1/ Cơ sở lí luận:
Văn học Việt Nam là nền văn học mang đậm tính nhân văn. Một trong những giá trị độc đáo ấy là hình tượng người phụ nữ luôn được phản ánh sâu đậm và cao đẹp, đặc biệt là trong văn học trung đại. Học văn học nước nhà không thể không tìm hiểu về đề tài chủ yếu và đặc sắc này. Tuy nhiên trong thực tế, văn học trung đại vốn khó và có phần xa cách về thời gian nên thường có nhiều hạn chế trong dạy và học. Vì mỗi thời kì có một đặc trưng riêng biệt song vẫn có những giá trị mang tính truyền thống nên để hiểu hôm nay không thể không quan tâm đến quá khứ. Việc nắm vững hình tượng người phụ nữ giai đoạn trung đại có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với giai đoạn đó mà còn là cơ sở để nắm vững các giai đoạn trước và sau nó. Thời kì từ TK X đến hết TK XIX là vô cùng quan trọng vì nó có nhiều biến động lịch sử quyết định sự phát triển của dân tộc, vì thế văn học cũng vô cùng đa dạng, phong phú và có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc.
2/ Cơ sở thực tiễn:
Thế nhưng trong chương trình THCS lại chỉ dành cho giai đoạn này một lượng thời gian không nhiều và nội dung còn hạn hẹp, việc tìm hiểu sâu hơn hoàn cảnh lịch sử, các vấn đề về người phụ nữ có phần quá sơ lược, thiếu cơ sở. Với các em, nhất là với học sinh giỏi càng cần thiết phải nắm được hoàn cảnh xã hội, những đặc trưng cơ bản.để tìm hiểu sâu sắc hơn giá trị cũng như nét đặc thù mỗi tác phẩm, trong mỗi trào lưu; vì vậy chuyên đề này sẽ phần nào giúp các em, các thầy có kiến thức đầy đủ toàn diện hơn về hình tương trung tâm trong giai đoạn văn học quan trọng này.
A – phần mở đầu: 1/ Cơ sở lí luận: Văn học Việt Nam là nền văn học mang đậm tính nhân văn. Một trong những giá trị độc đáo ấy là hình tượng người phụ nữ luôn được phản ánh sâu đậm và cao đẹp, đặc biệt là trong văn học trung đại. Học văn học nước nhà không thể không tìm hiểu về đề tài chủ yếu và đặc sắc này. Tuy nhiên trong thực tế, văn học trung đại vốn khó và có phần xa cách về thời gian nên thường có nhiều hạn chế trong dạy và học. Vì mỗi thời kì có một đặc trưng riêng biệt song vẫn có những giá trị mang tính truyền thống nên để hiểu hôm nay không thể không quan tâm đến quá khứ. Việc nắm vững hình tượng người phụ nữ giai đoạn trung đại có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với giai đoạn đó mà còn là cơ sở để nắm vững các giai đoạn trước và sau nó. Thời kì từ TK X đến hết TK XIX là vô cùng quan trọng vì nó có nhiều biến động lịch sử quyết định sự phát triển của dân tộc, vì thế văn học cũng vô cùng đa dạng, phong phú và có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc. 2/ Cơ sở thực tiễn: Thế nhưng trong chương trình THCS lại chỉ dành cho giai đoạn này một lượng thời gian không nhiều và nội dung còn hạn hẹp, việc tìm hiểu sâu hơn hoàn cảnh lịch sử, các vấn đề về người phụ nữ có phần quá sơ lược, thiếu cơ sở. Với các em, nhất là với học sinh giỏi càng cần thiết phải nắm được hoàn cảnh xã hội, những đặc trưng cơ bản...