Ngữ văn khối 9 - Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận

Ngữ văn khối 9 - Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận

Bài 19

 Câu 1.

 Phần cuối của tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” được tác giả xây dựng bằng hàng loạt những chi tiết hư cấu. Hãy phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó.

 Gợi ý :

 - Các chi tiết hư cấu ở phần cuối truyện : Vũ Nương gặp Phan Lang dưới thuỷ cung, cảnh sống dưới thuỷ cung và những cảnh Vũ Nương hiện về trên bến sông cùng những lời nói của nàng khi kết thúc câu chuyện. Các chi tiết đó có tác dụng làm tăng yếu tố li kì và làm hoàn chỉnh nét đẹp của nhân vật Vũ Nương, dù chết nhưng nàng vẫn muốn rửa oan, bảo toàn danh dự, nhân phẩm cho mình.

 - Câu nói cuói cùng của nàng : “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” là lời nói có ý nghĩa tố cáo sâu sắc, hiện thực xã hội đó không có chõ cho nàng dung thân và làm cho câu chuyện tăng tính hiện thực ngay trong yếu tố kì ảo : người chết không thể sống lại được.

 Câu 2.

 Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận

 Gợi ý :

Dàn bài

 A – Mở bài :

 - Huy Cận (1919 – 2005) nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với những vần thơ lãng mạn “Sầu vũ trụ”.

 - Sau 1945, đổi mới phong cách, Huy Cận viết nhiều về con người mới, cuộc sống mới cách mạng – “Đoàn thuyền đánh cá” (Trời mỗi ngày lại sáng – 1958) là một bài thơ tiêu biểu có phong cách mới của Huy Cận.

 B – Thân bài :

 1. Cảnh ra khơi (Khổ 1, 2) :

 - Thời điểm : Lúc ngày tàn, đêm đến.

 - Không gian : Biển cả lúc đêm xuống.

 - Hoạt động : Đoàn ngư dân ra khơi sôi nổi, khí thế, mong đánh bắt nhiều cá.

 - Nghệ thuật : Các hình ảnh so sánh, nhân hoá, sự đối lập thanh bằng – trắc, chi tiết tưởng tượng gợi liên tưởng phong phú, sâu sắc.

 2. Cảnh đánh cá đêm trên biển (Khổ 3 – 6) :

 - Vẻ đẹp kì vĩ của trời biển Đông, của thiên nhiên đất nước.

 - Biển Đông là kho cá vô tận với nhiều loại cá quý.

 - Đoàn ngư dân sôi nổi hăng say lao động trên biển đêm : Thả lưới, kéo lưới đạt những mẻ cá lớn.

 - Nghệ thuật : các hình ảnh ước lệ, khoa trương, bút pháp lãng mạn kết hợp tả thực và tưởng tượng.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn khối 9 - Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 19
 Câu 1. 
 Phần cuối của tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” được tác giả xây dựng bằng hàng loạt những chi tiết hư cấu. Hãy phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó.
 Gợi ý :
 - Các chi tiết hư cấu ở phần cuối truyện : Vũ Nương gặp Phan Lang dưới thuỷ cung, cảnh sống dưới thuỷ cung và những cảnh Vũ Nương hiện về trên bến sông cùng những lời nói của nàng khi kết thúc câu chuyện. Các chi tiết đó có tác dụng làm tăng yếu tố li kì và làm hoàn chỉnh nét đẹp của nhân vật Vũ Nương, dù chết nhưng nàng vẫn muốn rửa oan, bảo toàn danh dự, nhân phẩm cho mình.
 - Câu nói cuói cùng của nàng : “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” là lời nói có ý nghĩa tố cáo sâu sắc, hiện thực xã hội đó không có chõ cho nàng dung thân và làm cho câu chuyện tăng tính hiện thực ngay trong yếu tố kì ảo : người chết không thể sống lại được.
 Câu 2. 
 Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
 Gợi ý :
Dàn bài
 A – Mở bài :
 - Huy Cận (1919 – 2005) nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với những vần thơ lãng mạn “Sầu vũ trụ”.
 - Sau 1945, đổi mới phong cách, Huy Cận viết nhiều về con người mới, cuộc sống mới cách mạng – “Đoàn thuyền đánh cá” (Trời mỗi ngày lại sáng – 1958) là một bài thơ tiêu biểu có phong cách mới của Huy Cận.
 B – Thân bài :
 1. Cảnh ra khơi (Khổ 1, 2) :
 - Thời điểm : Lúc ngày tàn, đêm đến.
 - Không gian : Biển cả lúc đêm xuống.
 - Hoạt động : Đoàn ngư dân ra khơi sôi nổi, khí thế, mong đánh bắt nhiều cá.
 - Nghệ thuật : Các hình ảnh so sánh, nhân hoá, sự đối lập thanh bằng – trắc, chi tiết tưởng tượng gợi liên tưởng phong phú, sâu sắc.
 2. Cảnh đánh cá đêm trên biển (Khổ 3 – 6) :
 - Vẻ đẹp kì vĩ của trời biển Đông, của thiên nhiên đất nước.
 - Biển Đông là kho cá vô tận với nhiều loại cá quý.
 - Đoàn ngư dân sôi nổi hăng say lao động trên biển đêm : Thả lưới, kéo lưới đạt những mẻ cá lớn.
 - Nghệ thuật : các hình ảnh ước lệ, khoa trương, bút pháp lãng mạn kết hợp tả thực và tưởng tượng.
 3. Cảnh trở về (Khổ 7) :
 - Thời điểm : Lúc rạng đông.
 - Thành quả lao động to lớn, đấnh bắt được nhiều cá.
 - Nghệ thuật : Các hình ảnh khoa trương, nhân hoá, ẩn dụ, phóng đại đặc sắc.
 C – Kết bài :
 - Bài thơ có sự kết hợp bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn.
 - Cảm hứng lãng mạn cách mạng hoà nhập với cảm hứng vũ trụ, thiên nhiên.
 - Nhịp điệu khoẻ khoắn, giọng điệu vui tươi, không gian trong sáng khác không gian buồn thảm trong thơ Huy Cận trước 1945.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn luyen vao lop 10Mon Ngu VanBai 19.doc