Ngữ văn 9 - Tình hình phát triển đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

Ngữ văn 9 - Tình hình phát triển đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

Đề: Tình hình phát triển đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân?(CMDTDCND)

Bài làm

Đó một loại hình đấu tranh dân tộc và giai cấp ở các nước phụ thuộc, thuộc địa và nửa thuộc địa. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng đó là đánh đổ chế độ thống trị của thực dân giành lại quyền độc lập cho dân tộc, xoá bỏ mọi tàn tích của chế độ phong kiến (và tiền phong kiến) đem lại ruộng đất cho nông dân, thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân, xây dựng chế độ cộng hoà dân chủ, mở đường cho xã hội phát triển. Lực lượng của cuộc cách mạng đó là nhân dân được giai cấp và đảng phái chính trị của từng nước quy định cuộc cách mạng đó có thể do giai cấp tư sản hoặc do giai cấp công nhân, thông qua các đảng chính trị của giai cấp đó, nắm quyền lãnh đạo. Các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm thực hiện triệt để các nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, dựa vào các lực lượng cách mạng của mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, lấy liên minh công nhân, nông dân và tiểu tư sản làm động lực, xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, mở đường đưa đất nước tiến dần từng bước theo con đường xã hội chủ nghĩa – đó chính là CMDTDCND. Do hoàn cảnh lịch sử, đất nước, giai cấp, xã hội của các nước khác nhau nên cuộc cách mạng nhằm chống đế quốc và phong kiến có những đặc điểm riêng biệt, song trong tiến trình phát triển, các nước thường tập trung lực lượng cách mạng để giải quyết nhiệm vụ dân tộc, một nhiệm vụ quyết định phần lớn yếu tố độc đáo của cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Yếu tố đó không những chỉ tác động đến công nhân, nông dân, tiểu tư sản mà còn có tác động đến cả giai cấp tư sản và địa chủ trong cuộc đấu tranh vì độc lập và tự do của dân tộc. Cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam tiến hành từ 1930 dưới ngọn cờ "độc lập tự do" của Hồ Chí Minh do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là một cuộc CMDTDCND. Cuộc cách mạng đó đã kết thúc thắng lợi vào mùa xuân 1975, mở ra một kỉ nguyên mới - cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

 

doc 10 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Tình hình phát triển đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề: Tình hình phát triển đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân?(CMDTDCND)
Bài làm
Đó một loại hình đấu tranh dân tộc và giai cấp ở các nước phụ thuộc, thuộc địa và nửa thuộc địa. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng đó là đánh đổ chế độ thống trị của thực dân giành lại quyền độc lập cho dân tộc, xoá bỏ mọi tàn tích của chế độ phong kiến (và tiền phong kiến) đem lại ruộng đất cho nông dân, thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân, xây dựng chế độ cộng hoà dân chủ, mở đường cho xã hội phát triển. Lực lượng của cuộc cách mạng đó là nhân dân được giai cấp và đảng phái chính trị của từng nước quy định cuộc cách mạng đó có thể do giai cấp tư sản hoặc do giai cấp công nhân, thông qua các đảng chính trị của giai cấp đó, nắm quyền lãnh đạo. Các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm thực hiện triệt để các nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, dựa vào các lực lượng cách mạng của mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, lấy liên minh công nhân, nông dân và tiểu tư sản làm động lực, xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, mở đường đưa đất nước tiến dần từng bước theo con đường xã hội chủ nghĩa – đó chính là CMDTDCND. Do hoàn cảnh lịch sử, đất nước, giai cấp, xã hội của các nước khác nhau nên cuộc cách mạng nhằm chống đế quốc và phong kiến có những đặc điểm riêng biệt, song trong tiến trình phát triển, các nước thường tập trung lực lượng cách mạng để giải quyết nhiệm vụ dân tộc, một nhiệm vụ quyết định phần lớn yếu tố độc đáo của cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Yếu tố đó không những chỉ tác động đến công nhân, nông dân, tiểu tư sản mà còn có tác động đến cả giai cấp tư sản và địa chủ trong cuộc đấu tranh vì độc lập và tự do của dân tộc. Cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam tiến hành từ 1930 dưới ngọn cờ "độc lập tự do" của Hồ Chí Minh do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là một cuộc CMDTDCND. Cuộc cách mạng đó đã kết thúc thắng lợi vào mùa xuân 1975, mở ra một kỉ nguyên mới - cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Quá trình hình thành, xây dựng đường lối cách mạng trải qua bao chặn đường lịch sử, với những thất bại và những thành công.
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người đã tìm thấy con đường đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, và tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản bị thất bại chứng tỏ rằng con đường cứu nước theo khuynh hướng này không còn phù hợp nữa. Những người Việt Nam yêu nước đang đứng trước sự khủng hoảng về đường lối cách mạng, nhất là tầng lớp tiểu tư sản. Vì vậy, khi chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam, làm cho tầng lớp tiểu tư sản phân hóa sâu sắc và họ lần lượt chuyển sang hoạt động trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
Nhờ những đóng góp thiết thực của người như: xuất bản báo chí, viết bài, báo cáo, tham luận. Đặc biệt, là hai tác phẩm “Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp” và “Đường Kách Mệnh” ,những tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin ngày cáng được thâm nhập rộng rãi vào Việt Nam.
Tác phẩm Bản án thực dân Pháp được Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp xuất bản lần đầu tiên tại Paris năm 1925, xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946.
Đọc tác phẩm này, thực sự hiểu rõ hơn nhiều điều về chế độ thực dân và chế độ “bảo hộ” của nước Pháp “văn minh” cho những nước thuộc địa. Đầu tiên cảm nhận được dưới chế độ thực dân con người thuộc địa: "những người Annamit, những người Angeri hay những nước thuộc địa xứ Madagatca rên xiết dưới những đòn roi vọt, những hành động không phải của một nước "văn minh", nước của từ “bình đẳng” và “bác ái”. Bằng ngôn ngữ của một nhà chính trị sâu sắc và ý nghĩa, Nguyễn Ái Quốc đã trình bày những luận điểm và những bằng chứng về tội ác của thực dân Pháp trong 12 chương. Những chương I, II, IV, XII theo đánh giá của người viết là những lời lẽ đanh thép, vạch trần những tội ác xấu xa, những hành động ngang ngược trái với đạo lý của "nước mẹ". Coi những người dân thuộc địa như những nô lệ sống, thẳng tay vơ vét những của cải mang về chính quốc, thản nhiên đem nhân mạng của những người dân thuộc địa đi làm bia đỡ đạn ở các chiến trường, thẳng tay đầu độc nhân dân thuộc địa bằng Rượu mạnh, bằng thuốc phiện... Bóc lột đến cùng cực dân thuộc địa mà điển hình là nông dân, thợ thủ công, những người lao động trong các đồn điền bằng đủ các loại thuế. Và các thứ thuế không ngừng tăng lên nhằm thoả mãn những nhu cầu chi tiêu của các quan thống đốc: Những ông Phuốc, ông Lông, ông Gacbi... và các quan cai trị: ông Xanh, ông Đaclơ... Với ngôn ngữ ngắn gọn, cô đọng, xúc tích đi thẳng vào trực tiếp vấn đề, người đọc hoàn toàn có thể cảm nhận được những hành động dã man đó diễn ra ngay trước mặt mình, ý thức căm giận, ý thức tự tôn dân tộc đòi bình đẳng, độc lập và tự do bùng cháy lên trong con người vĩ đại ấy ngay từ những ngày còn bôn ba ở nước ngoài. 
Không chỉ thực hiện chính sách cai trị khắc nghiệt, tàn bạo, nước Pháp vĩ đại ấy còn giao cho những con người "khai hoá" thực hiện chính sách "ngu dân" và bành trướng tư tưởng tôn giáo với nhà thờ chung với Đức Jêsu và Đức mẹ Maria: "Nếu thiên đường có thật, thì sẽ quá chật không đủ chỗ để chứa chấp tất cả bọn tông đồ thuộc địa can đảm đó. Và nếu Chúa bất hạnh đã chịu đóng đinh trên cây thánh giá trở về cõi thế này, thì chắc Ngài sẽ vô cùng ngao ngán khi thấy "các môn đồ trung thành” của mình thực hiện đức khổ hạnh như thế nào: giáo hội Xiêm chiếm đoạt một phần ba diện tích ruộng đất canh tác trong xứ; giáo hội Nam Kỳ chiếm một phần năm; giáo hội Bắc Kỳ, chỉ riêng ở Hà Nội đã chiếm một phần tư đất đai, cộng thêm một cái vốn bé xíu 10 triệu phrăng.Không cần nói cũng biết là phần rất lớn tài sản ấy, giáo hội giành được bằng những thủ đoạn mà họ không thể và cũng không bao giờ thú nhận”.
Một phần không thể phủ nhận được rằng với bằng đấy những tầng lớp cai trị bóc lột, với giai cấp địa chủ cường hào phong kiến, với giai cấp tư sản mại bản nước ngoài... thì nhân dân Việt Nam chỉ còn cách rên xiết dưới ách thông trị thực dân phong kiến và những cuộc khởi nghĩa của họ đều bị dìm trong biển máu, trong những tiếng súng trên thành luỹ, trong tiếng khóc của những người vợ mất chồng, người mẹ mất con, của những đứa con côi mất bố...	
Kết thúc "Bản án chế độ thực dân Pháp" là chương XII "Nô lệ thức tỉnh" như một lời kêu gọi nhân dân thuộc địa Đông Dương, Đahômây, Siri, Angeri, Mađagatca... chống lại sự đán áp, cai trị của thực dân, chống lại sự cai trị của bè lũ bán nước và cướp nước. Kêu gọi lòng tự hào dân tộc đứng lên đánh đuổi kẻ thù giành lại độc lập cho Tổ Quốc yêu dấu. Kêu gọi vô sản các nước đứng lên đấu tranh giành lại chính quyền, kêu gọi các lực lượng tiến bộ lên tiếng và cam kết đứng về phía những dân tộc bị áp bức trong cuộc chiến tranh vĩ đại chống lại các thế lực áp bức.
Tóm lại,nội dung của tác phẩm tố cáo thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn khốc liệt bắt "dân bản xứ" phải đóng "thuế máu" cho chính quốc... để "phơi thây trên chiến trường Châu Âu"; đày đoạ phụ nữ, trẻ em "thuộc địa"; các thống sứ, quan lại thực dân độc ác như một bày thú dữ, v.v. Tác phẩm hướng các dân tộc bị áp bức đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga, tiêu diệt hai cái vòi của con đỉa đế quốc – một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc, một vòi bám vào nhân dân thuộc địa. Tác phẩm đề ra cho nhân dân Việt Nam con đường đấu tranh giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mac-Lenin..
Trong tác phẩm Đường Kách Mệnh là một trong những tác phẩm lớn đánh dấu một trong những mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, đồng thời là một trong những văn kiện lý luận đầu tiên của Đảng ta, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam. 
Tác phẩm đã xác định rõ tính chất của cách mạng Việt Nam là dân tộc cách mạng và giai cấp cách mạng. Nguyễn Ái Quốc cho rằng phải làm dân tộc cách mạng vì thực dân Pháp bắt dân ta làm nô lệ, nên toàn dân tộc phải hiệp lực đánh đuổi bọn xâm lược. Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ. Việt Nam cũng phải làm giai cấp cách mạng vì chủ tư bản Tây bóc lột công nhân Việt Nam, chủ đồn điền Tây chiếm đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam nên công nông phải đứng lên làm cách mạng để đánh đuổi tư bản thực dân. Điều đáng nói ở đây là xét về loại hình cách mạng, Nguyễn Ái Quốc xác định phải có loại cách mạng dân tộc riêng, khác cách mạng tư sản và khác cách mạng vô sản (cách mạng XHCN). Người chia cách mạng ra làm 3 thứ: tư bản cách mạng, dân tộc cách mạng, giai cấp cách mạng. Các nước thuộc địa làm cách mạng để giành độc lập "như An Nam đuổi Pháp, Ấn Độ đuổi Anh, Cao Ly đuổi Nhật, Philippin đuổi Mỹ, Tàu đuổi các đế quốc chủ nghĩa... ấy là dân tộc kách mệnh". Còn cách mạng ở các nước phương Tây, thay chế độ
phong kiến bằng chế độ tư bản, gọi là tư bản cách mạng. Nên cần phân biệt rõ về chất hai loại cách mạng ấy, dù đều chống địa chủ phong kiến.
Với Đường Kách Mệnh, Người không nói cách mạng dân chủ tư sản mà nói dân tộc cách mạng và giai cấp cách mạng ở các nước thuộc địa. Toàn bộ tác phẩm Đường Kách Mệnh đã được Người tập trung giải quyết vấn đề dân tộc cách mạng trên cơ sở học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây là một phát hiện về loại hình cách mạng, Người đã nghiên cứu nhiều lý luận cách mạng, tìm hiểu kỹ các cuộc cách mạng tư sản dân chủ Anh, Pháp, Mỹ; cách mạng vô sản ở Pháp, Nga. Cuộc cách mạng nào cũng rút ra được bài học cho Việt Nam, nhưng Người cho rằng Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến, không giống các nước trên, nên phải tìm một loại hình cách mạng thích hợp. Đường Kách Mệnh đã khởi xướng tên gọi "dân tộc cách mạng" và "giai cấp cách mạng"; hai cuộc cách mạng ấy luôn kết hợp với nhau.
Về kẻ thù của cách mạng Việt Nam, Đường Kách Mệnh còn nhấn mạnh kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp là thực dân Pháp xâm lược, nhưng chưa có gì rõ nét khi nói đến giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam. Tác phẩm đề cập: "... còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; ba hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi".
Ở phần giới thiệu Tổ chức dân cày, có đoạn viết: "Bất kỳ đàn ông đàn bà, từ những người tiểu điền chủ cho đến những người cày thuê cày rẻ, từ 18 tuổi trở lên thì được vào. (Những người đại địa chủ, mật thám, say mê rượu chè, cờ bạc và a phiến thì chớ cho vào hội)". Như vậy, tác phẩm chỉ nhắc đến tiểu địa chủ và xếp họ ngang hàng với tiểu tư sản, nhắc đến đại địa chủ và xếp họ vào loại tổ chức dân cày không chấp nhận được, không đề cập đến vấn đề ruộng đất, địa tô hay tay sai của đế quốc.
Trong Đường Kách Mệnh, Người nêu hình mẫu Cách mạng Tháng Mười Nga bằng cách chỉ rõ từng kẻ thù bị đánh đổ: "Cách mạng Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi". Nhưng khi nói đến vai trò cách mạng Nga giúp đỡ công nông các nước và dân tộc thuộc địa thì "làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới".
Những vấn đề nêu trên cho thấy quan điểm của Người về giai cấp phong kiến địa chủ Việt Nam nói chung, cũng như trong Đường Kách Mệnh nổi lên một số vấn đề như: Quan hệ giữa địa chủ và nông dân ở Việt Nam khác với phương Tây, Mỹ, Trung Quốc. Địa chủ Việt Nam cũng khác với chủ đồn điền Tây trong chiếm đoạt ruộng đất và bóc lột nông dân Việt Nam; phân loại địa chủ thành đại, trung và tiểu để có thái độ chính trị khác nhau, để nhằm đúng kẻ thù cụ thể trước mắt, tránh vơ đũa cả nắm; sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, đã có chính quyền dân chủ nhân dân ổn định mới đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến; chống phong kiến thực hiện từng bước, khi chưa xóa bỏ các quan hệ phong kiến vẫn giải quyết cơ bản vấn đề ruộng đất của nông dân bằng hình thức tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày, chia lại ruộng công, thực hiện giảm tô, giảm tức.
Những vấn đề đó hoàn toàn phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đã trở thành nội dung của đường lối cách mạng trong cách mạng dân tộc dân chủ.
Còn về cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930).
Về cơ sở lí luận: Cương lĩnh đã dựa trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, một hệ thống lí luận tiến bộ đúng đắn và khoa học.
Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn cách mạng này kế tiếp nhau, không có bức tường nào ngăn cách. Cương lĩnh chủ trương: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Qua đó, ta thấy rằng: ngay từ đầu, Đảng ta đã nhận thức rõ con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là kết hợp và gương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được sự vận dụng sáng tạo và hợp lí lí luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Cương lĩnh khẳng định, nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là chống đế quốc và chống phong kiến. Tính đúng đắn và sáng tạo thể hiện ở chỗ Cương lĩnh đã giải quyết đúng hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó là: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược; mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Cách mạng Việt Nam muốn đi đến thắng lợi phải giải quyết thành công hai mâu thuẫn đó, nghĩa là phải hoàn thành hai nhiệm vụ mà Cương lĩnh đã đề ra. Về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ trên, Cương lĩnh đã đề cao vấn đề dân tộc hơn vấn đề đấu tranh giai cấp và chống phong kiến là đúng đắn và sáng tạo. Vì: Xã hội Việt Nam lúc đó có hai mâu thuẫn như vừa nêu trên, nhưng mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp là mâu thuẫn bao trùm, chi phối việc giải quyết các mâu thuẫn khác, vấn đề giải phóng dân tộc là vấn đề bức xúc nhất.
Về lực lượng cách mạng, Cương lĩnh xác định, ngoài giai cấp công nhân, thì cách mạng “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức và trung nôngđể kéo họ về phe vô sản giai cấp. Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho trung lập”. Như vậy, ngoài công nhân và nông dân là hai lực lượng chính của cách mạng, Cương lĩnh chủ trương phải tranh thủ các lực lượng khác: tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trung tiểu địa chủ các loại. Điều đó hoàn toàn phù hợp với thực tế của lịch sử Việt Nam. Vì các giai cấp khác ngoài công nhân và nông dân, có một số bộ phận khác cũng có tinh thần yêu nước, như: Tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ yêu nước, vì thế, cần phải tranh thủ kéo họ về phe cách mạng. Đó cũng là vấn đề thể hiện sự ưu tiên hơn cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc của Cương lĩnh.
Cương lĩnh cũng đã khẳng định, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Đây cũng là một nội dung thể hiện tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh. Vì: giai cấp tư sản ở các nước, trong thực tế đã cấu kết với nhau để đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở chính quốc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Cho nên cách mạng ở các nước thuộc địa muốn thắng lợi thì nhân dân các nước thuộc địa phải đoàn kết với nhau và đoàn kết với giai cấp vô sản trên thế giới.
Tóm lại, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn sâu sắc.
Tìm hiểu quá trình phát triển đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở hai giai đọan sau:
Giai đoạn 1931-1954, 1954-1973 nó trải qua các thời kì: 
Thời kì 1930-1945: Ngay từ khi mới ra đời với khẩu hiệu chiến lược “Độc lập dân tộc” và “Người cày có ruộng”, Đảng đã lãnh đạo nông dân và công nhân trong phong trào 1930-1931, đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh. Ở những nơi đó, quần chúng cách mạng đã thực hiện quyền làm chủ, đứng ra tự quản lí đời sống của mình. Lần đầu tiên, nhân dân ta thật sự nắm chính quyền ở địa phương.
Thời kì 1936-1939: phong trào dân chủ phát triển rộng rãi. Đảng đã giáo dục và xây dựng được một đội quân chính trị to lớn ở nông thôn và thành thị; đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Phong trào đấu tranh trong thời kì này rất phong phú như: bãi công, bãi thị , bãi khóa, mít tinh, biểu tình...vv.
 Qua phong trào cách mạng 1936-1939, uy tín và ảnh hưởng của Đảng được nâng cao, trình độ và khả năng công tác của cán bộ và đảng viên được nâng cao, trình độ và khả năng công tác của cán bộ và đảng viên được nâng lên, đội ngũ cán bộ cách mạng dày dạn kinh nghiệm ngày càng đông đảo. Đây là một bước chuẩn bị của nhân dân ta cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám
Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã phá tan được sự thống trị của Pháp – Nhật và lật nhào chế độ phong kiến đè nặng lên nhân dân ta ngót chục thế kỉ, mở đầu cho kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập, tự do, nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của dân tộc.
Ngày 19-12-1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến theo đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh
Ngày 19-12-1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến theo đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh.
Thu đông năm 1947 với chiến thắng Việt Bắc: đánh bại chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Thu đông năm 1950 với chiến thắng Biên giới: quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ) thuôc về ta.Lực lượng kháng chiến đã trưởng thành về mọi mặt.
Thắng lợi trong chiến cuộc Đông xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã phá tan mọi mưu đồ chiến lược của đế quốc Pháp – Mĩ, đưa đến việc kí kết Hiệp đinh Giơnevơ (20-7-1954), lập lại hòa bình và miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, mở ra một giai đoạn mới của lịch sử dân tộc.
- Sau khi kí Hiệp định Giơnevơ được kí kết, đất nước tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Miền Bắc tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Miền Nam tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhằm giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.
Miền Bắc đã hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế (1954-1957)
Cải tạo XHCN và bước đầu phát triển kinh tế văn hóa (1958-1960)
Miền Bắc vừa sản xuất vừa chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và lần thứ hai của Mĩ, chi viện cho chiến trường miền Nam. Đấu tranh đòi Mĩ phải kí Hiệp định Pari (1-1973) chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Miền Nam: Đấu tranh để giữ gìn lực lượng tiến lên Đồng khởi (1-1960), đánh bại chiến lược “chiến tranh đơn phương” của Mĩ – Diệm (1954-1960).
Đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965).
Đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ của Mĩ 1965-1968
Chiến đấu chống ‘Việt Nam hóa” và “Đông Dương hóa”chiến tranh của Mĩ (1969-1973).
Như vậy chúng ta có thể kết lại, ở mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng phải có đường lối chủ trương rõ ràng, phù hợp với thực tế. Để làm được điều đó, Đảng phải nhạy bén, phải linh hoạt, phải không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ lý luận của mình để có những quyết sách đúng. Hơn 75 năm trôi qua, trải qua biết bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và cuối cùng cũng đã gặt hái được những thành công rực rỡ, điều này không ai có thể phủ nhận được. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công đó, là do Đảng ta luôn xác định đúng con đường, hướng đi của mình.Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nêu cao vai trò tiên phong của mình, luôn thể hiện là một đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, luôn kiên định giữ vững lập trường của giai câp vô sản. Với những luận điểm mà Hồ Chí Minh nêu lên trong luận cương chính trị, trong các tác phẩm như: Đường Kách Mệnh, Bản Án Thực Dân Pháp....vv. cũng như con đường mà cách mạng Việt Nam phải trải qua, đã trở thành định hướng xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo của Đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, luôn soi đường cho Đảng và nhân dân ta đi tới.

Tài liệu đính kèm:

  • doclich su dang CMDTDCND.doc