Ngữ văn khối lớp 9 - Ôn tập

Ngữ văn khối lớp 9 - Ôn tập

Đề bài : Phân tích bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

Bài làm:

 Nếu như hoạ sĩ dùng đường nét và màu sắc, nhạc sĩ dùng giai điệu và âm thanh thì thi sĩ lại dùng hình ảnh để diễn tả cảm xúc của mình. Có lẽ vì thế mà thơ là những gì cô đọng nhất, tinh tế nhất. Bài thơ “Viếng lăng Bác” để lại cho ta nhiều ấn tượng khắc sâu trong tâm khảm về vị cha già kính yêu của dân tộc. Người đã dành tình thương yêu vô vàn cho Miền Nam, miền đất đi trước về sau. Bác thường hay bảo “ Miền Nam luôn trong trái tim tôi”. Người cha ấy đã đi xa để lại muôn vài tình thương, niềm tiếc nuối trong lòng mỗi người dân. Bài thơ “Viếng Lăng Bác” thể hiện nỗi xúc động bồi hồi, niềm thành kính, cảm xúc trào dâng mãnh liệt của nhà thơ Viễn Phương từ thành phố giải phóng ra thăm Bác.

 Bài thơ là một dồn nén kết tinh tình cảm chân thành thương nhớ Bác. Không chỉ riêng nhà thơ mà còn là tình cảm lớn của hàng triệu chiến sĩ đồng bào Miền nam, những người cũng như nhà thơ tuy chưa một lần gặp Bác trong thực tế nhưng đã nghìn lần gặp Bác trong mơ, trong hoài vọng lý tưởng cao đẹp của mình.

 Ngay từ những câu đầu tác giả đã giới thiệu với Bác:

“Con ở Miền nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng”

 Câu thơ gọn như một thông báo nhưng là gợi ra nhiều điều? “con” cách xưng hô gần gũi thân thương như tình cảm cha con. Hay là tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường sau bao nhiêu năm chiến tranh bây giờ mới có dịp ra để thăm Bác. Như Tố Hữu đã nói:

“ Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà.

Miền nam mong Bác nỗi mong cha”

 

doc 20 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn khối lớp 9 - Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài : Phân tích bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
Bài làm:
 Nếu như hoạ sĩ dùng đường nét và màu sắc, nhạc sĩ dùng giai điệu và âm thanh thì thi sĩ lại dùng hình ảnh để diễn tả cảm xúc của mình. Có lẽ vì thế mà thơ là những gì cô đọng nhất, tinh tế nhất. Bài thơ “Viếng lăng Bác” để lại cho ta nhiều ấn tượng khắc sâu trong tâm khảm về vị cha già kính yêu của dân tộc. Người đã dành tình thương yêu vô vàn cho Miền Nam, miền đất đi trước về sau. Bác thường hay bảo “ Miền Nam luôn trong trái tim tôi”. Người cha ấy đã đi xa để lại muôn vài tình thương, niềm tiếc nuối trong lòng mỗi người dân. Bài thơ “Viếng Lăng Bác” thể hiện nỗi xúc động bồi hồi, niềm thành kính, cảm xúc trào dâng mãnh liệt của nhà thơ Viễn Phương từ thành phố giải phóng ra thăm Bác.
 Bài thơ là một dồn nén kết tinh tình cảm chân thành thương nhớ Bác. Không chỉ riêng nhà thơ mà còn là tình cảm lớn của hàng triệu chiến sĩ đồng bào Miền nam, những người cũng như nhà thơ tuy chưa một lần gặp Bác trong thực tế nhưng đã nghìn lần gặp Bác trong mơ, trong hoài vọng lý tưởng cao đẹp của mình.
 Ngay từ những câu đầu tác giả đã giới thiệu với Bác:
“Con ở Miền nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng”
 Câu thơ gọn như một thông báo nhưng là gợi ra nhiều điều? “con” cách xưng hô gần gũi thân thương như tình cảm cha con. Hay là tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường sau bao nhiêu năm chiến tranh bây giờ mới có dịp ra để thăm Bác. Như Tố Hữu đã nói:
“ Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà.
Miền nam mong Bác nỗi mong cha”
 Hình ảnh đầu tiên nhà thơ bắt gặp và đậm nét về quang cảnh lăng Bác là hàng tre. Thì ra đến đây nhà thơ lại bắt gặp một hình ảnh hết sức quen thuộc của làng quê đất Việt, đã thành biểu tượng của dân tộc: Cây tre đã thành cây tre Việt Nam và là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường nó luôn “đứng thẳng hàng” trong bão táp mưa xa. ôi ! đến với Bác không phải đi mà trở về cội nguồn của chính mình, trở về một ngày tháng thanh bình nào đấy của dân tộc muôn đời, trở về với một giấc mơ mà tuổi xanh mình đang hằng ấp ủ. Trước lăng không phải là đền đài tráng lệ, rực rỡ vàng son, rồng chầu phượng đứng? Mà lại chỉ là hàng tre giản dị quen thuộc như giấc mơ vậy. Sự quen thuộc giản dị ấy khiến cho người ta phải ngỡ ngàng, phải xúc động đến rơi nước mắt? Trên cái nền “hàng tre trong sương”, “ cội nguồn dân tộc” ấy nhà thơ tả lăng Bác với những đoàn người nườm nượp đến viếng Bác với niềm tôn kính đặc biệt:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
 Hai câu thơ sóng đôi, hô ứng nhau với hai hình ảnh “mặt trời”. Một mặt trời thiên nhiên rực rỡ, vĩnh hằng và một hình ảnh “ mặt trời” ẩn dụ cho Bác Hồ hết sức thành công. Cái mặt trời đang toả sáng trên cao kia là mặt trời của thiên nhiên tượng trưng cho nguồn nóng, nguồn sáng. Sự sống ấy không phải lúc nào cũng nguyên vẹn thế đâu? Không phải ngày nào cũng ấm nóng thế đâu? nhưng vầng “mặt trời” của Bác Hồ ta thì mãi mãi đỏ thắm, mãi mãi là nguồn sưởi ấm, nguồn sáng soi đường cho con người Việt Nam, cho các thế hệ Việt Nam. Mỗi ngày của con người Việt Nam hôm nay có hai mặt trời chiếu dọi, một “mặt trời” trên lăng và một “mặt trời” trong lăng; Một mặt trời chiếu rọi trên đường đời, một mặt trời toả sáng trước mặt, toả sáng tâm hồn. Hoà nhập vào dòng người đến viếng lăng Bác nhà thơ xúc động bồi hồi, thành kính và nghiêm trang. Dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví:
“ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
 Chữ “Dâng” chứa đựng bao tình cảm, bao nghĩa tình. Nhà thơ không nói
“ bảy mươi chín tuổi” mà nói “ bảy mươi chín mùa xuân” một cách nói rất thơ. Cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân. qua đó ta thấy được nghệ thuật lựa chọn ngôn từ của Viễn Phương rất tinh tế ,biểu cảm và hình tượng.
Khổ thơ thứ ba vừa diển tả cảm xúc suy nghĩ của mình vừa miêu tả khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian bên trong lăng Bác bằng hai câu thơ giản dị:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
 Bác đang nằm ngủ một giấc ngủ bình yên giấc ngủ của một con người sau bao nhiêu năm đấu tranh để dành lại nền độc lập cho dân tộc. Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo của không gian trong lăng Bác đồng thời hình ảnh vầng trăng dịu hiền lại gợi đến tâm hồn cao đẹp sáng trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của người. như Hoài Thanh đã từng nhận định “thơ Bác đầy trăng”.
Tâm trạng xúc động của tác giả còn được biểu hiện bằng hình ảnh ẩn dụ sâu xa:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
 Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi ở trên đầu Tố Hữu đã từng viết : “ Bác sống như trời đất của ta” . Người đã hoá thân vào thiên nhiên đất nước dân tộc, dù vẫn tin là như thế nhưng không thể không đau sót vì sự ra đi của người. Nỗi đau ấy được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể và trực tiếp: “ Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Nhưng Bác đã mất thật rồi Bác không còn trong cuộc đời thường ngày, cái thiếu vắng ấy gì bù đắp được.
khổ thơ cuối là cảm xúc của nhà thơ khi ra về với biết bao lưu luyến buồn thương:
“Mai về Miền Nam thương trào nước mắt”
 Một tiếng “thương” của Miền Nam là trọn vẹn tình cảm của người Miền Nam đối với Bác. “thương” ấy là yêu, là kính yêu, là quý trọng cả cuộc đời cao thượng và vĩ đại của bác dành hết cho nước, cho dân, ấy là cảm động đến xót xa vì đời sống của Bác khiêm nhường, giản đơn, ấy là xót đau vì nỗi đau mất Bác. thương đến trào nước mắt tình thương của nhân dân Việt Nam, của nhân dân Miền Nam đối với Bác trong giây phút này.Giây phút đứng trước lăng thiêng liêng và vĩ đại, sự cao thượng lòng tận tuỵ đức hy sinh vô bờ bến kết tinh cụ thể đàng sau lớp thuỷ tinh trong suốt kia và cùng với dòng nước mắt chứa chan ấy là những ước nguyện của nhà thơ:
“Muốn con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
 Nếu như đằng sau những câu thơ này diễn tả sự đau xót tiếc thương thì bài thơ sẽ đem đến cho người đọc một cảm xúc, tâm trạng thương xót của Viễn Phương. Thế nhưng từ cái đau thương Viễn Phương đã thể hiện lòng thành kính biết ơn Bác bằng những ước nguyện chân thành của mình. Muốn làm con chim mang niềm vui đến cho Bác, làm hoa để làm đẹp toả hương thơm và làm cây tre trung hiếu ,trung thành, thuỷ chung, ân nghĩa canh cho giấc ngủ của người mãi mãi bình yên.
 Bài thơ kết thúc nhưng tâm sự nhà thơ từ đây lại vút cao. Đó là nỗi niềm tự nguyệnvề cuộc đời mình để xứng đáng với con người khiêm nhường vĩ đại ấy. Người thầy, người cha, người bác , vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam.
 “Viếng lăng Bác” là một bài thơ hay và tràn đầy cảm xúc. Có lẽ khi viết bài thơ này nhà thơ phải rung động mạnh mẽ lắm, phải tha thiết chân thành lắm. Từng khổ thơ đọng lại trong ta với niềm xúc động cuộn trào mà sâu lắng niềm thương nhớ khắc khoải của Viễn Phương thật khó phai mờ. Đọc những vần thơ ấy ta không chỉ hiểu được tấm lòng thành kính của nhà thơ dành cho Bác mà còn thấy tấm làng của cả dân tộc dành cho Bác. Bài thơ ấy hẳn được bạn đọc:
“ Xin được cùng gìn giữ
Hạnh phúc này thơ ơi
Là con người trung hiếu
Được gác với đêm rằm”
( Vầng trăng Ba Đình – Phạm Ngọc Cảnh)
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp riêng của bức tranh giao mùa trong bài “ Sang Thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh
Bài làm
 Không biết tự bao giờ thu thành bến đợi gieo tình cho nhiều thi sĩ. Người ta yêu thu bởi cái dịu dàng, nhẹ nhàng mà thanh thoát. Thu đã trở thành điểm tựa cho mỗi thi sĩ và dệt vần nên những bài thơ. Cái duyên tình thu ấy đã dệt nên vẻ đẹp tinh xảo trong thơ Nguyễn Khuyến với chùm thơ thu nổi tiếng, lắng sâu trong Tản Đà với “Cảm thu” và “tiễn thu’ hay nồng nàn trong “đây mùa thu tới’ của Xuân Diệu. Nhưng mùa thu trong “ Sang thu” của Hữu Thỉnh mới thực sự đặc biệt. Nó không hẳn là bài thơ tả cảnh mùa thu mà là tiếng thì thầm của khoảng khắc hạ chuyển sang thu. cái khoảng khắc ấy đáng yêu và đáng nhớ biết bao. Ngay từ những câu thơ đầu của bài thơ ta bắt gặp một cảm giác thân quen biết bao mà tưởng như là ngay mới gặp lại:
“ Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gióp se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
 Từ “bỗng” mở đầu bài thơ đã thông báo sự xuất hiện đột ngột của sự vật trong không gian. Nhân vật trữ tình bỗng cảm nhận thấy nhiều điều ở trong ấy như thể hiện cảm giác mới gặp lại, nhẹ nhàng và đằm thắm biết bao.Tác giả cảm nhận thu sang với khứu giác là mùi vị của hương ổi hương vị ấy không bay bổng đậm đặc, ngào ngạt từng luồng mà nó nhẹ nhàng phảng phất đâu đây. Một thứ gì đó thân thuộc biết bao của đồng quê Việt Nam. Rồi đến làn gió se một loại gió khi mùa thu về nhẹ nhàng, thứ gió khô lạnh và dịu dàng mà không mùa nào có được mà từ lâu đã trở thành nỗi nhớ của bao con người xa quê. Hương ổi , gió se đã trở thành mùi vị của quê hương mà đã thấm đậm tâm hồn nhà thơ cứ mỗi độ thu về chính vì vậy chỉ cần thấy hay ngửi thôi thì tác giả đã nhớ đến rồi. Hai hình ảnh ấy như tác nhân gây cảm hứng để mỗi lần nhìn thấy ông đẫ có thể xuất khẩu thành thơ đâu chỉ dừng lại ở sự cảm nhận bằng khứu giác và vị giác sự cảm nhận bằng thị giác cũng rất rõ. Sương ở đây chùng chình như gợi cảm giác níu kéo, chưa muốn đi vội hay muốn ở lại để xem cảnh vật giữa hai mùa giao hoà với nhau. Từ láy chùng chình phần nào đã diễn tả được cái cảm giác, tự níu kéo, không muốn xa rời. Thu ở đây rất khác với thu xưa.
“Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu”
(Một lá ngô đồng rụng
Thiên hạ biết thu sang)
Hay “ Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng”
Mà thu ở đây rất đẹp nó dệt nên bức tranh của hai mùa đang giao hoà với nhau nhẹ nhàng mà nồng thắm câu nói “ hình như thu đã về” là câu lấp lửng không đủ tự tin ta có cảm giác như tác giả đang muốn trốn tránh khi mùa thu đến hay ông muốn ngắm mãi thả tâm hồn với cảnh vật khi hạ chuyển sang thu?
Những dấu hiệu khi mùa thu đến đã rất rõ ràng vậy còn cảnh vật khi mùa thu đến ra sao? Những câu thơ tiếp theo không gian mùa thu không chỉ là “ ngõ” nữa mà cả là một trời thu :
“ Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Đến đây ta bắt gặp hai sự vật đang hoàn toàn trái ngược nhau. “Sông dềnh dàng”, “ Chim vội vã” hai qui luật thiên nhiên không đồng đều chút nào nhưng tác giả đã phác hoạ đúng cảnh vật khi đã chuyển mình sang thu. Phải là một con người “ đổ mồ hôi sôi nước mắt’ ở đời ông mới làm được những vần thơ hay đến thế! Thơ ông không giống như những tao nhân mặc khách xưa chỉ ngắm nhìn cảnh vật rồi bộc lộ cảm xúc còn ông dường như đã ở trong cảnh vật mất rồi.Các từ “ dềnh dàng”, “vội vã” vẫn chỉ là những từ dùng để chỉ trạng thái,tính của người mà ở đây tác giả lồng trong vật làm cho cảnh vật trở nên sống động có hồn hơn. ...  của mẹ, của conRồi người con khôn lớn trưởng thành dần trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và trong nghĩa tình sâu nặng của quê hương. Tác giả đã có cách gọi độc đáo về những con người quê hương, một cách gọi gần gũi thân thương “ người đồng mình”. Cách gọi ấy lại gắn liền với lời tâm tình rất tha thiết của người cha với con “ Người đồng mình yêu lắm con ơi”. Người cha đã lí giải để con hiểu được “người đồng mình” đáng yêu thế nào. Họ sống rất đẹp, trong căn nhà của họ bao giờ cũng vang vọng câu hát:
“ Đan lờ cài nan hoa
vách nhà ken câu hát”.
 Các động từ “ cài”, “ken” tạo nên một cảm giác quấn quýt thân thương, gợi một cuộc sống êm đềm, vui tươI trong cảnh quê hương giàu đẹp nghĩa tình:
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
 Cách nói nhân hoá “rừng’, “con đường” cho ta cảm nhận thiên nhiên quê hương như người mẹ che chở, nuôi dưỡng tâm hồn đẹp đẽ của con người. Hình ảnh thân thương sự đùm bọc che chở của cha mẹ, quê hương là cái nôi nuôi dưỡng cả tâm hồn và thể chất của mỗi con người.
 Đoạn thơ tiếp theo, người cha đã tha thiết nói vói con về những phẩm chất của con người quê hương. Cụm từ “ người đồng mình’ được lặp đi lặp lại nhiều lần gây ấn tượng về hình ảnh con người quê hương. Lời thơ là một tiếng gọi thật thiết tha, lời nhắn nhủ chân tình “ người đồng mình yêu lắm con ơi”, rồi từ đó người cha lần lượt ca ngợi những phẩm chất của “người đồng mình”.
 Với cách nói cụ thể, mộc mạc và độc đáo của người dân tộc miền núi. Người cha như giảng giảI cho con hiểu về “người đồng mình”. Họ có thể có những nỗi đau buồn nhưng ý chí, nghị lực luôn vươn lên:
“ Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”
 “ Người đồng mình” chấp nhận gian khó không sợ gian khổ nghèo đói. 
Điệp từ “ không chê”, “không lo” một cách nói tha thiết yêu quí, tự hào về quê hương. Nói với con về “ Người đồng mình”, người cha muốn nhắc nhở con phải sống thuỷ chung vói quê hương, không chê quê hương dù quê hương còn nghèo đói, vất vả. Người cha còn căn dặn con về “ Người đồng mình” sống mạnh mẽ “ như sông như suối” có “ lên thác xuống ghềnh” với cặp từ trái nghĩa “ lên”, “xuống” càng nhấn mạnh , khẳng định thêm ý chí của “ Người đồng mình”. Dùng những hình ảnh cụ thể của thiên nhiên như “sông’, “Suối”, “thác”, “ghềnh” mang tính chất biểu trưng cho những khó khăn gian khổ và sức mạnh vượt khó khăn của những người quê hương là một cách độc đáo để người cha tâm sự với con.
 Phẩm chất của con người miền núi còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong: 
“ Người đồng mình tuy thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”.
 “ Người đồng mình” là vậy, không biết nói hay, nói khéo, tuy mộc mạc chân chất, “thô sơ da thịt” . Nhưng phẩm chất cao đẹp của họ , tâm hồn ý chí của họ không bao giờ bé nhỏ. Vì thế, trên đường đời con phải làm điều lớn lao, con phải sống cao thượng để xứng đáng là “ Người đồng mình”.“Người đồng mình” xây dựng quê hương bằng chính sức lực bền bỉ của mình:
“ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”
 Việc “ đục đá” là khó, đòi hỏi phải có tinh thần ý thức cao, vậy mà “ Người đồng mình” đã làm để làm rạng rỡ quê hương. Họ sáng tạo và lưu truyền những phong tục tập quán đẹp. Người cha đã tâm sự, đã truyền cho con mình vẻ đẹp, sức mạnh truyền thống quê hương. 
Kết thúc bài thơ là lời dặn, lời khuyên của người cha đối với con. đó là lời gọi trừu mến, lời nhắn nhủ thiết tha. điều người cha dặn con ngắn gọn, hàm xúc, mà sâu sắc :
“ Con ơi tuy thô sơ da thịt
lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được nghe con”
 Người cha muốn nhắc nhở con phải biết tự hào về những truyền thống của quê hương, sống sao cho đẹp, xứng đáng với phẩm chất của “ Người đồng mình” và phải tự tin vững vàng trên đường đời, phải nhớ về cội nguồn sinh dưỡng , cội nguồn quê hương, đất nước. đó là cái nôi nuôi dưỡng con người khôn lớn trưởng thành. Thể thơ tự do, nhịp điệu lúc bay bổng nhẹ nhàng, lúc mạnh mẽ đã tạo ra sự cộng hưởng hài hoà với những thang bậc tình cảm khác nhaukhiến lời người cha truyền cho con càng thêm thấm thía.
 Với ngôn ngữ , những hình thức diễn đạt của người miền núi Y Phương đẫ đóng góp công lớn trong việc diễn tả tình cảm yêu thương con người của người cha. Bài thơ đã góp phần tạo nên một tiếng nói riêng độc đáo về tình cảm gia đình, tình cảm quê hương trong làng thơ Việt Nam.
Đề bài: Phân tích bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
Bài làm:
 Trước đây nửa thế kỷ, khi mới cầm bút Huy Cận trình làng bài “Tràng giang” với khổ thơ đầu đặc sắc ;
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
 Giữa cái mênh mông, rộng dài của sông nước, con thuyền và cành củi khô biểu tượng cho kiếp sống của con người trôi xuôi, bơ vơ vô định. Trước cái bơ vơ vô định ấy, thi sĩ đã bâng khuâng thương mình, thương người, muốn chia sẻ tấm lòng “sầu trăm ngả” tới bạn đọc. Từ ấy trở đi, hình tượng trong thơ “ con người” và “vũ trụ” trở thành một nét riêng trong thi pháp thơ Huy Cận. đến năm 1958, nét riêng ấy lại được thể hiện rõ ràng trong bài “Đoàn thuyền đánh cá”.
 Bài thơ ra đời năm 1958 trong mạch nguồn cảm xúc biết bao yêu thươngvề một cuộc sống “ mỗi ngày lại sáng”. Đó vừa là một bức tranh đẹp đẽ, vừa là một khúc ca hào hứng, phấn khởi, say mê với công việc của mình. đó là những con người làm chủ cuộc sống mới. Mở đầu bài thơ là khung cảnh đoàn thuyền ra khơi:
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
 Một khung cảnh thật tráng lệ,huy hoàng.Việc sử dụng phép nhân hoá khéo léo như như khắc hoạ từng đường nét, màu sắc đang chuyển động trên cái nền biển cả. Cảm quan vũ trụ của nhà thơ mở ra từ người đọc những liên tưởng thú vị. Vũ trụ bao la huyền bí như một cái nhà khổng lồ mà đêm tối là cánh cửa sập xuống và những con sóng chạy ngang trên biển là những chiếc then cài. Tất cả làm đọng lại một ấn tượng: Sự sống thiên nhiên của mặt trời như bị khép chặt lại, vũ trụ cũng tìm kiếm sự nghỉ ngơi và “một ngày lao động” mới của con người bắt đầu:
“đòan thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
 Hai câu thơ sau nhịp thơ bỗng chuyển. Hình ảnh, âm thanh đã được trạm lên một cảnh sắc sống động, khẩn trương, nhộn nhịp tiếng cười, dấy lên được vẻ đẹp tâm hồn lạc quan khi mở đầu cuộc hành trình ra khơi. Hình ảnh thơ tạo nên được cái hào hứng, hớn hở, tin tưởng. Nó như là biểu tượng cho khát vọng, niềm tin mãnh liệt của đoàn thuyền. Câu hát như đã đánh thức biển khơi:
“Hát rằng cá bạc biển đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”
 Biển cả thật đẹp đẽ, giàu có và thân thiết biết bao đối vói con người. Trong câu thơ thứ nhất “bạc’ là một định ngữ nghệ thuật, có ý nghĩa chỉ số lượng cá nhiều, phong phú tạo nên sự giàu có của biển cả. Những câu thơ tiếp theo vang lên đầy sự tự hào, kêu hãnh, không còn nữa cái tôi nhỏ bé, đơn côi mà là cái ta đầy sức mạnh. Cảnh đánh cá vào ban đêm nhưng không có màu tối mà toàn là màu sáng.Có ánh sáng của trăng, ánh sáng của sao, ánh sáng của cá bạc tất cả được tạo nên một khung cảnh lung linh tráng lệ. Khúc ca lao động ấy còn được thể hiện đậm nét và giàu cảm xúc nhất trong bốn câu thơ tiếp theo:
“ Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
 Đoạn thơ có nhiều hình ảnh mới lạ gợi ra sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, thể hiện một trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn của nhà thơ. Cánh buồm được ánh trăng dọi vào nên gọi là “buồm trăng”, gió thường lái thuyền nhưng ở đây là “thuyền láigió”. “ mây cao biển bằng” là một kích thước rộng lớn của thiên nhiên,vũ trụ. Con thuyền vốn nhỏ bé trong vũ trụ đã trở nên kì vĩ,to lớn hơn. Con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ công việc của mình. Hai câu đầu là bức tranh hoành tráng: trăng, sao, biển cả, gió mây hoà vào khát vọng lao độngc ủa con người. Rồi đến niềm vui, niềm quyết tâm tràn đầy đánh thức cả không gian vũ trụ. Họ gọi cá như mẹ goị con “cá nhụ,cá chim,cùng cá đé”. Họ gọi biển như tiếng goị trừu mến của con goị mẹ. Rồi gõ thuyền, thả lướitất cả những công việc đó như một chiến trận vậy. Không khí lao động đã trở thành bài ca đầy niềm vui, nhẹ nhàng cùng thiên nhiên. Hai câu thơ trên đặc sắc bởi sự hoà quyện giữa thiên nhiên lãng mạn, khắc sâu khúc ca. Nhưng đêm sắp tàn một ngày lại đến:
“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo soăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc, đuôi vàng loé rạng đông
Lưới xếp, buồm lên đón nắng hồng”
 Hai câu đầu kết thúc bằng những vần trắc tạo nên sức dội mạnh, rất phù hợp cho khí thế lao động khoẻ khoắn, khẩn trương. Họ đang chạy đua cùng thời gian với cơ bắp cuộn cuộn bởi mẻ lưới trĩu nặng, cá vàng, cá bạc một sự bội thu, chữ “soăn tay” đầy chất tạo hình gây mạnh mẽ cho người đọc về sức mạnh của người lao động. Con người lao động ngày càng trở nên rực rỡ hơn:
“Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông
Lưới xếp, buồm lên đón nắng hồng”
 Hai câu thơ tạo nên sự bay bổng trong tâm hồn con người. Tạo nên sự nhịp nhàng giữa lao động với sự vận hành của vũ trụ. Hai cảm hứng quyện chặt vào nhau tô đậm thêm cho niềm say mê bay bổng trong quá trình lao động chinh phục thiên nhiên.
 Khổ cuối cùng là cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong niềm hân hoan với những thành quả chói lọi song vẫn là sự hài hoà nhịp nhàng giữa con người và vũ trụ:
“Câu hát căng buồm với gió khơi”
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
 Câu thơ thứ nhất lặp lại câu cuối của khổ thơ một tạo cảm giác tuần hoàn. Câu hát căng buồm đưa thuyền đi vẫn là câu hát ấy nhưng lại là một cuộc đua mới. Trong cuộc chạy đua này con người đã về đích trước. Khi mặt trời đội biển đem màu đỏ sáng cho đất nước thì đoàn thuyền đã về bến, cá đã phơi dài. ánh nắng ban mai chỉ làm cho thành quả thêm dài, thêm rực rỡ. Mặt trời nhô màu mới cũng là cái nhìn đầy lãng mạn biểu tượng ý thức lao động, say xưa của người dân vùng mỏ.
 Có thể nói bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là một khúc ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động. Ca ngợi sự lao động của chính mình và sự giàu đẹp của biển cả quê hương. Bài thơ đã khắc hoạ sự hoạt động nhịp nhàng của con người với sự vận hành của thời gian , thiên nhiên.Trong cảnh biển đêm của một vùng biển tổ quốc hiện lên sự giàu đẹp và thơ mộng.Có được sự thành công ấy bởi Huy Cận đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn, khéo léo giữa hai cảm hứng: lãng mạn tràn đầy niềm vui và cảnh thiên nhiên tráng lệ . Với sự quan sát tinh tế, sức tưởng tượng bay bổng nhà thơ như muốn ca ngợi khí thế lao động hồ hởi của những con người mới. Những con người làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời. Thơ Huy Cận đúng như Xuân Diệu đã từng nhận xét: “Thơ xưa Huy Cận hay buồn lắm nhưng từ sau cánh mạng tháng tám từng trang thơ của Huy Cận ấm áp hơi thở cuộc sống mới” 

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP VAN 9(8).doc