Ngữ văn 9 - Tiết học 121 đến tiết học 125

Ngữ văn 9 - Tiết học 121 đến tiết học 125

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

“MẮT NGƯỜI SƠN TÂY”

 ( Quang Dũng)

A. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương bước đầu biết bày tỏ ý kiến cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó

- Rèn kĩ năng điều tra tìm hiểu tình hình địa phương

* Trọng tâm: Nét nội dung và nghệ thuật cơ bản của bài thơ.

B.Chuẩn bị của thầy và trò

GVgiao cho HS văn bản :”Mắt người Sơn Tây” để HS soạn bài

C.Tiến trình bài dạy

*. ổn định tổ chức

*. Kiểm tra phần chuẩn bị của HS

*. Bài mới

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Tiết học 121 đến tiết học 125", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày : 4 / 4 /2010
Tiết 121
Chương trình địa phương
“Mắt người sơn tây”
 ( Quang Dũng)
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương bước đầu biết bày tỏ ý kiến cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó 
Rèn kĩ năng điều tra tìm hiểu tình hình địa phương 
* Trọng tâm: Nét nội dung và nghệ thuật cơ bản của bài thơ.
B.Chuẩn bị của thầy và trò 
GVgiao cho HS văn bản :”Mắt người Sơn Tây” để HS soạn bài 
C.Tiến trình bài dạy 
*. ổn định tổ chức
*. Kiểm tra phần chuẩn bị của HS 
*. Bài mới 
Hoạt động của GV
GV hướng dẫn HS đọc chú ý thể hiện được sự biêủ cảm trong bài thơ 
- Gọi HS đọc 
H.Dựa vào chú thích giới thiệu vài nét về t/g Quang Dũng và bài thơ: “Mắt người Sơn Tây” ?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản 
H. Những địa điểm, hình ảnh nào được Quang Dũng nhắc tới trong bài thơ ? 
H . Những địa điểm này có ý nghĩa ntn ?
H. Khi nhắc tới mỗi địa điểm mang theo những kỉ niệm của mình thì tâm trạng của nhà thơ được biểu hiện ntn ?
H. Tâm trạng đó được biểu hiện qua những từ ngữ nào?
H. Qua những lời thơ ta còn thấy được nỗi lòng nào của t/g?
H. Tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thể hiện thiết tha nhất trong khổ thơ cuối , hiểu như vậy có đúng không ? Vì sao ?
 H .Qua toàn bộ bài thơ em cảm nhận được những nét tâm trạng nào của nhà thơ? 
H. Em có nhận xét gì về cách ding từ và diễn đạt của nhà thơ ?
GVkhái quát bài 
Hoạt động của HS
-HS nghe
-HS đọc bài thơ 
Quang Dũng ( 1921-1988) quê Đan Phượng- Hà Tây
- Là hội viên hội nhà văn Việt Nam 
- Các tác phẩm
- Các địa điểm, hình ảnh: thành Sơn, Bất Bạt,Ba Vì, Tây Phương, xứ Đoài, Sơn Tây,Bương Cấn, Sài Sơn, sông Đáy, Phủ Quốc 
- Trả lời : Gắn với những kỉ niệm của nhà thơ.
- Tâm trạng xúc động, nhớ quê hương da diết, mong muốn được trở về
HS trả lời 
- Nỗi đau đớn xót xa trong lòng trước những mất mát đau thương mà quê hương phải gánh chịu khi giặc đến 
- Đúng vì; trong khổ thơ cuối là những mong ước của nhà thơ về mọt quê hương thanh bình không còn bóng giặc , người dân không còn phải gánh chịu những nỗi đau thương mất mát
HS trả lời 
HS trình bày theo sự cảm nhận cuả bản thân 
Nội dung cần đạt
I. Đọc - tìm hiểu chung 
1. Đọc 
2. Chú thích 
 - Tác giả Quang Dũng (1921-1988) quê Đan Phượng- Hà Tây
- Là hội viên hội nhà văn Việt Nam 
 - Tác phẩm 
II.Đọc - tìm hiểu chi tiết 
1 .Tâm trạng của nhà thơ
- Nhớ quê hương da diết
- Đau đớn trước những mất mát mà quê hương phải gánh chịu 
2. Mong ước của nhà thơ.
-Quê hương thanh bình , sạch bóng quân thù 
III. Tổng kết 
4. Củng cố: 
H. Hãy phát biểu cảm tưởng về một khổ thơ mà em có cảm xúc nhất ?
5 Hướng dẫn học ở nhà 
Tiếp tục sưu tầm và viết bài về các vấn đề ở địa phương 
Chuẩn bị bài mới: Ôn tập văn học 
Ngày 4 / 4 / 2010
Tiết 122
Chữa lỗi diễn đạt
 ( Lỗi lô - gíc)
A .Mục tiêu cần đạt .
- Củng cố lại liên kết về nội dung văn bản 
- Sửa lỗi diễn đạt tong khi nói , viết ,nghe , đọc 
* Trọng tâm: Nhận diện và chữa lỗi lô gic
B. Chuẩn bị 
- Một số lỗi trong bài tập làm văn của HS
C . Tiến trình bài dạy 
 	* Ôn định tổ chức
 	* Kiểm tra bài cũ 
 	- Kiểm tra vở bài tập của HS
* Bài dạy 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV. Hướng dẫn chữa mẫu phần a
Quần áo, giầy dép (A) không cùng loại với đồ dùng học tập (B) nên (B) không bao hàm được (A)
1. Bài 1
a. Chữa: Chúng em đã giúp các bạn HS vùng bị bão lụt giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác 
GV Chia lớp thành 4nhóm 
Nhóm 1 : câu b,c 
Nhóm 2 : câu d,e
Nhóm 3 : câu g,h 
Nhóm 4 : câu y, k 
- Câu b:
A: Thanh niên nói chung B: Bóng đá nói riêng 
A, B không cùng loại nên A không bao hàm được B 
- Câu c : Lão Hạc, Bước đường cùng - tên tác phẩm 
 Ngô Tất Tố - Tên tác giả =>A, B không cùng trường từ vựng
- Câu d: A: trí thức 
 B : bác sĩ 
=>A, B không bình đẳng với nhau
- Câu e : lỗi giống câu d 
- Câu g: lỗi giống câu c 
- Câu h:A: Chị Dậu cần cù chịu khó .
 B : (nên ) chị Dậu rất mực yêu thương chồng con .
=>A, B không phải là quan hệ nhân quả
- Câu i: A : không phát huy ... người xưa 
 B : người phụ nữ ... Nặng nề đó 
=>A,B không phải là quan hệ điều kiện - kết quả nên không dùng cặp “ nếu -thì” được; ngoài ra dùng từ “ đó” không đúng chỗ 
- Câu k: A: Vừa có hại cho sức khoẻ 
 B: Vừa làm giảm tuổi thọ 
=> Khi dùng cặp cặp từ “vừa - vừa” thì A.B phải bình đẳng với nhau 
b. Chữa: Trong thể thao nói chung và trong bang đá nói riêng ,niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công 
c. Chữa: “Lão Hạc”, “Bước đường cùng”, “ Tắt đèn” đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám
d. Chữa: Em muốn trở thành giáo viên hay một bác sĩ 
e. Chữa : B ài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mầ cồn sắc sảo về nội dung 
g. Chữa: Một người thì cao gầy, còn một người thì lùn mập 
h. Chữa : Chị Dậu rất cần cù chịu khó và rất mực yêu thương chồng con 
i. Chữa : Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ VN ngày nay khó mà hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề của mình 
k.Chữa : Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ vừa tốn kém tiền bạc
- Tổ chức h/s thành những nhóm nhỏ ( 2-3 em)
- Các em tự đọc, soát lại một số lỗi trong các bài viết của mình hoặc của bạn và tự sửa các lỗi đó cùng nhau.
- G/V gọi đại diện một số nhóm lên bảng chữa.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Tự đọc, soát lại một số lỗi trong các bài viết của mình hoặc của bạn và tự sửa các lỗi 
- Đại diện một số nhóm lên bảng chữa.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
2. Bài 2: Tìm những lỗi diễn đạt tương tự các bài tập làm văn của mình và tự sửa chữa.
4. Củng cố: Tránh được lỗi lô gic bài văn có ý nghĩa thế nào?
5:Hướng dẫn học ở nhà.
Tìm và sửa một số câu mắc lỗi diễn đạt mà em nghe hoặc đọc được.
Xem lại các bài tập làm văn của mình từ đầu năm học, tìm và sửa câu mắc lỗi diền đạt
Ngày 5 / 4 /2010
Tiết 123-124
Viết bài tập làm văn số 7
 - Văn nghị luận -
A. Mục tiêu cần đạt:
Ôn luyện lại phép lập luận chứng minhvà giải thích.
Các kỹ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, viết bài đã học đặc biệt là đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận nhằm giải quyết một vấn đề xã hội hoặc văn học.
* Trọng tâm: Học sinh viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội
B. Chuẩn bị của thày và trò:
Ra đề đảm bảo tính vừa sức, không nên ra những đề chung chung không phù hợp với học sinh.
H/s ôn tập kỹ phần văn nghị luận đặc biệt chú ý đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận.
C. Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1:	ổn định tổ chức.
Hoạt động 2:	Kiểm tra
	I. Đề bài : Hãy nói không với các tệ nạn
	Em hãy viết một bài nghị luận nêu rõ tác hại của một trong cá tệ nạn mà ta cần kiên quyết, nhanh chóng bài trừ như: Cờ bạc, ma túy, trò chơi điện tử, rượu chè, văn hóa phẩm không lành mạnh
	II. Đáp án, biểu điểm
*Yêu cầu bài viết:
- Ngắn gọn, đúng kiểu bài văn nghị luận.
- Có hệ thống luận điểm hợp lý.
- Các luận điểm được trình bày bằng hệ thống luận cứ xác thực, chặt chẽ kết hợp tốt các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả.
- Lời văn không có lỗi dùng từ.
- Thể loại : Chứng minh
- Nội dung: Tác hại của một rong những tệ nạn xã hội
- Hình thức: Đưa yếu tố, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận
* Biểu điểm:
a. Mở bài: Nêu rõ quan điểm, dẫn dắt vấn đề để chỉ rõ tác hại của một tệ nạn XH cụ thể
b. Thân bài: 
- Lần lượt trình bày luận điểm, luận cứ nêu rõ tác hại cơ bản của tệ nạn cách phòng tránh, bài trừ
- Có dẫn chứng, số liệu cụ thể
- Có yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm
- Tối thiểu phải trình bày được 3 luận điểm
c. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa vấn đề
- Đưa ra bài học giáo dục thực tế
4. Củng cố: Thu bài, nhận xét giờ làm bài
5. Hưỡng dẫn: Xem lại đề, yêu cầu của đề
Soạn: VB tường trình, cách làm VB này
 *******************************************
Ngày 5 / 4 /2010
Tiết 125
 Tổng kết phần văn
A. Mục tiêu cần đạt:
Bước đầu củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học trong SGK ngữ văn lớp 8, khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu
Rèn kỹ năng tổng hợp hệ thống hoá, so sánh, phân tich, chứng minh.
Bồi dưỡng, củng cố kiến thức, tình cảm yêu thích văn thơ.
* Trọng tâm: Giá trị nội dung, nghệ thuật các bài thơ
B. Chuẩn bị của thày và trò.
Lập bảng hệ thống, đọc lại các bài học, trả lời câu hỏi.
Bảng phụ và phiếu học tập.
C. Tiến trình hoạt động:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với cán bộ lớp kiểm tra sự chuẩn bị của h/s
Bài mới:
 I . Lập bảng thống kê các văn bản thơ văn Việt Nam đã học từ tuần 15
STT
Tên VB
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung chủ yếu
Giá trị nghệ thuật
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Đập đá ở Côn Lôn
Muốn làm thằng cuội
Hai chữ nước nhà
Nhớ rừng
Ông đồ
Quê hương
Khi con
 tu hú
Tức cảnh Pác Bó
Ngắmtrăng (Vọng nguyệt)
Đi đường( Tẩu lộ)
Phan Bội Châu
Phan Châu 
Tản Đà
á Nam Trần Tuấn Khải
Thế Lữ
Vũ Đình Liên
Tế Hanh
Tố Hữu
Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh
Đường luật, thất ngôn bát cú.
Đường luật, thất ngôn 
Đường luật, 
Thất ngôn bát cú.
Song thất lục bát
Thơ mới (thơ tám chữ)
Thơ mới (Ngũ ngôn)
Thơ mới (thơ tám chữ)
Lục bát
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Thất ngôn tứ tuyệt 
Thất ngôn tứ tuyệt Chữ Hán
- Khí phách kiên cường bất khuấtvà phong thái ung dung, đường hoàng vượt lên trên hoàn cảnh tù ngục của nhà chí sĩ yêu nước.
- Hình tượng đẹp, ngang tàng, lẫm liệt của người tù yêu nước trên đảo Côn Lôn.
- Tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường muốn thoát ly bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị hằng.
- Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc để khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
- Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc lỗi chán ghét thực tại tầm thường tù tong và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước của người dân mất nước.
- Tình cảnh đáng thương của ông đồ qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đàn tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.
- Tình quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiệnqua bức tranh tươi sáng xinh động về một làng quê miền biển trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài.
- Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sỹ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù.
-Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Bác làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
- Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung nghệ sỹ của Bác Hồ trong cảnh tù ngục.
- ý nghĩa tượng trưng và triết lý sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lý đường đời, vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang
- Giọng điệu hào ùng khoáng đạt, có sức lôi cuốn mạnh mẽ
- Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng tràn đầy khí thế
- Hình ảnh thơ lãng mạn, phóng túng
- Giọng điệu trữ tình, thống thiết
- Bút pháp lãng mạn truyền cảm, nghệ thuật tạo hình đặc sắc
- Lời thơ bình dị, hàm xúc, tả cảnh ngụ tình
- Lời thơ bình dị, hình ảnh mộc mạc, tinh tế, giàu sức biểu cảm
- Giọng tha thiết, sôi nổi, trí tưởng tượng phong phú
- Giọng hóm hỉnh, hình ảnh thơ giản dị, biểu cảm cao
- Nghệ thuật nhân hóa, đối lập, câu hỏi tu từ
- Điệp ngữ, hình ảnh thơ đa nghĩa
12
Chiếu dời đô
Lí Công Uẩn
Nghị luận trung đại 
( Chiếu)
Khát vọng độc lập thống nhất, ý chí tự cường của dân tộc
- Kết hợp giữa lí và tình, sức thuyết phục cao
13
Hịch tướng sĩ
Trần Quốc Tuấn
Nghị luận trung đại 
( Hịch)
Tình thần yêu nước, căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược
- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sắc bén
14
Nước đại Việt ta
Nguyễn Trãi
Cáo
Bản tuyên ngôn về văn hiến, lãnh thổ, chủ quyền dân tộc
- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sắc bén
15
Bàn luận về phép hoc
Nguyễn Thiếp
Tấu
Mục đích của việc học để àm người có đạo đức, trí thức => Đất nước hưng thịnh => Học có phương pháp
- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sắc bén
16
Thuế máu
NAQ
Nghị luận
Tố cáo tội ác thực dân: Biến người dân thuộc địa thành vật hy sinh
Ngòi bút trào phúng sắc sảo
17
Đi bộ ngao du
Ru xô
Nghị luận
Đi bộ ngao du đem lại nhiều lợi ích => Tình yêu thiên nhiên, yêu tự do
- Lập luận chặt chẽ, sinh động phong phú
18
Ông Giuốc Đanh...
Mô- li- e
Kịch
Tính cách lố lăng của tay trưởng giả học làm sang
- Khắc họa tài tình nhân vật
II. Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ ở bài 15, 16 và 18, 19.
- “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”, đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng cuội
- Nhớ rừng
- Ông đồ
- Quê hương
- Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Tản Đà là những nhà nho tinh thông Hán học
- Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Tế Hanh; những trí thức mới, trẻ chịu ảnh hưởng của văn hoá phương tây
- Thơ cũ( Cổ điển) hạn định số câu, số tiếng, liêm luật chặt chẽ gò bó.
- Cảm xúc cũ, tư duy cũ, cái “ Tôi” cá nhân chưa được đề cao.
- Cảm xúc mới, tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp, phóng khoáng tự do.
- Thể thơ tự do, đổi mới vần điệu, nhịp điệu, lời thơ tự nhiên bình dị, giảm tính công thức ước lệ
4. Củng cố: Trong các tác phẩm thơ em đã học, bài thơ nào để lại cho em nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
5 Hướng dẫn 
Tìm những đặc điểm chung và riêng của bài Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường.
Các bài thơ trong “ Nhật ký trong tù” có xếp vào thơ mới được không? vì sao?.
******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31.doc