Rèn luyện việc đọc sách cho học sinh.
Sách là tri thức bách khoa của nhân loại. để có những kiến thức bổ ích cho học tập, cho cuộc sống, chúng ta cần đọc sách. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ Siêng xem sách và xem được nhiều sách là một việc cần thiết, bởi sách có thể giúp chúng ta bổ trợ kiến thức và hoàn thiện nhân cách.” Nói như vậy để thấy được rằng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, người thầy không thể quên việc đưa học sinh của mình đến với thế giới bách khoa tri thức và nhân cách này.
Chúng tôi là những nhà giáo công tác tại vùng sâu và vùng khó. Điều kiện phục vụ cho công tác giáo dục rất hạn chế. Lâu nay, nhiều người vẫn cho rằng học sinh vùng sâu ngại tiếp xúc với sách báo. Điều đó chưa hẳn. Qua tìm hiểu, tôi thấy được các em vẫn có những đam mê với truyện tranh hoặc những loại sách có hình ảnh, các mẫu chuyện vui. Vì thế, bản thân nghĩ phải cùng đồng nghiệp làm sao cho các trò của mình yêu quý và chăm đọc sách. Khi các em quan tâm đến sách có nghĩa các em đang muốn tìm tòi khám phá. Vậy nhiệm vụ của chúng ta là gì?
Việc đầu tiên, thầy hãy định hướng cho học sinh về các loại sách. Thầy, cô giáo hãy giúp cho học sinh của mình hiểu được những loại sách cần thiết và phù hợp với các em. Sau đó, thầy khơi nguồn cảm hứng cho trò bằng cách đưa ra các chủ đề phù hợp và gợi được sự thích thú, tò mò, tìm tòi. Làm thế nào, thầy có thể mở ra cho học sinh cánh cửa tâm hồn nhạy cảm và hứng thú; làm cho các em hiểu được giá trị của sách – đó là sự bồi đắp tâm hồn, vốn sống và giúp con người cùng xã hội phát triển.
Việc khơi nguồn cảm hứng cho trò là một việc làm kiên trì, không nóng vội. Thầy hãy từ từ, từ từ mà gieo vào lòng trẻ những tri thức sơ khai làm cho tâm hồn trẻ dần rộng mở một tình yêu về những bài thơ, bài văn, những câu chuyện, những tấm gương được miêu tả từ những trang sách.
Rèn luyện việc đọc sách cho học sinh. Sách là tri thức bách khoa của nhân loại. để có những kiến thức bổ ích cho học tập, cho cuộc sống, chúng ta cần đọc sách. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ Siêng xem sách và xem được nhiều sách là một việc cần thiết, bởi sách có thể giúp chúng ta bổ trợ kiến thức và hoàn thiện nhân cách.” Nói như vậy để thấy được rằng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, người thầy không thể quên việc đưa học sinh của mình đến với thế giới bách khoa tri thức và nhân cách này. Chúng tôi là những nhà giáo công tác tại vùng sâu và vùng khó. Điều kiện phục vụ cho công tác giáo dục rất hạn chế. Lâu nay, nhiều người vẫn cho rằng học sinh vùng sâu ngại tiếp xúc với sách báo. Điều đó chưa hẳn. Qua tìm hiểu, tôi thấy được các em vẫn có những đam mê với truyện tranh hoặc những loại sách có hình ảnh, các mẫu chuyện vui. Vì thế, bản thân nghĩ phải cùng đồng nghiệp làm sao cho các trò của mình yêu quý và chăm đọc sách. Khi các em quan tâm đến sách có nghĩa các em đang muốn tìm tòi khám phá. Vậy nhiệm vụ của chúng ta là gì? Việc đầu tiên, thầy hãy định hướng cho học sinh về các loại sách. Thầy, cô giáo hãy giúp cho học sinh của mình hiểu được những loại sách cần thiết và phù hợp với các em. Sau đó, thầy khơi nguồn cảm hứng cho trò bằng cách đưa ra các chủ đề phù hợp và gợi được sự thích thú, tò mò, tìm tòi. Làm thế nào, thầy có thể mở ra cho học sinh cánh cửa tâm hồn nhạy cảm và hứng thú; làm cho các em hiểu được giá trị của sách – đó là sự bồi đắp tâm hồn, vốn sống và giúp con người cùng xã hội phát triển. Việc khơi nguồn cảm hứng cho trò là một việc làm kiên trì, không nóng vội. Thầy hãy từ từ, từ từ mà gieo vào lòng trẻ những tri thức sơ khai làm cho tâm hồn trẻ dần rộng mở một tình yêu về những bài thơ, bài văn, những câu chuyện, những tấm gương được miêu tả từ những trang sách. Khi đã mở được cánh cửa tâm hồn của trẻ, thầy bắt đầu cho những dẫn dắt để trò tự khám phá và giúp trò chắt lọc những điều tốt đẹp các em thu nhận được từ sách. Thầy hướng cho trò biết bày tỏ những tình cảm, cảm nhận của mình khi đọc xong một bài thơ hay một câu chuyện nào đó. Thầy cô giáo có thể tận dụng thời gian của các buổi ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên để phối hợp với tổ chức đoàn đội, văn thể, thư viện tổ chức giới thệu sách thường xuyên, tổ chức thi kể chuyện theo sách, tổ chức thi giới thiệu tác phẩm văn học, những hoạt động này dẫn các em đến với thế giới phong phú của sách và giúp cho tâm hồn của các em được đón nhận những điều mới mẻ bổ ích của thơ văn và những hình ảnh trong sáng từ những cuốn sách hay. Thầy, cô giáo khơi dậy cho học sinh của mình lòng yêu quý những cuốn sách hay, sự say mê đọc sách và luôn tìm tòi, đọc học và làm theo sách chính là đã có một phương pháp giáo dục đạo đức đạt hiệu quả. Đây là công việc quý giá thể hiện lòng yêu nghề, mến trẻ và thể hiện vốn tri thức phong phú của thầy.
Tài liệu đính kèm: