Ngữ văn lớp 9 - Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu

Ngữ văn lớp 9 - Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu

PHÂN TÍCH BÀI THƠ “ĐỒNG CHÍ”

CỦA CHÍNH HỮU

 Trong bài: “ Giá từng thước đất” Chính Hữu đã viết:

 Đồng đội ta là hớp nước uống chung

 Là bát cơm sẻ nửa

 Là chia nhau một mảnh tin nhà

 Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết”

 Đó chính là tình đồng đội giữa những người lính cách mạng. Và từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong văn học Việt Nam hiện đại nỗi bật một đề tài này nhưng với cách gọi mới mẻ: đồng chí. Chính Hữu là một trong những nhà thơ đầu tiên góp phần công lao vào đề tài này bằng bài thơ đặc sắc: “Đồng chí” . Đây là bài thơ được ông sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông năm 1947 của quân và dân ta đánh bại cuộc tiến công qui mô của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng, thể hiện sâu sắc những tình cảm đồng chí đồng đội thiết tha, trìu mến, thiêng liêng của những anh bộ đội Cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp.

 Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về hoàn cảch xuất thân của những người lính:

“ Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

“ Anh” ra đi từ vùng “ nước mặn đồng chua”, “ tôi” từ miền” đất cày lên sỏi đá”. Hai miền đất xa nhau “ đôi người xa lạ” nhưng cùng giống nhau ở cái “ nghèo”. Hai câu thơ thật giản dị giới nơi xuất thân của người lính: họ là những người nông dân nghèo từ nhiều làng quê Việt nam tập hợp lại thành một đội quân cách mạng. Cùng hoàn cảnh, cùng giai cấp là cơ sở đầu tiên để hình thành tình đồng chí, gắn kết họ lại với nhau. Từ những người “xa lạ”, họ trở thành những người cùng chung mục đích, chung lí tưởng, gắn bó với nhau trong nhiệm vụ cao cả. Họ trở thành tình đồng chí của nhau. Và thế là tình đồng chí cũng được hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lí tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu:

“ Súng bên súng đầu sát bên đầu”

 Họ vốn “chẳng hẹn quen nhau” nhưng lí tưởng chung của thời đại đã gắn họ lại với nhau trong hàng ngũ quân đội cách mạng .“Súng “ là biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, “đầu” là biểu tượng cho lí tưởng, suy nghĩ. Phép điệp tư ( súng, đầu, bên) tạo nên âm điệu khỏe, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm vụ.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1971Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn lớp 9 - Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH BÀI THƠ “ĐỒNG CHÍ”
CỦA CHÍNH HỮU
	Trong bài: “ Giá từng thước đất” Chính Hữu đã viết:
	Đồng đội ta là hớp nước uống chung
	Là bát cơm sẻ nửa
	Là chia nhau một mảnh tin nhà
	Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết”
	Đó chính là tình đồng đội giữa những người lính cách mạng. Và từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong văn học Việt Nam hiện đại nỗi bật một đề tài này nhưng với cách gọi mới mẻ: đồng chí. Chính Hữu là một trong những nhà thơ đầu tiên góp phần công lao vào đề tài này bằng bài thơ đặc sắc: “Đồng chí” . Đây là bài thơ được ông sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông năm 1947 của quân và dân ta đánh bại cuộc tiến công qui mô của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng, thể hiện sâu sắc những tình cảm đồng chí đồng đội thiết tha, trìu mến, thiêng liêng của những anh bộ đội Cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp.
	Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về hoàn cảch xuất thân của những người lính:
“ Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
“ Anh” ra đi từ vùng “ nước mặn đồng chua”, “ tôi” từ miền” đất cày lên sỏi đá”. Hai miền đất xa nhau “ đôi người xa lạ” nhưng cùng giống nhau ở cái “ nghèo”. Hai câu thơ thật giản dị giới nơi xuất thân của người lính: họ là những người nông dân nghèo từ nhiều làng quê Việt nam tập hợp lại thành một đội quân cách mạng. Cùng hoàn cảnh, cùng giai cấp là cơ sở đầu tiên để hình thành tình đồng chí, gắn kết họ lại với nhau. Từ những người “xa lạ”, họ trở thành những người cùng chung mục đích, chung lí tưởng, gắn bó với nhau trong nhiệm vụ cao cả. Họ trở thành tình đồng chí của nhau. Và thế là tình đồng chí cũng được hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lí tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu:
“ Súng bên súng đầu sát bên đầu”
	Họ vốn “chẳng hẹn quen nhau” nhưng lí tưởng chung của thời đại đã gắn họ lại với nhau trong hàng ngũ quân đội cách mạng .“Súng “ là biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, “đầu” là biểu tượng cho lí tưởng, suy nghĩ. Phép điệp tư ø( súng, đầu, bên) tạo nên âm điệu khỏe, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm vụ.
	Tình đồng chí còn nãy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui:
“ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
	Cái khó khăn thiếu thốn hiện lên: “đêm rét”, chăn không đủ ấm nên phải “ chung chăn”. Nhưng chính sự “chung chăn” ấy, sự chia sẻ với nhau trong gian khổ ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm của những người đồng đội để trở thành “tri kỉ”.
	Đến đây, nhà thơ đã hạ xuống một dòng thơ thật đặc biệt với hai tiếng” Đồng chí!” Câu thơ ngắn, cùng với hình thức cảm thán mang âm điệu vui tươi, vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định. Hai tiếng “ đồng chí” nói lên một tình cảm lớn lao, mới mẻ của thời đại. Và đây là câu thơ quan trọng nhất. Nó được lấy làm nhan đề cho bài thơ, khép mở hai ý thơ cơ bản: những cơ sở của tình đồng chí và những biểu hiện của tình đồng chí. Nó vang lên giản dị, mộc mạc và rất đổi thiêng liêng, cảm động, khẳng định và ca ngợi tình cảm cách mạng mới mẻ bắt nguồn từ những tình cảm truyền thống: tình bạn, tình đồng đội trong chiến đấu nhưng đã được đổi mới và nâng cao trong hoàn cảnh mới, thời đại mới.
	Đồng chí, trước hết là sự cảm thông sâu xa nỗi lòng của nhau: ở đây, cụ thể là nỗi nhớ nhà, là tình cảm lúc lên đường tòng quân đánh giặc. Họ đã đêû lại sau lưng mình những gì thương quí nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa . .. Từ “mặc kệ” cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong cơn gió nơi quê nhà xa xôi. Đọc đến đây, ta liên tưởng đến hai câu thơ của Nguyễn Đình Thi trong bài “ Đất nước”: “Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”. Ngoài ra từ “ mặc kệ” còn gợi lên sự hóm hỉnh, tình cảm lạc quan cách mạng của người lính trẻ. Họ hi sinh tình nhà cho việc nước . Thật giản dị và cảm động biết bao!
	Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:
	“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
	Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
	Aùo anh rách vai
	Quần tôi có vài mảnh vá
	Miệng cười buốt giá
	Chân không giày
	Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
	Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống người lính trong những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Pháp hiện lên thật cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày .. . Sự từng trãi của cuộc đời lính đã cho Chính Hữu “ biết” được sự khổ sở bị những cơn sốt rét rừng hành hạ: người nóng sốt hầm hập đến ướt cả mồ hôi mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người. Và nếu không có sự từng trãi ấy cũng không thể nào biết được cái cảm giác của “ miệng cười buốt giá”: trời buốt giá, môi miệng khô và nức nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Thế nhưng những người lính vẫn cười trong gian lao, bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng chí “ thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở “ chân không giày” và thời tiết “ buốt giá”. Trong đoạn thơ, “ anh” và “ tôi” luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những ngừơi đồng đội. Đoạn thơ khắc họa tình đồng chí trong chiến đấu, trong sinh hoạt của người chiến sĩ thật cụ thể, gần gũi, chắt lọc mà tiêu biểu và cảm động.
	Kết thúc bài thơ bằng ba câu thơ dựng lên bức tranh đẹp về cuộc đời chiến sĩ. Ba hình ảnh người lính, khẩu súng, vầng trăng trong cảnh rừng hoang, sương muối trong đêm phục kích đợi giặc. Chính đồng chí thắm thiết, sâu nặng đã gắn bó hai người- rộng ra là những người lính cách mạng. Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ đứng vững bên nhau, vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn. Tình đồng chí đã sửơi ấm lòng họ giữa đêm trăng mùa đông vô cùng lạnh giá nơi chiến trường.
	Câu thơ “ Đầu súng trăng treo” đầy ấn tượng và cô đọng vừa gợi hình, gợi cảm. Câu thơ gợi ra hình ảnh thực có mối liên tưởng bất ngờ của nhà thơ- người lính. Chỉ có con mắt của người nghệ sĩ mới nhìn thấy được hình ảnh đẹp này. Mảnh trăng như đang treo lơ lửng trên đầu ngọn súng. Súng và trăng, gần và xa, thực tại và mơ mộng, hiện thực và lãng mạn. Súng và trăng, chiến tranh với hòa bình, chiến đấu và thơ ca, chất thép và chất tình . . . tất cả hòa quyện. Đó chính là vẻ đẹp hài hòa của tâm hồn chiến sĩ- thi sĩ, vẻ đẹp của cuộc đời anh bộ đội Cụ Hồ. Hình ảnh ấy mang cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến vào trong thơ. Chính vì biểu tượng đẹp này có ý nghĩa khái quát cao nên tác giả đã dùng nó làm nhan đề cho cả tập thơ viết về đề tài người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của mình: tập thơ: “Đầu súng trăng treo”.
	Bài thơ “Đồng chí” có kết cấu rất đặc biệt như hình một bó mạ. Câu thơ ở giữa có tính chất thâu tóm những gì của cơ sở hình thành, đồng thời bắt đầu lang tỏa thành những biểu hiện chân thực và sinh động của tình đồng chí đồng đội. Từ tình cảm này, đã khái quát lên được một hình ảnh, một vẻ đẹp về người lính cách mạng. Với tính chân thực hòa quyện với chất lãng mạn cách mạng, bài thơ cho ta thấy được tình đồng đội, đồng chí keo sơn gắn bó nhau trong gian khổ. Tình đồng chí dựa trên cơ sở chung cảnh ngộ và lí tưởng trong chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp nói riêng và hình ảnh người lính cách mạng trong mọi thời đại nói chung: Người lính Cụ Hồ.
*****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan tic bai Dong chi.doc