Ngữ văn lớp 9 - Chuyên đề: Đoạn văn

Ngữ văn lớp 9 - Chuyên đề: Đoạn văn

 CHUYÊN ĐỀ : ĐOẠN VĂN

 **********

 A. KHÁI NIỆM : Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, được qui ước bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.

 1. Về hình thức : bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng ( qua hàng).

 2. Về nội dung: Biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.

 3. Về cấu tạo :

- Thường do nhiều câu tạo thành. Tuy nhiên có những ĐV chỉ có một câu thậm chí là một từ.

- Cách trình bày : Mở đoạn – thân đoạn – kết đoạn

B. TỪ NGỮ CHỦ ĐỀ VÀ CÂU CHỦ ĐỀ CỦA ĐOẠN VĂN

 I. Từ ngữ chủ đề :

1. Ví dụ :

*VD1 : Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỉ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm sống lại đầy rẫy trong trí tôi. Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật.

ỉ Từ “tôi” ( đại từ) nhắc lại nhiều lần để duy trì đối tượng được nói đến.

*VD2: Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về làng và mời bác về nhà mình. Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường.

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 2446Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn lớp 9 - Chuyên đề: Đoạn văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chuyên đề : Đoạn văn
 **********
 A. Khái niệm : Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, được qui ước bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
 1. Về hình thức : bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng ( qua hàng).
 2. Về nội dung: Biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.
 3. Về cấu tạo : 
- Thường do nhiều câu tạo thành. Tuy nhiên có những ĐV chỉ có một câu thậm chí là một từ.
- Cách trình bày : Mở đoạn – thân đoạn – kết đoạn
B. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
 I. Từ ngữ chủ đề : 
1. Ví dụ :
*VD1 : Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỉ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm sống lại đầy rẫy trong trí tôi. Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. 
Từ “tôi” ( đại từ) nhắc lại nhiều lần để duy trì đối tượng được nói đến.
*VD2: Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về làng và mời bác về nhà mình. Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường.
-> TĐK - em - em...-> duy trì đối tượng nói đến là TĐK.
 	* VD3 : Lão Hạc -> làm tiêu đề
 2. Kết luận : Là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc những từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần( thường là các chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt trong ĐV.
 II.Câu chủ đề của đoạn văn : 
 1.Ví dụ : 
 a. Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về làng và mời bác về nhà mình.Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường.
 b. Các tế bào của lá cây có chứa nhiều lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam , nhưng không thu nhận màu xanh lục mà lại phản chiếu màu này và do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào.
 2. Kết luận:
 a. Về ý nghĩa: 
- Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát của toàn đoạn văn. 
- Câu CĐ có chức năng nêu rõ đề tài , chủ đề mà ĐV biểu đạt. Nó chi phối toàn bộ ND ĐV. Các câu khác trong ĐV phải phụ thuộc nó và làm sáng tỏ cho nó bằng các lí lẽ, dẫn chứng, con số
- Câu CĐ giúp người viết thể hiện ND tập trung, thống nhất hơn; giúp người tiếp nhận nắm được nhanh chóng,chính xác ND ĐV.
 b. Về cấu tạo :
- lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính ( CV – VN), thường là câu khẳng định hoặc phủ định.
 c. Về vị trí : Thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
 + Đứng đầu ĐV sẽ có nhiệm vụ giới thiệu, nêu trước chủ đề của ĐV
 + Đứng cuối ĐV có nhiệm vụ tổng kết, khái quát những ND đã trình bày. Khi đứng cuối đoạn , câu chủ đề có thể kết hợp thêm với những từ ngữ mang ý tổng kết khái quát như : Vì vậy, tóm lại, vì thế, cho nên
* Muốn xác định câu chủ đề :
+ XĐ ND chính mà ĐV biểu đạt
+ Tìm xem ND ấy được thể hiện trong câu văn nào.
*Lưu ý : Có những ĐV không có câu chủ đề ( song hành, móc xích). Chủ đề của ĐVkhông được bộc lộ trực tiếp trong một câu văn nào mà toát lên từ ND của tất cả các câu trong đoạn.
 VD : Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh. Phía đông, một mảng trời trong vắt . Mặt trời ló ra, chói lọi trên trên những vòm lá bưởi lấp lánh. ( Tô Hoài) 
C. Cách trình bày nội dung trong đoạn văn
 I. Diễn dịch
 1. Ví dụ
* Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi. Những đoá hoa râm bụt thêm màu đỏ chói. Bầu trời xanh bóng như vừa được gột rửa. Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời.
* Phong cảnh miền Tây Bắc thật là hùng vĩ. Núi rừng trùng điệp nhấp nhô một màu xanh thẳm. Có những ngọn núi cao chót vót mây cuốn quanh sườn. Có những cao nguyên chạy dài mênh mông. Có những thung lũng hình lòng chảo lọt vào giữa những khoảng núi đồi.
 2. Kết luận
- Là cách trình bày đi từ ý chung, khái quát đến các ý chi tiết, cụ thể làm sáng tỏ cho ý chung ý khái quát đó. Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn , các câu sau triển khai làm rõ ý câu chủ đề.
- ĐV trình bày cách này cấu tạo gồm 2 phần : Mở đoạn – phát triển đoạn.
 II. Quy nạp
 1 Ví dụ :
* Những ngôi nhà cao tầng đang được hoàn thiện khẩn trương. Những tấm biển sặc sỡ trên đường phố quảng cáo cho những sản phẩm của các công ti danh tiếng. Những văn phòng đại diện đứng chen chân ở các đường phố trung tâm. Những khách du lịch nước ngoài đứng ngơ ngác ở các ngã ba, ngã tưĐó là những hình ảnh về một Hà nội năng động, trẻ trung trong thời đổi mới.
* Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Cây mơ, cây cảI nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quả.Cây khoai, cây dong nói bằng củ, bằng rễ. Bao nhiêu thứ hoa, bấy nhiêu tiếng nói.
 2. Kết luận 
- Là cách trình bày đi từ ý cụ thể, chi tiết đến ý chung, ý khái quát. Câu chủ đề đứng ở cuối ĐV. Trước câu CĐ có thể dùng những từ ngữ chuyển tiếp mang ý TKKQ : tóm lại, vì vậy, cho nên
- Cấu tạo ĐV gồm 2 phần : Phát triển đoạn – Kết đoạn.
 III. Song hành
 1.Ví dụ
 * Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh. Phía đông, một mảng trời trong vắt . Mặt trời ló ra, chói lọi trên trên những vòm lá bưởi lấp lánh. ( Tô Hoài)
* Nam Cao ( 1915 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân( Nay là xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân) tỉnh Hà Nam. Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dậpNam Cao đựơc nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VHNT năm 1996.
 2. Kết luận
- Là cách trình bày các câu ngang nhau ( Các câu có quan hệ bình đẳng, không câu nào phụ thuộc hay bao hàm câu nào). Các câu trong ĐV bổ sung và phối hợp với nhau để biểu đạt ý chung , ý khái quát của toàn đoạn.
- ĐV song hành không có câu CĐ. CĐ của ĐV được toát ra từ ND ý nghĩa của tất cả các câu trong đoạn.
- Cấu tạo : chỉ có phần phát triển đoạn.
 IV.Móc xích
 1.Ví dụ
* Người tiêu dùng mua hàng hoá để thoả mãn những nhu cầu trong sinh hoạt hàng ngày. Hàng hoá phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày được gọi là hàng tiêu dùng. Hàng tiêu dùng phân biệt với hàng tư bản. Hàng tư bản là hàng hoá thường được các nhà sản xuất mua đẻ sản xuất ra những hàng hoá khác.
* Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người đọc khó mà biết có đúng là thơ NT không ? Đúng là thơ NT thì cũng không phải dễ mà hiểu đúng. Lại có khi chữ hiểu đúng mà toàn bài không hiểu. Không hiểu vì không biết chắc chắn bài thơ đã được viết ra vào lúc nào trong cuộc đời nhiều chìm nổi của NT.
* Các tác phẩm VHVN có giá trị đều có tính nhân văn . “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một tác phẩm VH có giá trị. Bởi vậy, “Truyện Kiều” là một tác phẩm có tính nhân văn, không ai có thể phủ nhận được.
 2. Kết luận
- Là cách trình bày các câu chứa các ý có quan hệ móc xích với nhau bằng cách câu sau lặp lại ý của câu trước để giảI thích, bổ sung cho câu trước.
- ĐV móc xích có thể có câu CĐ nhưng cũng có khi không có.
- VD3 còn gọi là móc xích lập luận ba đoạn ( Tam đoạn luận) 
V. Tổng - Phân - Hợp
 1. Ví dụ
* Trong hoàn cảnh "trăm dâu đổ đầu tằm, ta càng thấy chị Dậu thật là một người phụ nữ đảm đang tháo vát. Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột xuất của gia đình, phải đương đầu với những thế lực tàn bạo : quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của chúng. Chị có khóc lóc, có kêu trời nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay mà tích cực tìm cách cứu được chồng ra khỏi cơn hoạn nạn. Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chắc như một chỗ dựa chắc chắn của cả gia đình. ( Nguyễn Đăng Mạnh)
 2. Kết luận
- Là cách trình bày đoạn văn ngoài câu chủ đề đặt ở đầu đoạn ra còn có câu kết mang nội dung khái quát , tổng kết và nhấn mạnh chủ đề ĐV.
- ĐV có cấu tạo 3 phần :
+ Mở đoạn : Câu CĐ nêu ý chính, khái quát
+ Phát triển đoạn : Các câu chứa ý phụ triển khai làm rõ ý chính
+ kết đoạn : Câu kết khẳng định, tổng hợp lại vấn đề.
 * Muốn xác định cách trình bày nội dung đoạn văn :
- Xác định ND ĐV.
- Tìm câu chủ đề.
- Xác định vị trí câu chủ đề và quan hệ của nó với những câu khác trong đoạn.
- Kết luận về cách trình bày.
D. Tách đoạn văn :
 I Khái niệm 
1. Ví dụ : 
 Có buổi sớm nắng mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy núi xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, khoongcos sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời.
Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió, mà sóng vẫn đổ đều đặn, rì rầm.Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót.
2. Nhận xét :
 - Hai ĐV cùng nói về cảnh biển.Đoạn 1 nói về "buổi sớm nắng mờ", đoạn 2 nói về "buổi chiều lạnh".
 - Thời điểm khác nhau, cảnh sắc biển khác nhau. Việc tách 2 ĐV làm cho phần văn bản rõ ràng, cân đối...
3. Kết luận : Tách một VB hay một phần của VB ra thành những ĐV là xếp một câu hay một số câu vào một ĐV, phân biệt nó với phần VB trước nó và sau nó, nhằm những mục đích diễn đạt nhất định như tạo sự ró ràng, cân đối, thu hút chú ý...
 II. Những căn cứ để tách đoạn văn :
 1. Căn cứ vào vai trò, nhiệm vụ của đoạn văn trong cấu tạo chung của VB.
- Đoạn văn làm phần mở bài : Giới thiệu đề tài...
- Đoạn văn hay nhiều ĐV làm phần thân bài : Triển khai cụ thể ND chủ đề.
- Đoạn văn làm phần kết bài : tổng hợp, đánh giá chủ đề...
 2. Căn cứ vào những biến đổi trong quan hệ nội dung giữa các đoạn văn:
a. Quan hệ giữa các vật, việc, hiện tượng khác nhau: mỗi vật, việc... tách thành một đoạn văn.
VD : Nắng như cầm lửa mà đổ xuống trên rừng núi Chư Lây. Dưới suối, nước đi trốn gần hết, dân làng phải dỡ từng hòn đá ra mới tìm được nước.Rẫy muốn cháy. Cây lúa cứ thấp lè tè, hột cứng ít, hột lép nhiều.
Thêm cái đói muối.Hũ muối nhà nào cũng ăn đến hạt cuối cùng rồi. Hết muối phải đổ nước ngâm cái hũ một đêm rồi dốc ra lấy cái nước mằn mặn đó ăn với cơm.Bây giờ cái hũ cũng hết mặn.
b. Quan hệ giữa các điểm, hướng không gian khác nhau: mỗi điểm, hướng không gian... tách thành một đoạn văn.
VD : Từ tây sang đông, những dải núi trẻ chạy tiếp nhau trông tựa một vành đai.Những dải núi trẻ này tiếp tục những dải núi trẻ của châu Âu, chạy ngang qua châu á tới bán đảo Trung - ấn rồi tiến ra biển thành quần đảo In - đô - nê - xi - a.
Quá lên phía bắc châu á có nhiều cao nguyên cổ.Những cao nguyên này bị bào mòn từ lâu đời, nhưng về sau hiện tượng tạo sơn lại làm xuất hiện những dải núi trẻ.
c.Quan hệ giữa các thời điểm, thời hạn khác nhau : mỗi thời điểm, thời hạn... tách thành một đoạn văn.
VD : Có buổi sớm nắng mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy núi xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, khoongcos sóng, không có mây, không có sắc ... là một người cha thương con tha thiết. Vợ mất sớm, lão ở vậy nuôi con. Lão rất đau khổ và day dứt khi không lo đủ tiền cưới vợ cho con. Lão đã dùng mọi lời lẽ để động viên , an ủi con.Con bỏ đi đồn đền cao su, thương nhớ con, lão dành tình thương cho Cậu Vàng. Lão thà chết chứ không chịu bán mảnh vườn và tiêu lẹm vào số tiền đã dành dụm cho con...
Không những thế, Lão Hạc còn là môt người nông dân giàu lòng tự trọng. Lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo vì biết rằng hoàn cảnh nhà ông giáo cùng cũng rất khó khăn. Ngay đến cẻ cái chết của mình lão cũng không muốn liên lụy đến người khác. Lão đã gửi ông giáo ba mươi đồng để lo ma chay cho mình, thiếu đâu mới nhờ đến bà con làng xóm...
 4. Không biết liên kết đoạn :
a. Ví dụ :
 Dế Mèn được em yêu thích vì chú có ý chí muốn sống độc lập từ thủa bé. Chú đã cần cù làm việc và vui thích khi được mẹ cho ở riêng.Đáng yêu biết bao là hình ảnh chú dế cường tráng, tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ vì chú chăm chỉ rèn luyện thân thể.
 Chúng ta khó có thể chấp nhận việc chú ta ưa gây gổ với mọi người, đặc biệt là hay bắt nạt kẻ yếu. Hành động trêu chọc chị Cốc của chú mới đáng trách làm sao ! Và chính trò nghịch ngợm ấy đã khiến Dế Choắt phải trả nợ oan.
b. Phân tích lỗi : 
- Hai đoạn văn cùng nói về Dế Mèn nhưng mỗi đoạn nói về một phương diện:
+ Đoạn 1 : Nói về ưu điểm -> thiếu từ ngừ chỉ trình tự
+ Đoạn 2 : Nói về khuyết điểm
- Giữa hai ĐV có quan hệ đối lập, tương phản nhưng người viết đẫ không biết cách sử dụng từ ngữ liên kết khiến cho phần văn bản rời rạc, thiếu liên kết, mạch lạc.
c. Cách sửa : Thêm từ ngữ liên kết 
 	Dế Mèn được em yêu thích trước hết vì chú có ý chí muốn sống độc lập từ thủa bé. Chú đã cần cù làm việc và vui thích khi được mẹ cho ở riêng.Đáng yêu biết bao là hình ảnh chú dế cường tráng, tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ vì chú chăm chỉ rèn luyện thân thể.
Tuy nhiên, chúng ta khó có thể chấp nhận việc chú ta ưa gây gổ với mọi người, đặc biệt là hay bắt nạt kẻ yếu. Hành động trêu chọc chị Cốc của chú mới đáng trách làm sao! Và chính trò nghịch ngợm ấy đã khiến Dế Choắt phải trả nợ oan.
H. Bài tập về đoạn văn
I. Nhóm bài 1: Bài tập nhận diện
 1.Bài 1: Xác định cách trình bày nội dung của các đoạn văn sau.
 1 .Gió bắt đầu thổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất .Một làn hơi đất nhè nhẹ toá lên phủ mờ những cây cúc áo rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.
 2. Trong tác phẩm “Truyện Kiều”, thi hào Nguyễn Du tỏ ra rất tài tình trong việc khắc hoạ ngoại hình nhân vật. Với Nguyễn Du, việc miêu tả diện mạo , phục sức, dáng điệu của nhân vật không bao giờ chỉ đơn thuần là sự vẽ lại hình dáng bề ngoài . Ngược lại , dưới ngòi bút của bậc thiên tài ấy, cái dáng vẻ bề ngoài luôn giúp cho người đọc hình dung rõ bản chất và tính cách bên trong.
 3. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là một bức tranh đẹp về một vùng non nước. Bài thơ vẽ ra trước mắt người đọc cảnh trí nên thơ của hoa cỏ miền Trung nước Việt. Cái tài của nhà thơ là ở chỗ : Chỉ cần một vài nét chấm phá đơn sơ vẫn có thể làm cho phong cảnh Đèo Ngang lưu lại những ấn tượng không thể phai mờ.
 4. Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý. Sai nha vì tiền mà đánh đập dã man cha con Vương ông. Mã Giám Sinh , Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người. Tóm lại, cả xã hội phong kiến chạy theo đồng tiền.
 5. Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp đều có các dân tộc thiểu số tham gia. Hà Văn Mai, Cầm Bá Thước đã đem quân giúp Đinh Công Tráng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình.Trong cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh,Tống Duy Tân cũng được Cầm Bá Thước giúp sức. Hoàng Hoa Thám chống Pháp được gần ba mươi năm ở Yên Thế cũng là do Hoàng Hoa Thám đã biết dựa vào đồng bào miền núi. Rồi đến cách mạng tháng 8, trước ngày tổng khởi nghĩavà trong thời kháng chiến chống Pháp, căn cứ địa cách mạng cũng ở Việt Bắc, ở giữa đồng bào thiểu số. Các dân tộc thiểu số anh em đã dóng góp một phần không nhỏ vào thắng lợi của những cuộc khới nghĩa ấy.
 6. Bây giờ muốn mang lại lợi ích cho đồng bào thì phải nâng cao đời sống . Muốn nâng cao đời sống cho đồng bào không phải nói mà ra cơm gạo. Cơm gạo không phải ở trên trời rơi xuống.Muốn có cơm gạo mọi người phải làm cái gì? Muốn no ấm phải làm cái gì .Phải tăng gia sản xuất. 
 ( Hồ Chí Minh )
 7. Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên tha thiết. Ông yêu một bến đò xuân đầu trại với đôi bờ “Cỏ non như khói bến xuân tươi”. Ông yêu một con đò trong làn mưa xuân gối đầu lên bãi cát nằm nghỉ suốt ngày. Yêu một ánh trăng trong lòng suối soi vào chén rượu đêm thanh, yêu một đoá hoa mai , một khóm trúc, một cây thông, một tiếng suối rì rầm như tiếng đàn cầm. Hương xoan, tiếng cuốc gọi hè đều làm nhà thơ bồi hồi , xúc động.
 8. Sách là món ăn tinh thần vô giá cho con người. Sách tích luỹ tri thức,kinh nghiệm, trí tuệ loài người. Sách cung cấp kiến thức về tự nhiên, xã hội, nhân văn. Mỗi quyển sách hay giúp ta nâng cao mở rộng tri thức. Sách giúp ta thấy được mặt đúng và mặt chưa đúng của mình .Vì vậy sách tốt luôn là bạn của mỗi chúng ta.
 9. Trong kháng chiến có biết bao tấm gương sẵn sàng xả thân vì nước. Anh Bế Văn Đàn lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên diệt giặc. Anh Lê Văn Tám lấy thân mình tẩm xăng làm ngọn đuốc để đốt cháy kho xăng của giặc . Hay mười cô gái thanh niên xung phong đã anh dũng hy sinh trên ngã ba Đồng Lộc mãi là bài ca yêu nước về người con gái Việt Nam anh hùng.
 10. Mọi tiếng động trong nông trường đã im bặt từ lâu. Những quả đồi trọc nằm gối đầu vào nhau ngủ im lìm. Chỉ có gió và bóng tối vẫn thì thào đi lại. Hơi lạnh trên khắp mọi nẻo căm căm.
2.Bài 2 : Những đoạn văn sau được liên kết bằng yếu tố ngôn ngữ nào ?
Em thu đôi chân vào người, nhưnh mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.
 Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha sẽ đánh em.
 Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà.
 2. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
 Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.
 3. Tờ giấy xanh lạnh lùng phủ ngoài vách đất chứng tỏ nhà mới có tang.
 Nhưng mớ mạng nhện chằng chịt quấn trên đám chân hương lơ thơ lại làm chứng cho một thời gian khá lâu, chủ nhân không hề cúng lễ.
II.Nhóm bài 2 : 
 Bài tập dựng đoạn theo nội dung chủ đề và theo kết cấu.
 1. Bài 1: Cho chủ đề sau : Tình yêu thương của những họa sĩ nghèo trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen – ri.
a. Em hãy viết một câu chủ đề hoàn chỉnh.
b. Từ câu chủ đề đó , em hãy triển khai thành một đoạn văn theo cách diễn dịch.
 2. Bài 2 : 
 Cho câu chủ đề sau đây : " Trong thơ Bác, ánh trăng luôn tràn đầy". Em hày viết thành đoạn văn trình bày theo cách qui nạp.
 3. Bài 3 : 
 Từ câu chủ đề "Bác Hồ sống thật giản dị" ,em hãy triển khai thành đoạn văn theo cách Tổng – Phân – Hợp.
 4. Bài 4 : 
 Cho câu chủ đề " Chiếc lá cuối cùng quả đúng là một kiệt tác", em hãy triển khai thành một đoạn văn hoàn chỉnh va cho biết đoạn văn trình bày ND theo cách nào?
III. Nhóm bài tập 3 : Luyện biến đổi đoạn văn
Bài 1 : Đọc kĩ đoạn văn sau rồi thực hiện yêu cầu cho bên dưới 
 " Những ngày thơ ấu" (NGuyên Hồng) chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình bất hòa, phá sản, sớm phải sống bơ vơ, lêu lổng. Gia đình ấy khi còn sung túc đã không có hạnh phúc. Người bố phẫn chí, lặng lẽ trả thù số phận bằng khói thuốc phieenjng]ời mẹ trẻ trung tuy khao khát hạnh phúc chân thật nhưng cũng đành chịu cúi đầu trước lễ giáo phong kiến, sống âm thầm như chiếc bóng dưới chân tường.Gia đình sa sút rồi sụp đổ hẳn. Bố chết, mẹ ngược xuôi tần tảo.Đứa trẻ mồ côi cha, xa tình mẹ, phải sống bơ vơ, đói rách trong sự lườm nguýt, đay nghiến của họ hàng và thái độ dửng dưng của xã hội.
Đoạn văn trên trình bày ND theo cách nào?
Hãy viết lại bằng cách thay đổi cách trình bày của đoạn văn trên và cho biết đoạn văn em mới viết trình bày theo cách nào?
 2.Bài 2 : Dưới đây là một đoạn văn viết về Truyện Kiều của Nguyễn Du:
"Chim én đưa thoi",đó là dấu hiệu của mùa xuân. Mùa hè hiện ra qua tiếng quyên kêu : "Dưới trăng quyên đã gọi hè", hay vào lúc mà "Đào đà phai thắm, sen đà nảy xanh". Và khi "Sân ngô cành biếc đã chen lá vàng", ấy là lúc mùa thu đã tới.
 Đoạn văn được trình bày nội dung theo cách nào:
Xác định phép LK câu được dùng trong đoạn văn?
Hãy viết thêm vào đoạn văn để có cách trình bày T - P - H.
 3.Bài 3 : Hãy tách phần văn bản sau đây thành các đoạn văn và chỉ rõ cơ sở để tách đoạn?
Hòn Gai vào những buổi sáng sớm thật là nhộn nhịp.Khi tiếng còi tầm vừa cất lên, những chiếc xe bò tót cao to chở thợ lò lên tầng, vào lò, tiếng còi bíp bíp inh ỏi...Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như những cánh chim trong mưa...hợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vẩy xám, hoa đen lốm đốm.
IV. Nhóm bài 4: Phát hiện lỗi và sửa lỗi những đoạn văn sau :
 1. Không những chăm học, Hải còn chăm làm ở nhà cũng như ỏ trường.Buổi sáng đi học về , Hải lại giúp đỡ bố mẹ mọi việc gia đình. Bạn thái rau, băn bèo cho lợn. Sau đó, Hải dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp, gọn gàng.Buổi chiều, học bài và làm bài xong, Hải lại lo bữa cơm chiều. Bố mẹ đi làm về thì cơm canh đã sẵn sàng.
 2. Đối với kẻ có tội, Thạch Sanh luôn mở lượng khoan hồng. Chàng trai nghèo này bao giờ cũng sống rất nhân hậu. Biết mẹ con họ Lý có tội anh cũng không nỡ giết. Anh tha cho cả hai mẹ con và cho về quê sinh sống. Nhưng trời không tha, trời đã đánh chết nó. 
 3. Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Chiều nắng tàn, mát dịu. Núi xa pha màu tím hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ dỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.
 4. Gia cảnh đã đến bước đường cùng buộc chị phải làm cái việc đau lòng ấy. Phải bán con , chị Dậu như đứt từng khúc ruột. Xót chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chi đã lấy thân mình che chở cho chồng. Thậm chí chị còn sẵn sàng chống trả tên cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu. Chị Dậu là hình ảnh của người phụ nữ thương chồng, thương con, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. Đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói, chị vẫn chỉ nghĩ đến chồng, đến cái Tứu, thằng Dần, cái Tí.

Tài liệu đính kèm:

  • docdoan van.doc