Ngữ văn 9 - Tiết 76: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Ngữ văn 9 - Tiết 76: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Tiết 76: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp HS biết nhận dạng, sắp xếp ý và viết 1 đoạn văn thuyết minh ngắn.

- Rèn HS kỹ năng xác định chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.

- Tích hợp: Phần văn: ở 2 văn bản: "Nhớ rừng" và "Ông đồ", phần tiếng việt "Câu nghi vấn", phần TLV : Văn thuyết minh.

B. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, bảng phụ.

- HS: Chuẩn bị bài.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 923Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Tiết 76: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng.............................
Tiết 76: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS biết nhận dạng, sắp xếp ý và viết 1 đoạn văn thuyết minh ngắn.
- Rèn HS kỹ năng xác định chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
- Tích hợp: Phần văn: ở 2 văn bản: "Nhớ rừng" và "Ông đồ", phần tiếng việt "Câu nghi vấn", phần TLV : Văn thuyết minh.
B. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn đinh: 1'.
2/ Kiểm tra: 5'
H: Thế nào là đoạn văn? Vai trò của đoạn văn trong bài văn? Cấu tạo thường gặp của đoạn văn?
(Gợi ý: Đoạn văn là 1 bộ phận của bài văn, diễn đạt 1 ý trọn vẹn, nhiều đoạn văn k/h với nhau làm thành bài văn. Đoạn văn thường gồm 2 câu trở lên, sắp xếp theo một trình tự nhất định)
H: Thế nào là chủ đề? Câu chủ đề trong đoạn văn là gì?Cho ví dụ minh hoạ?
(Gợi ý: Chủ đề là ý chính, ý chủ chốt, khái quát nhất của đoạn văn, 1 đoạn văn chỉ có một chủ đề)
Câu chủ đề: Là câu nêu nd chính của đoạn. Câu chủ đề thường ngắn gọn đầy đủ ý. Tùy loại đoạn văn mà câu chủ đề được đặt ở những vị trí khác nhau.
3/ Bài mới: 37'
HĐ của thày trò
HĐ2: tìm hiểu nd bài học 
- HS đọc VD trong SGK trên bảng phụ.
H: Đoạn văn trên (a) gồm mấy câu? (Gồm 5 câu)
H: Từ nào được nhắc lại trong các câu đó ? (từ nước).
H: Việc nhắc lại từ "nước" như vậy để làm gì? (Từ quan trọng nhất để thể hiện chủ đề).
H: Vậy, chủ đề của đoạn văn này là gì? 
Thể hiện ở câu văn nào?
H: Căn cứ vào nd của đoạn văn cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
H: Vai trò của từng câu trong đoạn ntn trong việc thể hiện và phát triển chủ đề?
- GV hướng dẫn hs làm việc tương tự dưới đoạn văn b.
- HS quan sát các VD trên bảng phụ.
H: Đoạn văn a. thuyết minh đối tượng nào? (Chiếc bút bi)
H: Đoạn văn cần đạt được những y/c nào? Cách sắp xếp của đoạn ntn?
(Nêu chủ đề: Cấu tạo, công dụng, cách sử dụng bút bi)
H: Vậy đoạn văn trên mắc những lỗi nào? Cách sửa chữa ra sao?
- GV hướng dẫn làm đoạn b tương tự.
H: Vậy qua tìm hiểu VD, hãy cho biết để viết 1 đoạn văn trong văn bản thuyết minh cần đảm bảo những yêu cầu gì?
HĐ3: luyện tập
- HS đọc, nêu y/c BT1.
GV hướng dẫn h/s xác định yêu cầu, đối tượng của đề bài: Văn thuyết minh.
- Y/c của 2 đoạn văn MB và KB.
+ Ngắn gọn (2 - 3 câu/đoạn)
+ Hấp dẫn, ấn tượng có sự kết hợp các cách thức biểu đạt khác như: biểu cảm, miêu tả, tự sự.
- HS đọc - nêu y/c BT2
- Y/c h/s đọc kỹ câu chủ đề.
H: Câu chủ đề nêu vấn đề gì?
- Từ vấn đề chính, phát triển những vấn đề để hỗ trợ, bổ sung .
HS hoạt động độc lập.
- HS đọc - nêu y/c BT 3
- GV hướng dẫn hs đọc kỹ phần mục lục, dựa vào đó, giới thiệu sơ lược các tuần, bài, tên va sự sắp xếp của bài, 
của tuần học.
Nội dung chính
I. Bài học: 20'
1/ Nhận dạng đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
a) Ví dụ: SGK (T14)
b) Nhận xét:
- Chủ đề của đoạn văn trên được thể hiện ở câu chủ đề: Câu 1: Tập trung vào cụm từ: "Thiếu nước sạch nghiêm trọng".
- Đây là đoạn văn thuyết minh.
- Câu 1: Câu chủ đề (Giới thiệu khái 
quát vấn đề thiếu nước sạch trên TG).
- Câu 2, 3, 4: Giới thiệu cụ thể những biểu hiện của sự thiếu nước ngọt, nước sạch trên thế giới.
Câu 5: Dự báo sự việc, tình hình thiếu nước trong tương lai.
- Từ ngữ chủ đề: Nước xuất hiện ở tất cả những câu văn bổ sung g. thích .
* Đoạn b: Giải thích, thuyết minh về một danh nhân, một con người nổi tiếng.
2/ Sửa chữa các đoạn văn thuyết minh.
a) Ví dụ: SGK (T14)
b) Nhận xét:
- Đoạn văn a:
+ Thiếu (không rõ) câu chủ đề.
+ Thiếu công dụng của bút bi.
+ Các ý lộn xộn, thiếu mạch lạc.
- Đoạn văn b:
+ Các ý lộn xộn, rắc rối, phức tạp hóa chiếc đèn bàn. Câu 1 và các câu sau liên kết chưa mạch lạc, gượng.
3/ Kết luận:
Ghi nhớ (SGK - T15)
II. Luyện tập: 17'
1/ Bài 1: Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn: "Giới thiệu trường em"
VD: MB "Mời bạn đến thăm trường tôi - ngôi trường be bé, nằm ở giữa đồng xanh- ngôi trường thân yêu - mái nhà chung của chúng tôi.
- KB: "Trường tôi như thế đó, giản dị, khiêm nhường mà xiết bao gắn bó. Chúng tôi yêu quý vô cùng ngôi trường như yêu ngôi nhà của mình. Chắc chắn những kỷ niệm về trường sẽ đi theo suốt cuộc đời.
2/ Bài 2: Viết đoạn văn t. m với câu chủ đề: "HCM, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân VN" => phát triển một vài ý sau:
+ Năm sinh, năm mất, quê quán, gđ.
+ Vài nét về q.trình hđ CM, sự nghiệp.
+ Vai trò và cống hiến to lớn của Người với dân tộc và thời đại.
3/ Bài 3: Viết đoạn văn giới thiệu SGK NV lớp 8, tập 1.
- Số lượng bài.
- Mỗi bài thường có 3 phần thuộc 3 phân môn: Văn, TV, TLV.
- Mỗi phần cụ thể từng nd ở từng phân môn:
4/ Củng cố - HDVN: 2' 
- Nêu y/c của đoạn văn trong văn bản thuyết minh?
- Làm BT: Viết đoạn văn giới thiệu góc học tập của em.( Lưu ý : Các em học kỹ phần lý thuyết của bài và dụa vào đó để viết đoạn văn.
- Chuẩn bị bài: "Thuyết minh về một phương pháp "

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 tiet 76.doc