để tìm hiểu sâu sắc hơn giá trị cũng như nét đặc thù mỗi tác phẩm, trong mỗi trào lưu; vì vậy chuyên đề này sẽ phần nào giúp các em, các thầy có kiến thức đầy đủ toàn diện hơn về hình tương trung tâm trong giai đoạn văn học quan trọng này. 3/ Mục đích của đề tài: Nhằm hiểu rõ hơn về những vẻ đẹp tâm hồn và thân phận bi kịch của người phụ nữ, qua đó nắm được đặc trưng chủ yếu của mỗi trào lưu, nắm được những giá trị chủ yếu về nội dung, nghệ thuật của trào lưu, của từng tác giả, vận dụng vào một số vấn đề cụ thể để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng. 4/ Phạm vi nghiên cứu: Các sáng tác văn học VN giai đoạn từ TK X đến hết TK XIX. Tập trung chủ yếu vào các tác phẩm Truyện Kiều, Chuyện người con gaí Nam Xương, Thơ Hồ Xuân Hương...Trong mỗi văn bản, chỉ tập trung làm rõ vẻ đẹp và bi kịch của nhân vật người phụ nữ và nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật ấy và số vấn đề tham khảo. 5/ Phương pháp nghiên cứu: Dùng phương pháp thống kê, hệ thống hoá, so sánh đối chiếu. B. nội dung Chuyên đề Người phụ nữ trong văn học trung đại Phụ nữ là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam. Từ trước thế kỉ XVI, nhân vật phụ nữ đã thoáng hiện trong các tác phẩm văn xuôi tự sự cũng như trong thơ ca. Đó là hình ảnh những vị anh hùng dân tộc, như Bà Trưng, Bà Triệu, sống đánh giặc, chết hoá thành phúc thần tiếp tục giúp dân giúp nước; hoặc các nhân vật khác như Mị Châu, vì ngây thơ mà bị kẻ thù lợi dụng để đến mất nước tan nhà; như công chúa Tiên Dung thích ngao du sơn thuỷ, bất chấp luật lệnh của vua cha, tự ý kết duyên cùng chàng đánh cá Chử Đồng Tử nghèo khó không một mảnh khố che thân; hay nàng quận chúa A Kim yêu say đắm Hà Ô Lôi – một đứa vừa xấu vừa đen nhưng có giọng hát mê hồn Trong lĩnh vực thơ ca, ta cũng thấy có một số bài, hoặc ngâm vịnh về nhân vật lịch sử như các bài Vịnh Mị Ê, Vịnh nàng Điêu Thuyền, Vịnh Chiêu Quân, hoặc các bài nói về nỗi buồn thương của các thiếu phụ, kẻ thì bị tình duyên dang dở như bài Chức Nữ nhớ Ngưu Lang, Tiên tử mong Lưu Nguyễn, Hoàng giang điếu Vũ Nương Tuy nhiên, ở giai đoạn này, nhân vật phụ nữ chưa trở thành đối tượng quan tâm chính của văn học mà chỉ mới xuất hiện lẻ tẻ trong văn xuôi lịch sử, trong thần phả, trong truyện dân gian, hoặc trong các bài thơ điếu, vịnh, Đến thế kỉ XVI, đặc biệt là thế kỉ XVIII, phụ nữ đã trở thành một trong những đề tài lớn của văn học. Các thể loại văn học dường như đều xoay quanh việc phản ánh số phận người phụ nữ. Vì vậy, trong văn học giai đoạn này, hình tượng người phụ nữ hiện lên một cách khá đầy đủ và toàn diện trên nhiều bình diện. Về văn xuôi, các tác phẩm nổi tiếng viết về đề tài phụ nữ có “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ (nửa đầu thế kỉ XVI), “Truyền kì tân phả” của Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748), “Kiến văn lục” của Vũ Trinh (1759 – 1828), Truyện Nôm cũng có rất nhiều tác phẩm viết về đề tài này, nhưng tiêu biểu hơn cả là các truyện “Tống