Ngữ văn 9 - Suy nghĩ về tác hại của thuốc lá

Ngữ văn 9 - Suy nghĩ về tác hại của thuốc lá

De: Suy nghĩ về tác hại của thuốc lá

Hàng năm thuốc lá, thuốc lào giết hại hàng triệu người trên thế giới. Hút thuốc là nguyên nhân gây bệnh và tử vong có thể tránh được. Những năm gần đây người ta ngày càng hiểu rõ các tác hại của hút thuốc lá, thuốc lào (gọi tắt là thuốc lá).

I. Thành phần, độc tính của thuốc lá

Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Người ta chia ra 4 nhóm chính:

1. Nicotine:

Nicôtine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí. nicôtine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtin mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicôtin một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào.

2. Monoxit carbon (khí CO)

Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá

Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.

4. Các chất gây ung thư

Trong khói thuốc lá có trên 40 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.

 

doc 24 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngữ văn 9 - Suy nghĩ về tác hại của thuốc lá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
De: Suy nghĩ về tác hại của thuốc lá
Hàng năm thuốc lá, thuốc lào giết hại hàng triệu người trên thế giới. Hút thuốc là nguyên nhân gây bệnh và tử vong có thể tránh được. Những năm gần đây người ta ngày càng hiểu rõ các tác hại của hút thuốc lá, thuốc lào (gọi tắt là thuốc lá).
I. Thành phần, độc tính của thuốc lá
Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Người ta chia ra 4 nhóm chính:
1. Nicotine:
Nicôtine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí. nicôtine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtin mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicôtin một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào.
2. Monoxit carbon (khí CO)
Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá
Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.
4. Các chất gây ung thư
Trong khói thuốc lá có trên 40 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.
II. Các nguy cơ gây bệnh của hút thuốc lá
Vai trò gây bệnh của hút thuốc đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở nước ta. Hút 01 điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch. Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút (hút thuốc càng sớm thì nguy cơ càng cao), số lượng thuốc hút trung bình với đơn vị là bao/năm tính bằng cách lấy số bao thuốc hút trung bình hàng ngày nhân với số năm hút (số lượng thuốc hút bao/năm càng lớn thì nguy cơ càng cao) và thời gian hút càng dài thì nguy cơ cũng càng lớn.
phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong truyện Kiều của Nguyễn Du
Trao duyên, em hỏi, chị thưa...
“Lạy thưa”, “gửi lạy”...tình chưa đoạn tình!
Sao đã “trao”, đã “gửi” mà “tình chưa đoạn tình”?Cảm xúc này có thể lý giải qua việc phân tích tâm trạng bi kịch của Kiều trong đêm “trao duyên”.
Trước tiên, hãy hiểu Vân đôi chút, bởi lẽ Vân trực tiếp đối thoại, khơi gợi và chuẩn bị cho Kiều bộc lộ tâm sự của mình. 
Người ta hay nói rằng nàng Vân “vô tư”(?) có lẽ là ở chỗ này: cả nhà vừa mắc oan, mới “thong dong” một chút, trong khi chị Kiều một mình một ngọn đèn khuya: “Dầu chong thấm đĩa, lệ tràn thấm khăn” thì em Vân hình như không chống nổi các quy luật sinh lý cho nên đã có một “giấc xuân” êm đềm!Song đến cuộc trao duyên, bắt đầu ta nghe Vân “ân cần hỏi han” chị, ta lại nghĩ Vân chưa hẳn vô tình, những điều cô hỏi chứng tỏ cô hiểu đời, cái đời “dâu bể đa đoan”, biến động khôn lường...Cô biết nỗi oan của mình, oan “một nhà” mà cô nghĩ “để chị riêng oan”, cô ngủ mà cô vẫn biết chị “ngồi nhẫn tàn canh, nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?”.Nguyễn Du quả đã khéo sắp đặt: để cho Vân hỏi chị trước, hỏi vừa đủ mà “trúng đích”, hỏi thể tất “nhân tình”!Và trong suốt cuộc trao duyên, Vân chỉ hỏi mỗi một lần, rồi lẳng lặng mà nghe...
Vậy ra Vân cũng hay đấy chứ, cô đã tỏ ra “biết chuyện” và đã khơi gợi, tạo cơ hội cho chị Kiều bày tỏ, nhưng bày tỏ sao đây trong khi chị Kiều:
Hở môi ra cũng thẹn thùng
Chị buộc phải trao duyên – cái duyên vợ chồng với Kim Trọng cho em! Chuyện ấy, “hở môi ra” đã thẹn.Biết thẹn mà phải nói, nói để mà trao, sự tình đã đến thế thì chị phải thổ lộ thật, thổ lộ hết cùng em.Thật lòng là chị “đương thổn thức đầy”, “còn vương vấn mối này chưa xong”, thật lòng là chị ngượng, vì vậy mà điều băn khoăn day dứt trắng đêm nay, chị gửi trong mấy lời thành thật:
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai
Ấy chính là cái gút của tâm trạng bi kịch trao duyên vừa là vấn đề “ức xúc” đặt ra cho chị, và cho cả em giải quyết.Vân thương chị, hẳn là cảm nhận được cái tâm, cái tình trong đó, và hẳn cô đã lờ mờ thấy chị đang có yêu cầu gì với mình đây...Thúy Kiều thật khó nói, mà lại khó nói hơn khi phải nói một chuyện mà mình không muốn nói – mà vẫn “phải” nói cho em nghe, thật rối rắm, thật khó xử, thật là “đau đầu” cho cả em lẫn chị...Đến nước này thì chị phải nhờ vả em thôi, em có hiểu không Vân?Tâm trạng Kiều thật sự bối rối, cách giải quyết của Kiều là sự họat động về tình cảm chị em mà thôi, chứ không phải là lí trí:
Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Đến nước này thì chị phải cậy em thôi, chị tin rằng em sẽ bằng lòng giúp chị mà, “em có chịu lời” của chị không?Câu thơ như van xin, như cầu khẩn, câu thơ đặt ra vấn đề cho Vân, và Kiều thăm dò ý của em mình, ở đây Kiều không ép, mà Vân cũng chẳng phật lòng, càng dễ cảm thông cùng chị, Kiều mới yêu cầu em:
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Sao lại thế nhỉ?Theo tôi, có lẽ Vân cảm thấy đột ngột trước yêu cầu này.Người đọc thì cảm thấy như có sự “thay bậc đổi ngôi”, có sự “hóan vị”, em bỗng như là chị, chị bỗng như là em (cúi mình “lạy”).Thì ra chính cái yêu cầu kia là xuất phát từ tình thế, tâm trạng chị: vì chuyện tình riêng, chị phải “lạy thưa” em, “cậy” nhờ em, đương nhiên em sẽ là ân nhân của chị!Thúy Kiều lạy thưa là tỏ trước tấm lòng biết ơn của mình, và cũng là xuất phát từ sự trân trọng của mình trước chuyện “trao duyên” thiêng liêng, hệ trọng này.Câu thơ trên gợi ý có tình, câu thơ dưới cầu khiến có tình, quả nhiên hai câu thơ có sức thuyết phục đặc biệt!
Kiều bắt đầu kể cho em nghe chuyện tình của mình với Kim Trọng:
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Phải rồi, kể từ đó – từ khi gặp chàng Kim, chị đã có tình yêu và tình yêu đó ngày càng sâu đậm hơn.Kiểu thổ lộ với em thật thà, không giấu giếm, thật trong sáng, tình yêu của Kiều là do thiên tính – là do trời chỉ định, Kiều “quan niệm” tình yêu của mình khác với “quan niệm” phong kiến, đó là sự cảm nhận yêu thương từ trong trái tim chứ không là sự thức ép.Phải chăng, Nguyễn Du đã cho Kiều ít nhiều nói lên sự tự do yêu thương của con người trong xã hội lúc đó?
Sau mấy câu kể vắn tắt chuyện tình riêng của Kim Trọng, Kiều tiếp tục thuyết phục em bằng cả lí, cả tình:
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vạn hai?
Từ tình cảm của mình, Kiều nói đến cái lí, cái lí phải chọn một trong hai điều để trọn vẹn một điều nào, hi sinh điều nào.Kiều nghĩ Vân sẽ ắt hiểu và hiểu thêm tâm trạng bi kịch của mình nữa.
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Em còn trẻ, em hãy thương chị mà thay chị lấy chàng Kim.Ấy chính là tình.Chỉ cần nói mấy tiếng “xót tình máu mủ” là đủ xóay tận vào đáy lòng em rồi.Mà em đã “xót tình máu mủ” thì làm sao có thể từ chối “thay lời nước non”?Câu thơ nghe não lòng, nghe như có tiếng kêu thương thống thiết khiến Vân phải nghĩ đến bổn phận mình phải làm thế nào cho phải...
Kiều mới nói tiếp:
Cho dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
Đó là những lời gan ruột của Kiều – một người chị bất hạnh.Lí, tình mà Kiều giãi bày thật tình như vậy, Thúy Vân chỉ còn biết lẳng lặng mà nghe, lẳng lặng mà chấp nhận!
Đây là nỗi đau lớn nhất và đầu tiên trong suốt cuộc đời của Kiều, cho nên khi nhắc đến chàng Kim, Kiều vô tình chạm vào nỗi đau sâu thẳm nhất của mình, khiến cô tỏ ra bần thần, rối trí, không điều khiển được mình:
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
Đọc câu thơ, ta nghe như có một giọng khang khác.Phải chăng, nội tâm của Kiều lúc này phức tạp hơn, nên ngôn ngữ trở nên “bất bình thường”? Ở đoạn trên ta thấy, dù thuyết phục em bằng lí, bằng tình hay bằng cả hai, thì vẫn là ngôn ngữ lí trí, giọng thơ đều đều, trầm trầm.Đến đâu thì lời thơ như nấc như nghẹn, cái “gút” tâm trạng trên kia đã mở ra dường như được thắt lại ở chỗ này!Tại sao lại có sự khác lạ trong lời nói vậy? Bởi do “chiếc thoa với bức tờ mây” đó thôi, nó là hiện diện của tình yêu! Cầm kỷ vật cụ thể ở tay, trao cho em, Kiều bỗng thấy vụt lên hình ảnh Kim Trọng cùng bao kỷ niệm, thề nguyền...và Kiều chợt nghĩ: vật này là của ta, chàng là của ta, sao lại thành của Vân? Có thể nào như vậy được? Tâm lí Kiều lúc này cần một lời thỏa đáng, ít ra là để tự an ủi mình.Cho nên câu thơ “Duyên này thì giữ vật này của chung” là cả bao nhiêu sự giằng xé, níu kéo khủng khiếp trong tâm hồn, con tim của Kiều, Nguyễn Du quả thật tinh tế và cũng thật nhân bản trong ý thơ của mình.
Đến đoạn cuối cảnh trao duyên, nội tâm Kiều lại phức tạp hơn nữa.Ta hãy nhớ lại: Trước cuộc trao duyên Kiều đã tự cho mình có lỗi với Kim Trọng. Nàng vốn là người giàu tình, đa cảm, dễ ứng mộng...Nàng cũng đã tự gọi mình là người “mệnh bạc”.Bây giờ đang trong nỗi đau mất mát khủng khiếp, bỗng nhiên nàng thấy mình đáng thương nhất, đau đớn nhất, u uất nhất, cay cực nhất.Rồi như người mất hồn, vẫn ngồi đây, mà hồn thi bay xa xăm tận mai sau...Miệng đang nói với em mà như hồn nói với hồn những điều hình dung, dự báo về “mai sau”!
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này
Trôn ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai...
Thì ra, cái hồn vẫn chưa dứt nổi Kim Trọng! Hồn Kiều còn múon về để “đền nghì trúc mai” để được “rảy xin chén nước” tẩy oan cho hồn! Câu thơ nghe mới não lòng làm sao! Và dễ sợ làm sao! Nguyễn Du thương con người thác oan, bạc mệnh hay Nguyễn Du nhạy cảm với nỗi đau nhân tình mà đã đi xa hơn Thanh Tâm Tài Nhân? Nguyễn Du cho ta thấy cái “hồn” Kiều
Phan tich2:
Đoạn trích Truyện Kiều này có nhan đề "Trao duyên" gồm 34 câu (từ câu 723 đến câu 756) được in trong sách giáo khoa môn Văn lớp 10. Đây là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thúy Kiều. Khi Vương Ông và Vương Quan bị bắt do có kẻ vu oan, Thúy Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót cho quan lại cứu cha và em. Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh, Thuý Kiều nhờ cậy Thuý Vân thay mình trả nghĩa, lấy Kim Trọng.
Nhan đề đoạn trích  ... đắm vào chốn ăn chơi sa đọa đó thì đây k còn là Truyện Kiều và Kiều cũng k phải là Thúy Kiều mà ND đã tin tưởng gửi gấm lòng mình. Đây k phải là sự tái diễn đơn thuần 1 cảnh sống và lối suy nghĩ mà còn là sự khẳng định phẩm tiết của ng phụ nữ, trong trắng và cao đẹp tựa như hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
thuyết minh về bài bình ngô đaih cáo của Nguyễn Trãi thì cần có những ý gì?
giúp tớ với nhá.
Từ thưở vua Hùng còn đang dựng nước và giữ nước cho đến tận ngày hôm nay nhân dân ta đã mang trong lòng ý thức dân tộc sâu sắc, nhất là lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến để bảo vệ độc lập nước nhà. Trong những trang sử đc ghi chép lại luôn vang vọng những chiến thắng oai hùng, đi kèm theo đó là những bản tuyên ngôn độc lập làm lung lay cả một thời đại, là lời tuyên bố hào hùng và thể hiện khí chất anh dũng của dân tộc ta. Với kho tàng lịch sử văn học của dân tộc đã ghi dấu 3 bản tuyên ngôn độc lập, mỗi lần ra đời lại đánh dấu 1 bước ngoặt lớn đối với tình hình chính trị nước ta. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc minh đã có 1 bản do Nguyễn Trãi – thiên tài về chính trị, văn học và tư tưởng viết nên. Tận thế kỉ 21 này ta vẫn nghe vang vọng khúc khải hoàn ca qua bài cáo.
Cáo vốn là thể văn biền ngẫu có nguồn gốc từ Trung Quốc và sau đó du nhập vào nước ta. Thể cáo thường đc các vua dùng để công bố những công việc hệ trọng của đất nước cho muôn dân biết. Trong tác phẩm Nguyễn Trãi sử dụng từ “đại cáo” vốn là 1 tên gọi một bài cáo cổ nhất của Trung Quốc, ông đã thay lời Lê Lợi công bố với toàn thể nhân dân về việc đã dẹp tan được giặc Ngô. Cáo k hạn chế số câu chữ, mang phong cách văn chính luận vì thế rẩt trang trọng , sắc bén, lập luận chặt chẽ và giàu sức thuyết phục. Kết cấu của bài bình Ngô tuân thủ đúng kết cấu của tác phẩm Thang cáo (trong sách Kinh Thư) và Vũ cáo hay đại cáo Vũ Thành (sách Kinh Thư). 
Vào cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vong, tể tướng Hồ Quý Ly đã ra cải cách và hi vọng tình thế sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn và sẽ xây dựng đủ lực lượng để chống lại nhà Minh. Nhưng vì nội bộ k đoàn kết nên nhà Hồ đã chịu thất bại trước sự thất bại của quân Minh, năm 1407 nước ta rơi vào ách đô hộ nghiệt ngã của quân Minh. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, qua bao gian nan và thử thách, chiến đấu anh dũng hết mình, vào cuối năm 1427, Vương Thông, tên tổng chỉ huy quân đội nhà Minh ở Việt Nam, đã phải mở cửa thành Ðông Quan đầu hàng. Cuộc kháng chiến 10 năm đã kết thúc vẻ vang. Thay mặt vua Lê, Nguyễn Trãi viết bài cáo nhằm tổng kết quá trình kháng chiến và tuyên cáo thành lập triều đại mới. Đó là chiến thắng vang dội đã giành lại đc độc lập cho dân tộc, ta thoát khỏi ách thống trị tàn bạo và dã man của bọn giặc Minh. Đồng thời, cuộc kháng chiến và bài cáo đã mở ra cho đất nước một kỉ nguyên mới, đó là một thành công lớn.
Tựa đề bài cáo là “bình Ngô đại cáo”, đã có khá nhiều thắc mắc xoay quanh cái tên này. Có người hỏi tại sao k phải là “bình Minh đại cáo” mà lại viết là Bình Ngô. Đồng thời cũng có nhiều quan niệm khác nhau về ý nghĩa của từ Ngô. Có ng cho rằng Ngô là một cách gọi theo thói quen của ng VN để chỉ ng TQ. Cũng có ng bảo, Ngô là tên vùng đất xuất thân của Chu Nguyên Chương (Minh Thành Tổ) và theo một ý khác thì Ngô là cách gọi của nhân dân để chỉ những tên giặc gian ác, tàn bạo.st 
Nội dung bài cáo mang theo một luận đề chính nghĩa. Luận đề này được xây dựng dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa 3 yếu tố quan trọng: nhân nghĩa, dân và nước. Trong xuyên suốt bài cáo Nguyễn Trãi đều nói đến nhân nghĩa, đó là sợi chỉ đỏ kéo dài từ đầu đến cuối bài cáo cũng như trong suốt cuộc khởi nghĩa. Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “việc nhân nghĩatrừa bạo”, phải điếu quân phạt tội, bênh vực cho kẻ khốn cùng, chống lại các thế lực phi nhân, là trừ gian diệt bạo, đem lại hạnh phúc cho dân lành, trừng trị “bạo”, bạo gồm giặc ngoại xâm lẫn bọn tham quan, làm dân yên là nhân nghĩa. Còn dân ở đây là những ng thuộc tầng lớp thấp nhất nhưng lại chiếm phần đa số trong xã hội nông nghiệp thời đó. Đó là những dân đen, dân đỏ, thương sinh, phu phen, manh lệ, những ng có vai trò lịch sử quan trọng góp phần đuổi giặc ngoại xâm, dân là “gốc” của nước, k có dân thì nước khó vững. “Nước” ở đây là bao gồm các mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố: văn hiến, địa lí phong tục tập quán, các triều đại chính trị, hào kiệt, truyền thống lịch sử vẻ vang. Tất cả các yếu tố đó đều đc NT nói rõ trong bài cáo. Quan niệm của ông về nhân nghĩa, dân, nước đều xuất phát từ chính thực tiễn kế thừa sự phát triển của truyền thốg yêu nước của dân ta, phù hợp vs đạo đức truyền thống và hoàn cảnh lịch sử đương thời : “như nước Đại Việt tachứng cớ còn ghi”. Những quan niệm mới của NT tiến bộ hơn so với trước đây rất nhiều, có nhiều biến đổi theo chiều hướng chính trị mới, tất cả do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử.
Nếu ở phần đầu NT nêu rõ về luận điểm của mình, cái gốc của nước là dân và muốn dân yên, nước vững phải trừ bạo thì ở đoạn thứ 2 NT đã vạch trần tội ác của bọn giặc. Theo các nhà nghiên cứu thì đoạn này xem như một bản cáo trạng đanh théo tố cáo tội ác khủng khiếp của bọn giặc Minh trong suốt 20 năm qua. Chúng đã gây k biết bao nhiêu tội lỗi, thật rùng rợn, chúng “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”, “ng bị ép xuốngcạm đặt”. NT đã sử dụng đan xen và kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh mang tính khái quát, ông đã đưa ra những chi tiết rất cụ thể và sinh động, tất cả đều đc ghi lại bằng lịch sử và đc lịch sử chứng minh.
Đoạn thứ 3 NT đã tổng kết lại quá trình kháng chiến. Nổi bật lên trước tiên là hình ảnh ng anh hùng Lê Lợi, NT miêu tả LL một cách khái quát toàn vẹn và nhấn mạnh những phẩm chất tiêu biểu nhất của 1 con ng yêu nước trong khoảng thế kỉ XV. 1 con ng ng yêu nước đc thể hiện trong văn học có các đặc điểm như: xuất thân bình thường “ta đâynương mình”, là ng có tấm lòng căm thù giặc sâu sắc: Ngẫm thù lớn há đội trời /Căm giặc nước thề không cùng sống. Ở lúc khởi đầu của những ng này đều gặp nhiều khó khăn nhưng bên cạnh đó họ luôn có tinh thần vượt khó, kiên trì để đi lên phía trước: “trơi thử lònggian nan”. Mặt khác họ cũng biết tập hợp nhân dân và gắn chặt tình đoàn kết lại vs nhau, tận dụng tối đa sức mạnh của dân để giành thắng lợi: “nhân dân 4 cõingọt ngào”. Họ còn biết cách sử dụng các chiến lược và chiến thuật tài tình, mưu trí, sáng tạo: “thế trận..địch nhiều”. Lúc nào họ cũng nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa trong tất cả mọi việc từ trên xuống dưới: “đem đại nghĩacường bạo”. Nói tóm lại, LL là hình ảnh tiêu biểu cho những con ng yêu nước, dám hi sinh bản thân để dựng cờ nổi dậy, chống giặc ngoại xâm, quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do cho nước nhà dù cho phải đổ máu.
Ở đoạn 4, NT đã tái hiện lại cả 1 lịch sử oai hùng. Ở đây ta k thấy những vị anh hùng cá nhân trong văn chương trung đại hay trog các tác phẩm anh hùng ca của thần thoại Hi Lạp hay của thần thoại . Bài cáo chú tâm làm sáng rõ vai trò của cả 1 tập thể, sức mạnh của đoàn kết, sức mạnh của dân và của tình yêu nước, NT đi vào những phần mà trước kia những ng đi trước vẫn chưa quan tâm và khai thác cặn kẽ: “gươm mài đátoang đê vỡ”. Đó là sức mạnh của tinh thần có thể làm lung lay mọi thứ, sức mạnh của tình cảm có thể vượt lên trên. Về phía ta NT nói đến rất chung chung và chưa cụ thể nhiều, nhưng về phía giặc ông lại miêu tả chi tiết, đầy đủ và cụ thể đến từng gương mặt, họ tên và chức tước của từng ng, đến ngay cả tư thế thất bại của từng tên cướp nước. “ phúc tâm quân giặccàng hăng”, “ngày mười támkế tự vẫn”. Kết cục cuối mà bọn giặc phải chuốc lấy là “quân giặc cởi giápchân run”. Ở đây, NT đã thể hiện 1 tư tưởng mới của nhân nghĩa là “khoan hồng với giặc”, theo một số ng thì sự khoan hồng đó đã khiến TQ phải nhân nhượng ta mà k xâm phạm nc ta trong 1 thời gian dài, đó là hiệu quả của đường lối chính sách của NT. Cách sử dụng liệt kê ngày tháng năm của chiến thắng càng làm rõ nhịp độ dồn dập, tái hiện k khí oai hùng đậm chất lịch sử.
Đọan cuối NT dùng để tuyên bố chính thức với toàn thể mọi ng về việc hòa bình đã đc lập lại trên đất Đại Việt, quân thù đã cao chạy xa bay về nước, ta lại có độc lập, có tự chủ và tự cường. Đó là xu thế tất yếu của thời cuộc, là kết quả của cuộc đấu tranh ngoan cường, là “quả” của hạt “nhân” nhân nghĩa. Nhịp thơ ở đoạn này dàn trải, trang trọng, cứng rắn và mang tính quyết định, là lời vọng đến mãi ngàn năm sau vẫn còn.
Nếu nói về giá trị đầu tiên của BNĐC là ý nghĩa tổng kết hiện thực lịch sử rộng lớn của tác phẩm. Chưa đầy 150 vế, bài cáo đã khái quát tất cả mấy mươi năm chống giặc của nghĩa quân Lam Sơn trong đó có 2 xu thế đi ngược nhau, thứ nhất là của ng chiến thắng, làm chủ lịch sử và thứ hai là của kẻ chiến bại và bị lịch sử chôn vùi vào dĩ vãng. Đây là lời tuyên bố đầy đanh thép về sự thất bại thảm hại của 1 thế lực đc xem như hùng mạnh nhất thời bấy giờ - nhà Minh và song sog bên cạnh đó là nỗ lực vượt lên khó khăn, khẳng định mưu trí, óc sáng tạo và lòng yêu nước của 1 nước nhỏ hơn, lời tuyên cáo ấy đồng thời cũng là minh chứng cho sự trưởng thành của cả 1 dân tộc trên bước đườg dựng nc và giữ nc. Bởi thế nên BNĐC đc xem như bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc ta (sau NQSH và trước bản TNĐL của HCM). Quan trọng hơn cả bài cáo đã thể hiện những tư tưởng dân tộc và dân chủ của nhân dân ta, trước đây nó chưa trở thành hệ thống dưới nhà Lí – Trần nhưng nay đã đc trở thành 1 đường lối chính trị cơ bản và chủ chốt của nhà Lê Sơ. Thêm nữa, NT tuy áp dụng nguyên lí Nho giáo của Khổng tử nhưng những tư tưởng của NT lại có xu hướng cách mạng, làm phá vỡ hệ thống quan điểm đẳng cấp, đặt các tầng lớp ngang hàng vs nhau, tạo điều kiện cho cộng đồng dân tộc ta phát triển mạnh, giàu sinh lực và xóa bỏ nhận thức lạc hậu của thời Lí – Trần. BNĐC đã đánh dấu 1 mốc son trong lịch sử phát triển tư duy trí tuệ dân tộc, là giai đoạn “phục hưng thứ hai” về văn hóa và tinh thần của nc ta.
Nói về nghệ thuật, BNĐC là 1 áng văn chính luận sâu sắc, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục, nhịp điệu hùng hồn, lập luận chặt chẽ và đanh thép, đạt đến trình độ mẫu mực. Diễn biến của tác phẩm là 1 trình tự khép mở rất đúng lúc, đúng chỗ, k thừa cũng k thiếu, k làm ảnh hưởng đến mạch dẫn của bài văn. Bên cạnh đó, hình tượng của ng tuyên cáo trở nên đĩnh đạc, trang nghiêm và oai dũng, uy nghi hơn bao giờ hết, đặc biệt ở đoạn 5 tầm vóc của NT cao như 1 đấng anh hùng chuyên trừ gian diệt bạo mà trăm trận trăm thắng. K chỉ có nghị luận, BNĐC còn có sự đan xen vs bút pháp trữ tìh, lời văn rất xúc độg, trong từng câu từng chữ như là máu là thịt, là cả tấm lòng chân thành của ông. Lời văn xúc cảm, mang sức âm vang, yêu thương, trân trọng, hào hùng, sảng khoái khi nói về quân ta. Đối vs kẻ thù, lời văn đầy phẫn nộ, lên án kịch liệt và gay gắt.
ọhc, tui lên google gõ ra bao nhiêu mà bảo hem có!!!!!!!!!
Nản bn quá!
Tôn sư trọng đạo nè:
An toàn giao thông
Tệ nạn xã hội:

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van(12).doc