Ngữ văn 9 - Truyện Kiều qua cái nhìn phật học

Ngữ văn 9 - Truyện Kiều qua cái nhìn phật học

 A. DẪN NHẬP.

 “Đoạn trường tân thanh” hay chúng ta quen gọi là truyện Kiều, là tác phẩm đã đưa tên tuổi Nguyễn Du lên hàng đại văn hào thế giới. Giá trị về tư tưởng, nghệ thuật của “Đoạn trường tân thanh” là điều khơng cĩ gì phải bàn cãi. Bao nhiêu những khảo luận, phê bình, nghiên cứu của rất nhiều học giả uyên bác, thuộc hàng đại thụ trong nền văn học nghệ thuật Việt Nam suốt gần hai thế kỷ qua đã phần nào chứng minh điều đĩ.

Từ một câu chuyện cĩ xuất xứ ở Trung Quốc, nội dung cốt truyện cũng rất bình thường. Vậy mà qua tâm hồn mẫn cảm dào dạt yêu thương, cảm thơng và đồng điệu; dưới ngịi bút tài hoa của nhà thơ núi Hồng Lĩnh; “Đoạn trường tân thanh” trở nên một áng văn chương tuyệt tác lung linh; một hạt ngọc quý đã được trau chuốt dũa mài trong kho tàng văn học cổ điển của dân tộc.

Cĩ thể mạnh dạn khẳng định rằng: chưa cĩ một tác phẩm văn học nào xưa nay lại được giới nghiên cứu văn học quan tâm biên khảo, bình luận nhiều như truyện Kiều của Nguyễn tiên sinh. Điều đĩ nĩi lên vị trí đặc biệt của tác phẩm này trong kho tàng văn học cổ điển Việt Nam. Qua nhiều chặng đường lịch sử với nhiều hệ tư tưởng khác nhau nên sự nhìn nhận, tiếp cận cĩ khác nhau, nhưng ý thức về di sản Nguyễn Du mà đặc biệt là truyện Kiều luơn phát triển cùng với tư tưởng xã hội và tư tưởng văn học của dân tộc.

Kim Vân Kiều truyện cĩ nguồn gốc từ Trung Quốc; Nguyễn Du là một nhà Nho. Thế nên chẳng cĩ gì lạ khi tư tưởng của truyện Kiều đặt nền tảng trên hệ tư tưởng Khổng giáo, mà cụ thể là thuyết “mệnh Trời”, là “hồng nhan bạc phận”, là “tài mệnh tương đố”v.v Thế nhưng, trên cái nền tảng chung đĩ, nội dung truyện Kiều cịn thể hiện rõ nét tư tưởng Tam giáo đồng nguyên: Nho, Phật, Lão; một chủ trương rất sáng suốt và hịa bình của cha ơng ta trong quá trình tiếp thu, chắc lọc tinh hoa văn hĩa của phương Bắc.

Nguyễn Du khơng chỉ là một nhà Nho uyên thâm mà cịn là người am hiểu Phật học một cách sâu sắc. Chúng ta biết điều này thể hiện qua một số bài thơ chữ Hán của ơng, tiêu biểu như các bài: “Lương Chiêu Minh Thái tử phân Kinh thạch đài” (Bắc hành tạp lục), “Đề Nhị Thanh động” (Thanh Hiên thi tập) thế nên chúng ta rất dễ nhận thấy tư tưởng đạo Phật bàng bạc suốt nội dung truyện Kiều dưới ngòi bút tài tình của Tố Như tử. Tất nhiên, tư tưởng Phật học trong truyện Kiều không hẳn là tư tưởng chủ đạo. Nói khác hơn, chúng ta không thể đối chiếu một vài đoạn, vài câu thơ trong truyện Kiều với vài nguyên lý trong kinh Phật rồi vội vã kết luận truyện Kiều mang tư tưởng Phật học. Nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh có nhận xét về triết lý đạo Phật trong truyện Kiều như sau: “ Triết lý Phật giáo không còn giữ nguyên hình thức thuần ý niệm nữa. Nó không phải chỉ ẩn dưới những câu thơ thuyết lý. Nó thấm đẫm vào hình tượng nhân vật, bố cục và biện pháp nghệ thuật.” [3, 551] và theo thiển ý người viết, đó là một nhận xét xác đáng.

 

doc 23 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngữ văn 9 - Truyện Kiều qua cái nhìn phật học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUYỆN KIỀU QUA CÁI NHÌN PHẬT HỌC 
Luận văn tốt nghiệp 
Thích Đồng Trực
 A. DẪN NHẬP.
 “Đoạn trường tân thanh” hay chúng ta quen gọi là truyện Kiều, là tác phẩm đã đưa tên tuổi Nguyễn Du lên hàng đại văn hào thế giới. Giá trị về tư tưởng, nghệ thuật của “Đoạn trường tân thanh” là điều khơng cĩ gì phải bàn cãi. Bao nhiêu những khảo luận, phê bình, nghiên cứu của rất nhiều học giả uyên bác, thuộc hàng đại thụ trong nền văn học nghệ thuật Việt Nam suốt gần hai thế kỷ qua đã phần nào chứng minh điều đĩ.
Từ một câu chuyện cĩ xuất xứ ở Trung Quốc, nội dung cốt truyện cũng rất bình thường. Vậy mà qua tâm hồn mẫn cảm dào dạt yêu thương, cảm thơng và đồng điệu; dưới ngịi bút tài hoa của nhà thơ núi Hồng Lĩnh; “Đoạn trường tân thanh” trở nên một áng văn chương tuyệt tác lung linh; một hạt ngọc quý đã được trau chuốt dũa mài trong kho tàng văn học cổ điển của dân tộc.
Cĩ thể mạnh dạn khẳng định rằng: chưa cĩ một tác phẩm văn học nào xưa nay lại được giới nghiên cứu văn học quan tâm biên khảo, bình luận nhiều như truyện Kiều của Nguyễn tiên sinh. Điều đĩ nĩi lên vị trí đặc biệt của tác phẩm này trong kho tàng văn học cổ điển Việt Nam. Qua nhiều chặng đường lịch sử với nhiều hệ tư tưởng khác nhau nên sự nhìn nhận, tiếp cận cĩ khác nhau, nhưng ý thức về di sản Nguyễn Du mà đặc biệt là truyện Kiều luơn phát triển cùng với tư tưởng xã hội và tư tưởng văn học của dân tộc.
Kim Vân Kiều truyện cĩ nguồn gốc từ Trung Quốc; Nguyễn Du là một nhà Nho. Thế nên chẳng cĩ gì lạ khi tư tưởng của truyện Kiều đặt nền tảng trên hệ tư tưởng Khổng giáo, mà cụ thể là thuyết “mệnh Trời”, là “hồng nhan bạc phận”, là “tài mệnh tương đố”v.v Thế nhưng, trên cái nền tảng chung đĩ, nội dung truyện Kiều cịn thể hiện rõ nét tư tưởng Tam giáo đồng nguyên: Nho, Phật, Lão; một chủ trương rất sáng suốt và hịa bình của cha ơng ta trong quá trình tiếp thu, chắc lọc tinh hoa văn hĩa của phương Bắc.
Nguyễn Du khơng chỉ là một nhà Nho uyên thâm mà cịn là người am hiểu Phật học một cách sâu sắc. Chúng ta biết điều này thể hiện qua một số bài thơ chữ Hán của ơng, tiêu biểu như các bài: “Lương Chiêu Minh Thái tử phân Kinh thạch đài” (Bắc hành tạp lục), “Đề Nhị Thanh động” (Thanh Hiên thi tập) thế nên chúng ta rất dễ nhận thấy tư tưởng đạo Phật bàng bạc suốt nội dung truyện Kiều dưới ngòi bút tài tình của Tố Như tử. Tất nhiên, tư tưởng Phật học trong truyện Kiều không hẳn là tư tưởng chủ đạo. Nói khác hơn, chúng ta không thể đối chiếu một vài đoạn, vài câu thơ trong truyện Kiều với vài nguyên lý trong kinh Phật rồi vội vã kết luận truyện Kiều mang tư tưởng Phật học. Nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh có nhận xét về triết lý đạo Phật trong truyện Kiều như sau: “Triết lý Phật giáo không còn giữ nguyên hình thức thuần ý niệm nữa. Nó không phải chỉ ẩn dưới những câu thơ thuyết lý. Nó thấm đẫm vào hình tượng nhân vật, bố cục và biện pháp nghệ thuật.” [3, 551] và theo thiển ý người viết, đó là một nhận xét xác đáng.
Có lẽ vì thế mà xưa nay, rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu đã khảo cứu, phê bình, giảng giải truyện Kiều trên nhiều phương diện: nội dung, tư tưởng, nghệ thuật nhưng tìm hiểu để có một cái nhìn thật thấu đáo về triết lý Phật giáo trong truyện Kiều thì rất hiếm, có chăng cũng còn rất sơ sài. Mặc dù ẩn dưới những câu thơ tuyệt tác văn phong của Tiên Điền tiên sinh là những triết lý mang tư tưởng Phật giáo sâu sắc và thấm đẫm tính nhân văn. Đó là một chữ Hiếu bao trùm đạo làm con; là giáo lý nhân quả, nghiệp báo chi phối cuộc đời mỗi một con người; là một chữ Tâm chủ thể cho mọi hành động Chưa hết, ý nghĩa hai chữ Vô thường hiện ra rất rõ ràng xuyên suốt nội dung truyện Kiều: cuộc đời chợt rủi, chợt may; sự đoàn tụ và chia ly liên tục ngoài ý muốn; hạnh phúc ngắn ngủi và khổ đau bất ngờ của nàng Kiều chỉ trong một quãng đời ngắn ngủi mười lăm năm lưu lạc há chẳng phải là bài học Vô thường, tang thương biến đổi đầy cảnh tỉnh đó sao? Đâu cứ phải “y kinh giải nghĩa” mới là Phật học! Tiên Điền tiên sinh đã thâm hiểu và cảm nhận đạo Phật trầm diệu và uyên bác để triết lý đạo Phật dưới ngòi bút tài hoa sáng tạo của ông trở nên dòng tư tưởng Việt Nam tuôn chảy và sống động mãi đến hôm nay.
Với suy nghĩ ấy, người viết chọn Đề tài: “TRUYỆN KIỀU QUA CÁI NHÌN PHẬT HỌC” để làm Luận văn Tốt nghiệp Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, khóa V. Trong suy nghĩ của người viết, đề tài này cần thiết và rất có ý nghĩa. Bởi lẽ, lịch sử sang trang, những giá trị luân lý, những chủ thuyết của Nho gia, Lão gia đã thoái trào không còn phù hợp với thời đại, trong khi đó những tư tưởng, triết lý của Phật giáo vẫn đứng vững và tỏ ra cần thiết hơn bao giờ hết cho con người, cho xã hội. Phật giáo chưa bao giờ áp đặt tư tưởng mình vào xã hội nhưng những giá trị của đạo Phật luôn hữu dụng cho đời sống tâm linh con người và đạo đức làm người trong bất cứ thời đại nào. Như thế, mục đích khiêm tốn của người viết qua luận văn này là hy vọng làm sáng tỏ thêm phần nào một giá trị tư tưởng trong tác phẩm văn học đặc sắc này của Nguyễn tiên sinh, một giá trị vốn còn rất mai một dưới mắt các nhà “Kiều học” xưa nay.
Cho đến nay, vấn đề văn bản học của truyện Kiều vẫn còn nhiều điều chưa thống nhất của các nhà nghiên cứu văn bản học, đơn giản vì bản gốc “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn tiên sinh viết ra không còn nữa. Riêng về chữ quốc ngữ, hiện đã có không dưới mười bản truyện Kiều với nhiều tên gọi khác nhau và nhiều dị biệt đang lưu hành. Tất nhiên điều đó không phải là vấn đề trong phạm vi luận văn đề cập. Thực hiện đề tài này, người viết chọn bản “Truyện Kiều” do nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân hiệu đính và chú giải, Nhà xuất bản Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học xuất bản năm 1996 làm cơ sở y cứ để khảo sát.
Qua luận văn này, người viết tập trung tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến tư tưởng Phật học bao gồm:
- Phân tích chữ Hiếu trong truyện Kiều dưới cái nhìn Phật học. 
- Tìm hiểu về thuyết Nhân quả, Nghiệp báo của đạo Phật thể hiện trong truyện Kiều. 
- Một số tư tưởng Phật học khác trong truyện Kiều: 
 + Thuyết Vô thường trong truyện Kiều.  
 + Khái niệm “Khổ Đế” của Giáo lý “Tứ Đế” biểu hiện trong truyện Kiều. 
 + Chữ TÂM trong truyện Kiều.
Về phương pháp nghiên cứu, người viết căn cứ vào bản văn truyện Kiều, tìm hiểu, phân tích và chứng minh các vấn đề nêu trên. Đây là cách làm không mới và người viết cũng chỉ dừng lại ở phạm vi tổng quát nhất của vấn đề, bởi trước hết là phạm vi giới hạn nhất định của một Luận văn tốt nghiệp và điều quan trọng hơn là khả năng của người viết còn rất nhiều hạn chế ở nhiều mặt; trong khi đề tài lại cần phải có một tư duy bao quát và nhạy bén cùng khả năng cảm thụ văn học sâu sắc.
Tập Luận văn này ra đời đánh dấu một sự trưởng thành của người viết sau bốn năm học tập dưới mái trường Học Viện. Tuy còn nhiều thiếu sót nhưng đó là kết quả bước đầu tập sự nghiên cứu. Hoàn thành Luận văn này, người viết xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến Hội đồng Điều hành Học Viện, các vị thân Giáo sư đã tận tình giảng dạy, trao truyền kiến thức để người viết được như ngày hôm nay. Đặc biệt là Giáo sư hướng dẫn đề tài đã động viên, khích lệ và tận tâm hướng dẫn người viết hoàn thành công việc khó khăn này. Sau cùng người viết xin chân thành cảm ơn tất cả các tác giả của những tài liệu được người viết tham khảo, trích dẫn để có thể hoàn thành luận văn này.
 B. NỘI DUNG.
 CHƯƠNG 1:  VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM.
 1.1- BỐI CẢNH LỊCH SỬ THỜI ĐẠI NGUYỄN DU.
 Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử vô cùng rối ren và phức tạp. Đất nước chia đôi, các thế lực phong kiến cầm quyền bị phân hóa, không còn đủ sức ổn định tình hình và lãnh đạo đất nước. Ở Đàng Ngoài, vua Lê chỉ tại vị một cách bù nhìn, quyền hành tập trung trong tay chúa Trịnh. Nhưng chúa Trịnh cũng không còn đủ sức kiểm soát, làm chủ tình hình được nữa. Sự tha hóa về đạo đức, ăn chơi sa đọa của chúa Trịnh đã vắt kiệt sức dân, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa chống đối của nhân dân nổi lên khắp nơi cùng với các cuộc chiến tranh liên miên giữa hai nhà chúa đã đưa đất nước vào chỗ suy sụp về mọi mặt, không thể cứu vãn.
Năm 1782, chúa Trịnh là Trịnh Sâm mất. Sinh thời, Trịnh Sâm sủng ái thứ phi Đặng Thị Huệ, nên di chúc lại bỏ con trưởng là Trịnh Khải, lập con thứ Trịnh Cán là con của thứ phi Đặng Thị Huệ nối ngôi. Trịnh Khải âm mưu giành lại ngôi Chúa đã dẫn đến nạn kiêu binh làm loạn, làm cho tình hình Đàng Ngoài càng thêm rối ren.
Ở Đàng Trong, nội tình chúa Nguyễn cũng không có gì sáng sủa hơn. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ nổ ra năm 1771 ở Bình Định liên tiếp thu được thắng lợi làm cho triều đình chúa Nguyễn càng thêm suy yếu. Nhân cơ hội chúa Nguyễn và Tây Sơn đánh nhau, chúa Trịnh xua quân nam tiến, đánh vào mặt bắc của chúa Nguyễn và nhanh chóng chiếm được Phú Xuân, vượt đèo Hải Vân. Chúa Nguyễn phải trốn chạy vào Gia Định và sau đó bị quân Tây Sơn bắt được, tất cả đều bị giết, duy chỉ có Nguyễn Ánh chạy thoát. Chỉ trong vòng mười tám năm (1771 – 1789) kể từ ngày khởi binh, đoàn quân Tây Sơn dũng mãnh do Nguyễn Huệ chỉ huy đã lập được những chiến công vang dội: phía nam diệt quân Xiêm, phía bắc đánh bại quân Mãn Thanh, tiêu diệt hai tập đoàn phong kiến Trịnh Nguyễn, lật đổ vua Lê, lập nên vương triều Tây Sơn, thống nhất đất nước sau hơn hai trăm năm chia cắt.
Thế nhưng vương triều Tây Sơn cũng không trụ vững được lâu. Sau khi vua Quang Trung mất (1792), chế độ Tây Sơn lại dẫm chân vào lối mòn các triều đại phong kiến trước kia, đó là tình trạng sống xa hoa, mâu thuẫn về quyền lợi giữa tập đoàn Tây Sơn phía bắc với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ ở phía nam và tình trạng chia bè kéo cánh với nhau ngay trong nội bộ triều đình do Quang Toản nối ngôi nắm giữ.
Trong nam, chúa Nguyễn Ánh trở lại Gia Định tập hợp lực lượng và dựa vào sự giúp đỡ của người Pháp để phản công lại Tây Sơn. Chúa Nguyễn dùng đất Gia Định làm căn cứ để từ đó liên tiếp đánh chiếm đất đai nhà Tây Sơn mà triều đình Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ đành bất lực. Chúa Nguyễn lần lượt phản công và đến năm 1802 thì đánh ra đến Bắc Hà, chấm dứt vương triều Tây Sơn ngắn ngủi như chính tuổi thọ của vị vua Quang Trung, người anh hùng đã khai sinh ra nó.
Chưa bao giờ người dân Việt Nam sống trong một thời đại với quá nhiều biến cố liên tiếp nhau như thế. Những biến cố xảy ra quá nhanh và dồn dập như nhận định của Nguyễn Tài Thư: “kiêu binh nổi loạn trong phủ chúa Trịnh. Tây Sơn diệt Nguyễn ở Đàng Trong và Trịnh ở Đàng Ngoài. Quân Thanh xâm lược. Quân Thanh đại bại. Quang Trung băng hà, Nguyễn Tây Sơn lung lay. Nguyễn Ánh diệt Tây Sơn nhũng biến cố ấy diễn ra nhanh chóng đến mức người đương thời chưa kịp tìm ra nguyên nhân của cái trước thì cái sau đã diễn ra” [11, 355]
Chỉ trong vòng chưa đầy ba mươi năm mà mấy lần chuyển giao triều đại, mấy lần thay thời đổi thế. Đời sống và tính mạng con người trở nên mong manh hơn bao giờ hết bởi chiến tranh loạn lạc liên miên, k ... i nói là Kiều gặp Đạm Tiên, “nhận” làm tri kỷ, tri âm rồi từ đó Kiều luôn “dắt” Đạm Tiên theo bên mình. Trong tâm thức, Kiều không thể nghĩ và không thể tin rằng mình sẽ sống khác Đạm Tiên và “cãi lời” thầy bói được. Cái nghiệp thức tai hại mà Kiều tạo ra cho mình là thế, nên:
Vậy nên những chốn thong dong, 
Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng. 
Ma đưa lối, quỷ dẫn đường, 
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.
[TK câu 2663-2666]
Nguyễn Du còn tỏ ra là bậc thầy về Duy thức học Phật giáo khi ông viết những vần thơ như:
Sầu đong càng lắc càng đầy, 
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
[TK câu 247-248]
hay:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, 
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
[TK câu 1243-1244]
Một chữ “Tâm” giàu tính triết lý mà Nguyễn tiên sinh thâm nhập từ hệ thống triết học “Tánh Không” của Kim Cang Bát Nhã, nhà thơ đã vận dụng triệt để vào tác phẩm của mình một cách thật tài tình. Chỉ với ai đọc Kiều với tất cả chiều sâu tâm thức mới nhận ra. Chẳng trách gì khi những môn đồ trung kiên của Nho gia chỉ trích nhà thơ khi ông viết:
Như nàng lấy Hiếu làm trinh, 
Bụi nào cho đục được mình ấy vay?
[TK câu 3119-3120]
Trong khi Nho giáo quan niệm phụ nữ như một thứ bậc phụ trong xã hội, sinh ra và lớn lên chỉ để suốt đời nương tựa vào người đàn ông, trở thành một thứ trang sức, thậm chí là món đồ chơi cao cấp và cầu kỳ của người đàn ông. Với quan niệm khắt nghiệt và bất công đó, chữ Trinh của người phụ nữ được đặt ở vị trí hàng đầu trong đánh giá nhân cách và tư cách của họ mà thật sự ra, đó chỉ là một hình thức khác của lòng tham lam và bất công, chỉ muốn chiếm hữu và độc quyền đối với người phụ nữ. Trong xã hội mà quan niệm như thế còn thống trị, thì hai câu thơ trên đã thể hiên sự tiến bộ và phóng khoáng không ngờ trong nhận thức tư tưởng của nhà thơ.
Nguyễn Du thực tế cũng là một nhà Nho chính hiệu, nên những quan niệm bảo thủ về một chữ trinh như vậy không xa lạ gì với ông. Có ý kiến cho rằng nhà thơ viết như thế là xuất phát từ lòng thương yêu của nhà thơ đối với Kiều và đó là tư tưởng nhân đạo của tác phẩm. Đành vậy, nhưng theo người viết còn có một lý do nữa ít được đề cập đến. Đó là, Nguyễn tiên sinh đã vận dụng tinh thần vô ngã, thái độ vô chấp của thiền học trong đánh giá vấn đề. Chữ trinh hay sự trong sạch chỉ có ý nghĩa tương đối về mặt hình thức còn thật sự tâm mới là chủ thể tạo tác, làm nên một nhân cách sạch hay nhơ. Kiều không vì ham muốn dục vọng để thất trinh tiết mà đó là một sự hy sinh. Ta có thể nói như đạo Phật: đó là một đại nguyện của Kiều. Hiểu như thế, ta càng thấy Nguyễn Du vĩ đại trong tư tưởng và độ lượng với cuộc đời. 
 KẾT LUẬN.
Hai trăm năm lẻ đã trôi qua với bao nhiêu “cuộc bể dâu” trường thiên biến động của quy luật vô thường, “người cha tóc trắng của thi ca và tư tưởng Việt Nam” [10, 13] đã thành người thiên cổ nhưng những gì ông để lại cho đời vẫn sống mãi với thời gian. Đó là những vần thơ có “máu chảy trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy” [3, 168] chan chứa tình thương, thấm đẫm nỗi niềm. Những gì nhà thơ họ Nguyễn đóng góp vào cho gia sản văn hóa Dân tộc thật lớn lao và vô giá. Vấn đề là chúng ta đã khai thác và ứng dụng làm sao để những giá trị đó có ý nghĩa, tác dụng thiết thực nhất cho hậu thế.
Truyện Kiều với ngôn từ mỹ lệ, hình ảnh trác tuyệt, văn phong súc tích từng chữ, từng câu, thiên tài họ Nguyễn đã làm nên vẻ đẹp văn chương vô tiền khoáng hậu trong kho tàng văn học cổ điển. Một yếu tố này đủ đưa Nguyễn Du lên hàng Thi Thánh trên thi đàn văn học Việt Nam. Nhưng nếu chỉ có vậy thì truyện Kiều cũng mới chỉ là đóa hoa có sắc không hương, làm sao có sức lay động lòng người đến thế! Nói khác hơn, giá trị toàn hảo ở tác phẩm này của nhà thơ không thể chỉ nằm trong tính kiệt tác của văn chương mà còn nằm trong tư tưởng mà văn chương ấy chuyển tải. Nguyễn Du đã không đi vào tâm tư, tình cảm của dân tộc nếu nhà thơ chỉ là người thợ tuyệt xảo về ngôn ngữ mà không có tư tưởng triết lý sâu sắc.
“Văn dĩ tải đạo”, đó là quan niệm văn chương, là đường hướng sáng tác của người xưa. Qua văn chương để chuyển tải những thông điệp đạo lý, những mạch nguồn tư tưởng mà tác giả đã hấp thụ và chắc lọc. Xưa nay, một tác phẩm văn chương dù lớn hay nhỏ, nghị luận hay văn học, để sống mãi trong lòng người với thời gian đều phải hội đủ những yếu tố ấy. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm như thế!
Với những gì đã khảo sát ở phần nội dung, tuy còn rất hạn cuộc do khả năng của người viết và chưa thể đầy đủ trong khuôn khổ giới hạn của một Luận văn,  nhưng cũng đã phần nào cho chúng ta thấy được tầm ảnh hưởng của những giáo lý Phật giáo trong tuyệt tác truyện Kiều của Nguyễn tiên sinh. Những lý thuyết Phật học rất phổ thông và đại chúng được nhà thơ núi Hồng Lĩnh đưa vào tác phẩm một cách thần tình và linh hoạt đến nỗi người đọc không có cảm tưởng đối diện với những triết lý gay go. Lý luận triết học đã được thi hóa, được viết nên bởi chính từ con tim chứ không phải lý trí, thành những vần thơ tuyệt kỹ, đượm vị đời trong đạo, đạo trong đời.
Cuộc đời Thúy Kiều, nhân vật chính của câu chuyện, là một cuộc đời với tất cả khổ đau tận cùng nhất của một kiếp nhân sinh, là hình ảnh minh họa rõ nét cho một chữ Khổ mà con người phải gánh chịu khi thọ nhận kiếp làm người. Nguyên nhân của việc phải chịu khổ đau đó là do nghiệp lực của chính mình tạo ra, do những nhân tham ái, vô minh đã gieo trồng trong nhiều kiếp, chứ không phải một đấng tối cao nào có thể áp đặt vào, mặc dù đấng tối cao đó vẫn hiện diện trong câu chuyện của nhà thơ.
Kiều phải chịu bao đau khổ cùng cực và trong nàng đã có ý nghĩ buông xuôi:
Biết thân chạy chẳng khỏi trời, 
Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.
[TK câu 2163 - 2164]
hay đã từng tận cùng của sự  tuyệt vọng:
Thôi thì một thác cho rồi, 
Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông.
[TK câu 2633 – 2634]
Nhưng ngoài một vài lần quá khổ đau, quá phẫn uất để phải như thế, trong Kiều vẫn tiềm tàng một khao khát được giải thoát, tìm mọi cách để được giải thoát. Do nghiệp duyên nội tại và hoàn cảnh ngoại lai, nàng đã không thoát được như mong muốn nhưng tâm trạng khát khao ấy là có thật. Hành động Kiều trốn đi với Sở Khanh mặc dù “nghe lời nàng đã sinh nghi” [TK câu 1113]; rồi Kiều nhận lời làm vợ lẽ Thúc Sinh; Kiều theo về với Từ Hải đều nằm trong ý hướng ấy. Trong tận cùng của đau khổ, nhận diện được đau khổ, con người mới khát khao, ý thức diệt khổ. Diệt Khổ có căn nguyên từ trong chân lý “đời là bể khổ”. Trong ý nghĩa ấy và trên bình diện triết lý, truyện Kiều đã hàm chứa hai Thánh Đế “Khổ” và “Tập” của Đạo Phật rồi.
Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy rằng suốt trên quãng đường mười lăm năm lưu lạc của Kiều, những tháng ngày ngắn ngủi được an ổn nhất của nàng là những lần được nương náu dưới cửa Chùa, kể cả ở Quan Âm các của Hoạn Thư. Nguyễn Du đã thấy được chỉ có mái Chùa, hiện thân của Đạo Phật giữa cuộc đời mới đủ sức cứu vớt, che chở cho nàng Kiều tội nghiệp của ông. Tiếc rằng nghiệp duyên còn nặng, Kiều đã không thể “tắt lửa lòng” như nhà thơ mong mỏi.
Và sau hết, thông điệp về tư tưởng có ý nghĩa thâm áo nhất mà nhà thơ họ Nguyễn muốn gửi lại cho hậu thế là một chữ “Tâm” đặc sắc của Duy Thức học Phật giáo. Một chữ “Tâm” mà để nghe ra, nhà thơ đã đọc cả nghìn lần Kinh Kim Cương. Một chữ “Tâm” thiên biến vạn hóa, tác nhân của hạnh phúc hay khổ đau, Niết bàn hay địa ngục. Một chữ “Tâm” làm thiện căn tăng trưởng, đưa con người đến bến bờ an lạc vĩnh hằng: 
Kiếp phù sinh như hình bào ảnh, 
Có câu rằng: “vạn cảnh giai không.”
Ai ai lấy Phật làm lòng, 
Tự nhiên siêu thoát ở trong luân hồi. [13, 408]
Đọc truyện Kiều qua lăng kính Phật học, ta chợt nhận ra bao nhiêu tư tưởng Phật giáo ẩn trong những vần thơ ngọt ngào, giàu hình ảnh, âm điệu của Nguyễn tiên sinh. Nguồn tư tưởng ấy góp phần tạo nên phần hồn sâu kín cho tác phẩm. Như những hạt vàng chưa được đãi lọc, chúng ta hy vọng trong tương lai sẽ được đọc những công trình biên khảo lớn hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn về tư tưởng này của các bậc “túc Nho đạt Thích” để truyện Kiều không chỉ là “mua vui cũng được một vài trống canh” như nhà thơ khiêm tốn tự nhận. 
Trong thời đại mà nhà thơ họ Nguyễn sống, Phật giáo không còn ở địa vị độc tôn như ở các triều đại nhà Lý, nhà Trần trước đó, thậm chí còn suy vi, lu mờ. Tư tưởng đạo Phật không còn đóng vai trò chủ đạo trong xã hội mà nhường hẳn vũ đài ấy cho Nho giáo. Những trí thức đương thời không còn nhìn thấy ở Phật giáo những tư tưởng nhập thế tích cực làm ích nước lợi dân nữa mà chỉ là những bi quan, yếm thế, chán đời. Đó là do hoàn cảnh khách quan và hạn chế của một giai đoạn lịch sử nhất định. Trong bối cảnh như thế, chúng ta càng thấy ý nghĩa hơn khi ẩn chứa và bàng bạc trong tác phẩm của một nhà thơ lớn đương thời những tư tưởng Phật học sâu sắc, thâm trầm như thế.
Bất tri tam bách dư niên hậu, 
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.  
(Ba trăm năm nữa người thiên hạ, 
Chả biết còn ai khóc Tố Như?) 
[7, 185-186]
Vâng, chắc chắn đã và sẽ còn nhiều, rất nhiều người hậu thế khóc Tố Như, tiếc thương và đồng điệu cùng Nhà thơ núi Hồng Lĩnh trong niềm đau bọt bèo chìm nổi của thân phận con người. Tiếng khóc ấy sẽ ý nghĩa hơn, chân tình và tích cực hơn nếu hậu thế biết tìm về ngọn nguồn tâm sự của nhà thơ gửi lại ngàn sau: đó là những triết lý thâm uyên mà cũng thật dễ hiểu, dễ nhận ra, được ẩn chứa trong những vần thơ diễm lệ, ảo huyền. Những tâm sự mà nhà thơ đã viết nên với “con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả ngàn đời” [3, 169] như Tiên Phong Mộng Liên Đường Chủ nhân từng nhận xét.
Tài liệu tham khảo
1.    an Văn hóa Trung ương GHPGVN, Tập Văn Vu Lan số 33, PL.2539, 1995. 
2.   Thích Minh Châu, Kinh Pháp Cú, Thiền Viện Vạn Hạnh ấn hành, 1996. 
3.   Trịnh Bá Đỉnh, Nguyễn Du -Về tác gia và tác phẩm, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2002. 
4.Dương Quảng Hàm, Việt nam văn học sử yếu, Nhà Xuất bản tổng hợp Đồng tháp, 1993. 
5.   Nhất Hạnh, Thả một bè lau, Lá Bối xuất bản, 2000. 
6.   Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập II, Nhà Xuất bản văn học, Hà Nội, 1994. 
7. Mai Quốc Liên, Nguyễn Du toàn tập- Thơ chữ Hán, tập 1, Nhà Xuất bản Giáo dục- Trung tâm nghiên cứu Quốc học, 1996. 
8.   Nguyễn Lộc, Văn học Việt nam (nửa cuối thế kỷ XVIII- Hết thế kỷ XIX), Nhà xuất bản Giáo dục, 1999. 
9.   Phạm Công Thiện, Nguyễn Du- Đại Thi hào dân tộc, Viện Triết lý Việt nam và triết học thế giới, 1996. 
10. Nguyễn Khắc Thuần, Lịch sử cổ trung đại Việt Nam, Nhà Xuất bản văn hóa - thông tin, Hà Nội, 2002. 
11. Nguyễn Tài Thư chủ biên, Lịch sử Phật giáo Việt nam, Nhà Xuất bản khoa học xã hội, 1991. 
12. Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Du toàn tập- Truyện Kiều, tập 2, nhà Xuất bản Giáo dục- Trung tâm nghiên cứu Quốc học, 1996. 
13. Đỗ Minh Tuấn, Nghệ thuật trữ tình của Nguyễn Du trong truyện Kiều, Nhà Xuất bản văn hóa - thông tin, Hà Nội, 1995. 
14. Thích Thanh Từ, Thiền sư Việt Nam, Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
(dentutraitim.com)

Tài liệu đính kèm:

  • docTRUYEN KIEU QUA CAI NHIN PHAT HOC.doc