Trân – Cúc Hoa”, “ Phạm Tải – Ngọc Hoa”, “Quan Âm Thị Kính”, và các truyện “Song Tinh Bất Dạ” của Nguyễn Hữu Hào(? – 1713), “Hoa Tiên” của Nguyễn Huy Tự (1743 – 1790), “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (1766 – 1820), “Sơ kính tân trang” của Phạm Thái (1777? – 1813), Thơ ca viết về phụ nữ, nổi bật là thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm(?), “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798), Nói tóm lại, từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XIX, trong các thể loại văn học, thơ ca cũng như văn xuôi tự sự, tác phẩm viết bằng chữ Hán cũng như viết bằng chữ Nôm, dường như nở rộ đề tài viết về người phụ nữ và hình tượng người phụ nữ nổi bật lên với hai nét cơ bản: Phụ nữ - hiện thân của cái đẹp. Phụ nữ - hiện thân của số phận bi thương. I. Hình tượng người phụ nữ trong văn học việt nam từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XIX là hiện thân của cái đẹp. Nhân vật phụ nữ, ở thể loại tự sự hay trữ tình trong văn học trung đại, thường đẹp cả người lẫn nết, ít thấy có hiện tượng “xấu người đẹp nết” như trong văn học dân gian. Chính vì thế, các nhân vật chính diện là những phụ nữ trong văn học từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XIX hầu hết có sự hài hoà giữa cái đẹp về hình thức với cái đẹp về tâm hồn, họ là hiện thân của cái đẹp: đẹp người và đẹp nết. Điều hầu như mới lạ: các cô gái khi đi vào văn học giai đoạn này đều là những giai nhân tuyệt thế. Hạnh Nguyên trong “Nhị độ mai” là một cô gái đẹp rực rỡ: “Người đâu trong ngọc tráng ngà, Mặt vành vạnh nguyệt, tóc rà rà mây”. Chị em Thuý Vân và Thuý Kiều thì rõ ràng là khuôn mẫu của sắc đẹp: “Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Hoa cười, ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thuỷ, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Sắc đẹp của người cung nữ trong “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều đã đến mức siêu phàm: “Chìm đáy nước cá lừ đừ lặn, Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa. Hương tươi đắm nguyệt say hoa, Tây Thi mất vía Hằng Nga giật mình”. Hồ Xuân Hương còn muốn vĩnh hằng hoá sắc đẹp của người con gái trong bài thơ “Đề tranh tố nữ”: “Hỏi bao nhiêu tuổi hới cô mình. Chị cũng xinh mà em cũng xinh. Đôi lứa như in tờ giấy trắng, Ngàn năm còn mãi cái xuân xanh”. Tuy nhiên, sắc đẹp của đa số nhân vật nữ trong văn học giai đoạn này thường gắn liền với một phần phẩm chất không thể thiếu được, đó là tài. ở họ, sắc và tài tạo thành một cặp đặc điểm không tách rời nhau. Theo quan niệm của các tác giả văn học trung đại, tài gồm bốn mặt sau đây: cầm (đàn), kì (cờ), thi (thơ), hoạ (vẽ), nghĩa là: có tài đánh đàn, chơi cờ, làm thơ và vẽ. Có thể coi Thuý Kiều của Nguyễn Du là nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất nói trên. Tiếng đàn của nàng làm cho Kim Trọng phải “ngơ ngẩn sầu”, làm cho Thúc Sinh “cũng tan nát lòng” và làm cho Hồ Tôn Hiến “nhăn mày, rơi châu”. Tài làm thơ của Kiều nhanh đến khó mà tưởng tượng nổi: Tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm. Tay tiên gió táp mưa sa Đã nhanh, lại hay! Thơ của Kiều có thể cảm thông được quỷ thần, khiến hồn ma Đạm Tiên phải hiện lên, khiến viên quan phủ “mặt sắt đen sì” phải rủ lòng thương, không những chỉ tha cho Kiều mà còn đứng ra làm lễ tác hợp cho nàng được lấy Thúc Sinh, và cho Hoạn Thư, một con người tai quái cũng phải thốt lên: “Rằng: Tài nên trọng, mà tình nên thương” Tuy vậy, ca ngợi tài và sắc của người phụ nữ không phải là mục đích của tác gia văn học thế kỉ XVI - đầu XIX. Tài và sắc chỉ là một phương diện của cái đẹp và làm nền để bộc lộ bản chất của cái đẹp: đẹp nết. Khi nói đến đẹp nết là ta đã đề cập tới phạm trù đạo đức. Trong văn học dân gian người ta cho rằng: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”. Nhưng, như trên đã nói, trong văn học viết không có sự đối lập giữa hình thức (xấu người) với nội dung (đẹp nết). Hình thức và nội dung thường có sự hoà quyện sóng đôi. Vì thế, ở các truyện truyền kì cũng như truyện Nôm, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân vật phụ nữ luôn toát lên một phẩm chất cao đẹp: đức hi sinh, lòng vị tha và tấm tình chung thuỷ. Trước tai biến bất ngờ của gia đình, Thuý Kiều đã hi sinh thân mình, hi sinh tình yêu của mình: “Rẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha”. Rơi vào lầu xanh của Tú Bà, Kiều phải sống một cuộc đời nhơ nhớp. Có lần nàng đã tự tử để mong thoát khỏi kiếp sống đoạ đày đó. Nhưng khi Thúc Sinh ngỏ lời cầu hôn, Kiều không coi đấy là cơ may phải chớp lấy. Điều đầu tiên Kiều nghĩ đến là hạnh phúc của Hoạn Thư, người vợ hiện tại của Thúc Sinh. Nếu như nàng lấy chàng Thúc, một hiện thực không thể tránh khỏi cho Hoạn Thư là: “Thêm người, người cũng bớt lòng riêng tây”. Rõ ràng, người bị thiệt thòi trước hết là Hoạn Thư. Tình cảm vợ chồng của Hoạn Thư sẽ bị chia sẻ. Kiều không đang tâm. Rồi khi được quan phủ và Thúc ông tác thành cho lấy Thúc Sinh, có thể nói, đó là lúc Kiều được sống trong hạnh phúc ấm êm. Nhưng nàng không giành giật hạnh phúc cho riêng mình. Nàng nghĩ đến sự cô đơn, thiệt thòi của Hoạn Thư, do đó nàng chủ động nài nỉ chàng Thúc trở về thăm vợ: “Xin chàng hãy trở lại nhà. Trước người đẹp ý, sau ta biết tình”. Làm việc này, Kiều hoàn toàn dự cảm được điều gì đang đợi mình sau chuyến viếng thăm vợ của chàng Thúc. Nàng nói: “Dù khi sóng gió bất bình Lớn ra phận lớn, tôi đành phận tôi”. Biết hi sinh mình cho người là một trong những đức tính của Kiều nói riêng và của các nhân vật phụ nữ trong văn học Việt Nam thế kỉ XVI - đầu XIX nói chung. Cùng với lòng vị tha, tấm tình thuỷ chung son sắt cũng là một trong những phẩm chất nổi bật của người phụ nữ. Kiều ăn ở với mọi người trước sau như bát nước đầy. Bà quản gia, vãi Giác Duyên, Thúc Sinh là những người đã từng cưu mang, cứu vớt Kiều. Sau này, khi đã trở thành vợ của người anh hùng cái thế Từ Hải, Kiều vẫn nhớ tới ơn sâu nghĩa nặng của họ. Nàng đền ơn chàng Thúc thật là trọng hậu: “Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân, Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là”. Gặp lại Bà quản gia và vài Giác Duyên, Kiều nhắc tới công ơn cứu giúp của họ bằng lời nói vừa chân thật, vừa cảm động: “Nhớ khi lỡ bước sảy vời, Non vàng chưa dễ đền bồi tấm thương. Nghìn vàng gọi chút lễ thường, Mà lòng Phiếu mẫu mấy vàng cho cân!”