I/ Đọc hiểu văn bản
A. VĂN BẢN NHẬT DỤNG
1/ Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)
- Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Sử dụng ngôn từ chuẩn mực; chọn lọc chi tiết tiêu biểu kết hợp giữa kể và giải thích, bình luận.
2/ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (G-G Mác két)
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ loài người và sự sống trên trái đất; đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.
- Chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
3/ Tuyên bố của thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
- Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu.
- Bố cục rõ ràng, hợp lí; các ý trong văn bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
NỘI DUNG ÔN TÂP MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học 2009 – 2010 I/ Đọc hiểu văn bản VĂN BẢN NHẬT DỤNG 1/ Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) - Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. - Sử dụng ngôn từ chuẩn mực; chọn lọc chi tiết tiêu biểu kết hợp giữa kể và giải thích, bình luận. 2/ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (G-G Mác két) - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ loài người và sự sống trên trái đất; đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại. - Chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, lập luận chặt chẽ. 3/ Tuyên bố của thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. - Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu. - Bố cục rõ ràng, hợp lí; các ý trong văn bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. B. TRUYỆN VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 1/ Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ) - Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận đầy oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến và khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. - Nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình 2/ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tuỳ bút - Phạm Đình Hổ) - Phản ánh đời sống xấu xa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh. - Ghi chép thoải mái, tự nhiên, những chi tiết, hiện tượng chân thực, miêu tả tỉ mỉ mà không nhàm chán, xen kẽ lời bình ngắn gọn mà đầy cảm xúc, đôi lúc rất kín đáo của tác giả càng tăng thêm sức hấp dẫn. 3/ Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi 14 (trích) (Ngô gia văn phái) - Tái hiện hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, Sự thảm hại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của bọn vua quan phản dân, hại nước. - Lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động. . C. TRUYỆN THƠ TRUNG ĐẠI VIÊT NAM 1/ Truyện kiều (Nguyễn Du) - Truyện Kiều là truyện thơ Nôm được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kĩ XIX., dựa theo Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Truyện Kiều lúc đầu có tên là Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột). Tuy có nguồn gốc từ một tác phẩm văn học Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du vô cùng to lớn, mang ý nghĩa quyết định sự thành công của tác phẩm. - Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm, gồm 3254 câu thơ lục bát, chia làm 3 phần: (1) Gặp gỡ và đính ước (câu 1 – câu 566); (2) Gia biến và lưu lạc (câu 567 – câu 2972); (3) Đoàn tụ (câu 2973 – câu 3254). - Truyện Kiều là một kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc. 2/ Chị em Thuý Kiều (trích Truyện Kiều) - Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp ngươì tài hoa bạc mệnh - Sử dụng bút pháp ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp con người, khắc hoạ rõ nét chân dung chị em Thuý Kiều 3/ Cảnh ngày xuân ( trích Truỵện Kiều) - Là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng - Tài năng sử dụng từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình 4/ Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) - Tác giả bộc lộ thái độ khinh bỉ và căm phẩn đối với bản chất xấu xa của bọn buôn thịt bán người và tố cáo thế lực đồng tiền. - Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật qua diện mạo, cử chỉ 5/ Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) - Miêu tả tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều - Khắc hoạ tâm trạng nhân vật qua nghệ thuật độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. 6/ Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga (tríchTuyện Lục Vân Tiên) - Thể hiện khác vọng cứu đời, giúp người của Nguyễn Đình Chiểu và khắc hoạ những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên (tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài), Kiều Nguyệt Nga (hiền hậu nết na) 7/ Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu ) - Miêu tả sự đối lập giữa thiện với ác, giữa nhân cách cao thượng và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động. - Ngôn ngữ giàu cảm xúc, khoáng đạt, bình dị, dân dã mang đậm sắc thái Nam Bộ D. THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM SAU 1945 1/ Đồng chí (Chính Hữu) - Thể hiện tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở của những người cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu; đậm chất tự nhiên, bình dị mà sâu sắc, góp phần tạo nên vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng - Hình ảnh ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. 2/ Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật). - Khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn thời chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểmvà luôn giữ vững ý chí giải phóng miền Nam. - Đưa vào thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuốc sống chiến trường. Ngôn ngữ, giọng điệu thơ tự nhiên khoẻ khoắn, giàu tính khẩu ngữ. 3/ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận). - Bài thơ khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động ; qua đó bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. - Xây dựng hình ảnh bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú. Âm hưởng bài thơ khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan. 4/ Bếp lửa (Bằng Việt) - Gợi lại những kỷ niệm xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng, biết ơn của người cháu đối với bà và gia đình, quê hương, đất nước. - Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa hư, mang ý nghĩa biểu tượng; kết hợp miêu tả với biểu cảm, tự sự và bình luận ; giọng thơ hợp với cảm xúc, hồi tưởng và suy ngẩm. 5/Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm) - Bài thơ thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của người mẹ Tà-ôi, miền Tây Thừa Thiên. - Giọng thơ ngọt ngào trìu mến, tha thiết. 6/ Ánh trăng (Nguyễn Duy) - Bài thơ như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị. Nó có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân cần, thuỷ chung cùng quá khứ. - Bài thơ như câu chuyện riêng, có sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình, giọng tâm tình, tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm. 7/ Con cò (Chế Lan Viên) - Khai thác hình tượng con cò trong câu hát ru, bài thơ “Con cò”của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người. - Bài thơ thành công trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy nghĩ sâu sắc 8/ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) - Là tiến lòng tha thiết, yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “Mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của đất nước. - Bài thơ viết theo thể thơ năm tiếng, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị gợi cảm, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo. 9/ Viếng lăng Bác(Viễn Phương) - Bài thơ “Viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. - Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc. 10/ Sang thu (Hữu Thỉnh) - Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng và rõ rệt. Sự chuển biến nầy được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài “Sang thu” 11/ Nói với con (Y Phương) Bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức biểu cảm, bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc. Bài thơ còn giúp cho ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của người dân miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý thức vươn lên trong cuộc sống. E. TRUYỆN VIỆT NAM SAU 1945 1/ Làng (trích- Kim Lân) - Thông qua nhân vật ông Hai, truyện ngắn Làng đã thể hiên chân thực, sâu sắc và cảm động về tình yêu làng quê, và về lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư. - Tác giả thành công trong việc xây dựng tình huống, miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật. 2/ Lặng lẽ Sa Pa (trích- Nguyễn Thành Long) - Khắc hoạ hình ảnh người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của công việc thầm lặng. - Xây dựng tình huống hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên, kết hợp giữa tự sự trữ tình và bình luận 3/ Chiếc lược ngà (trích- Nguyễn Quang Sáng) - Thể hiện chân thật cảm động về tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. - Thành công nổi bật về nghệ thuật của truyện ngắn: xây dựng tình huống bất ngờ tự nhiên, hợp lý; miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật, nhất là nhân vật trẻ con. 4/Bến quê (Nguyễn Minh Châu) - “Bến quê” chứa đựng những suy ngẩm, trải nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời. Truyện nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng những vẻ đẹp bình dị, gần gũi của gia đình và quê hương. - Truyện được trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật - Hấp dẫn nhờ tình huồng trớ trêu, nghịch lí. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng , 5/ Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) - Ca ngợi tâm hồn trong sáng, mơ mộng, hồn nhiên, lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ, hi sinh nhưng dũng cảm của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ. - Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính. - Cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh dộng, trẻ trung. Thành công nhất là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật F/ TRUYỆN NƯỚC NGOÀI 1/ Cố hương (trích- Lỗ Tấn) Thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “Tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm 2/ Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu – Mác-xim Go-rơ-ki) Bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với truyện cổ tích. Mác-xim Go-rơ-ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ. 3/ Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (trích Rô-bin-xơn Cru-xô)(Đe-ni-ơn Đi-phô) Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang miêu tả cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật. 4/ Bố của Xi-mông (trích)(Guy đơ Mô-pa-xăng) Qua tác phẩm Bố của Xi-mông, nhà văn muốn nhắc nhở mọi người về lòng yêu thương con người, sự thông cảm với những nổi ... phát triển của từ vựng Tiếng Việt là cách phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ là: Phương thức ẩn dụ vàphương thức hoán dụ. Có hai cách phát triển số lượng của từ: Tạo từ mới dể làm tăng thêm vốn từ Mượn từ ngữ của nước ngoài 8/ Trau dồi vốn từ Rèn luyện để nắm đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc quan trọng để trau dồi vốn từ . Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ. 9/Tổng kết từ vựng TT Đơn vị kiến thức Khái niệm 1 Từ đơn Là từ chỉ gồm có một tiếng 2 Từ phức Là từ gồm hai hay nhiều tiếng 3 Từ ghép Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa 4 Từ láy Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng 5 Thành ngữ Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh (tương đương như một từ) 6 Nghĩa của từ Là nội dung (sự vật, tính chất mà, hoạt động, quan hệ ý) mà từ biểu thị 7 Từ nhiều nghĩa Là từ mang những ý nghĩa sắc thái khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa 8 Hiện tượng chuyển nghĩa của từ Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc à nghĩa chuyển 9 Từ đồng âm Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau 10 Từ đồng nghĩa Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau 11 Từ trái nghĩa Là những từ có nghĩa trái ngược nhau 12 Cấp độ khái quát nghĩa của từ Là nghiã của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác (nghĩa rộng, nghĩa hẹp). 13 Trường từ vựng Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa 14 Sự phát triển của từ vựng Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển của từ vựng Tiếng Việt là cách phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng 15 Từ mượn Là những từ vay mượn từ tiếng nước ngoài để biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà tiếngViệt chưa có từ thích hợp để diễn đạt 16 Từ Hán Việt Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt 17 Thuật ngữ Là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong văn bản các văn bản khoa học, công nghệ. 18 Biệt ngữ xã hội Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. 19 Trau dồi vồn từ - Rèn luyện để nắm đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc quan trọng để trau dồi vốn từ . - Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ. 20 Từ tượng hình Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật 21 Từ tượng thanh Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người 22 So sánh Là đối chiếu sự vật, sự viêc này với sự việc sự ,sự việc có nét tương đồng, để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt 23 Nhân hoá Là gọi hoặc tả con vật, cây cối , đồ vậtbằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên sinh động 24 Ẩn dụ Là gọi tên sự vật, sự viêc này bằng tên sự việc sự ,sự việc có nét tương đồng, để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt 25 Hoán dụ Là gọi tên sự vật, sự viêc này bằng tên sự việc sự ,sự việc có nét gần gũi, dể làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt 26 Nói quá Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 27 Nói giảm, nói tránh Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục thiếu lịch sự. 28 Điệp ngữ Là biện pháp lặp lại từng ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. 29 Chơi chữ Là lợi dụng đặc sắc về âm và nghĩa của từ ngữ để tạo cho sắc thái dí dỏm, hài hướclàm cho câu văn hấp dẫn và thú vị. 10/Khởi ngữ Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với 11/Các thành phần biệt lập Thành phần tình thái được để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói. Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. 12/Liên kết câu, đoạn văn Về nội dung, các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề); các đoạn văn, các câu văn phải sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gíc) Về hình thức, các câu các doạn văn có thể hiện được liên kết với nhau bằng một số biện pháp như: phép lặp từ ngữ, phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng, phép thế, phép nối 13/Nghĩa tường minh - nghĩa hàm ý Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Điều kiện để sử dụng hàm ý: người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói; người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. 14/ Tổng kết ngữ pháp LUYỆN TẬP 1/ Lược thoại sau đây có tuân thủ phương châm về chất hay không? a)Chồng: Bọn trẻ ở đâu rồi em ? - Vợ: Chúng đang ở trên lầu hoặc ở sau thì phải. Em mãi làm nên không để ý. b) A : Xe tôi hỏng buri B : Tới ngã tư cách đây vài trăm mét có của hàng bán phụ tùng xe máy. 2/Những trường hợp sau có tuân thủ phương châm hội thoại không? Vi phạm phương châm hội thoại nào? a) A: Anh có biết nhà anh Đông ở đâu không? B: Nhà anh ấy ở trung tâm giảng võ - Đàn bà là đàn bà Chiến tranh là chiến tranh 3/ Những câu tục ngữ nào khuyên chúng ta trong giao tiếp nên dùng những từ ngữ lịch sử, nhã nhặn 4/ Em hãy cho biết, vì sao trong thực tế giao tiếp, có những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại ? 5/ Phép tu từ nào liên quan đến phương châm lịch sử? nêu ví dụ 6/ Viết một đoạn văn tự sự trong đó nhân vật thay đổi cách xưng hô với cùng đối tượng và gạch dưới từ xưng hô đó. 7/ Viết một đoạn văn có lời dẫn trực tiếp và chuyển sang lời dẫn gián tiếp. 8/ Tìm những câu thơ đã học có vận dụng thành ngữ 9/ Viết một đoạn văn có trường từ vựng “Bóng đá” 10/Làm thế nào để phát triển vốn từ tiếng Việt ? 11/ Nhận xét về cách dùng từ của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân 12/ Em hãy cho biết : Thế nào là từ láy và nghĩa của từ láy 13/ Phân tích các biện pháp tu từ trong các câu thơ sau: a/ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm b/ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng c/ Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào triệu Tử mở vòng Đương Dương d/ Cái đuôi em quẩy trăng vàng choé Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long . e/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da g/ Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá TẬP LÀM VĂN 9 HỌC KỲ I 1/ Sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức hò vè, diễn ca.. Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc. 2/Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật gây ấn tượng. 3/ Tóm tắt văn bản tự sự: Là cách trình bày giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó. Văn bản tóm tắt phải được nêu một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và các sự việc chính phù hợp với văn bản tóm tắt. 4/ Miêu tả trong văn bản tự sự: Trong văn bản tự sự, cần phải miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật, sự việc. Việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm sinh động. 5/ Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động. Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm nhân vật, cũng có thể miêu tả gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ trang phụccủa nhân vật. 6/ Nghị luận trong văn bản tự sự: Trong văn bản tự sự, để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. 7/ Đối thoai , độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. Đối thoại : là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai người hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoai được thể hiện bằng cách gạch đầu dòng ở lời trao và lời đáp. (Mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng) Độc thoại: là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong trí tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phải có gạch đầu dòng; còn khi không nói thành lời thì không có dấu gạch đầu dòng. Trường hợp sau là độc thoại nội tâm. 8/ Người kể chuyện trong văn bản tự sự Trong văn bản tự sự, hình thức kể chuyện thường theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”), ngôi thứ ba(thường xưng tên nhân vật). Ngoài ra còn có hình thức người kể giấu mình nhưng có mắt khắp nơi trong văn bản. LUYỆN TẬP 1/ Vận dụng yếu tố nhân hoá, thuyết minh về cái quạt. 2/ Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam. 3/ Thuyết minh về một nhà văn hay một nhà thơ mà em từng được học. 4/ Thuyết minh về một bài thơ hay một truyện ngắn mà em đã được học. 5/ Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử ở quê hương em. 6/ Thuyết minh về chuối ở làng quê 7/ Thuyết minh về con vật mà em yêu thích. 9/ Đã có lần em được cùng bố,mẹ(hoặc anh, chị) đi tảo mộ trong ngày thanh minh. Hãy viết bài văn kể lại buôi tảo mộ đáng nhớ đó. 10/ Kể lại giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân xa cách lâu ngày. 11/ Đóng vai là anh thanh niên kể lai cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh với bác lái xe ông hoạ sĩ và cô kĩ sư trong truyện Lặng lẽ Sa Pa 12/ Kể lại cuộc gặp gỡ với chú bộ đội nhân Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12. 13/ Nhân Ngày 20/11, kể cho bạn mình nghe về kỉ niệm đáng nhớ giữa mình với thầy cô giáo cũ. 14/ Kể một câu chuyện thú vị về một sự vật hay một đồ vật nào đó
Tài liệu đính kèm: