Ngữ văn 9 - Vài nét về nghệ thuật miêu tả trong truyện kiều của Nguyễn Du

Ngữ văn 9 - Vài nét về nghệ thuật miêu tả trong truyện kiều của Nguyễn Du

Vài nét về nghệ thuật miêu tả trong truyện kiều của nguyễn du

 Hun đúc trng một gia đình có truyền thống văn học, kết hợp khiếu bẩm sinh thông minh ham học. Nguyễn Du là đứa con của hai làn điệu dân ca. Một là câu hát Ví Dặm theo điệu Phường Vải; hai là quê hương hát Quan Họ, cộng thêm hai luồng ngôn ngữ ( ngôn ngữ tượng tưng của văn học cổ Trung quốc; Hán - Việt và ngôn ngữ văn học dân tộc). Nguyễn Du là bậc thầy về việc sử dụng Tiếng việt.

 Xét về nghệ thuật miêu tả trong Truyện Kiều

 về nghệ thuật miêu tả thì Nguyễn Du là một tài nghệ truyền thần với bút pháp tả thực. Truyện Kiều có cái đẹp sâu sắc, tế nhị, tinh vi của thơ Đường, có các đẹp giản dị, dễ hiểu chất phác của ca dao. Có sử dụng nhiều điển cố thông thường gần gũi với cuộc sống hằng ngày.Ngôn ngữ Truyện Kiều có cả nhạc, họa mang sắc thái sinh động nhiều vẻ, có tả thực, có tả khái quát cao độ, có ước lệ cách điệu và tượng trưng. Truyện Kiều là một bức tranh sinh động, xác thực về xã hội phong kiến áp bức ở thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Bức tranh ấy có cả người - cảnh vì nhằm thể hiện tình, bức tranh có âm thanh, màu sắc, đường nét, hình ảnh.

1) tả cảnh:

 Nguyễn Du tả cảnh mà ông đã lồng tình vào cảnh, tả cảnh mà thực ra là tả tình ( tả cảnh ngụ tình ). Tuy vậy có khi là những cảnh tả thực với thái độ khách quan.

*Cảnh Thanh minh:

“ Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm, một vài bông hoa

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước , áo quần như nêm”

*Cảnh mùa hè:

“ Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

*Cảnh mùa thu:

“ Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”

*Cảnh mùa xuân:

“ Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 9 - Vài nét về nghệ thuật miêu tả trong truyện kiều của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vài nét về nghệ thuật miêu tả trong truyện kiều của nguyễn du
 Hun đúc trng một gia đình có truyền thống văn học, kết hợp khiếu bẩm sinh thông minh ham học. Nguyễn Du là đứa con của hai làn điệu dân ca. Một là câu hát Ví Dặm theo điệu Phường Vải; hai là quê hương hát Quan Họ, cộng thêm hai luồng ngôn ngữ ( ngôn ngữ tượng tưng của văn học cổ Trung quốc; Hán - Việt và ngôn ngữ văn học dân tộc). Nguyễn Du là bậc thầy về việc sử dụng Tiếng việt.
 Xét về nghệ thuật miêu tả trong Truyện Kiều
 về nghệ thuật miêu tả thì Nguyễn Du là một tài nghệ truyền thần với bút pháp tả thực. Truyện Kiều có cái đẹp sâu sắc, tế nhị, tinh vi của thơ Đường, có các đẹp giản dị, dễ hiểu chất phác của ca dao. Có sử dụng nhiều điển cố thông thường gần gũi với cuộc sống hằng ngày.Ngôn ngữ Truyện Kiều có cả nhạc, họa mang sắc thái sinh động nhiều vẻ, có tả thực, có tả khái quát cao độ, có ước lệ cách điệu và tượng trưng. Truyện Kiều là một bức tranh sinh động, xác thực về xã hội phong kiến áp bức ở thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Bức tranh ấy có cả người - cảnh vì nhằm thể hiện tình, bức tranh có âm thanh, màu sắc, đường nét, hình ảnh.
tả cảnh:
 Nguyễn Du tả cảnh mà ông đã lồng tình vào cảnh, tả cảnh mà thực ra là tả tình ( tả cảnh ngụ tình ). Tuy vậy có khi là những cảnh tả thực với thái độ khách quan.
*Cảnh Thanh minh:
“ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm, một vài bông hoa
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước , áo quần như nêm”
*Cảnh mùa hè:
“ Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
*Cảnh mùa thu:
“ Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”
*Cảnh mùa xuân:
“ Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
- phần nhiều tả cảnh ngụ tình.
 + Cảnh vật chỗ Kim Trọng và Kiều gặp nhau bên dòng nước, bây giờ Kim Trọng trở lại thăm mọi cảnh vật đều như nỗi lòng nhớ nhung man mác của Kim Trọng:
“ Một vùng cỏ mọc xanh rì
Nước ngân trong vắt thấy gì nữa đâu
Gió chiều như gợi cơn sầu
Vĩ lô hiu hắt như màu khơi trâu”
 Để làm rõ nỗi sợ hải của Kiều khi trốn theo Sở Khanh và ra đi lần đầu tiên bơ vơ trên đường với người lạ đó là cảnh mùa thu não nùng, cảnh đêm hiu hắt:
“ vĩ lô san sát hơi mây
Một trời thu để riêng say một người
Dặm khuya bát ngát mù khơi
Thấy trăng mà thện những lời non sông
đêm thu khắc lậu canh tàn
Gió cây trút lá trăng ngàn ngậm sương
Lối mòn cỏ lạt màu sương
Lòng quê đi một bước đường quặn đau”.
Tả tình.
 Dưới con mắt của Nguyễn Du tài quan sát từng nào thì trái tim ông đồng cảm với nhân vật từng ấy. Vì ông không chỉ là một nhà tâm lý 
Sâu sắc mà còn một nghệ sĩ thiên tài có trái tim muôn triệu. Chỉ có đồng cảm đòng cảm chân thành với nhân vật mới viết nên những câu thơ đầy truyền cảm có mảnh lực khêu gợi như những câu thơ của ông.
Tình yêu của Kiều với Kim Trọng khi gặp Kim Trọng
“ dùng dăng chưa nở rời tay
Vầng đông trông đã đứng ngay nóc nhà
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không”
Tả nỗi lòng của Thuý Kiều trong thời gian phải tiếp khách, sống lăn lóc trong cuộc đời truỵ lạc, xấu xa, nhưng ngòi bút sành sỏi của Nguyễn Du rất tế nhị:
“ Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình, mình lại, thương mình xó xa
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân
Mặc người mư sở mây tần
Những mình nào biết có xuân là gì ?”
 Cũng là tâm trạng nỗi lòng của Kiều nhưng qua 4 lần gãy đàn là 4 biểu hiện khác nhau.
*tiếng đàn trong đêm tình tự với Kim Trọng; vui có, buồn có nhưng thật bồng bột sôi nỗi
“ so vần dây vũ dây văn
Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau
Khúc đâu tư mà phượng cầu
Nghe ra như oán như sầu phải chăng
Quá này là khúc chiêu quân
Nữa phần luyến chúa, nữa phần tư gia
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.”
tiếng đàn hầu Hoạn Thư và Thúc Sinh: 
“ bốn dây như khóc như than
khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng
cũng trong một tiếng tơ đồng
người ngoài cười nụ người trong khóc thầm”
Tiếng đàn trong bữa tiệc thắng trận đầy máu tanh của Hồ Tôn Hiến
“ Một cung nhỏ thảm mưa sầu
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay.”
Kiều đánh đàn cho họ Mã:
“ ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ”
Kiều đánh đàn sau khi chịu tiếp khách:
“ đòi phen vẽ nét câu thơ
Cầm cung trong nguyệt dưới cờ ,dưới hoa”
* kiều đánh đàn cho Thúc Sinh
'' khi hương sớm, khi trà trưa
Bàn vây điểm nước đường tơ hoạ đàn''
Kiều đánh đàn cho Hoạn Thư
Lỉnh lời nàng mới lựa dây
Nỉ non thánh thót dễ say lòng người .
Tả người:
 Nguyễn Du tả người theo phương pháp điển hình, thủ pháp ước lệ tượng trưng. Chỉ một vài chi tiết, vài câu nét chấm phá cũng đã đủ cho ta thấy con người ấy là ai, là người như thế nào, thuộc hạnh người nào rồi. Ông thường dùng nghệ thuật miêu tả bề ngoài ( hình dáng ) mà diễn tả nội tâm bên trong nhân vật, dùng cử chỉ lời nói mà vẽ tâm lý.
+ Nàng Kiều:
 Một người con gái đẹp đến tuyệt thế giai nhân tác giả không nói nhiều mà chỉ vài nét chấm phá:
“ Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sác đành đòi một tài đành hoạ hai”
+ Kim Trọng: 
 Chỉ vài nét miêu tả rất thanh tú Nguyễn Du gây cho người đọc thấy chàng là một người tài ba, đạo mạo và có sắc đẹp tài năng xứng đáng, con người mang dáng dấp phong nhã thư sinh cuốn hút bao cô gái đẹp
“ Phong thư tài mạo tót vời
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.”
+Mã Giám Sinh:
 Dưới ngòi bút Nguyễn Du ,anh chàng họ Mã này hiện lên là một kẻ lái buôn đội lốt, chuyên bịp bợm lừa lọc, xảo trá. Chúng đã dùng tiền để biến Kiều thành một món hàng mua bán ở chợ:
“ Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
Kò kè bớt một thêm hai”
+Tú Bà: 
 Tú Bà được phác hoạ qua một vài nét, chúng ta cũng thấy dáng vóc của Tú Bà thô kệch, dữ tợn, buôn người, bán người, bóc lột trên nỗi khổ mồ hôi của người khác 
“ Thoắt trông nhờn nhợt màu da
Ăn gì mà to lớn đẫy đà làm sao”
+ Sở Khanh: 
 Trong Truyện Kiều đọc đến đó ai cũng chép miệng và ghê tỡm, một tên chuyên bóp chết những cái tinh hoa nhị khí của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến
“ Bạc tình nỗi tiếng lầu xanh,
Một tay chôn biết mấy cành phù dung”.
+Hoạn Thư: 
 Một nhân vật khó quyên, một tên gian ác, mưu cao. Nó đã hành hạ Kiều một cách tàn nhẫn, bắt Kiều phải làm đủ mọi điều. Đội đèn, đánh đàn hầu rượu và làm đứa ở:
“ Bề ngoài thơn thớt nói cười,
Mà trong nham hiểm giết người không dao. ”
 Ngôn ngữ Truyện Kiều rất phong phú và đa dạng, bản thân cảm nhận vài nét như vậy, có gì khiếm khuyết mong bạn đọc góp ý thêm. Xin cảm ơn.
	Tháng 12 năm 2008
 Người viết
 Đào Xuân Ngãi

Tài liệu đính kèm:

  • docnghe_thuat_mieu_ta.doc