. Hình tượng Ngọc Hoa trong truyện “Phạm Tải – Ngọc Hoa” còn đặc sắc hơn. Có thể nói, đó là hình tượng lí tưởng của tình yêu chung thuỷ sắt son. Là con gái Trần tướng công, một viên quan to và giàu có, nhưng Ngọc Hoa lại yêu và kết duyên cùng Phạm Tải – chàng hàn sĩ lỡ thời, không chốn lương thân, không nơi trú ngụ, phải đi ăn xin. Vua Trang Vương ép nàng bỏ Phạm ... ợng người phụ nữ trong văn học thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XIX là hiện thân của những số phận bi thương. Dưới chế độ phong kiến, mọi thế lực xã hội, kể cả gia đình, đều có thể chà đạp lên thân phận người phụ nữ. Đứng đầu các thế lực xã hội thời bấy giờ là vua chúa. Để phục vụ cho việc ăn chơi truỵ lạc, bọn chúng đã kén hàng trăm cô gái trẻ trung, xinh đẹp vào cung làm phi tần. Chế độ cung tần dã man đã làm cho tuổi xuân và sắc đẹp của các cô gái bị chôn vùi trong cung cấm. “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều là tiếng oán thán đến rớm máu cho những số phận đau thương đó. Khi đã vào cung, ngoại trừ một vài người có cái may mắn được vua chúa sùng ái, còn hầu hết các cung nữ đều mau chóng bị ruồng bỏ, lãng quên. Họ chỉ còn biết âm thầm thở than, oán trách: “Hoa này bướm nỡ thờ ơ Để gầy bông thắm, để xơ nhị vàng”. Dân gian thường nói: “Vua thì nhiều vợ nhất đời Ba trăm mĩ nữ, sáu mươi cung tần”. Bởi quá nhiều cung tần mĩ nữ như vậy, người cung phi không thể tìm được cho mình chỗ đứng trong cái “gia đình” một chồng mà có tới vài ba trăm vợ ấy. Họ buộc lòng phải thốt lên: “Ngán thay cái én ba nghìn Một cây cù mộc biết chen cành nào”. Sống âm thầm cô đơn, để cho tuổi xuân tàn tạ và trở thành những người không chồng không con “Bỗng không mà hoá ra người vị vong” (Người vị vong: người có chồng bị chết) rồi chết già trong cung cấm, đó là số phận không thể tránh khỏi của người cung nữ. Chế độ cung tần còn làm cho nhiều gia đình tan nát, cha xa con, vợ lìa chồng. Ngọc Hoa trong truyện “Phạm Tải - Ngọc Hoa” là một ví dụ tiêu biểu cho những số phận bi ái. Nàng bị vua Trang Vương ép phải bỏ Phạm Tải – người chồng mà nàng hết mực yêu thương để lấy hắn. ép không được, Trang Vương đã dùng thủ đoạn độc ác: giết Phạm Tải, Ngọc Hoa đau đớn tuyệt vọng: “Trời cao đất rộng có hay, Sát phu, kiếp phụ, sự này thấu chưa?” Chiến tranh cũng là một trong những tai hoạ giáng xuống đầu người phụ nữ. “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm(?) là tiếng kêu khắc khoải của người vợ trẻ có chồng bị cuốn vào cuộc chiến tranh phi nghĩa. Người chồng ra trận đối đầu với cái chết. Người vợ ở nhà thì mòn mỏi chờ mong, lo âu phấp phỏng: lo cho chồng nơi chiến địa, lo cho tuổi xuân của mình lặng lẽ trôi qua: “Thiếp rầu thiếp, lại rầu chàng chẳng quên”. Nỗi cô đơn gặm nhấm dần tuổi trẻ, người chinh phụ không khỏi lo lắng cho sự tàn tạ của mình: “Gái tơ mấy chốc xảy ra nạ dòng”. Nàng khao khát được gặp lại chồng dù chỉ một lần thôi, song chiến tranh đẩy họ xa nhau, mỗi người một phương biền biệt: “Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây”. Sầu chia li giày vò, người chinh phụ chỉ còn biết tìm chút hạnh phúc trong mộng mị: “Duy còn hồn mộng được gần, Đêm đêm thường tới giang tân tìm người,”. Nhưng mộng rồi phải tỉnh, và khi tỉnh dậy càng thấy buồn khổ hơn: “Giận thân thiếp lại không bằng mộng Được gần chàng bến Lũng thành Quan, Khi mơ những tiếc khi tàn Tỉnh trong giấc mộng muôn vàn cũng không”. Còn chiến tranh, người phụ nữ còn phải chịu nhiều đau khổ. Tuy nhiên, dẫu sao những nỗi bất hạnh mà người cung nữ, nàng Ngọc Hoa, người chinh phụ, phải gánh chịu đều do hoàn cảnh khách quan gây nên. Còn có những nỗi bất hạnh làm cho phụ nữ đau đớn hơn nhiều, đó là những tai hoạ bởi chính người thân trong gia đình giáng xuống đầu họ. Đối với người phụ nữ, gia đình là tất cả, vì gia đình là tổ ấm, là chốn nương thân, là nơi có thể tìm thấy niềm vui sự an ủi. Nhưng biết bao kiếp người phụ nữ đã gặp cảnh gia đình ngang trái, nhất là khi lấy phải người chồng chẳng ra gì. Bài thơ “Khóc tổng Cóc” của Hồ Xuân Hương như tiếng thở dài của người vợ khi đã trút được gánh nặng về ông chồng: “Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi. Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé, Ngàn vàng xin chuộc dấu bôi vôi!” Có lẽ tiêu biểu hơn cả những số phận cay đắng do người chồng gây ra là nhân vật Vũ Thị Thiết trong truyện ”Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Như tất cả các cô gái nông thôn, Vũ Nương “thuỳ mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Nhưng số phận nàng thật hẩm hiu: “lấy phải người chồng vũ phu lại có tính hay ghen”. Khi chồng đi lính, nàng đã một mình vừa nuôi con thơ, vừa chăm sóc mẹ chồng già yếu, ốm đau. Nhưng rồi, như mẹ chồng đã nói: “Dầu khan, bấc hết, số tận mệnh cùng”, bà đã qua đời. Vũ Nương lại một mình lo liệu “ma chay tế lễ” rất là chu đáo. Có thể nói, Vũ Nương là mẫu mực về người con dâu hiếu thảo đối với mẹ chồng. Suốt ba năm xa chồng, nàng một lòng giữ gìn trinh tiết chờ đợi. Sau ba năm, chồng đã trở về bình yên, hạnh phúc tưởng như cầm chắc trong tay. Nhưng mà, “chưa vui sum họp đã sầu chia phôi”. Vì hiểu lầm lời nói của đứa con thơ, cơn ghen trong lòng Trương Sinh bùng lên không sao dập được. Niềm vui đoàn tụ mau chóng bị tiêu tan, chỉ còn sự giận giữ đến phũ phàng của người chồng: “Sinh thường mắng mỏ, nhiếc móc và đánh đuổi đi”. Chồng là chỗ dựa duy nhất mà còn ruồng bỏ thì nàng biết nương tựa vào đâu? Nỗi oan của nàng ai hay? Danh dự bị sỉ nhục, trinh tiết bị nghi ngờ! Cuối cùng, Vũ Nương đành phải đâm đầu xuống sông Hoàng Giang tự tử. Đấy là kết cục