Nguyên tắc dạy học tiếng Việt là những quan điểm cơ bản được coi là tiền đề để xác định nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động dạy- học tiếng trong nhà trường.
Các nguyên tắc đặc thù của phương pháp dạy – học tiếng Việt bao gồm: Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy; Nguyên tắc hướng hoạt động vào giao tiếp; Nguyên tắc chú ý tới trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh; Nguyên tắc so sánh và hướng tới hai dạng nói và viết và nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ hữu cơ giữa dạy học tri thức và rèn luyện kỹ năng.
Những nguyên tắc đặc thù của phương pháp dạy học tiếng Việt Nguyên tắc dạy học tiếng Việt là những quan điểm cơ bản được coi là tiền đề để xác định nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động dạy- học tiếng trong nhà trường. Các nguyên tắc đặc thù của phương pháp dạy – học tiếng Việt bao gồm: Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy; Nguyên tắc hướng hoạt động vào giao tiếp; Nguyên tắc chú ý tới trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh; Nguyên tắc so sánh và hướng tới hai dạng nói và viết và nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ hữu cơ giữa dạy học tri thức và rèn luyện kỹ năng. Trước hết, nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy. Ngôn ngữ vừa là công cụ vừa là sản phẩm của tư duy và tư duy là hiện thực trực tiếp của ngôn ngữ. Quá trình người học nhận thức các khái niệm và qui tắc của ngôn ngữ, vận dụng nó vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của giao tiếp cũng chính là quá trình người học tiến hành các thao tác tư duy theo một định hướng. Quá trình này không chỉ hình thành các kỹ năng ngôn ngữ mà còn hình thành các kỹ năng và phẩm chất tư duy. Quá trình hoạt động tư duy và hoạt động ngôn ngữ là hai quá trình có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ tới mức “ Tuy hai mà một, tuy một mà hai”. Nói một cách khác, muốn rèn luyện ngôn ngữ thì tất phải rèn luyện tư duy và ngược lại. Để hai quá trình được thực hiện một cách có ý thức, có kế hoạch, có tính toán, nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với tư duy được cụ thể hoá thành các yêu cầu sau đây. - Dạy học tiếng phải gắn liền với phương pháp rèn luyện tư duy. - Dạy học tiếng phải gắn liền với rèn luyện các thao tác tư duy. - Dạy học tiếng phải gắn liền với bồi dưỡng phẩm chất tư duy. - Dạy học tiếng phải gắn liền với bồi dưỡng tư duy hình tượng và tư duy logique. - Dạy học tiếng phải làm cho học sinh thông hiểu ý nghĩa các đơn vị ngôn ngữ gắn chúng với nội dung hiện thực mà chúng phản ánh, đồng thời phải thấy được giá trị của chúng trong hệ thống tiếng Việt. - Phải chuẩn bị tốt nội dung các đề tài cho các bài tập luyện nói, liên kết gần gũi với đời sống của các em. Khi dạy bài “ Từ đồng nghĩa” ở chương trình lớp 7, từ những ngữ liệu, ví dụ, giáo viên sử dụng các hệ thống câu hỏi (câu hỏi định hướng, cấu hỏi phân tích, câu hỏi tổng hợp, câu hỏi so sánh, đối chiếu, câu hỏi khái quát) giúp học sinh nhận thức được khái niệm, biết phân loại và cách sử dụng từ đồng nghĩa cho phù hợp với thực tế khách quan. Đồng thời hướng dẫn học sinh luyện tập bằng hệ thống các dạng bài tập nhằm bổ sung vốn từ đồng nghĩa cho học sinh và sử dụng từ đồng nghĩa cho phù hợp với hoàn cảnh nói. Chẳng hạn từ “ chết”, từ “ bỏ mạng” và từ “ hy sinh” đều là từ đồng nghĩa song việc sử dụng mỗi từ phụ thuộc ở những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Tất cả sự chuẩn bị trên không những tạo điều kiện giúp học sinh thấy được giá trị ngôn ngữ, hiểu ý nghĩa của chúng mà còn biết vận dụng các phương pháp, các thao tác tư duy để đưa chúng vào các hoạt động giao tiếp cụ thể có hiệu quả. Nguyên tắc thứ hai là hướng hoạt động vào giao tiếp. Mọi qui luật, cấu trúc và mọi qui tắc hoạt động của hệ thống ngôn ngữ, hệ thống tiếng Việt chỉ được thể hiện trong lời nói sinh động và rút ra từ lời nói sinh động. Muốn hình thành kỹ năng, kỹ xảo ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh thì trước hết phải tạo được môi trường giao tiếp cho học sinh tham gia và lĩnh hội, sáng tạo lời nói. Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp chi phối toàn bộ qui trình tổ chức day- học tiếng Việt từ khâu xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa đến các khâu xây dựng bài học của giáo viên. Nguyên tắc hướng hoạt động vào giao tiếp được cụ thể hoá trong các phương diện sau: - Việc dạy học ngôn ngữ tiếng Việt không mục đích cung cấp tri thức “ hàn lâm” về ngôn ngữ mà nhằm mục đích rèn luyện các kỹ năng giao tiếp ( chẳng hạn rèn luyện kỹ năng nghe- nói- đọc – viết với 6 kiểu văn bản THCS : tự sự , miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và hành chính ). - Nội dung các ngữ liệu phải đảm bảo tính sinh động, tính thực tế của giá trị, câu hỏi tìm hiểu các bài tập thực hành phải gợi mở được thao tác thực hiện, gắn liền với các kỹ năng lĩnh hội, sản sinh lời nói cần rèn luyện. - Về phương và thủ pháp dạy- học, phải đặt các đơn vị ngôn ngữ đưa ra giảng dạy học tập trong hệ thống hành chức của nó( ví dụ: đặt từ trong câu, đặt câu trong đoạn, đoạn trong văn bản, xác định các nguyên tố chi phối, giải thích rõ tại sao như vậy?) - Hết sức hạn chế diễn giảng, thuyết minh giải thích. Cần coi phát vấn đàm thoại và thực hành vận dụng là hình thức chủ đạo trong dạy- học tiếng. Khi dạy bài “Hành động nói”, giáo viên gắn nguyên tắc hướng hoạt động vào giao tiếp bằng cách đưa ra một tình huống như sau: “Tan học, về nhà, gặp bố mẹ, em sẽ nói gì?” Với tình huống đó, giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận và đưa ra các phương án trả lời bằng các lời nói cụ thể, chẳng hạn: HS1: - Con chào bố mẹ ạ! HS2: - Bố mẹ đang làm gì đấy ạ? HS3: - A! Hôm nay bố mẹ được nghỉ ạ? Thông qua các cách giải quyết tình huống của học sinh, giáo viên yêu cầu các học sinh khác phân tích, nhận xét, đánh giá từng cách giải quyết. Chẳng hạn: - Cách 1 đã thực hiện hành động chào bằng một hành động nói chào. - Cách 2 thực hiện hành động chào bằng một hành động nói hỏi (không chân thực). - Cách 3 thực hiện hành động chào bằng một hành động nói hỏi (không chân thực) nhằm bày tỏ sự ngạc nhiên, thích thú. Với cách tạo ra các tình huống giao tiếp như vậy, học sinh sẽ phải “nhập vai” vào các nhân vật giao tiếp và do đó sẽ kích thích các em chủ động tham gia vào quá trình học tập. Sau khi giải quyết tình huống này, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ trong SGK Ngữ văn 8, tập 2 (đoạn văn trích từ văn bản Thạch Sanh). Nguyên tắc thứ ba là chú ý tới trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh. Vốn tiếng Việt của học sinh được hình thành từ rất nhiều nguồn, gắn liền với môi trường sống và giao tiếp của các em. Vì vậy, nó vừa không đồng đều ở mọi đối tượng học sinh lại vừa phức tạp ngay trong tự thân. Nó không chỉ có những yếu tố tích cực mà còn có cả yếu tố tiêu cực về sự hình thành và sự dụng trong giao tiếp. Chú ý trình độ tiếng Việt của học sinh chính là điều tra, phân loại nắm vững các đặc điểm vốn tiếng Việt của các em để trên cơ sở đó đề ra những phương pháp thích hợp nhằm ý thức hoá, tích cực hoá, bổ sung hoàn thiện vốn kinh nghiệm tiếng Việt của học sinh. Nguyên tắc này được thể hiện bằng những yêu cầu sau: - Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học bằng các hoạt động tìm ngữ liệu, quan sát phân tích, khái quát tổng hợp rút ra kinh nghiệm và qui tắc. - Nắm vững kỹ năng trình độ, vốn kinh nghiệm ngôn ngữ của học sinh để điều chỉnh nội dung, phương pháp thích hợp. 2 - Hệ thống hoá vốn kinh nghiệm tiếng Việt của từng đối tượng học sinh để có thể phát huy những kinh nghiệm tích cực, đồng thời hạn chế và loại bỏ dần những kinh nghiệm tiêu cực qua những uốn nắn kịp thời. Ví dụ: Dạy bài “Từ mượn” Ngữ văn 6, tập 1, giáo viên thực hiện các thao tác phát huy tính tích cực của học sinh để nắm bắt trình độ, vốn từ mượn của học sinh. Cụ thể giúp học sinh: - Thống kê các từ Hán Việt có trong các văn bản (hoặc chỉ định một số đoạn) văn chương đã học hoặc sưu tầm được, sau đó giáo viên sẽ chọn ra một nhóm từ Hán Việt mà hầu hết học sinh đều đã nhận diện được để làm ngữ liệu cho bài dạy của mình (tận dụng vốn sẵn có của học sinh). - Thống kê các từ thuần Việt. - Thống kê các từ gốc Hán . Sau khi học sinh hoàn thành công việc chuẩn bị trên, thì về cơ bản, các em đã có một “ấn tượng ban đầu” về kiến thức của bài học; giáo viên (tất nhiên phải có chuẩn bị ngữ liệu và các phương án dạy học của mình) sẽ hoàn tất nốt công đoạn “dạy cái chưa biết cho người đã biết” không đến nỗi quá khó khăn. Nguyên tắc thứ tư là so sánh và hướng tới hai dạng nói và viết. Đảm bảo nguyên tắc này trước hết phải làm cho học sinh thấy được và ý thức về những sự khác nhau cơ bản giữa dạng nói và dạng viết, không nên “Nói như viết và viết như nói”. Đối với học sinh tiểu học, việc chiếm lĩnh ngôn ngữ tiếng Việt đi từ dạng nói đến dạng viết ( Điều này được thể hiện trong qui trình dạy tập làm văn ở bậc tiểu học: Tìm hiểu bài- Tập làm văn miệng – Tập làm văn viết ) . Còn đối với học sinh THCS, không nhất thiết dạng nói phải đi trước dạng viết nhưng nhất thiết không bỏ qua dạng nói và phải luôn luôn nhận thức đúng về mối quan hệ hữu cơ của việc rèn luyện hai dạng lời nói này. Trong thực tế giảng dạy THCS, ta thấy ở mỗi bài dạy – học tiếng dạng nói được thể hiện ngay ở việc trả lời các câu hỏi , còn dạng viết được thể hiện ở việc làm các bài tập như đặt từ trong câu, đặt câu trong đoạn , đặt đoạn trong bài văn và viết một bài văn hoàn chỉnh. Nguyên tắc thứ năm là đảm bảo mối quan hệ hữu cơ giữa dạy học tri thức và rèn luyện kỹ năng. Các tri thức và kỹ năng trong tổ chức dạy học thể hiện một cách rõ nhất qua các đề mục trong chương trình và sách giáo khoa. Vì vậy bất cứ lớp nào, việc tổ chức dạy học cũng cần đảm bảo được tính thống nhất hữu cơ của việc dạy học tri thức và rèn luyện các kỹ năng thuộc đề mục đã được trình bày để nghe, đọc, nói, viết. Các tri thức và kỹ năng đưa ra dạy học đã được chương trình tính toán cho từng lớp và từng giai đoạn. Vì vậy việc đảm bảo nguyên tắc này giúp thực hiện tốt nguyên tắc tích hợp giữa các đề mục trong từng lớp. Việc trình bày các nội dung tri thức và kỹ năng hợp thành mỗi đề mục để qui định các lĩnh vực phải cho học sinh thực hành. Thí dụ : Khi dạy học mục “ Hành động nói” ở lớp 8thì nên hiểu nội dung mục này quy định phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp nói, viết, rèn kỹ năng thực hiện hành động theo mục đích giao tiếp như : hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúcrồi sau đó mới hình thành nên khái niệm “Hành động nói” và các kiểu câu chức năng phù hợp với hành động nói (Như động nói trực tiếp, động nói gián tiếp ). Chẳng hạn đối với tình huống “hỏi”: - Ngôi nhà kia cao mấy tầng? (hỏi - động nói trực tiếp) - Ngôi nhà kia mà cao ư? (phủ định- động nói gián tiếp) - Mẹ chẳng yêu con thì yêu ai? (khẳng định- động nói gián tiếp) - Anh thấy con bé có giỏi không? (khen ngợi- động nói gián tiếp) - Em có thể cho anh một cơ hội được không? (cầu khiến- động nói gián tiếp) Để thực hiện nguyên tắc này, giáo viên phải có tri thức về giao tiếp, về hành động ngôn ngữ, trên cơ sở đó hướng dẫn học sinh thực hành rèn kỹ năng rồi sau đó mới tổng hợp thành khái niệm. Trên đây là năm nguyên tắc đặc thù dạy học tếng Việt. Trong thực tế, khi soạn giáo án cũng như khi thực hiện bài giảng trên lớp, dù có ý thức hay không có ý thức, giáo viên đã cụ thể hoá tinh thần của các nguyên tắc thành từng lời giảng, từng thao tác xác lập kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành thái độ cho học sinh. Vì vậy, trước khi soạn giáo án, nếu mỗi giáo viên bớt chút thời gian xem lại năm nguyên tắc dạy học Tiếng Việt thì chắc chắn điều đó sẽ tạo hiệu quả cao trong dạy- học tiếng Việt.
Tài liệu đính kèm: