Nhân vật "Tôi" trong truyện ngắn "Cố hương" của Lỗ Tấn suy nghĩ: "Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi". Em

Nhân vật "Tôi" trong truyện ngắn "Cố hương" của Lỗ Tấn suy nghĩ: "Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi". Em

Đề: Nhân vật "Tôi" trong truyện ngắn "Cố hương" của Lỗ Tấn suy nghĩ:

 "Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi".

 Em nghĩ thế nào về hàm ý của Lỗ Tấn qua việc so sánh hy vọng với con đường? Hàm ý ấy gợi cho em những suy nghĩ gì?

 *Gợi ý:

 A/ Mở bài:

 - Khái quát đôi điều về cuộc sống con người với nhiều hoàn cảnh, số phận, nỗi niềm (chỉ nói vắn tắt, không sa đà).

 - Dẫn đến khái niệm "hy vọng" để trích câu nói của Lỗ Tấn.

 B/ Thân bài:

 1/ Giải thích ý nghĩa câu nói:

 - Hai đối tượng được đặt ra trong ý của nhà văn: Hy vọng - Con đường  hai đối tượng này gợi liên tưởng về một sự tương đồng khi tác giả dùng từ "cũng giống như".

 - Vấn đề đặt ra: + Hy vọng không thể xác định đâu là thực, đâu là hư.

 + Con đường vốm dĩ không có, người ta đi mãi thành có.

 không thể hiểu câu nói theo nghĩa tường minh, vì "hy vọng" là khái niệm trừu tượng, còn "con đường" lại là khái niệm cụ thể  dùng đối tượng cụ thể để diễn đạt ý về một đối tượng trừu tượng ->dẫn đến hàm ý trong câu nói này.

 2/ Giải thích, chứng minh, bình luận về hàm ý trong câu nói của Lỗ Tấn:

 a/ Trên mặt đất vốn làm gì có đường vốn dĩ là một không gian hoang sơ, ngổn ngang, hỗn mang.

-> người ta đi mãi thành đường:

 + "đi mãi" hiểu là thói quen, nhưng hơn cả cần hiểu là sự khám phá, là nhu cầu cải tạo, chinh phục không gian ngổn ngang để tạo nên những con đường.

 + có sự tác động của con người lên một không gian vốn dĩ chưa được cải tạo.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 5415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nhân vật "Tôi" trong truyện ngắn "Cố hương" của Lỗ Tấn suy nghĩ: "Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi". Em ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề: Nhân vật "Tôi" trong truyện ngắn "Cố hương" của Lỗ Tấn suy nghĩ:
	"Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi".
	Em nghĩ thế nào về hàm ý của Lỗ Tấn qua việc so sánh hy vọng với con đường? Hàm ý ấy gợi cho em những suy nghĩ gì?
	*Gợi ý:
	A/ Mở bài:
	- Khái quát đôi điều về cuộc sống con người với nhiều hoàn cảnh, số phận, nỗi niềm (chỉ nói vắn tắt, không sa đà).
	- Dẫn đến khái niệm "hy vọng" để trích câu nói của Lỗ Tấn.
	B/ Thân bài:
	1/ Giải thích ý nghĩa câu nói:
	- Hai đối tượng được đặt ra trong ý của nhà văn: Hy vọng - Con đường à hai đối tượng này gợi liên tưởng về một sự tương đồng khi tác giả dùng từ "cũng giống như".
	- Vấn đề đặt ra:	+ Hy vọng không thể xác định đâu là thực, đâu là hư.
	+ Con đường vốm dĩ không có, người ta đi mãi thành có.
	àkhông thể hiểu câu nói theo nghĩa tường minh, vì "hy vọng" là khái niệm trừu tượng, còn "con đường" lại là khái niệm cụ thể à dùng đối tượng cụ thể để diễn đạt ý về một đối tượng trừu tượng ->dẫn đến hàm ý trong câu nói này. 
	2/ Giải thích, chứng minh, bình luận về hàm ý trong câu nói của Lỗ Tấn:
	a/ Trên mặt đất vốn làm gì có đường àvốn dĩ là một không gian hoang sơ, ngổn ngang, hỗn mang.
-> người ta đi mãi thành đường:
	+ "đi mãi" hiểu là thói quen, nhưng hơn cả cần hiểu là sự khám phá, là nhu cầu cải tạo, chinh phục không gian ngổn ngang để tạo nên những con đường.
	+ có sự tác động của con người lên một không gian vốn dĩ chưa được cải tạo.
	b/ Hình ảnh con đường được so sánh với hy vọng:
	- Là một so sánh hết sức độc đáo, vì nhìn nhận đối tượng con đường, người nghe dễ dàng tưởng tượng, đồng thời cách nói như vậy cũng gợi nhiều cách liên tưởng, tưởng tượng khác nhau ở mỗi người.
* Hy vọng ban đầu có thể chưa có, nhưng bằng nhu cầu trong những hoàn cảnh đặc biệt nào đó, hy vọng sẽ hình thành trong ý thức của con người.
	- Để nuôi dưỡng hy vọng, con người cần phải có niềm tin. Niềm tin sẽ thắp lửa để ấp ủ niềm hy vọng tồn tại và trở thành sự thật. Cũng giống như con đường được đi mãi mà thành, niềm tin hình thành và nuôi dưỡng hy vọng.
	* Mặt khác, con người phải có chủ đích tạo ra con đường để đi thì mới có đường mà đi -> con đường hình thành từ nhu cầu đi lại của con người
	- Tương tự như vậy, hy vọng phải có định hướng và phải được tồn tại bởi mong muốn niềm hy vọng ấy trở thành sự thật à Hy vọng là thực hay là hư là do chính con người. Hy vọng sẽ trở thành hiện thực nếu con người nỗ lực thực hiện, nếu không thực hiện thì hy vọng cũng chỉ mãi là hy vọng mà thôi.
	à Từ đó, ta tạm kết luận: sống trên đời, con người cần phải có hy vọng; và sự thực là không ai lại không có niềm hy vọng nào cả. Tuy nhiên, muốn hy vọng đẹp đẽ và trở thành hiện thực thì phải có niềm tin và phải hành động.
	3/ Suy nghĩ về hàm ý trong câu nói trên:
	- Nhận ra được nhiều ý nghĩa đời sống trong lời nhận định giàu hình tượng của nhà văn lỗi lạc Trung Hoa, hiểu được tư duy sâu sắc, đa diện, đa chiều trong câu nói của nhà văn.
	- Ý thức được rằng:
	+ Sống là phải có hy vọng, có niềm tin để nuôi dưỡng hy vọng.
	+ Hy vọng sẽ trở thành sự thật nếu hy vọng ấy phù hợp với hoàn cảnh, thể hiện khao khát được chiếm lĩnh những mục tiêu cao hơn trong cuộc sống. Khi có điều kiện, niềm khát khao, tin tưởng, con người sẽ tích cực hành động vì hy vọng, biến hy vọng thành hiện thực.
	+ Sống không có hy vọng là một cuộc sống thực dụng, tầm thường àcon người bởi vậy sẽ trở nên thấp kém.
	- Mặt khác, chúng ta cũng nhận ra: Hy vọng không phù hợp với điều kiện thì hy vọng sẽ mãi là ảo tưởng; nếu hy vọng mà không cố gắng thực hiện, hy vọng sẽ trở thành vô nghĩa.
	4/ Nâng vấn đề:
	- Niềm tin, niềm hy vọng của con người là những giá trị thiêng liêng; nếu có định hướng và hướng thiện, niềm hy vọng sẽ mang ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc.
	- Rất nhiều các nhà văn, nhà thơ đã gởi gắm vào tác phẩm của mình những thông điệp về niềm hy vọng (dẫn chứng từ một vài tác phẩm thơ, văn để thấy mỗi tác phẩm đều đề cập đến những niềm hy vọng khác nhau).
	- Trong cuộc sống cần có hy vọng, phải biến hy vọng trở thành khát vọng, tầm nhìn cao cả, nhân ái; thành niềm tin mãnh liệt trong những bước đi của cuộc đời ànhư ý của câu kết trong tác phẩm "Bá tước Monte Krixto": "Sự khôn ngoan của con người gói gọn trong bốn chữ: HY VỌNG - ĐỢI CHỜ"
	C/ Kết bài:
	- Khẳng định thêm một lần: câu nói của nhà văn Lỗ Tấn trong tác phẩm "Cố hương" là một câu nói hay, ý vị, hấp dẫn, gợi nhiều nghĩ suy sâu sắc, tích cực.
	- Liên hệ bản thân xem mình đã bao giờ biết hy vọng và hành động cho hy vọng ấy?
	- Cần giữ cho ngọn lửa niềm tin trong lòng mỗi chúng ta mãi cháy, mãi ấm à để hy vọng được giữ gìn, bồi đắp...
Ô CHỮ NGỮ VĂN LỚP 8
Giải đáp:
1/ Đơn vị ngữ pháp có hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ
	2/ Một hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, có các vai xã hội của người tham gia.
	3/ Một kiểu câu có chức năng chính để hỏi.
	4/ Một đoạn trích trong tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên tại Pari năm 1925.
	5/ Một bài thơ lục bát thể hiện lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
	6/ Một từ Hán-Việt dùng để gọi tên của một vùng miền, địa phương nào đó.
	7/ Một từ Hán-Việt dùng để chỉ trường học.
	8/ Một yếu tố Hán-Việt dùng để chỉ khái niệm "mặt, bề mặt".
	9/ Một tên gọi cũ của thành Hà Nội.
	10/ Thành phố trung tâm của một quốc gia.
*Tên cột trục chính: CHIẾU DỜI ĐÔ - một tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8.

Tài liệu đính kèm:

  • docHy vong va con duong.doc