của một kiếp người phụ nữ đã làm trọn phận sự của người dâu thảo và làm hết nghĩa vụ của người mẹ hiền, người vợ trinh tiết thuỷ chung. Còn biết bao cô gái chịu số phận bi thương như vậy! Cuộc đời nàng Nhị Khanh trong truyện “Người nghĩa phụ ở Khoái Châu” của Nguyễn Dữ cũng kết thúc bi ai như Vũ Nương. Nhị Khanh phải thắt cổ tự tử vì người chồng đã đem nàng ra làm món hàng gán nợ trong một canh bạc. Truyện của tác giả Vũ Trinh sau này cũng đề cập tới nhiều số phận đau khổ của người phụ nữ do gia đình gây ra. Vì sự ngăn cách đẳng cấp, cô gái làm nghề hát rong bị chàng Tiến sĩ họ Vũ bỏ rơi (truyện “Ca nữ họ Nguyễn”). Vì tham giàu, người bố ép gả cô gái dệt vải cho tên trọc phú (truyện “Sống lại”). Rồi phú ông họ Trần chối từ mối tình của Đào sinh, chàng lái đò nghèo khó với con gái ông khiến nàng phải ôm mối hận tình (Chuyện tình ở Thanh Trì), Tất cả những cuộc ép duyên trên đều dẫn đến cái chết bi thảm. Cô gái dệt vải bị người chồng vũ phu dùng cuốc phang chết, con gái phú ông vì không lấy được chàng lái đò nên khắc khoải buồn đau thành bệnh qua đời, Còn nhiều và rất nhiều những kiếp người như vậy. Song, có lẽ, điển hình cho nhân phẩm và tài sắc bị vùi dập vẫn là nhân vật Thuý Kiều. Tài sắc của Kiều, như Nguyễn Du đã nói: “Sắc đành đòi một, tìa đành hoạ hai”. Hơn nữa, Kiều lại có lòng vị tha, có trái tim đôn hậu. Vậy mà, đời nàng là một chuỗi dài những bi kịch “hết hoạ nọ đến nạn kia”. Mới 15 tuổi đầu, Kiều đã phải bán mình chỉ vì thằng bán tơ vu oan giá hoạ cho gia đình. Bán mình đã là điều đau khổ. Nhưng cái chính là, tài sắc như Kiều mà phải đem thân bán cho tên ô trọc Mã Giám Sinh tuổi “ngoại tứ tuần”. Nỗi đau đớn bất ngờ ấy khiến Kiều không thốt lên được một lời nào. nàng chỉ còn biết khóc: “Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”. Từ đây, nước mắt của nàng sẽ nhỏ theo từng bước chân nàng trong suốt 15 năm trời lưu lạc. Khi mới bán mình, Kiều chưa hình dung được thân phận mình sau này sẽ ra sao. Nàng chỉ biết rằng: “Từ đây góc bể chân trời Nắng mưa thui thủi quêngười một thân”. Oái oăm thay, con người tài sắc “đáng giá nghìn vàng” như Kiều, sau khi qua tay Mã Giám Sinh, lại rơi vào lầu xanh bẩn thỉu của Tú Bà. Kiều quằn quại khi phải sống cuộc đời nhơ nhớp của gái lầu xanh: “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh, Giật mình, mình lại thương mình xót xa. Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán ong ong chường bấy thân!”. Được Thúc Sinh cứu khỏi lầu xanh của Tú Bà, Thuý Kiều lại bị Bạc Bà, Bạc Hạnh đẩy vào lầu xanh lần thứ hai. Tài sắc lẽ ra phải được nâng niu trân trọng. Song, dưới chế độ phong kiến, ngược lại, tài sắc trở thành nguyên nhân để nhân phẩm bị chà đạp. Thoạt tiên, tài sắc của Thuý Kiều bị biến thành món hàng trong tay những “phường bán thịt”, “quân buôn người”: “Đắn đo cân sắc cân tài, ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ”. Sau này, Hoạn Thư đem tài đàn của Kiều ra để hành hạ nàng, bắt nàng hầu đàn Thúc Sinh. Và cuối cùng, Hồ Tôn Hiến cũng dùng tiếng đàn của Kiều để nhục mạ nàng. Như chúng ta đã biết, trong đời Kiều, Từ Hải là người duy nhất giúp nàng ngẩng cao đầu “cả cười” và “ân oán rạch ròi”. Đối với Kiều, Từ Hải là ân nhân (cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, giúp nàng đền ơn báo oán, đưa Kiều từ thân phận gái lầu xanh lên bậc mệnh phụ phu nhân), là người tri kỉ, là chồng, Từ Hải là tất cả cuộc đời Kiều. Vậy mà, vì mắc lừa Hồ Tôn Hiến – quan trọng thần, đại diện triều đình – Kiều đã khuyên Từ Hải ra hàng để dẫn đến cái chết của Từ. Đời Kiều rất nhiều nỗi đớn đau, nhưng nỗi đớn đau lớn nhất vẫn là là việc Từ Hải chết. Kiều đã khóc, khóc suốt 15 năm, nhưng chưa bao giờ nàng khóc nhiều như khi Từ Hải chết. Nàng khóc cho chồng, khóc cho mình, khóc cho đời, khóc cho người tri kỉ mà mình vô tình làm hại. Nỗi đau đớn đó làm cho Kiều như bị tan ra thành nước mắt: “Dòng thu như giội cơn sầu”. Đang trong cơn tuyệt vọng như vậy, Kiều lại phải dùng tài đàn của mình để mừng công Hồ Tôn Hiến, kẻ vừa giết Từ Hải. Đó là là sự sỉ nhục lớn nhất trong đời Kiều. Tiếng đàn mà Hoạn Thư bắt Kiều hầu rượu Thúc Sinh đã não nùng: “Bốn dây như khóc như than” Tiếng đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến còn não nùng hơn! Đó không chỉ là tiếng khóc, tiếng than, mà là tiếng máu bật ra từ trái tim đau khổ: “Một cung gió thảm mưa sầu, Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay!’. Sự chà đạp nhân phẩm đã lên đến cùng cực. Kiều không còn lí do gì để sống. Nàng phải nhảy xuống sông Tiền Đường, kết thúc một kiếp tài hoa bị đoạ đày. Ngày nay, đọc lại văn học trung đại Việt Nam, từ “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ đến “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, từ “Truyền kì tân phả” của Đoàn Thị Điểm đến thơ Hồ Xuân Hương, từ “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều đến “Kiến văn lục” của Vũ Trinh, ta thấy hình tượng người phụ nữ nổi bật lên hai nét lớn: phụ nữ hiện thân của cái đẹp và phụ nữ hiện thân của những số phận bi thương. Đấy là một trong những thành công lớn của các tác gia văn học Việt Nam thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XIX. Nó đã góp phần vào trào lưu nhân đạo chủ nghĩa, góp phần vào tiếng nói đòi giải phóng con người, nhất là giải phóng phụ nữ. C- Kết luận: Nảy sinh và phát triển trong giai đoạn có nhiều biến động lớn lao của lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam, văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có nhiều đóng góp lớn cho Văn học nước nhà, đặc biệt là xây dựng hình tượng người phụ nữ mang đậm nét truyền thống dân tộc và thấm đượm cảm hứng nhân văn cao đẹp, góp phần tô đậm truyền thống nhân đạo và thành tựu nghệ thuật cho văn học giai đoạn này. Nó là sự kế thừa và khẳng định truyền thống yêu nước, nhân đạo đã có trong VH thời viễn cổ, tạo những nền móng quan trọng cho VH Việt Nam hiện đại phát triển và hoàn thành sứ mệnh tương xứng với tầm vóc dân tộc.
Tài liệu đính kèm: