Ngữ văn lớp 9 - Tính giao thời trong văn học Việt Nam giai đoạn 1900 - 1930

Ngữ văn lớp 9 - Tính giao thời trong văn học Việt Nam giai đoạn 1900 - 1930

Tính giao thời trong văn học Việt Nam giai đoạn 1900 - 1930

Huỳnh Thị Lan Phương

1. “Giao thời là khoảng thời gian chuyển tiếp từ thời kì này sang thời kì khác, cái mới cái cũ đan xen lẫn nhau, thường có mâu thuẫn xung đột, chưa ổn định.” (3,378). Nói đến tính giao thời trong văn học là đề cập đến những biến chuyển hết sức phức tạp của văn học trong một khoảng thời gian nhất định để đưa nền văn học bước sang một thời kì mới. Giai đoạn này đã diễn ra một quá trình đấu tranh quyết liệt giữa hai nền văn hóa cũ và mới, cuộc đấu tranh đó chưa phân thắng bại. Đây cũng là một giai đoạn hết sức phức tạp, nội dung và hình thức sáng tác cũ, mới đan xen nhau. Nền văn học cũ khắc phục dần những hạn chế, từng bước canh tân. Nền văn học mới vừa phát huy những nhân tố hiện đại vừa kế thừa những thành tựu của nền văn học cũ. Vì vậy, văn học giai đoạn này có một diện mạo đặc biệt, tạo nên những đặc điểm riêng không thể tìm thấy ở các giai đoạn trước và sau đó.

 Trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam, giai đoạn 1900- 1930 là giai đoạn văn học có tính chất giao thời. Văn học ở thời kì chuyển hóa, tập hợp để chuẩn bị cho nền văn học hiện đại ra đời: “ Văn học của cả giai đoạn 1900 - 1930 có tính chất giao thời. Tính chất giao thời đó được biểu hiện ở sự tồn tại song song hai nền văn học cũ và mới với hai lực lượng sáng tác, hai công chúng với hai quan niệm văn học, hai ngôn ngữ văn học ở hai địa bàn khác nhau, ở xu thế thắng lợi của nền văn học mới đang tiến tới thay thế nền văn học cũ đang suy yếu dần. Ở giai đoạn giao thời này, nền văn học cũ tuy đã ở trên đà suy tàn nhưng vẫn còn giữ một vị trí đáng kể, vẫn còn một tác dụng tích cực nhất định trong sự phát triển của văn học dân tộc.” (2,29)

 Nguyễn Đình Chú cũng đã viết: “Lịch sử văn học, xét cho cùng là lịch sử cách tân văn học” (1,15). Và, theo quan niệm của ông thì có hai mức độ cách tân: Cách tân trong nội bộ một phạm trù văn học và cách tân có ý nghĩa chuyển từ phạm trù văn học này sang phạm trù văn học khác. Sự thay đổi phạm trù văn học là sự cách tân có tính chất đồng bộ, toàn diện về lực lượng sáng tác, về công chúng văn học, về phương diện văn học, về phương thức tồn tại của văn học, về quan niệm nghệ thuật, về đề tài, về ngôn ngữ, về thể loại, thể tài cùng với hệ thống thi pháp. Thực hiện những điều đó không thể trong một thời gian một sớm một chiều mà đòi hỏi phải qua một quá trình khá gay go và phức tạp. Chúng ta có thể xem 30 năm đầu thế kỉ là chặng đường đầu của sự cách tân văn học. Tính giao thời thể hiện rõ nhất trong giai đoạn này.

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn lớp 9 - Tính giao thời trong văn học Việt Nam giai đoạn 1900 - 1930", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tính giao thời trong văn học Việt Nam giai đoạn 1900 - 1930
Huỳnh Thị Lan Phương
1. “Giao thời là khoảng thời gian chuyển tiếp từ thời kì này sang thời kì khác, cái mới cái cũ đan xen lẫn nhau, thường có mâu thuẫn xung đột, chưa ổn định.” (3,378). Nói đến tính giao thời trong văn học là đề cập đến những biến chuyển hết sức phức tạp của văn học trong một khoảng thời gian nhất định để đưa nền văn học bước sang một thời kì mới. Giai đoạn này đã diễn ra một quá trình đấu tranh quyết liệt giữa hai nền văn hóa cũ và mới, cuộc đấu tranh đó chưa phân thắng bại. Đây cũng là một giai đoạn hết sức phức tạp, nội dung và hình thức sáng tác cũ, mới đan xen nhau. Nền văn học cũ khắc phục dần những hạn chế, từng bước canh tân. Nền văn học mới vừa phát huy những nhân tố hiện đại vừa kế thừa những thành tựu của nền văn học cũ. Vì vậy, văn học giai đoạn này có một diện mạo đặc biệt, tạo nên những đặc điểm riêng không thể tìm thấy ở các giai đoạn trước và sau đó. 
	Trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam, giai đoạn 1900- 1930 là giai đoạn văn học có tính chất giao thời. Văn học ở thời kì chuyển hóa, tập hợp để chuẩn bị cho nền văn học hiện đại ra đời: “ Văn học của cả giai đoạn 1900 - 1930 có tính chất giao thời. Tính chất giao thời đó được biểu hiện ở sự tồn tại song song hai nền văn học cũ và mới với hai lực lượng sáng tác, hai công chúng với hai quan niệm văn học, hai ngôn ngữ văn học ở hai địa bàn khác nhau, ở xu thế thắng lợi của nền văn học mới đang tiến tới thay thế nền văn học cũ đang suy yếu dần. Ở giai đoạn giao thời này, nền văn học cũ tuy đã ở trên đà suy tàn nhưng vẫn còn giữ một vị trí đáng kể, vẫn còn một tác dụng tích cực nhất định trong sự phát triển của văn học dân tộc.” (2,29)
	Nguyễn Đình Chú cũng đã viết: “Lịch sử văn học, xét cho cùng là lịch sử cách tân văn học” (1,15). Và, theo quan niệm của ông thì có hai mức độ cách tân: Cách tân trong nội bộ một phạm trù văn học và cách tân có ý nghĩa chuyển từ phạm trù văn học này sang phạm trù văn học khác. Sự thay đổi phạm trù văn học là sự cách tân có tính chất đồng bộ, toàn diện về lực lượng sáng tác, về công chúng văn học, về phương diện văn học, về phương thức tồn tại của văn học, về quan niệm nghệ thuật, về đề tài, về ngôn ngữ, về thể loại, thể tài cùng với hệ thống thi pháp. Thực hiện những điều đó không thể trong một thời gian một sớm một chiều mà đòi hỏi phải qua một quá trình khá gay go và phức tạp. Chúng ta có thể xem 30 năm đầu thế kỉ là chặng đường đầu của sự cách tân văn học. Tính giao thời thể hiện rõ nhất trong giai đoạn này.
2. Nghiên cứu văn học giai đoạn 1900 - 1930, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra các biểu hiện của tính giao thời: Sự tồn tại hai lực lượng sáng tác, hai phương pháp thể hiện, hai quan niệm sáng tác, hai loại công chúng. Nhưng đó chỉ là những yếu tố có tính chất bề nổi.Cần phải bóc tách lớp vỏ bề ngoài để khai thác mọi vấn đề đang ẩn trong đó mới có thể phát hiện ra được những cái cốt lõi, nội dung của tính giao thời.
	Trong lịch sử văn học Việt Nam, đây là giai đoạn duy nhất có hiện tượng đan xen hai yếu tố cũ và mới trong sáng tác của một tác giả, có khi trong cùng một tác phẩm. Hai yếu tố cũ và mới ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật được kết hợp nhuần nhuyễn và phổ biến trên khắp các thể loại, tạo ra những giá trị đặc biệt, không thể xếp vào kho tàng văn học trung đại mà cũng chưa thể công nhận là một tác phẩm văn học hiện đại. 
	2.1. Trước hết, chúng ta thử tìm hiểu trường hợp nội dung mới thể hiện trong những hình thức cũ. Đây là trường hợp phổ biến ở dòng văn học yêu nước và cách mạng. Để đạt mục đích phục vụ cho hoạt động chính trị, các tác giả của dòng văn học này đã tập trung thể hiện những nội dung mới trong những hình thức nghệ thuật chưa có gì thay đổi. Người ta bắt đầu nói tới những tư tưởng yêu nước mới. Yêu nước và trung quân không còn đi đôi với nhau, yêu nước gắn liền với hoạt động đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo tồn “nòi giống” và phát triển xã hội theo con đường cách mạng dân chủ tư sản. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, tư tưởng dân chủ, dân quyền được đưa ra, được khẳng định, được xem là mục tiêu của phong trào cách mạng. Vấn đề xây dựng nền học thuật mới, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng là nội dung hoàn toàn mới mẻ. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng được xác lập phổ biến rộng rãi như giai đoạn này... Tất cả những nội dung trên đều được thể hiện trong những thể loại văn học của nhà nho trước kia. Chữ Hán là phương tiện phổ biến để chuyển tải các nội dung nói trên. Văn xuôi nặng tính chất biền ngẫu hãy còn thông dụng đối với các nhà chí sĩ cách mạng thời này. Người sáng tác có ý thức đưa vấn đề mới vào văn học với mục đích tuyên truyền vận động cách mạng. Nói cách khác, họ rất chú ý việc đổi mới nội dung nhưng chưa hề quan tâm vào việc đổi mới nghệ thuật. 
	Phan Bội Châu là một tác gia tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước và cách mạng giai đoạn này. Sáng tác của ông biểu hiện vai trò là dấu nối của hai thời đại, hai nền văn học cũ và mới. Ông xuất thân từ một nhà nho, thông thạo lối văn cử tử, từng được mệnh danh “hay chữ nhất nước Nam”. Ông lại là người có vốn kiến thức về văn học dân gian. Nói như thế để thấy rằng ảnh hưởng của văn học cũ đối với ông rất sâu đậm. Khi bước vào hoạt động chính trị, ông đã sáng tác văn chương để phục vụ cho phong trào cách mạng. Đó là những sáng tác có nội dung mới mẻ. Ông cũng là người sáng tác nhiều, lâu dài và liên tục, hiệu quả tuyên truyền cũng cao. Nhưng Phan Bội Châu chỉ dừng lại ở sự cách tân nghệ thuật sáng tác cũ. Ông là người rất nhiệt tình trong việc lên án văn chương cử tử, cố gắng tìm mọi cách để tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn đối với quần chúng. Ông đã thể nghiệm ngòi bút trên khắp các thể loại, từ văn chương phú lục của nhà nho đến tiểu thuyết, truyện ngắn của nền văn học hiện đại. Ông có ý thức hướng đến nền văn học hiện đại nhưng vì chưa hiểu đầy đủ về nó nên ông không thể tiến xa hơn nữa. Văn chương của Phan Bội Châu tiêu biểu cho thời kì chuyển biến của văn học, có tính chất giao thời. Sáng tác của Phan Bội Châu là sự từ giã cái cũ, tìm đường đến cái mới. Phan Bội Châu chưa vượt qua được truyền thống nghệ thuật của phương Đông. Lí tưởng thẩm mĩ của ông, ngôn ngữ văn học của ông rất dân tộc, rất hợp với công chúng đương thời nhưng cũng sớm trở thành lạc hậu trước sự ra đời và phát triển của nền văn học mới. Phan Bội Châu đã thể hiện những tư tưởng mới trong các hình thức nghệ thuật cũ. Thơ văn ông còn ở tình trạng “bình cũ rượu mới”. 
	Không chỉ ở văn học cách mạng mà cả văn học hợp pháp, các hình thức nghệ thuật cũ vẫn được sử dụng trong sáng tác. Đông Hồ, Tương Phố, Hoàng Ngọc Phách đã thổ lộ tình cảm riêng tư, thầm kín của mình bằng những hình ảnh cũ kĩ, thông qua các bài thơ Đường cổ kính, xen giữa những câu văn xuôi, những câu văn biền ngẫu. Họ đã thổi vào văn chương hợp pháp bấy giờ một nỗi buồn mênh mông, da diết. Nó mới so với những nỗi buồn trong thơ trước đây nhưng cũng chưa phải là nỗi buồn của các nhà thơ lãng mạn ở giai đoạn 30- 45. Chất sầu thảm bi thương được gợi lên ở đây và sự tấn công vào thế giới bên trong của con người, trong sáng tác của họ đã chuẩn bị cho sự ra đời của Thơ mới về sau.
	2.2. Ở giai đoạn đầu thế kỉ XX, có nhiều tác giả do tiếp thu ảnh hưởng của văn học phương Tây, từ công tác dịch thuật họ đã chuyển dần sang phỏng tác theo các tác phẩm văn học Pháp. Họ đi đến viết tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch. Đó là những thể loại mới- thể loại văn học hiện đại. Họ đã từ bỏ văn chương chữ Hán, tránh dùng những điển cố, điển tích, đưa lời ăn tiếng nói của nhân dân vào trong sáng tác văn học. Họ cố gắng vượt khỏi những ước lệ khắt khe khi xây dựng thế giới nhân vật. Có thể nói rằng, về mặt nghệ thuật, họ đã có những đổi mới đáng kể, mặc dù không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Điều muốn nói ở đây là trong lớp vỏ có phần mới mẻ ấy, họ vẫn tiếp tục thể hiện những nội dung cũ kĩ, thậm chí bị xem là lạc hậu lỗi thời. Trong ba mươi năm đầu thế kỉ, có nhiều nhà tiểu thuyết Nam bộ, có cả những nhà viết kịch ở Bắc bộ tiếp tục thể hiện những vấn đề đạo lí trong sáng tác của mình. Tuy nhiên, đạo lí đó có phần nào vượt ra ngoài quan niệm của Nho giáo và tiến gần đến đạo lí bình dân của người lao động.
	Khi viết tiểu thuyết, các tác giả Nam bộ như Trần Thiên Trung (Hoàng Tố Anh hàm oan), Nguyễn Chánh Sắt (Nghĩa hiệp kì duyên), Tân Dân Tử (Giọt máu chung tình), đặc biệt là Hồ Biểu Chánh , đều bị chi phối bởi khuynh hướng đạo lí. Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh sở dĩ chiếm lĩnh được đông đảo độc giả là vì đạo lí được ông nói đến là đạo lí ở đời, đạo lí bình dân, truyền thống, vừa tầm. Hơn nữa, vấn đề đạo lí đó lại được thể hiện trong thể loại tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ, có cốt truyện khác hẳn tiểu thuyết cổ điển, lấy đề tài từ trong cuộc sống người lao động. Thế giới nhân vật xuất hiện trong tác phẩm là những con người chân lấm tay bùn, chất phác, hiền lành như Trần Văn Sửu (Cha con nghĩa nặng); có thể là những thầy thông, thầy kí hách dịch ham tiền như thầy thông Phong (Thầy thông ngôn); cũng có thể là những tên địa chủ gian ác, những hương chức hội tề xấu xa ở địa phương như Vĩnh Thái (Khóc thầm) hay hương quản Sum (Cha con nghĩa nặng)... Không chỉ có con người ở nông thôn mà còn bao gồm cả nhân vật thành thị. Có thể nói rằng, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của ông rất đa dạng và phong phú. Đó là một đổi mới đáng kể và cũng là một thành công lớn của Hồ Biểu Chánh. 
	Hồ Biểu Chánh đã đưa vào trong tác phẩm của mình những chi tiết đời thường và đã sử dụng ngôn ngữ bình dân, giản dị trong sáng tác. Đó là những yếu tố chưa từng xuất hiện trong văn chương trung đại. Mặc dù Hồ Biểu Chánh còn nhiều hạn chế trong nghệ thuật nhưng vẫn có thể khẳng định ông là “cây bút sáng giá” của giai đọan 1912- 1932 bởi ông đã đạt được những tiến bộ về nghệ thuật. Chính ông là người xây nền, tạo móng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là sự kết hợp những yếu tố cũ (nội dung) với những đổi mới đáng kể (nghệ thuật). Chính vì sự kết hợp này đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới của công chúng đương thời. Bởi vì nó chỉ là hiện tượng của thời kì chuyển tiếp cho nên chỉ sau 20 năm, nó đã trở nên lạc hậu trước sự ra đời của tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn, tiểu thuyết của dòng văn học hiện thực phê phán 1930- 1945.
	Kịch là một loại hình nghệ thuật sân khấu rất mới, có giá trị văn học, chỉ xuất hiện từ khi có sự du nhập của nền văn hóa phương Tây. Một số tác giả tiêu biểu thời này như Vũ Đình Long, Nam Xương đã dùng thể loại hoàn toàn mới mẻ này để phản ánh hiện thực xã hội đương thời. Đời sống của các gia đình phong kiến bị phá sản, sự hư hỏng của con người trong xã hội tư sản, hiện tượng lai căng mất gốc... Tuy nhiên, mọi vấn đề được các ông đưa lên sân khấu để bóc trần sự thật, để phê phán hay đả kích đều xuất phát từ lập trường đạo lí, nhằm củng cố nền luân lí cổ truyền của ... kia” và “chém rớt đầu quan hai nọ”.
“Tượng đài nghệ thuật” đã tái hiện lại những giờ phút giao tranh ác liệt của các chiến sĩ nghĩa quân với giặc Pháp:
“Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho ma ní, mã tà hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ”.
Đây là những câu gối hạc tuyệt bút. Không khí chiến trận có tiếng trống thúc quân giục giã, “có bọn hè trước, lũ ó sau” vang dậy đất trời cùng tiếng súng nổ. Các nghĩa sĩ của ta coi cái chết như không, tấn công như vũ bão, tung hoành giữa đồn giặc: “đạp rào lướt tới”, “xô cửa xông vào”, “đâm ngang chém ngược”, “hè trước, ó sau” Giọng văn hùng tráng, phép đối tài tình, các động từ mạnh được chọn lọc và đặt đúng chỗ đã tô đậm tinh thần quả cảm, vô song của các nghĩa sĩ Cần Giuộc. Nguyễn Đình Chiểu đã dành cho các chiến sĩ nghĩa quân những tình cảm đẹp nhất: ngợi ca, khâm phục, tự hào. Qua đó, ta thấy, trước Nguyễn Đình Chiểu chưa có nhà thơ nào văn nào viết về người nông dân đánh giặc hay và sâu sắc như thế.
Trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” còn có những giọt lệ, lời than khóc, một âm điệu thông thiết, bi ai được thể hiện ở phần ai vãn. Nhiều nghĩa sĩ đã ngã xuống trên chiến trường trong tư thế người anh hùng: “Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ” Đất nước, quê hương vô cùng thương tiếc. Một không gian rông lớn bùi ngùi, đau đớn:
“Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ 2 hàng kuỵ nhỏ”.
Tiếng khóc của người mẹ già, nỗi đau đớn của người vợ trẻ được nói đến vô cùng xúc động. “Hàng trăm năm sau, chúng ta đọc Nguyễn Đình Chiểu có lúc như vẫn còn thấy ngòi bút của nhà thơ nức nở trên từng trang giấy” (Hoài Thanh):
“Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bòn xế dật dờ trước ngõ”.
Các nghĩa sĩ đã sống anh dũng, chết vẻ vang. Tấm gương chiến đấu và hi sinh của họ là “tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm”, đời đời bất diệt, sáng rực mãi, trường tồn cùng sông núi. Rất đáng tự hào:
“Ôi! Một trận khói tan; nghìn năm tiết rỡ”
Bài học lớn nhất của người nghĩa sĩ để lại cho đất nước và nhân dân là bài học về sống và chết. Sống hiên ngang. Chết bất khuất. Tâm thế ấy đã tô đậm chất bi tráng cho “tượng đài nghệ thuật” về người nông dân đánh giặc:
“Sống đánh giặc, thác cũng đánh giăc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia;”.
Dám xả thân vì nghĩa lớn, “cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm”, các chiến sĩ nghĩa quân trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là niềm tự hào và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta.
Tóm lại, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” khẳng định văn chương lỗi lạc, tấm lòng yêu thương dân mãnh liệt, thiết tha của Nguyễn Đình Chiểu. Đúng là “người thư sinh dùng bút đánh giặc” (Miên Thẩm). Một giọng văn vừa hùng tráng, vừa thống thiết, bi ai. Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên một “tượng đài nghệ thuật” mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước chống giặc ngoại xâm. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một kiệt tác trong văn tế cổ kim của dân tộc. Nhà văn Hoài Thanh có viết: “Nhà nho nghèo ấy đã sống cuộc sống của quần chúng, và đã đi cùng quần chúng phấn đấu gian nan. Chính quần chúng cũng cần cù, dũng cảm đã tiếp sức cho Nguyễn Đình Chiểu, cho trí tuệ , cho tình cảm, cho lòng tin và cả cho nghệ thuật của Nguyên Đình Chiểu”
PHÂN TÍCH BÀI “CHẠY GIẶC
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong thế kỷ 19. Mắt bị mù loà giữa thời trai trẻ, con đường công danh sự nghiệp dở dang, nhưng ông đã không khoanh tay trước những bất hạnh cay đăng. Ông đã mở trường dạy học, làm thầy thuốc chăm sóc sức khoẻ của nhân đân, viết văn làm thơ, tiếng tăm lừng lẫy trở thành ngôi sao sáng trong bầu trời văn học Việt Nam cuối thế kỷ 19.
       Tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với những truyện thơ đậm đà màu sắc cổ điển như “Lục Vân Tiên”, truyện “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” Đỉnh cao về tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu là những bài văn tế, những bài thơ yêu nước như “Chạy giặc”,“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, v.v
       Bài thơ “Chạy giặc” là một bài ca yêu nước chống xâm lăng. Năm 1859, thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Đất nước rơi vào thảm hoạ - Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ “Chạy giặc” bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ghi lại sự kiện bi thảm này.
       Hai câu đề nói lên thời cuộc và thế nước. Giặc Pháp tấn công thành Gia Định vào lúc “tan chợ”:
       “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
       Một bàn cờ thế phút sa tay”.
       Cảnh họp chợ, cảnh tan chợ là nhịp sống yên bình của nhân dân ta. Tiếng súng Tây bất ngờ nổ rền trời đã làm cho nhịp sống ấy bị đảo lộn. Cảnh chiến tranh đã bắt đầu. “Một bàn cờ thế” là hình ảnh ẩn dụ nói về thời cuộc, về cuộc chiến giằng co, ác liệt. Ba tiếng “phút sa tay” trong câu thơ “Một bàn cờ thế phút sa tay” nói lên sự thất thủ của quân Triều đình tại thành Gia Định diễn ra quá nhanh chóng. Hai câu thơ đầu như một thông báo về sự kiện lịch sử bi thảm diễn ra vào năm 1859. Đằng sau câu thơ là nỗi lo lắng và kinh hoàng của nhà thơ trước thảm hoạ quê hương đất nước thân yêu của mình bị giặc Pháp chiếm đóng và giày xéo.
       Hai câu trong phần thực đối nhau, phép đảo ngữ vận dụng sắc sảo: Vị ngữ “bỏ nhà” và “mất ổ” được đặt lên đầu câu thơ nhằm nhấn mạnh nỗi đau thương tang tóc của nhân dân ta khi giặc Pháp tràn tới:
       “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
       Mất ổ, đàn chim dáo dát bay”.
       Nếu viết “Lũ trẻ bỏ nhà lơ xơ chạy” và “Đàn chim mất ổ dáo dát bay” thì ý vị câu thơ và giá trị biểu cảm sẽ không còn gì nữa! Cặp từ láy “lơ xơ” và “dáo dát” gợi tả sự hoảng loạn và kinh hoàng đến cực độ. Cảnh trẻ con lạc đàn, chim vỡ tổ là hai thi liệu chọn lọc điển hình theo cách nói của dân gian tả cảnh chạy giặc vô cùng thảm thương.
       Hai câu luận, ý thơ được phát triển và mở rộng. Tác giả lên án tội ác của giặc Pháp càn quét, đốt nhà, giết người, cướp của tàn phá quê hương. Phép đối và đảo ngữ được vận dụng sáng tạo. Nhà thơ không viết: “Của tiền Bến Nghé tan bọt nước” và “ Tranh ngói Đồng Nai nhuốm màu mây”, mà đã viết:
       “Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
       Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”.
       Câu thơ đã vẽ lên một vùng địa lý bao la và trù phú (Bến Nghé, Đồng Nai) phút chốc biến thành đống tro tàn. Bến Nghé, Đồng Nai trong thế kỷ 19 vốn đã là vựa lúa và nơi buôn bán sầm uất trên bến dưới thuyền, thế mà chỉ trong khoảnh khắc đã bị giặc Pháp tàn phá tan hoang. Tiền của, tài sản của nhân dân ta bị giặc cướp phá sạch “tan bọt nước”. Nhà cửa xóm làng quê hương nhà thơ bị đốt cháy, lửa khói nghi ngút “nhuốm màu mây”. Hai hình ảnh so sánh “tan bọt nước” và “nhuốm màu mây” là cách nói cụ thể của dân gian đặc tả cảnh điêu tàn do giặc Pháp gây ra.
       Ta càng xúc động trước câu hỏi của nhà thơ:
       “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
       Nỡ để dân đen mắc nạn nay?”
       “Trang dẹp loạn” cũng là trang anh hùng hào kiệt. “Rày đâu vắng”: hôm nay, bữa nay đi đâu mà không thấy xuất hiện? Nhà thơ vừa trách móc quan quân Triều đình hèn yếu, thất trận để giặc chiếm đóng quê hương, vừa mong đợi người anh hùng tài giỏi ra tay đánh giặc để cứu nước, cứu dân thoát khỏi cảnh lầm than. Câu kết chứa đựng biết bao tình yêu thương của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân đang quằn quại trong bom đạn giặc! 
       Bài thơ “Chạy giặc” được viết bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân dã đậm đặc màu sắc Nam bộ. Phép đối, phép đảo ngữ, ẩn dụ so sánh là những biện pháp nghệ thuật được tác giả vận dụng sáng tạo để viết nên những vần thơ hàm súc, biểu cảm. “Chạy giặc” là bài thơ mang giá trị lịch sử to lớn. Nó ghi lại sự kiện đau thương của đất nước ta cuối thế kỷ 19. Nó là bài ca yêu nước căm thù giặc và cũng là khát vọng độc lập, tự do.
TINH THẦN YÊU NƯỚC BÀI”CHẠY GIẶC”
Câu trả lời hay nhất - Do người đọc bình chọn
Theo tôi đối với dạng đề này ,trước hết Bạn cần xác định rõ thế nào là yêu nuớc rồi mới phân tích để thấy nội dung yêu nước trong hai tác phẩm trên của Nguyễn Đình Chiểu .
Yêu nuớc là nhận thức rõ đất nước ta giàu đẹp, dân tộc ta , nhân dân ta anh hùng , chủ quyền của ta thiêng liêng . Từ đó yêu quí và tự hào về đất nước, về dân tộc , về nhân dân ta , về chủ quyền của ta và căm thù sâu sắc kẻ đã xâm lược nước ta , xâm phạm chủ quyền của ta, khiến cho dân tộc ta, nhân dân ta đau khổ .Nhân đó, có thái độ tố cáo, lên án kẻ xâm lược , ca ngợi thái độ , hành vi bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta , của nhân dân ta ,, động viên, khích lệ mọi người hãy hi sinh vì nước.
Nếu hiểu như trên , hẳn Bạn sẽ thấy ngay Nguyễn Đình Chiểu quả đã yêu nước.
Trong bài " Chạy giặc " , Nguyễn Đình Chiếu đã tố cáo tội ác của giặc . Cụ thể là sự xâm lược của thực dân Pháp đã phá vỡ đời sống yên lành của nhân dân ta( câu 1 ) chủ quyền của nước ta bị đe doạ ( câu 2 ) nhân dân phải chịu cảnh chia lìa, tan tác ( câu 3 ) môi trường thiên nhiên bị phá hoại ( câu 4 ) tài sản của nhân dân bị tiêu tan ( câu 5 ) nhà cửa của kẻ nghèo người giàu đều bị đốt phá ( câu 6 ) trước sự bất lực của triều đình nhân dân đã vô cùng thống khổ ( câu 7, câu 8 )
Trong bài " Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc " Nguyễn Đình Chiểu đã ca ngơi phẩm chất của nghĩa quân , của nhân dân ta chống thực dân Pháp .Cụ thể là trước khi trở thành nghĩa quân họ chỉ là là những nông dân cần cù lo mưu sinh ( câu 3)sống nơi làng xóm, chưa hề biết đến việc chiến đấu( câu 4,5)nhưng khi giặc tới họ đã khinh ghét ( câu 6) căm thù tột độ quân thù ( câu 7 ) với lòng yêu nước thiết tha , với lòng tự hào về truyền thống cao đẹp của ông cha, phẩm chất trọng cương thường sẵn có, họ đã không thể chịu nổi trò bịp nợm của quân thù nên đã tự nguyện xông vào nơi gian hiểm ( câu 8, 9) Họ đã vô cùng dũng cảm nên dù không phải là quân đội chính quy của triều đình (câu 10 ) chưa từng được tập luyện võ nghệ , biết đến chiến lược, chiến thuật ( câu 11) thiếu cả quân trang, quân dụng ( câu 12 ) nhưng đã tự trang bị bằng những phương tiện thô sơ dùng để mưu sinh trong đời sông thường nhật ( câu 11, 12 ) bất chấp vũ khí hiện đại của quân thù, hăng hái , dũng cảm, chiến đấu gây kinh hoàng, tổn thất cho kẻ địch ( câu 14,15 )dù chí nguyện chưa trọn ( câu 16,17 ) nhưng nhân dân cùng cả đất trời đã vô cùng xót thương ( câu 18) cảm thông tâm nguyện của nghĩa quân khi tự nguyện chiến đấu ( câu 19 ) chỉ là vì muốn đền ơn đất nước ( câu 20 ) trả thù cho quan quân ( câu 21 ) không thể sống nhục ( câu 22) sẵn sàng thác vinh ( câu 23 ) vì tấc lòng sắt son đối với Tổ quốc, chịu hy sinh ( câu 24) khiến tác giả vô cùng tự hào về phẩm chất của họ ( câu 26) nuối tiếc đất nước thiếu người cứu nước , khẳng định thanh danh nghiã quân lừng lẫy khắp nơi , mãi mãi được nhân dân tôn thờ ( câu 28) xứng đáng đượcTổ quốc ghi nhớ công ơn, cháu con được hưởng phúc ấm của tổ tiên 

Tài liệu đính kèm:

  • dochoa mai Nam bo.doc