Ngữ văn 9 - Tiết 113 Kiểm tra văn

Ngữ văn 9 - Tiết 113 Kiểm tra văn

A. Mục tiêu cần đạt.

- Giúp HS ôn tập và củng cố những kiến thức văn học (nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật trong các tác phẩm VH)

- Rèn kĩ năng hệ thống hoá, phân tích tổng hợp, so sánh, kết hợp kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.

* Trọng tâm: Học sinh làm bài cảm thụ văn học

B. Chuẩn bị của thầy và trò.

- Thầy: Hệ thống đề và đáp án chi tiết.

- Trò : Nắm được nội dung ôn tập và hình thứcb kiểm tra.

C. Tiến trình hoạt động.

* ổn định tổ chức

* Kiểm tra : Đề bài:

1. Một trong những cảm hứng chung của 2 bài thơ “ Nhớ rừng” và “ Ông đồ” là gì?

A. Nhớ tiếc quá khứ B. Thương người và hoài cổ

C. Khinh bỉ cuộc sống tầm thường hiện tại. D. Đau xót và bất lực

2. Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ trước cảnh đẹp của bài “ Ngắm trăng”?

A. Xao xuyến, bối rối B. Mừng rỡ, niềm nở

C. Buồn bã, chán nản D. Bất bình, giận dữ

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 995Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Tiết 113 Kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 17/ 3/ 2010
Tiết 113 kiểm tra văn
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp HS ôn tập và củng cố những kiến thức văn học (nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật trong các tác phẩm VH)
- Rèn kĩ năng hệ thống hoá, phân tích tổng hợp, so sánh, kết hợp kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
* Trọng tâm: Học sinh làm bài cảm thụ văn học
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
- Thầy: Hệ thống đề và đáp án chi tiết.
- Trò : Nắm được nội dung ôn tập và hình thứcb kiểm tra.
C. Tiến trình hoạt động.
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra : Đề bài:
1. Một trong những cảm hứng chung của 2 bài thơ “ Nhớ rừng” và “ ông đồ” là gì?
A. nhớ tiếc quá khứ B. Thương người và hoài cổ
C. Khinh bỉ cuộc sống tầm thường hiện tại. D. Đau xót và bất lực
2. Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ trước cảnh đẹp của bài “ Ngắm trăng”?
A. Xao xuyến, bối rối B. Mừng rỡ, niềm nở
C. Buồn bã, chán nản D. bất bình, giận dữ
3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài “ Đi đường”
A. Điệp ngữ B. Nhân hóa
C. So sánh D. Hoán dụ
4. ý nào nói đúng nhất chức năng của thể hịch?
A. Ban bố mệnh lệnh của vua
B. Công bố kết quả một sự nghiệp
C. Trình bày ý kiến, đề nghị với nhà vua
D. Cổ động, thuyết phục, kêu gọi đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
5. Hình ảnh trăng trong bài thơ “ngắm trăng” và “ Rằm tháng riêng” đã thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của Hồ Chí Minh.
Hãy phân tích luận điểm trên thành một đoạn văn ngắn.
II. Đáp án, biểu điểm
Câu 1 ( 1đ): A
Câu 2 ( 1đ): A
Câu 3 ( 1 đ): A
Câu 4 ( 1 đ): D
Câu 5( 5 đ): 
Đoạn văn đảm bảo yêu cầu: Xuất phát từ phân tích hình ảnh trăng trong 2 bài thơ của Bác để hình thành luận điểm.
Hiểu được những nét chung, riêng của hình ảnh trăng, của cảm xúc, tâm trạng tác giả khi ngắm trăng, tả trăng, trò chuyện cùng trăng (Trong chiến khu, trong tù) dù trong hoàn cảnh khác nhau => Tình yêu thiên nhiên tha thiết.
Đoạn văn kết cấu mạch lạc ( 1đ)
+ Thể hiện tình yêu thiên nhiên khi đàm đạo việc quân ( 1 đ)
+ Yêu thiên nhiên, tinh thần tự do, tự tại lúc trong tù ( 1đ)
+ Khẳng định tình yêu thiên nhiên của Bác trong mọi hoàn cảnh ( 1 đ)
+ Kết hợp nhuần nhuyễn 2 nội dung trên ( 1đ)
(Bài sạch sẽ, rõ ràng)
	4. Củng cố: Thu bài, nhận xét giờ làm bài
	5. Hướng dẫn: Soạn: Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục
	- Tìm hiểu tác giả
	- Diễn biến hành động kịch
Ngày 18 / 3 / 2010
Tiết 114
Lựa chọn trật tự từ trong câu
A. Mục tiêu bài học.
- Trang bị cho HS một số hiểu biết sơ giản về trật tự từ trong câu, cụ thể là :
+ Khả năng thay đổi trật tự từ.
+ Hiệu quả diễn đạt của những trật tự từ khác nhau.
- Hình thành ở HS ý thức lựa chon trật tự từ trong nói, viết cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế và diễn tả tư tưởng, tình cảm của bản thân.
- Rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ.
* Trọng tâm : Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
- Một số đoạn ngữ liệu để làm ví dụ.
- Chép đoạn văn của Ngô Tất Tố ra bảng lớp.
- Dùng băng giấy ghi từ, cụm từ in đậm.
C. Tiến trình hoạt động
* ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài tập.
* Bài mới.
Hoạt động dạy
Hoạt động 1 :
GV viết đoạn văn của Ngô Tất Tố lên bảng riêng câu in đậm được viết trên 4 băng giấy.
H. Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu ?
H. Như vậy để diễn đạt nội dung tương tự câu in đậm trong đoạn văn, có bao nhiêu cách sắp xếp trật tự từ ?
(yêu cầu HS sắp xếp và ghi vở)
H. Theo em, vì sao tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích ? (Tổ chức HS thảo luận nhóm)
L. Em hãy thử chọn một trật tự khác và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy L. Em hãy đọc to nội dung mục ghi nhớ.
định hướng cho h/đ học
- Đọc đoạn trích và trả lời HS làm việc độc lập để đưa ra các cách sắp xếp mới.
(1) SGK
(2) Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ.
(3) Cai lệ thét bằng giọng khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất.
(4) Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.
(5) Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét.
(6) Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét.
(7) Gõ đầu roi xuống đất bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ cai lệ thét.
- HS thảo luận nhóm trả lời.
+ Lặp lại từ “roi” tạo liên kết với câu trước.
+ Từ “thét” tạo liên kết với câu sau
+ Cụm từ “gõ đầu roi xuống đất” nhấn mạnh vị trí xã hội và thái độ hung hãn của tên cai lệ.
- HS hoạt động nhóm và nhận xét về tác dụng của 6 câu đã thay đổi trật tự từ.
- Đọc.
đích cần đạt
I .Nhận xét chung
1. Bài tập: Xét đoạn trích
- Một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ.
- Tạo liên kết câu, tạo nhiẹp điệu cho câu văn hoặc nhấn mạnh điều cần nói.
*Ghi nhớ SGK – 111
Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ.
L. Hãy tìm hiểu các đoạn văn trích trong SGK và trả lời câu hỏi.
Nhận xét 3 cách sắp xếp trật tự từ của bài 2.
Từ những điều đã phân tích ở mục I, II, hãy rút ra nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ ?
- HS làm bài theo nhóm tổ bài 1.2.
1. Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ.
A1 : thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động.
A2. thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động.
B1. Thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật và thứ tự xuất hiện của nhân vật.
B2. thể hiện thứ tự tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước.
2. Cách viết của tác giả góp phần tạo nên nhịp điệu cho câu văn.
- Rút ra nhận xét.
- Đọc ghi nhớ và ghi chép vào vở.
II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ.
1. Bài 1
2. Bài 2.
* Ghi nhớ SGK - 112
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập - củng cố.
III Luyện tập.
Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm.
HS làm việc độc lập sau đó GV yêu cầu 3 em lên chữa bài.
a. Tác giả kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử.
b. “Đẹp vô cùng” đảo lên phía trước để nhấn mạnh vẻ đẹp của Tổ quốc mới được giải phòng.
- “Hò ô” đưa lên phía trước để bất vần lưng với sông lô gọi ra một không gian mênh mông sông nước đồng thời bắt vần chân ngạt hát tạo sự hài hoà ngữ âm cho khổ thơ.
c. Lặp từ và cụm từ : “mật thám”, “đội con gái” để tạo liên kết với câu đứng trước.
4. Củng cố: Điều cần lưu ý khi lựa chọn trật tự từ trong câu
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Tìm và phân tích một số cách sắp xếp trật tự từ trong văn bản đã học 
- Chuẩn bị cho tiết luyện tập.
****************************************
Ngày 23 / 3 /2010
Tiết 115
Trả bài tập làm văn số 6
A. Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh thêm một lần củng cố nhận thức và kĩ năng làm một bài văn nghị luận về các mặt trình bày, diễn đạt, sắp xếp luận điểm, phát triển luận cứ luận chứng
- Rèn kĩ năng tự nhận xét bài viết của bản thân sau khi đã được giáo viên nhận xét hướng dẫn kĩ năng tìm và hệ thống hoá luận điểm, trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
* Trọng tâm: Đánh giá cách trình bày luận điểm
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
- Chuẩn bị trả bài cho HS trước 3 ngày sau khi đã chọn được các đoạn, bài khá tiêu biểu để bình đọc trước lớp.
- HS nhận bài đọc kĩ và tự sửa lỗi, tự nhận xét về bài làm của mình trên cơ sở những nhận xét và gợi ý chữa của GV.
C. Tiến trình hoạt động.
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ.
 GV kiểm tra xác xuất một số bài viết đã được tự sửa chữa của HS. Nhận xét bước đầu.
* Trả bài.
Hoạt động 1 : Dẫn vào bài mới 
 GV nêu yêu cầu và tiến trình của tiết trả bài.
Hoạt động 2 : Trao đổi, nhận xét bài viết của HS.
- Yêu cầu HS trình bày yêu cầu chung và nêu những luận điểm chính.
- GV điều chỉnh, bổ sung và chốt lại về : 
+ Các khái niệm luận điểm, luận cứ, lập luận, giải thích, chứng minh.
+ Dàn ý khái quát 3 phần : phần thân bài với hệ thống các luận điểm.
+ Triển khai một luận điểm tiêu biểu thành các luận cứ, luận chứng.
- Nhận xét ưu nhược điểm trong bài viết của HS.
* Ưu điểm:
- Nhìn chung các em đều có ý thức làm bài và làm bài đầy đủ.
- Một số em đã xác định và xây dựng hệ thống luận điểm phong phú, sắp xếp mạch lạc. Các luận điểm các em xác định được đã tập trung giải quyết vấn đề một cách triệt để.
 	VD: Bài của Huyền Chi, Dung, MinhTrang...
* Nhược điểm 
- Một số bài viết lan man chưa làm nổi bật rõ vấn đề: Bài của Quyền, Duy, Minh
- Trình bày luận điểm chưa rõ ràng , rành mạch : Mai Trang, Quyền, Quân...
- Thiếu sự liên kết giữa các đoạn văn ,câu văn : Toàn, Quyền...
- Diễn dạt chưa thoát ý, còn rườm rà, tối nghĩa...: bài của Cảnh, Quân...
 - Sai lỗi chính tả còn nhiều :
VD : Bùi Quỳnh : Xa đà chiều chính
Cương : Danh từ riêng không viết hoa, viết tắt nhiều trong bài làm
 	* Chữa lỗi: - GV gọi HS lên phát hiện lỗi và sửa 
Hoạt động 3. Đọc - Bình
- Chọn 1.2 bài khá, 2.3 đoạn khá để HS đọc trước lớp
- HS GV bình luận.
4. Củng cố: GV hướng dẫn HS sửa chữa bổ sung bài viết của mình.
	5. Hướng dẫn: Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29.doc