đi trước ạ!

-Chào cả nhà, mọi người đang nghỉ trưa đấy à?

-Bác sĩ nói với bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân về bệnh tật khi mắc bệnh hiểm nghèo.

-Tiền bạc chỉ là tiền bạc!

-Chiều nay các em đã lao động xong. (cô giáo nói với hs cách xưng hô thể hiện thái độ thân mật, vừa lòng.

-Chiều nay mấy anh mấy chị đã lao động xong. (cô giáo nói với hs cách xưng hô thể hiện thái độ không vừa lòng).

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1033Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Phần tiếng Việt hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN TIẾNG VIỆT
HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT LỚP 9
Bài học
Kiến thức cần ghi nhớ
Ví dụ
Hội thoại
+Hội thoại: Là hoạt động giao tiếp trong đó vai xã hội (vị trí của người tham gia hội thoại) được xác định bằng các quan hệ xã hội (thân – sơ, trên – dưới ). 
+Các phương châm hội thoại: 
-Phương châm về lượng: Nói đúng nội dung, không thiếu, không thừa.
-Phương châm về chất: Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
-Phương châm quan hệ: Cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
-Phương châm cách thức: Cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh mơ hồ.
-Phương châm lịch sự: Cần tế nhị, tôn trọng người khác.
+Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
-Vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
-Phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác, yêu cầu khác quan trọng hơn.
-Muốn gây sự chú ý, hướng người nghe hiểu theo một ý khác.
+Xưng hô trong hội thoại:
-Từ ngữ xưng hô trong hội thoại của Tiếng Việt khá phong phú, đa dạng, giàu sắc thái. Phải lựa chọn cho phù hợp để đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất.
-Việc lựa chọn phải tùy thuộc vào tính chất, tình huống giao tiếp, mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn cho phù hợp.
Sử dụng ngôn ngữ đúng vai trong quá trình tham gia hội thoại: đúng đối tượng, văn hóa  sử dụng tốt các phương châm hội thoại.
-Bạn mua cây bút ở đâu mà đẹp thế?
-Ở quán cô Lan bên đường kìa.
-Sáng nay, Lan nghỉ học vì ốm, mẹ bạn ấy đã gọi điện xin phép cô chủ nhiệm.
-Hôm nay trời đẹp quá!
-Ừ, trời trong vắt không một gợn mây.
-Mẹ làm bánh rất ngon/
Mẹ làm bánh ngon.
-Bác ơi cho cháu đi trước ạ!
-Chào cả nhà, mọi người đang nghỉ trưa đấy à?
-Bác sĩ nói với bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân về bệnh tật khi mắc bệnh hiểm nghèo.
-Tiền bạc chỉ là tiền bạc!
-Chiều nay các em đã lao động xong. (cô giáo nói với hs cách xưng hô thể hiện thái độ thân mật, vừa lòng.
-Chiều nay mấy anh mấy chị đã lao động xong. (cô giáo nói với hs cách xưng hô thể hiện thái độ không vừa lòng).
Cách dẫn trực tiếp – Cách dẫn gián tiếp
+Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, đặt trong dấu ngoặc kép.
+Cách dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp.
+Chuyển đổi lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp: Bỏ dấu ngoặc kép, chuyển chủ ngữ sang một ngôi thích hợp.
-Lời dẫn giáp tiếp chỉ cần giữ lại nội dung còn cấu trúc ngữ pháp và từ ngữ có thể thay đổi.
-Bác Hồ nói: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
-Bác Hồ nhắc nhở chúng ta rằng độc lập tự do là thứ không gì quý bằng.
-Dẫn trực tiếp: Trong cuốn sách Hồ Chủ tịch hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại đồng chí Phạm Văn Đồng viết: “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người”.
-Chuyển sang dẫn gián tiếp: Trong cuốn sách Hồ Chủ tịch hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định rằng Hồ Chủ tịch là người giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người. 
Sự phát triển của từ vựng
-Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của một số ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển.
-Từ vựng phát triển về nghĩa vào tạo từ ngữ mới. Về mặt nghĩa có thể phát triển theo phương thức ẩn dụ và hoán dụ.
-Ngày xuân em hãy còn dài (AD)
(Nguyễn Du)
-Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người (HD)
(Nguyễn Du)
Thuật ngữ
-Thuật ngữ: là những biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dung trong các văn bản khoa học, công nghệ.
-Thạch nhũ (Địa lí), từ vựng (Ngôn ngữ học), lực(Vật lí).
Kĩ năng rèn luyện trao dồi vốn từ
*Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
-Một từ có thể nhiều nghĩa, ngược lại một khái niệm có thể được biểu hiện bằng nhiều từ.
-Vì vậy cần phải có ý thức nắm được nghĩa nghĩa của từ và sắc thái ý nghĩa của từ trong từng trường hợp thì mới có thể dung từ một cách chính xác.
*Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
-Gặp từ ngữ khó không hiểu thì ta phải nhờ giải thích để hiểu biết và nắm chắc được nghĩa của từ.
-Khi xem sách vở, báo chí nếu gặp từ ngữ nào mình không hiểu nghĩa thì phải tra từ điển hoặc hỏi những người tin cậy để nắm được nghĩa của từ đó để hiểu được nội dung của văn bản.
-Những từ mới cần ghi chép cẩn thận 
-Từ ăn (động từ) theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ 1992) có 13 nghĩa.

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP THI HOC KI I PHAN TIENG VIET.doc