Những bài văn nghị luận hay của lớp 9
ĐỀ 1: “ THÀNH CÔNG CHỈ ĐẾN KHI BẠN LÀM VIỆC TẬN TÂM VÀ LUÔN NGHĨ ĐẾN NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP”. SUY NGHĨ CỦA ANH CHỊ VỀ Ý KIẾN TRÊN
Bài làm
Thành công là đích đến đẹp đẽ và tươi sáng trong cuộc sống cúa bất cứ ai. Thái độ làm việc là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của con người trên con đường đi đến thành công. Và câu nói nổi tiếng cúa Arnold Schwarzenegger liệu có phải là một lời khuyên đúng đắn về thái độ làm việc tốt nhất để hướng đến mục tiêu của mình ? “Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp”
Con người ta sống ở đời đều muốn theo đuổi để đạt đến “thành công”. Vậy “thành công” là gì ? Là đạt được kết quả, mục đích như dự định. Là biến những hoài bão đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ trở thành sự thật. Điều đó đẹp lắm chứ, đáng mơ ước lắm chứ. Nhưng con đường để đạt được thành công vốn không dễ dàng gì, càng nhiều thử thách chông gai thì thành công mới thật có ý nghĩa. Đối diện với những khó khăn trước mắt, có người chọn cách thoái lui, có người rẽ sang hướng khác, dễ dàng và đơn giản hơn, dù nó không đúng với mục đích của mình.Còn có những người lại chọn cách nhìn nhận vấn đề thật lạc quan, và quyết tâm hướng đến mục tiêu của mình với sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ. Theo như Schwarzengger, chỉ có những người như vậy mới có thể đạt được thành công,
Liệu suy nghĩ đó có thật sự đúng ? Cũng như Anita Hill đã nói : “Làm việc đừng quá trông đợi vào kết quả, nhưng hãy mong cho mình làm được hết sức”. Khi làm việc tận tụy và toàn tâm toàn ý hướng đến mục đích của mình, thì bản thân chuyện “thành công” đã không còn quan trọng nữa. Điều cốt yếu nhất là ta đã cố gắng hết sức, và hoàn toàn không phải hối tiếc vì đã bỏ lỡ điều gì. “Tận tâm” không có nghĩa là bất chấp tất cả và bằng mọi giá phải thành công cho kì được, “tận tâm” là chọn con đường đúng đắn nhất và cố gắng hết sức để đi tới cuối con đường đó. Với một thái độ làm việc tích cực như thế, thành công đạt được trở nên rất xứng đáng và có ý nghĩa. Đối diện với những khó khăn trở ngại trên đường đời, nhiều khi nỗ lực hết sức vẫn là chưa đủ. Càng cố gắng thì gặp thất bại càng cay đắng. Khi đó, con người ta phải học được cách tiếp nhận và nhìn nhận sự việc theo hướng lạc quan, thay vì chôn vùi ý chí bản thân với những nguy cơ, hậu quả, thất bại nặng nề, hãy biết “nghĩ đến những điều tốt đẹp” để củng cố tinh thần và có động lực tiến lên phía trước. Phải biết nhìn về phía ánh sáng mới có thể thấy được lối thoát trong khó khăn, và vững tin vào tương lai tươi sáng tốt đẹp hơn. Chỉ biết giữ những suy nghĩ không thôi thì chưa thể thành công được, nhưng biết biến những suy nghĩ tích cực thành hành động thì chắc chắn, bạn sẽ thành công đấy !
Lấy chính bản thân tác giả của câu nói trên làm ví dụ. Arnold Schwarzenegger, từ một chàng trai người Áo 21 tuổi bỡ ngỡ bước chân đến Mỹ để đi tìm thành công cho bản thân chỉ với vốn liếng tiếng Anh nghèo nàn, đã trở thành vận động viên, diễn viên phim hành động nỏi tiếng thế giới, và hiện tại đang đương nhiệm chức vụ Thống đốc bang California ở Hoa Kì. Ông vấp phải không ít khó khăn trên con đường lập nghiệp, nhưng với sự nhiệt huyết và lòng quyết tâm được trở nên nổi tiếng, không ai có thể phủ nhận sự thành công của người đàn ông này. Chính những suy nghĩ tích cực và thái độ làm việc đúng đắn đã đưa ông tới đỉnh cao ngày hôm nay. Bên cạnh đó, Roberto Goizueta cũng là một ví dụ điển hình cho thành công nhờ thái độ làm việc đúng đắn. Ông là một trong những doanh nhân thành công nhất thế kỉ XX, người đã đưa thương hiệu nước có ga nổi tiếng Cocacola trở thành hàng đầu thế giới. Con đường của một người con xuất thân từ một gia đình nông dân làm nghề trồng mía ở Cuba vươn lên trở thành CEO của hãng nước ngọt huyền thoại lớn nhất thế giới ắt hẳn không dễ dàng gì. Nhưng với lòng quyết tâm và những suy nghĩ lạc quan tin vào tương lai của bản thân, Roberto Goizueta đã đạt được thành công khiến Thế giới phải trầm trồ. Những con người này xuất thân bình thường, họ đạt được thành công nhờ biết suy nghĩ tích cực và tập trung cao nhất vào mục tiêu của mình. Với tâm niệm “thành công chỉ đến với những người làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp”, bản thân mỗi chúng ta đều có cơ hội đạt được những đỉnh cao phi thường như thế. Tôi có lòng tin vào điều đó, còn bạn thì sao ?
Đối với tuổi trẻ, xác định được ước mơ của đời mình và nỗ lực không ngừng để đạt được thành công là điều không dễ. Nhưng thiết nghĩ, nếu biết cách biến những trở ngại của khó khăn trước mắt trở thành động lực thúc đẩy để tiến xa hơn, bay cao hơn, thì thành công ta đạt được sẽ càng có ý nghĩa. Cố gắng hết sức và luôn lạc quan, thì nhất định thành công sẽ đến.
Những bài văn nghị luận hay của lớp 9 ĐỀ 1: “ THÀNH CÔNG CHỈ ĐẾN KHI BẠN LÀM VIỆC TẬN TÂM VÀ LUÔN NGHĨ ĐẾN NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP”. SUY NGHĨ CỦA ANH CHỊ VỀ Ý KIẾN TRÊN Bài làm Thành công là đích đến đẹp đẽ và tươi sáng trong cuộc sống cúa bất cứ ai. Thái độ làm việc là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của con người trên con đường đi đến thành công. Và câu nói nổi tiếng cúa Arnold Schwarzenegger liệu có phải là một lời khuyên đúng đắn về thái độ làm việc tốt nhất để hướng đến mục tiêu của mình ? “Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp” Con người ta sống ở đời đều muốn theo đuổi để đạt đến “thành công”. Vậy “thành công” là gì ? Là đạt được kết quả, mục đích như dự định. Là biến những hoài bão đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ trở thành sự thật. Điều đó đẹp lắm chứ, đáng mơ ước lắm chứ. Nhưng con đường để đạt được thành công vốn không dễ dàng gì, càng nhiều thử thách chông gai thì thành công mới thật có ý nghĩa. Đối diện với những khó khăn trước mắt, có người chọn cách thoái lui, có người rẽ sang hướng khác, dễ dàng và đơn giản hơn, dù nó không đúng với mục đích của mình.Còn có những người lại chọn cách nhìn nhận vấn đề thật lạc quan, và quyết tâm hướng đến mục tiêu của mình với sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ. Theo như Schwarzengger, chỉ có những người như vậy mới có thể đạt được thành công, Liệu suy nghĩ đó có thật sự đúng ? Cũng như Anita Hill đã nói : “Làm việc đừng quá trông đợi vào kết quả, nhưng hãy mong cho mình làm được hết sức”. Khi làm việc tận tụy và toàn tâm toàn ý hướng đến mục đích của mình, thì bản thân chuyện “thành công” đã không còn quan trọng nữa. Điều cốt yếu nhất là ta đã cố gắng hết sức, và hoàn toàn không phải hối tiếc vì đã bỏ lỡ điều gì. “Tận tâm” không có nghĩa là bất chấp tất cả và bằng mọi giá phải thành công cho kì được, “tận tâm” là chọn con đường đúng đắn nhất và cố gắng hết sức để đi tới cuối con đường đó. Với một thái độ làm việc tích cực như thế, thành công đạt được trở nên rất xứng đáng và có ý nghĩa. Đối diện với những khó khăn trở ngại trên đường đời, nhiều khi nỗ lực hết sức vẫn là chưa đủ. Càng cố gắng thì gặp thất bại càng cay đắng. Khi đó, con người ta phải học được cách tiếp nhận và nhìn nhận sự việc theo hướng lạc quan, thay vì chôn vùi ý chí bản thân với những nguy cơ, hậu quả, thất bại nặng nề, hãy biết “nghĩ đến những điều tốt đẹp” để củng cố tinh thần và có động lực tiến lên phía trước. Phải biết nhìn về phía ánh sáng mới có thể thấy được lối thoát trong khó khăn, và vững tin vào tương lai tươi sáng tốt đẹp hơn. Chỉ biết giữ những suy nghĩ không thôi thì chưa thể thành công được, nhưng biết biến những suy nghĩ tích cực thành hành động thì chắc chắn, bạn sẽ thành công đấy ! Lấy chính bản thân tác giả của câu nói trên làm ví dụ. Arnold Schwarzenegger, từ một chàng trai người Áo 21 tuổi bỡ ngỡ bước chân đến Mỹ để đi tìm thành công cho bản thân chỉ với vốn liếng tiếng Anh nghèo nàn, đã trở thành vận động viên, diễn viên phim hành động nỏi tiếng thế giới, và hiện tại đang đương nhiệm chức vụ Thống đốc bang California ở Hoa Kì. Ông vấp phải không ít khó khăn trên con đường lập nghiệp, nhưng với sự nhiệt huyết và lòng quyết tâm được trở nên nổi tiếng, không ai có thể phủ nhận sự thành công của người đàn ông này. Chính những suy nghĩ tích cực và thái độ làm việc đúng đắn đã đưa ông tới đỉnh cao ngày hôm nay. Bên cạnh đó, Roberto Goizueta cũng là một ví dụ điển hình cho thành công nhờ thái độ làm việc đúng đắn. Ông là một trong những doanh nhân thành công nhất thế kỉ XX, người đã đưa thương hiệu nước có ga nổi tiếng Cocacola trở thành hàng đầu thế giới. Con đường của một người con xuất thân từ một gia đình nông dân làm nghề trồng mía ở Cuba vươn lên trở thành CEO của hãng nước ngọt huyền thoại lớn nhất thế giới ắt hẳn không dễ dàng gì. Nhưng với lòng quyết tâm và những suy nghĩ lạc quan tin vào tương lai của bản thân, Roberto Goizueta đã đạt được thành công khiến Thế giới phải trầm trồ. Những con người này xuất thân bình thường, họ đạt được thành công nhờ biết suy nghĩ tích cực và tập trung cao nhất vào mục tiêu của mình. Với tâm niệm “thành công chỉ đến với những người làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp”, bản thân mỗi chúng ta đều có cơ hội đạt được những đỉnh cao phi thường như thế. Tôi có lòng tin vào điều đó, còn bạn thì sao ? Đối với tuổi trẻ, xác định được ước mơ của đời mình và nỗ lực không ngừng để đạt được thành công là điều không dễ. Nhưng thiết nghĩ, nếu biết cách biến những trở ngại của khó khăn trước mắt trở thành động lực thúc đẩy để tiến xa hơn, bay cao hơn, thì thành công ta đạt được sẽ càng có ý nghĩa. Cố gắng hết sức và luôn lạc quan, thì nhất định thành công sẽ đến. == ĐỀ BÀI:NGƯỜI HẠNH PHÚC NHẤT LÀ NGƯỜI ĐEM HẠNH PHÚC ĐẾN CHO NHIỀU NGƯỜI NHẤT. Mỗi người trong chúng ta đều có một cách định nghĩa riêng cho bản thân:thế nào là một con người hạnh phúc.Bàn về con người hạnh phúc có ý kiến cho rằng:”Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất”. Theo tôi, đây là một quan niệm đúng đắn thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Nói đến hạnh phúc là nói đến là trạng thái sung sướng, thỏa mãn của con người vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Trạng thái ấy có khi thoáng qua nhẹ nhàng, có khi sung sướng cao độ tràn đầy, có lúc là vui sướng xúc động sâu lắng, có lúc cảm thấy khó diễn tả, lung linh huyền diệu như bảy sắc cầu vồng... Đó chính llà trạng thái tốt đẹp nhất của con người trong cuộc sống.V ậy,thế nào là một con người hạnh phúc?Có người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. . Cảm nhận về hạnh phúc của con người là muôn màu muôn vẻ...nhưng chúng ta hết thảy đều mong muốn được hạnh phúc. Hạnh phúc là ở trong tay con người, do con người sáng tạo ra, giữ gìn và phát triển mãi mãi.Biết bao người thân yêu đã trao lại cho ta hạnh phúc trong cuộc sống. Có thành đạt lớn nhỏ nào của riêng ta mà không có sự chăm lo giúp đỡ của mọi người. Cho nên hạnh phúc là biết sống vì mọi người. Hạnh phúc không phải là người sở hữu nhiều mà là người biết yêu thương, hy vọng nhiều. Nếu ai chỉ nghĩ tới lợi ích cho riêng mình, dửng dưng với mọi người, không dám chăm lo cho người khác, thì cũng chẳng hiểu nổi hạnh phúc là gì. Vì hạnh phúc có bao giờ đến với sự đơn độc, ích kỷ, cho dù "thiên đường riêng cũng buồn tênh". Khi ta quan tâm tới mọi người xung quanh, khi ta mang niềm vui và hạnh phúc đến cho người khác, khi ta sẵn sàng thương yêu con người - có khi chỉ llà một cử chỉ, một việc làm nhỏ - sẽ làm cho chính lòng ta thêm ấm áp và thanh thản. Thật vậy, trong cuộc sống nếu chúng ta đem lại được hạnh phúc cho người khác thì quả là tuyệt vời. Hạnh phúc đó có thể dễ dàng có được khi ta giúp đỡ một cụ giá qua đường, hay nhường chỗ cho một phụ nữ có thai trên xe buýt Tất cả những điều đó thật đơn giản nhưng đã mang lại hạnh phúc cho người khác, làm mọi người vui vẻ.”Tìm thấy niềm vui trong niềm vui của người khác chính là bí mật của hạnh phúc”. Và không dừng ở đó hạnh phúc cũng ở lại với chúng ta khi ta làm được một điều tốt đẹp, có ích cho người khác, cho xã hội. Hành động cao quý và tốt đẹp hơn, to lớn hơn chính là hạnh phúc của sự bình yên mà các anh bộ đội, các chiến sỹ Cách mạng đã đem lại cho chúng ta. Tất cả những hy sinh của các anh chỉ để đem lại hạnh phúc cho chúng ta, cho dân tộc. Hạnh phúc ở đây là sự độc lập tự do cho cả dân tộc. Thật cao quý và tốt đẹp dáng tôn vinh biết nhường nào!Quả thực:”Trong cuộc sống không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc đến cho người khác. Việc đem hạnh phúc cho người khác thật đơn giản nhưng cũng rất cao quý. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn nhiều người ngay cả việc nhỏ nhất họ cũng không làm. Một số họ chỉ biết có bản thân, toàn đem lại bất hạnh cho người khác. Trong gia đình, chúng ta cần lên án những người chồng vũ phu, đánh đập vợ con hoặc những đứa com bất hiếu chỉ ăn chơi, thoả mãn nhu cầu cá nhân, làm cha mẹ đau lòng. Tại sao những con người ấy lại nhẫn tâm đem lại sự bất hạnh cho chính những người thân yêu nhất của mình?... Ngoài xã hội, hiên có một lớp thanh niên, thay vì giúp đỡ người giá yếu , họ lại lợi dụng để cướp giất, móc túi Những kẻ lấy sự bất hạnh của người khác làm hạnh phúc của mình cần đáng bị trừng trị!. Hạnh phúc luôn trong tầm tay mỗi chúng ta! Hãy mang hạnh phúc đến cho người khác và bạn sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc của chính mình!!!! == Đề tài: AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 1 Hiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Những khẩu ngữ như: “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” được giăng lên ở khắp các nẻo đường. Nó như một lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người đang tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình. Thế nhưng số vụ tai nạn giao thông hằng năm vẫn không hề suy giảm, ngược lại còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm Việt Nam có tới gần một ngàn vụ tai nạn giao thông. Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân còn kém: uống rượu, bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu Một mặt, đó là do chất lượng đường sá kém, nguyên nhân là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng: ăn hối lộ, rút ruột công trình Mặt khác, chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì lợi ích cá nhân mà không màng đến sự an toàn, tính mạng của người đi đường, họ vẫn thản nhiên rải đinh xuống lòng đường để thu lợi trên những đồng tiền kiếm được từ việc vá xe, thay lốp. Họ không hiểu hết được sự nguy hiểm của việc làm đó, bị thủng săm đột ngột khi đang chạy với tốc độ cao, người đang tham gia giao thông sẽ bị văng ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn. Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên - những chủ nhân tươn ... ên. Bức tranh chuyển mùa thật đẹp nhưng cũng có sự nuối tiếc Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi Nắng thì vẫn còn , mưa thì vơi dần đó cũng là dấu hiệu của sự chuyển mùa. Từ " vẫn" làm cho ta thấy được sự luyến tiếc khi mùa hạ gần trôi qua. Mới đọc ta tưởng rằng đây là bức tranh tả cảnh nhưng tác giả đã kín đáo bộc lộ cảm xúc giao mùa đó là những rung động ngọt ngào của lòng người trong mối lưu luyến thâm quyện với thiên nhiên. Bài thơ khép lại với hai câu thơ vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa biểu tượng . Sấm cũng bất ngờ trên hàng cây đứng tuổi. Thời tiết giao mùa, những cơn mưa xối xả cũng vơi đi thì sấm cũng bớt bất ngờ và dữ dội với hàng cây. Từ hình ảnh thực đó gợi trong làng ta bao nhiêu liên tưởng: Sấm chính là tác động của thiên nhiên và hàng cây đứng tuổi chính là con người từng trải. Con người từng ném trải bao nhiêu biến động của cuộc đời thì tác động ngoại cảnh không dễ gì làm họ bị bất ngờ . Từ đó ta có thể hiểu rằng sang thu không chỉ là sự chuyển giao của trời đất mà còn là sự chuyẩn giao của cuộc đời mỗi con người. Sang thu của Hữu Thỉnh là một bài thơ hay, bài thơ giúp ta cảm nhận được những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của thiên nhiên từ hạ sang đầu thu để rồi gợi trong lòng ta một chút bâng khuân một chút ngỡ ngàng và Sang thu có lẽ đã khơi dậy trong lòng ta bao nhiêu suy nghĩ về cuộc đời con người 1. Phân tích bài thơ "viếng lăng bác" của viễn phương PHÂN TÍCH BÀI THƠ "VIẾNG LĂNG BÁC" CỦA VIỄN PHƯƠNG Bài làm "Vì sao trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh" Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già đáng kính của cả dân tộc Việt Nam. Vì thế, sự ra đi của Bác là một sự mất mát to lớn của toàn thể dân tộc. Đã có rất nhiều vần thơ thể hiện lòng nhớ thương của những người con Việt Nam đối với Bác. Tuy là một bài thơ ra đời khá muộn, nhưng "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương vẫn để lại trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng, bởi đó là tình cảm của một người con miền Nam lần đầu được gặp Bác. Toàn bài thơ là một lời tâm sự thiết tha, là nỗi lòng thành kính và tha thiết của một người con miền Nam đối với Bác Hồ. Bài thơ được mở đầu như một lời thông báo nhưng dạt dào tình cảm: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" Từ miền Nam xa xôi, Viễn Phương cùng các chiến sĩ ra thủ đô Hà Nội để thăm lăng Bác.Đây là một cuộc hành hương xa xôi cách trở. Khi đến lăng Bác, nhà thơ bồi hồi xúc động. Câu thơ thể hiện tình cảm thiết tha của một người con miền Nam qua cách xưng hô gần gũi, mang đậm chất Nam Bộ:"Con-Bác". Đứng từ xa ngắm nhìn lăng Bác, hình ảnh hàng tre bát ngát hiện lên trong màn sương huyền ảo của bầu trời Hà Nội: "Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng" Từ lâu, lũy tre xanh đã trở thành một nét đẹp của làng quê Việt Nam. Tre là người bạn thân thiết, luôn giúp đỡ con người trong mọi công việc: "Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín". Nhưng ở đây, hình ảnh hàng tre không chỉ dừng lại ở tầng nghĩa đó, hàng tre ở đây được so sánh ngầm với con người và đất nước Việt Nam. Tre luôn đoàn kết, gắn bó tạo nên một lũy thành kiên cường thách thức gió mưa, giông bão. "Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người" Tre là hình ảnh tượng trưng cho tình đoàn kết, cho khí thái hiên ngang, bất khuất và dũng cảm chiến đấu với kẻ thu của người Việt Nam. Tre luôn đứng thẳng như con người Việt Nam thà chết chứ không chịu sống quỳ. Biểu tượng đẹp đẽ ấy được nhà thơ chọn lọc miêu tả quanh lăng Bác, như cả dân tộc Việt Nam vẫn đang sát cánh bên Bác. Hàng tre Việt Nam ấy, phải chăng là hình ảnh của những người con Việt Nam đang quây quần bên vị cha già đáng kính đang đi vào giấc ngủ an lành? Hình ảnh tượng trưng có ý nghĩa biết bao! Tiến gần hơn đến lăng Bác, nhà thơ bắt gặp hình ảnh mặt trời đỏ rực trên lăng: "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" Mặt trời rực sáng đem đến sự sống, đem đến ánh sáng tươi đẹp cho trái đất. Nếu mặt trời trong câu thơ thứ nhất là một hình ảnh thực, là một vật thể không thể thiếu của vũ trụ, thì mặt trời trong câu thơ thứ hai lại là một hình ảnh ẩn dụ được nhà thơ sử dụng một cách sáng tạo. Bác như một vầng thái dương sáng ngời, chiếu rọi ánh sáng cách mạng vào tâm hồn để vực dậy sự sống tươi đẹp cho những con người đắm chìm trong bóng đêm nô lệ. Bác là người đã dẫn dắt con đường cách mạng cho toàn thể dân tộc, đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Vì thế, Bác là một mặt trời vẫn luôn ngời sáng, sưởi ấm cho linh hồn của những người con Việt Nam: "Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già" (Tố Hữu) Hình ảnh dòng người vào thăm lăng Bác đã được nhà thơ miêu tả một cách độc đáo và để lại nhiều ấn tượng: "Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" Ta nhận thấy cụm từ "ngày ngày" được điệp lại một lần nữa. "Ngày ngày" là sự lặp đi lặp lại, không thay đổi. Điệp lại cụm từ này, có lẽ nhà thơ muốn nhấn mạnh một chân lý. Nếu mỗi ngày mặt trời đi qua trên lăng, tỏa ánh sáng sưởi ấm vạn vật là một điệp khúc không thay đổi của thời gian, thì công ơn của Bác ngự trị trong lòng người dân Việt Nam cũng không phai nhòa theo năm tháng, và hình ảnh dòng người ngày ngày vào viếng lăng Bác cũng đã trở thành một điệp khúc của lòng kính yêu Bác. "Tràng hoa" cũng là một hình ảnh ẩn dụ sáng tạo của nhà thơ. Mỗi người con Việt Nam là một đóa hoa tươi thắm, hàng triệu con người Việt Nam sẽ trở thành một tràng hoa rực rỡ sắc màu dâng lên Bác. Hình ảnh hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" tượng trưng cho bảy mươi chín năm Bác đã cống hiến cuộc đời cho đất nước, cho cách mạng. Mỗi tuổi đời của Bác là một muà xuân tươi đẹp dâng hiến cho Tổ quốc. Và giờ đây, Bác chính là mùa xuân còn dòng người là những đóa hoa tươi thắm. Hoa nở giữa mùa xuân, một hình ảnh đẹp đẽ, ý nghĩa biết bao! Theo dòng người, Viễn Phương vào lăng viếng Bác. "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xang là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim" Nhà thơ sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh không chỉ để giảm nhẹ nỗi đau trong lòng những người con Việt Nam, mà còn để ca ngợi sự ra đi nhẹ nhàng mà thanh thản của Bác. Không gian trong lăng Bác ngời sáng một ánh sáng dịu hiền, như ánh sáng của vầng trăng, người bạn tri kỷ của Bác. Bác vốn yêu thiên nhiên, yêu vầng trăng sáng và đã sáng tác rất nhiều vần thơ ca ngợi vẻ đẹp của ánh trăng như: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa" (cảnh khuya) hay " Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia" (Khán nguyệt) Suốt cuộc đời, Bác gắn bó với vầng trăng sáng. Trong những năm tháng kháng chiến gian khổ hay trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch, vầng trăng vẫn là người bạn, người tri kỷ luôn ở bên Bác, chứng kiến những thăng trầm, những gian khó hi sinh trong sự nghiệp cách mạng của Bác. Đến hôm nay, vầng trăng ấy vẫn tiếp tục ở cạnh Bác, toả ánh sáng vỗ về cho giấc ngủ an lành của Bác. Trong khoảnh khắc thiêng liêng bên cạnh Bác, một cảm giác đau xót bất chợt trỗi dậy trong lòng nhà thơ: "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim" "Trời xanh" là hình ảnh ẩn dụ ngợi ca lối sống đẹp của Bác. Hai dòng thơ cho thấy rõ sự đối lập trong suy nghĩ và tình cảm. Nhà thơ và mọi người vẫn biết rằng Bác vẫn sống mãi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhưng sự ra đi của Bác vẫn là một mất mát to lớn cho mọi người và đất nước Việt Nam. Nỗi đau quá lớn, vì vậy mà mọi lập luận đều trở nên vô nghĩa. Viễn Phương đang ở trong một tâm trạng xót xa, thương tiếc đến nghẹn ngào. Là một người con của Nam Bộ, đây là lần đầu tiên Viễn Phương được gặp Bác. Trong suốt những năm đất nước bị chia cắt, nhân dân miền Nam quyết tâm chiến đấu, ai cũng mong có lúc: "Miền Nam chiến thắng mơ ngày hội Đón Bác vào thăm thấy Bác cười" Nhưng, niềm mong ước ấy không bao giờ thành hiện thực. Bác đã ra đi khi chưa thực hiện được niềm mong ước cuối cùng là vào nam gặp mặt đồng bào, những người con vẫn ngày đêm mong nhớ được gặp mặt Bác. "Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà Miền Nam mong Bác nỗi mong cha" Vì vậy, sự ra đi của Bác là một mất mát to lớn không gì bù đắp được đối với một người con Nam Bộ như Viễn Phương. Mạch cảm xúc dâng trào mãnh liệt trong giờ phút chia ly. "Mai về miền Nam thương trào nước mắt" Câu thơ thể hiện khoảng cách thời gian ngắn ngủi, khơi gợi trong lòng nhà thơ những cảm xúc lưu luyến. Cụm từ "thương trào nước mắt" nghe dào dạt mà thấm sâu, là sự kính yêu cuộc đời cao cả của Bác, là nỗi xót đau khi đối mặt với giờ phút chia ly cận kề. Thương ở đây bao trùm cả thương yêu, thương kính và thương xót. Thương đến trào nước mắt là niềm cảm xúc không thể dừng lại, không thể kềm chế mà tuôn trào nước mắt, những giọt nước mắt trước lúc chia xa. Cảm xúc đó cũng chính là cảm xúc của con người Việt Nam, của triệu triệu trái tim luôn hướng về Bác. Cảm xúc ấy cũng là nguyên nhân để nhà thơ nói lên ước nguyên sâu thẳm trong tâm hồn: "Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này" Điệp ngữ "muốn làm" được điệp lại nhiều lần như để khẳng định ước nguyện chân thành của nhà thơ. Nhà thơ muốn hóa thân thành những hình ảnh đẹp nhất của thiên nhiên đất nước để dâng lên cho Bác. Nhà thơ muốn làm con chim cất lên tiếng hót mê say, muốn làm đóa hoa tỏa hương cho đời. Và thật cao đẹp biết bao khi nhà thơ muốn hóa thân làm cây tre trung hiếu, trong muôn ngàn cây tre quanh lăng Bác, để được ở mãi bên Bác. Hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất được lặp lại trong khổ thơ cuối tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, giúp hoàn thiện biểu tượng cây tre Việt Nam. Nếu ở khổ thơ thứ nhất, tre là hình ảnh tượng trưng cho phẩm chất kiên cường, bất khuất; thì ở khổ thơ cuối, hình ảnh cây tre được lặp lại nhưng là để tượng trưng cho phẩm chất trung hiếu. Cây tre đã trở thành biểu tượng toàn vẹn cho phẩm chất của con người và dân tộc Việt Nam. Bài thơ "Viếng lăng Bác" đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Với những hình ảnh ẩn dụ độc đáo và những biện pháp tu từ đặc sắc, Viễn Phương đã thể hiện một hồn thơ rất riêng. Qua bài thơ, Viễn Phương đã thay nhân dân miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung dâng lên Bác niềm cảm xúc chân thành, lòng tôn kính thiêng liêng. Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời: "Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa"
Tài liệu đính kèm: