Nội dung chương trình ôn thi vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 20010 – 2011 môn Ngữ văn

Nội dung chương trình ôn thi vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 20010 – 2011 môn Ngữ văn

Bài 1: Ôn tập chung về phân môn Tiếng Việt

I. Từ:

1. Từ loại: (Chủ yếu khai thác nội dung)

a. *Danh từ: Loại từ chỉ người, vật, hiện tượng, sự kiện

 Danh từ có hai bộ phận chính: danh từ riêng và danh từ chung.

 Chức vụ ngữ pháp quan trọng nhất: làm CN trong câu. DT làm VN khi kết hợp với từ là. Nhóm từ bổ nghĩa cho DT gọi là định ngữ

 (GV lấy các ví dụ cụ thể về danh từ và chức vụ ngữ pháp của DT)

 * Cụm danh từ: tổ hợp nhiiều từ có danh từ làm thành tố chính

 VD: Những học sinh lớp 9

 Lom khom dưới núi tiều vài chú

b. * Động từ: Từ chỉ hành động, trạng thái nói chung

 ĐT thường kết hợp với: hãy, đừng, chớ ở phía trước

 Chức vụ ngữ pháp quan trọng nhất: làm VN trong câu

 Nhóm từ bổ nghĩa cho ĐT gọi là bổ ngữ

 (GV lấy các ví dụ cụ thể về động từ và chức vụ ngữ pháp của ĐT)

 * Cụm động từ: Tổ hợp từ có động từ làm thành tố chính

 VD: Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

c. * Tính từ: Từ chỉ tính chất của sự vật, của hoạt động, trạng thái

 Chức vụ ngữ pháp quan trọng nhất: làm VN trong câu

 Nhóm từ bổ nghĩa cho TT gọi là bổ ngữ

 (GV lấy các ví dụ cụ thể về tính từ và chức vụ ngữ pháp của TT)

 * Cụm tính từ: Tổ hợp từ có tính từ làm thành tố chính

 

doc 19 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung chương trình ôn thi vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 20010 – 2011 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI
VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 20010 – 2011
Môn: ngữ văn
Bài 1: Ôn tập chung về phân môn Tiếng Việt
I. Từ:
1. Từ loại: (Chủ yếu khai thác nội dung)
a. *Danh từ: Loại từ chỉ người, vật, hiện tượng, sự kiện
	 Danh từ có hai bộ phận chính: danh từ riêng và danh từ chung.
	 Chức vụ ngữ pháp quan trọng nhất: làm CN trong câu. DT làm VN khi kết hợp với từ là. Nhóm từ bổ nghĩa cho DT gọi là định ngữ
	 (GV lấy các ví dụ cụ thể về danh từ và chức vụ ngữ pháp của DT)
 * Cụm danh từ: tổ hợp nhiiều từ có danh từ làm thành tố chính
	 VD: Những học sinh lớp 9
	 Lom khom dưới núi tiều vài chú
b. * Động từ: Từ chỉ hành động, trạng thái nói chung
	 ĐT thường kết hợp với: hãy, đừng, chớ ở phía trước
	 Chức vụ ngữ pháp quan trọng nhất: làm VN trong câu
	 Nhóm từ bổ nghĩa cho ĐT gọi là bổ ngữ
	(GV lấy các ví dụ cụ thể về động từ và chức vụ ngữ pháp của ĐT)
 * Cụm động từ: Tổ hợp từ có động từ làm thành tố chính
	VD: Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
c. * Tính từ: Từ chỉ tính chất của sự vật, của hoạt động, trạng thái
	 Chức vụ ngữ pháp quan trọng nhất: làm VN trong câu
	Nhóm từ bổ nghĩa cho TT gọi là bổ ngữ
	 (GV lấy các ví dụ cụ thể về tính từ và chức vụ ngữ pháp của TT)
 * Cụm tính từ: Tổ hợp từ có tính từ làm thành tố chính
2. Các phép tu từ phổ biến (từ xét về các phép tu từ) 
a. So sánh:
	- Nêu 4 bộ phận thực hiện phép so sánh (vế được so sánh; vế so sánh; cơ sở so sánh; từ dùng để so sánh) có thể 1 trong bố yếu tố trên bị ẩn (Lấy VD)
	- Dấu hiệu nhận biết: thông qua từ so sánh: như, là, bằng
	- Tác dụng: làm hình ảnh sự vật giàu giá trị biểu cảm, trở nên cụ thể, gần gũi
b. Nhân hóa: 
c. Ẩn dụ: vế được so sánh ẩn đi, chỉ còn vế so sánh
	 Muốn hiểu ẩn dụ phải đặt trong văn cảnh và suy ngẫm để tìm sự liên quan
	VD: Phân tích hình ảnh mặt trời ẩn dụ (Bác Hồ, em Akay, mặt trời chân lý=> điểm tương đồng với mặt trời: ánh sáng niềm tin, hi vọng)
d. Tương phản, chơi chữ
đ. Điệp ngữ
3. Sự phát triển từ vựng:
II. Câu
1. Câu phức có vế câu làm CN, VN (VD)
2. Biện pháp tu từ về câu
3. Các phương châm hội thoại
4. Thuật ngữ
5. Các thành phần biệt lập
6. Nghĩa tường minh, hàm ý
III. Luyện tập:
1. Phân tích giá trị biểu đạt của ngôn từ trong đoạn thơ sau:
“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 .Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
( Quê hương – Tế Hanh)
2. Chỉ và phân tích biện pháp tu từ được dùng trong đoạn trích:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy đâu
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu
 Lòng chàng, ý thiếp ai sầu hơn ai”
 (Chinh phụ ngâm khúc)
3. Chỉ và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
“ Người về chiếc bóng năm canh
 Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”
 ( Nguyễn Du – Truyện Kiều”
4. Chỉ và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau ?
“ Nhà ai mới nhỉ, tường vôi mới
Thơm phức mùi tôm, nặng mấy nong
Ngồn ngộn sân phơi, khoai dát nắng
Giếng vườn ai vậy, nước khơi trong”
(Tố Hữu)
5. Chỉ và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
“Cơm ngày hai bữa dọn bên hè
Mâm gỗ, muôi dừa, đũa mộc tre
Gạo đỏ, cà thâm, vừng giã mặn
chè xanh hãm đặc nướ vàng hoe”
(Bữa cơm quê - Đoàn Văn Cừ)
 HƯỚNG DẪN
1. 	- Hình ảnh so sánh, nhân hóa: Chiếc thuyền/tuấn mã; cánh buồm/ mảnh hồn làng=> phù hợp có sức gợi hình, gợi cảm, biểu tượng.
	- Sử dụng hệ thống từ ngữ giàu giá trị gợi cảm, tạo thành trường nghĩa làm rõ hình ảnh trung tâm: chiếc thuyền dũng mãnh đầy sức sống(hăng, phăng, vượt, rướn)
	- Trình bày thành bài văn rõ ràng, đủ nội dung, bố cục
2.	- Chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ: Thấy – thấy; ngàn dâu – ngàn dâu
	- Phân tích giá trị biểu đạt: nhấn mạnh, gây ấn tượng, gợi cảm xúc về trùng điệp, kéo dài, mênh mông: nhấn mạnh sự xa cách buồn nhớ. 
3.	- Chỉ ra biện pháp tu từ tương phản:
Trong hai câu: Người về/kẻ đi
Trong từng câu: Chiếc bóng/năm canh; Muôn dặm/ một mình
- Giá trị: chia đều thương nhớ, xa cách, cô quạnh giữa hai con người đáng thương trongcảnh biệt li.
4. 	- Chỉ ra biện pháp tu từ đảo trật tự cú pháp: Thơm phức mùi tôm (VN trước CN) nặng mấy nong (VN trước CN) ; ngồn ngộn sân phơi(VN lên trước CN)
	- Nhấn mạnh sự trù phú, đầy đủ, hạnh phúc ấm no của cuộc sống mới ở một vùng quê biển 
5. 	- Chỉ ra biện pháp tu từ liệt kê được sử dung đắc địa trong đoạn thơ
	- Dùng phép liệt kê, tác giả xếp liên tiếp các đồ dùng, món ăn trong bữa cơm của gia đình nông thôn Việt nam => Thể hiện nếp sống bình di, mộc mạc từ ngàn đời nay của dân quê, sự đạm bạc, ấm cúng của người lao động vất vả cùng sự chắt chiu, chịu thương, chịu khó của họ để trân trọng, cảm thông
Bài 2: Ôn tập chung về tác giả, tác phẩm
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả, tác phẩm chính từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
TT
Tác giả
Tác phẩm
Thế kỉ (năm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Lý Thường Kiệt
Trần Quốc Tuấn
Nguyễn Trãi
Nguyễn Dữ
Phạm Đình Hổ
Ngô gia văn phái
Nguyễn Du
Nguyễn Khuyến
Nguyễn Đình Chiểu
Sông núi nước Nam
Hịch tướng sĩ
Như nước đại Việt (Cáo Bình Ngô)
Truyền kì mạn lục
Vũ trung tùy bút
Hoàng Lê nhất thống chí
Truyện Kiều
Thu điếu
Truyện Lục Vân Tiên
XI
XIII (1285)
XIV (1428)
XVI
đầu XIX
Cuối XVIII - XIX
Đầu XIX
Cuối XIX
Nửa sau XIX
2. Tác phẩm truyện ngắn, kịch từ sau 1945 đến nay
TT
Tác giả
Năm sinh(mất)
Tác phẩm
Năm sáng tác
1
2
3
4
5
6
7
Nguyễn Huy Tưởng
Kim Lân
Nguyễn Thành Long
Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Quang Sáng
Lưu Quang Vũ
Lê Minh Khuê
(1912 – 1960)
1920
(1925 – 1991)
(1930 – 1989)
1932
(1948 – 1988)
1949
Bắc Sơn (kịch)
Làng
Lặng lẽ Sa Pa
Bến quê
Chiếc lược Ngà
Tôi và chúng ta (kịch)
Những ngôi sao xa xôi
1946
1948
1970
1985
1966
Đầu thập niên 80
1971
3. Thơ Việt Nam từ sau 1945 đến nay
TT
Tác giả
Năm sinh(mất)
Tác phẩm
Năm sáng tác
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Huy Cận
Chính Hữu
Chế Lan Viên
Viễn Phương
Thanh Hải
Bằng Việt
Phạm Tiến Duật
Nguyễn Khoa Điềm
Hữu Thỉnh
Nguyễn Duy
Y Phương
1919 – 2005
1926
1920 1989
1930 – 1980
1928
1941
1941 – 2007
1942
1943
1948
1948
Đoàn thuyền đánh cá
Đồng chí
Con cò
Viếng lăng Bác
Mùa xuân nho nhỏ
Bếp lửa
Bài thơ về TĐXKK
Khúc hát ru những
Sang thu
Ánh trăng
Nói với con
1958
1948
1962
1976
1980
1963
1969
1971
1977
1978
(1945 – 1985)
4. Văn học nước ngoài
TT
Tác giả (nước)
Năm sinh(mất)
Tác phẩm
Năm sáng tác
Thể loại
1
2
3
4
5
6
7
Đe-ni-ơn Đi- phô (Anh)
H – Ten (Pháp)
Guy đơ Mô-pa-xăng (Pháp)
R. Ta –go (Ấn Độ)
Mác-xim Go-rơ-ki (Nga)
Giắc lân-đơn (Mỹ)
Lỗ Tấn (Trung Quốc)
1660 – 1731
1828 - 1893
1850 - 1893
1861 - 1941
1868 – 1936
1876 - 1916
1881 – 1936
Rô-bin-xơn ngoài
Chó sói và cừu
Bố của Xi-mông
Mây và sóng
Những đứa trẻ
Con chó Bấc
Cố hương
1719
1853
Thế kỉ XX
1909
1913 – 1914
1903
1923
Tiểu thuyết
Nghị luận
Truyện ngắn
Thơ
Tiểu thuyết
Tiểu thuyết
Truyện ngắn
5. Văn bản nhật dụng ( Tác phẩm, năm sáng tác, tác giả) HS tự lập bảng thống kê.
6. Tóm tắt các truyện trong chương trình lớp 9 (8 tác phẩm). Mỗi tác phẩm bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đén 7 câu văn (Người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên và 5 truyện ngắn hiện đại)
7. Viết bài giới thiệu về tác giả.
(Tên tác giả), tên thật, năm sinh(mất), quê quán
Hoàn cảnh lịch sử (thời đại, giai đọan trưởng thành)
Phong cách và đề tài sáng tác, tác phẩm chính
Danh hiệu (giải thưởng)
* Phụ lục: - Các tác giả Việt Nam được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Trãi (1980) Nguyễn Du (1965) Hồ Chí Minh (1990)
 - Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996: Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Huy Tưởng (Truy tặng). Năm 2000: Chính Hữu, Nguyễn Minh Châu (truy tặng), Lưu Quang Vũ (Truy tặng)
II. Một số dạng đề trắc nghiệm:
Chú ý giới thiệu 3 dạng chính
1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (cho nhiều phương án, HS chỉ được chọn 1 phương án đúng nhất)
2. Trắc nghiệm câu ghép đôi: ghép nối tác giả - tác phẩm; tác giả - năm sinh; tác phẩm – năm sáng tác; sắp xếp trình tự xuất hiện tác giả, tác phẩm (theo thời gian)
3. Trắc nghiệm điền khuyết: điền những thông tin còn khuyết về năm sinh, quê quán, tác phẩm, năm sáng tác, giải thưởng
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN
( Thời gian làm bài 120 phút)
_____________________________________________________
A. Trắc nghiệm
1.(0,25đ) Sắp xếp các tác giả theo trình tự xuất hiện trong tiến trình văn học Việt Nam
Nguyễn Du; Nguyễn Duy; Nguyễn Dữ; Kim Lân; Trần Quốc Tuấn, Chế Lan Viên.
2.(1,0 đ) Điền những thông tin còn khuyết vào chỗ (..) 
Nguyễn Duy, tên khai sinh là ..(1), sinh năm ..(2), quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc ..(3). Năm 1966 Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng thông tin, tham gia chiấn đấu ở nhiều chiến trường. Tập thơ ..(4) đã được tặng giải A của hội nhà văn Việt nam năm 1984.
3. Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm
a. Sáng tác vào thời gian: .(0,25đ)
A. Trong kháng chiến chống Pháp; 	B. Trong kháng chiến chống Mỹ
b. Bài thơ cómấy khúc ru. (0,25đ)
A. Một; 	 B. Hai; 	 C. Ba; 	D. Bốn
c. Hình ảnh “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” mang ý nghĩa: (0,25đ)
A. Nhân Hóa; 	B. Hoán dụ; 	 C. ẩn dụ. 	 D.So sánh
B. Tự luận:
Câu 1. (2,0đ) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) giới thiệu về thi hào ấn Độ – R.Ta –go
Câu 2. (2,0 đ) “ Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
 Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình”
 (Ca dao)
Theo em hàm ý trong câu ca dao trên là gì? Giải thích bằng một đoạn văn ngắn.
Câu 3. (4,0 đ) Cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
Bài 3: nghị luận về tư tưởng đạo lí
I. Chữa đề số 1 (45’)
A. Trắc nghiệm
 1. (0,25 điểm): Trần Quốc Tuấn; Nguyễn Dữ; Nguyễn Du; Kim Lân Chế Lan Viên); Nguyễn Duy
 2. Điền đúng mỗi vị trí cho 0,25 điểm
(1) Nguyễn Duy Nhuệ; (2) 1948; (3) P. Đông Vệ-TP Thanh Hóa; (4) ánh trăng
 3. Chọn đúng mỗi ý cho 0,25 điểm
a. B 	b. C 	c. C
B. Tự luận
Câu 1. Giới thiệu về nhà thơ R. Ta-go cần làm rõ các ý
- R. Ta-go (1861 – 1941), sinh ở Can-cút-ta bang Ben-gan của ấn Độ, trong 
mộtc. (0,25điểm)
- Ông làm thơ từ rất sớm. Là nhà thơ hiện đại lớn nhất ấn Độ. (0,25điểm)
- Ông tham gia các hoạt động chính trị, xã hội được nhân dân nhiều nước mến mộ Tập thơ Dâng của ông được giải thưởng Nô-ben về văn học (1913) (0,5điểm)
- Nêu nội dung, phong cách thơ của R.Ta go, tác phẩm trích học. (0,5điểm)
- Đánh giá về Ta go trong văn hóa ấn Độ (0,5điểm)
Câu 2. - Câu ca dao dùng cách nói quá, đưa ra những hiện tượng không bao giờ có làm điều kiện cho cuộc hôn nhân. Chạch không bao giờ đẻ ngọn đa và sáo không bao giờ đẻ ngọn đa (1,25điểm)
Hàm ý: câu ca dao như một lời thề: không bao giờ lấy người ấy. (0,75điểm)
Câu 3. Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục (0,5điểm)
*Nội dung có thể gốm những ý sau:
- Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những hình ảnh, hiện tượngthể hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu.
+ Cảm nhận về hương ổi
+ Cảm nhận về làn sương chùng ... ọ thích làm đẹp cho cuộc sống của mình.
+ Họ có tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm và gắn bó với nhau.
- Mỗi người có nét cá tính riêng dù rất gắn bó với nhau:
+ Nhân vật Thao:
+ Nhân vật Nho:
*Nhân vật Phương Định (dựa vào đề 6)
Đề 10: * TB: Cần làm nổi bật được những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật:
- Nêu hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên:
+ Quê Lào Cai, tình nguyện lên sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, giữa mây mù và gió thổi. Thiên nhiên, thời tiết có phần khắc nghiệt.
+ Làm công tác khí tượng thuỷ văn – một công việc có phần nhàm chán
+ Làm việc một mình suốt bốn năm liền, phải chống chọi với sự cô đơn.
-> Đây là hoàn cảnh ssống không mấy thuận lợi, buồn tẻ đối với tuổi thanh niên
- Là người yêu và say mê với công việc
+ Suy nghĩ về công việc rất đẹp: thấy được công việc có ích cho cuộc đời, coi công việc là niềm vui, là bạn nên một mình không cảm thấy cô đơn, cách nghĩ về công việc rất mơ mộng.
+ Hành động: hi sinh hạnh phúc, cuộc sống riêng tư vì công việc, làm việc nghiêm túc, khoa học, chính xác, tỉ mỉ. Cách làm việc nghiêm túc ngấm cả vào nếp sống hàng ngày.
- Sống giản dị khiêm tốn
+ Cách nghĩ về cuộc sống bản thân mình và những người ở mảnh đất Sa Pa rất giản dị
+ Ca ngợi mọi người, từ chối không muốn ông họa sĩ vẽ
+ Kể về chiến công, đóng góp một cách khiêm nhường.
- Chủ động gắn mình với cuộc đời hồn nhiên, cởi mở
+ Sống một mình trên đỉnh núi cao, nhưng biết rất rõ mọi người xung quanh (vợ bác lái xe, ông kĩ sư nông nghiệp và anh cán bộ nghiên cứu sét)
+ Chủ động hòa mình với cuộc đời: sống ngăn nắp, đọc sách, nuôi gà, trồng hoa
- Cuộc sống đẹp, tâm hồn đẹp đẽ của anh thanh niên làm ta trân trọng, khâm phục và buộc ta phải suy nghĩ lại cách sống của bản thân
+ Cách sống của người thanh niên có lí tưởng, biết hi sinh cho nhân dân, đát nước
+ Tiêu biểu cho thế hệ trẻ việt nam trong thập niên 70 của thế kỉ XX (D/C)
Bài 6: nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
I. Cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
* Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, tác giả, thời điểm sáng tác và ý kiến đánh giá sơ bộ của mình về đoạn thơ, bài thơ.
VD.1 Hữu Thỉnh viết “Sang thu” năm 1977. Bài thơ thể hiện sự cảm nhận tinh tế của một con người từng trải trong thời khắc giao mùa.
 2. Nếu như cả bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải sáng tác 1980 là khúc ca về mùa xuân thì khổ thơ đầu “Mọc giữa. tôi đưa tay tôi hứng” là bức tranh tươi đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất trời.
*Thân bài: Phân tích đan xen giữa nội dung và nghệ thuật để làm rõ nộidung
(Phân tích từ ngữ, hình ảnh để làm nổi bật sự cảm nhận, giá trị nghệ thuật của tác phẩm)
II. Thực hành một số đề văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
Đề 11: Phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” trong truyện Kiều của Nguyễn Du.
Đề 12: Hình ảnh người mẹ trong “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm.
Đề 13: Phân tích bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên
Đề 14: Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ qua bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
 HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ
Đề 11: 
*MB:
*TB: - Đoạn trích mở đầu bằng khung cảnh rất đặc trưng của mùa xuân: bầu trời rực rỡ ánh sáng, trên cao từng đàn én liệng nhịp nhàng. Hình ảnh “con én đưa thoi” vừa gợi sự trôi chảy của thời gian, vừa gợi không gian.
	- Hình ảnh mùa xuân hiện lên thật đẹp: “cỏ non  bông hoa” mang thần thái của mùa xuân.
+ Không gian mênh mông trải rộng tới chân trời, bức tranh xuân có nền xanh tươi trong sáng, cành lê trắng điểm xuyết tạo nên sự mới mẻ, tinh khôi, thanh khiết, đầy sức sống.
+ Sự cảm nhận tinh tế, cảnh đẹp mùa xuân hòa hợp với lòng người, cuộc sống con người: “Thanh minh.như nêm”
- Cảnh lễ hội tưng bừng náo nhiệt, tiết thanh minh sắc trời trong trẻo, người đi viếng thăm sửa sang phần mộ người đã khuất (lễ), thanh minh còn là dịp hội ngộ của tuổi thanh xuân (Hội). Mùa xuân đông vui, náo nức, mùa vui bao trùm cả 
không gian.
- Cuộc vui nào cũng đến hồi kết thúc. Ngày tàn dần. Mặt trời chênh chếch phía tây. Cùng với hoàng hôn của cảnh vật, lòng người cũng đang chìm trong cảm xúc bâng khuâng khó tả. “Tà tà bắc ngang”
+ Cảnh vẫn đẹp, vẫn nên thơ, nhưng đã thiếu vắng đi rất nhiều hơi thở của con người. Cuộc du xuân tưng bừng náo nức giờ đã chìm dần váo cô tịch.
+ Các từ láy: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ, vừa tả cảnh vật, vừa gợi cảm giác nuối tiếc về ngày vui đã trôi qua.
Đề 12:
*TB: 
- Khúc hát ru có ba đoạn lời ru. Những lời ru miêu tả công việc mẹ đang làm: cảnh mẹ địu em Cu Tai và những lời mẹ ru cùng với những khát vọng về tương lai của con, của quê hương đát nước.
- Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh người mẹ đang gánh vác những công việc rất khó khăn, vất vả: “Mẹ giã gạo  nhấp nhô làm gối”
Và “ Mẹ đang tỉa bắp .thì nhỏ” 
Cao cả hơn : “Mẹ đang chuyển lán  giành trận cuối”
-> Lúc ở nhà giã gạo nuôi quân, lúc lên núi tỉa bắp lấy lương thực chống đói, trong chiến dịch lớn thì trực tiếp tham gia trận cuối. Mọi công việc của mẹ đều vì sự nghiệp cánh mạng. Tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần kháng chiến chống Mỹ là động lực, là sức mạnh để mẹ vượt qua mọi nhiệm vụ.
- Dù trong hoàn cảnh nào mẹ vẫn chăm bẵm đứa con yêu thương.
+ Trong hoàn cảnh nào, công việc nào em Cu Tai vẫn ngon giấc trên lưng mẹ.
	“Mồ hôi tim hát thành lời”
 Hay: “Em ngủ ngoan  nằm trên lưng”
+ Hình ảnh thơ thấm đượm tình mẫu tử. Trong công việc em Cu Tai vẫn ngủ ngon trên lưng mẹ bằng lời ru của trái tim.
+ Hình ảnh mặt trời ẩn dụ: nhấn mạnh em Cu tai là ánh sáng, niềm tin, động lực của mẹ.
- Lời ru của mẹ về giấc mơ của con:
+ Lời ru của mẹ với con
 	“Con mơ.lún sân”
	“Con mơ.Ka lưi”
	“Con mơ.người tự do”
+ mẹ mong ước: công việc lao động và chiến đấu đạt được kết quả mong muốn, mong muốn cho Cu Tai có một tương lai, một cuộc sống tốt đẹp của đát nước tự do. Tình yêu nước và tình thương con có sự thống nhất.
+ Điệp ngữ “ Con mơ cho mẹ” khẳng định ý nghĩa của cuộc đời, khát vọng của mẹ duy nhất là tương lai tốt đẹp của con.
Đề 13:
*TB:
- Hình tượng bao trùm bài thơ là hình tượng con cò được khai thác từ ca dao truyền thống. Trong ca dao con cò được dùng với nhiều ý nghĩa ẩn dụ. Con cò là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ với nhiều nhọc nhằn vất vả nhưng giàu đức tính tốt đẹp và niểm vui cuộc sống. “Con cò” của Chế Lan Viên tập trung xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò thể hiện tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
- Mở đầu bài thơ là hình ảnh con cò quen thuộc trong ca dao: hình ảnh đồng quê thanh bình yên ả, lời hát ru quen thuộc, cánh cò của những chuân chuyên vất vả để từ đó liên tưởng đến cuộc sống của con thơ: “Con có mẹ, con ăn với lại ngủ”
+ Sự đan xen liên tưởng: cò lặn lội một mình nguy hiểm, con có bàn tay mẹ che chắn ẵm bồng, lớn lên trong màu trắng cánh cò yêu thương của mẹ.
+ Âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru tạo nên sự thanh bình trong cuộc sống của con
- Cánh cò từ lời ru đã đi vào tiềm thức tuổi thơ, trở nên gần gũi thân thiết.
+ Hình ảnh con cò được xây dựng bằng sự liên tưởng phong phú, gợi lên ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của mẹ.
	“Con ngủ yên thì có cũng ngủ
	Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi”
-> Cánh cò trở thành bạn đồng hành của con người từ lúc ấu thơ đến trưởng thành
	“Cánh cò trắng lại bay hoài không ngủ
	Trước hiên nhà
	Và trong hơi mát câu văn”
- Hình ảnh cao nhất của con cò trong bài thơ là ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng của người mẹ lúc nào cũng ở bên con.
	“Dù ở gần . Vẫn mãi yêu con”
+ Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ khái quát một quy luật tình cảm có ý nghĩa rộng lớn, sâu sắc.
	“Con dù lớn theo con”
+ Từ cảm xúc, mở ra suy tưởng khái quát thành triết lý. Phần cuối của bài thơ trở lại với âm hưởng lời ru và đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời hát ru.
- Bài thơ sử dụng thể thơ tự do tạo nên sự linh hoạt trong khả năng sử dụng tình điệu, cảm xúc. Giọng thơ thể hiện sự suy ngẫm, triết lí mang tính phát hiện mới mẻ từ những giá trị truyền thống.
Đề 14: (Dựa vào đáp án phần tự luận đề 16 – tài liệu ôn tập Ngữ văn)
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3 MÔN: NGỮ VĂN
( Thời gian làm bài 120 phút)
_____________________________________________________
Câu1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.
(Nam Cao – Lão Hạc)
a. Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau bằng phép nào là chủ yếu. Biểu hiện của phép liên kết ấy trong đoạn văn.
b. Những từ ngữ nào trong đoạn văn cùng trường từ vựng. Đặt tên cho trường từ vựng đó.
Câu2: (2,0 điểm) 
Phương châm hội thoại nào đã được thực hiện trong cuộc hội thoại sau. Biện pháp tu từ nào đã giúp thực hiện phương châm hội thoại đó.
Bà lão láng giềng lật đật chạy sang:
Bác trai đã khá rồi chứ?
Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
	 (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
Câu 3: (2.0 điểm) “Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
Những biện pháp tu từ nào được dùng trong bài ca dao trên?
Viết đoạn văn khoảng 8 câu diễn tả cách hiểu của em về lời nhắn gửi trong bài ca dao trên.
Câu 4: (4,0 điểm)
	Viết một bài văn ngắn phân tích nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Bài 7: nghị luận về đoạn thơ, bài thơ (Tiếp)
I. Chữa đề số 3 (45’)
Câu 1: (2,0điểm)
 a. Đoạn văn chủ yếu liên kết bằng phép lặp: từ “lão” được xuất hiện ở các câu 1, 3 và 4 (0,75điểm)
	 b. Trong đoạn văn có các trường từ vựng:
- Chỉ bộ phận cơ thể: đầu, mặt, mắt, miệng. (0,75điểm)
- Chỉ hoạt động: co rúm, xô lại, ép, ngọeo, mếu, khóc. (0,75điểm)
Câu 2: (2,0điểm)
- Trong đoạn hội thoại, phương châm lịch sự đã được thực hiện: (0,5điểm)
bà lão láng giềng gọi anh Dậu là “bác trai”, hỏi thăm sức khỏe bằng từ “khá’. Còn chị Dậu thì “cảm ơn cụ” (0,5điểm)
- Cách xưng hô tự nhiên mà ấm áp tình người. (0,5điểm)
- Phương châm lịch sự được thực hiện bằng lối nói giảm, nói tránh (0,5điểm)
Câu 3: (2,0 điểm)
a. Những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao:
- So sánh: Mồ hôi thánh thót như mưa. (0,5điểm)
- Nói quá (0,5điểm)
b. Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) với nội dung bào hàm ý nhắc nhở người đọc: người nông dân vô cùng vất vả, hãy biết cảm thông, trân trọng công sức của họ. (1,0điểm)
 Câu 4: (4,0iểm)
*Bài viết có bố cục chặt chẽ ba phần, diễn đạt lưu loát chặt chẽ (1,0điểm)
*Nội dung cần làm rõ:
- Hoàn cảnh sống và làm việc (0,5điểm)
- Anh là người yêu đời, sống ngăn nắp, khoa học (0,5điểm)
- Anh yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao. (0,5điểm)
- Anh sống cởi mở nhưng khiêm tốn (0,5điểm)
* Các ý nêu lên cần phải có dẫn chứng cụ thể (1,0điểm)
II. Thực hành một số đề văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docnoi_dung_chuong_trinh_on_thi_vao_lop_10_trung_hoc_pho_thong.doc