Ôn luyện và Bồi dưỡng môn học Ngữ văn 9 Vào THPT - Năm học: 2008 - 2009

Ôn luyện và Bồi dưỡng môn học Ngữ văn 9 Vào THPT - Năm học: 2008 - 2009

ôn luyện và Bồi dưỡng ngữ văn 9 Vào THPT

Năm học : 2008 - 2009

ôn luyện các đề Phần Tự luận

 Câu 3. Bài làm văn

 Vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên – vũ trụ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.

 Gợi ý:

 A. Phần thân bài

 1. Bức tranh thiên nhiên trong ài thơ: đẹp, rộng lớn, lộng lẫy.

 * Cảm hứng vũ trụ đã mang đến cho bài thơ những hình ảnh thiên nhiên hoành tráng.

 - Cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh bình minh được đặt ở vị rí mở đầu, kết thúc bài thơ vẽ ra không gian rộng lớn mà thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ.

 - Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: không phải là con thuyền mà là đoàn thuyền tấp nập.

 Con thuyền không nhỏ bé mà kì vĩ, hoà nhập với thiên nhiên, vũ trụ.

 - Vẻ đẹp rực rỡ của các loại cá, sự giàu có lộng lẫy. Trí tưởng tượng của nhà thơ đã chắp cánh cho hiện thực, làm giàu thêm, đẹp thêmvẻ đẹp của biển khơi.

 2. Người lao động giữa thiên nhiên cao đẹp

 * Con người không nhỏ bé trước thiên nhiên mà ngược lại, đầy sức mạnh và hoà hợp với thiên nhiên.

 - Con người ra khơi với niềm vui trong câu hát.

 - Con người ra khơi với ước mơ trong công việc.

 - Con người cảm nhận được vẻ đẹp của biển, biết ơn biển

 - Người lao động vất vả nhưng tìm thấy niềm vui, phấn khở trước thắng lợi.

 Hình ảnh ngời lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn cho thấy niềm vui phơi phới của họ trong cuộc sống mới. Thiên nhiên và con ngời phóng khoáng, lớn lao. Tình yêu cuộc sống mới của nhà thơ được gửi gắm trong những hình ảnh thơ lãng mạn đó.

 

doc 54 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn luyện và Bồi dưỡng môn học Ngữ văn 9 Vào THPT - Năm học: 2008 - 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn luyện và Bồi dưỡng ngữ văn 9 Vào THPT 
Năm học : 2008 - 2009
ôn luyện các đề Phần Tự luận
 Câu 3. Bài làm văn
 Vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên – vũ trụ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
 Gợi ý: 
 A. Phần thân bài
 1. Bức tranh thiên nhiên trong ài thơ: đẹp, rộng lớn, lộng lẫy.
 * Cảm hứng vũ trụ đã mang đến cho bài thơ những hình ảnh thiên nhiên hoành tráng.
 - Cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh bình minh được đặt ở vị rí mở đầu, kết thúc bài thơ vẽ ra không gian rộng lớn mà thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ.
 - Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: không phải là con thuyền mà là đoàn thuyền tấp nập.
 Con thuyền không nhỏ bé mà kì vĩ, hoà nhập với thiên nhiên, vũ trụ.
 - Vẻ đẹp rực rỡ của các loại cá, sự giàu có lộng lẫy. Trí tưởng tượng của nhà thơ đã chắp cánh cho hiện thực, làm giàu thêm, đẹp thêmvẻ đẹp của biển khơi.
 2. Người lao động giữa thiên nhiên cao đẹp
 * Con người không nhỏ bé trước thiên nhiên mà ngược lại, đầy sức mạnh và hoà hợp với thiên nhiên.
 - Con người ra khơi với niềm vui trong câu hát.
 - Con người ra khơi với ước mơ trong công việc.
 - Con người cảm nhận được vẻ đẹp của biển, biết ơn biển
 - Người lao động vất vả nhưng tìm thấy niềm vui, phấn khở trước thắng lợi.
 Hình ảnh ngời lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn cho thấy niềm vui phơi phới của họ trong cuộc sống mới. Thiên nhiên và con ngời phóng khoáng, lớn lao. Tình yêu cuộc sống mới của nhà thơ được gửi gắm trong những hình ảnh thơ lãng mạn đó.
 B. Về hình thức:
 - Bố cục bài chặt chẽ. Biết xây dựng luận điểm khi phân tích tác phẩm thơ.
 - Diễn đạt ý mạch lạc, có cảm xúc. Bài 1 
 Câu 1. Đoạn văn
 Cảm nhận của em trước bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ đầu đoạn trích: “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du)
 Gợi ý:
 a. Yêu cầu về nội dung:
 - Cần làm rõ 4 câu thơ dầu của đoạn trích"Cảnh ngày xuân" là một bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân.
 + Hai câu thơ đầu gợi không gian và thời gian – Mùa xuân thấm thoắt trôi mau. Không gian tràn ngập vẻ đẹp của mùa xuân, rộng lớn, bát ngát.
 + Hai câu thơ sau tập trung miêu tả làm nổi bật lên vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi giàu sức sống, nhẹ nhàng thanh khiết và có hồn qua: đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời cảnh vật
 - Tâm hồn con người vui tươi, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn hồn nhiên.
 - Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm gợi tả.
 b. Yêu cầu vê hình thức :
 - Trình bày thành văn bản ngắn. Biết sử dụng các thao tác biểu cảm để làm rõ nội dung.
 - Câu văn mạch lạc, có cảm xúc.
 - Không mắc các lỗi câu, chính tả, ngữ pháp thông thường (gọi chung là lỗi diễn đạt)
 Câu 2.
 Truyện ngắn làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
 Dựa vào đoạn trích trong Ngữ văn 9, tập một, để trình bày ý kiến của em.
 Gợi ý :
I/ Tìm hiểu đề :
 - Đề yêu cầu phân tích một nhận xét : Những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái tình cảm có tính chất chung được nhà văn biểu hiện rất sinh động cụ thể trong nhân vật ông Hai. Vì thế cần phân tích tình yêu làng thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai.
 - Nhưng truyện thuộc loại có cốt truyện tâm lí, nhân vật ít hành động, chủ yếu biểu hiện nhân vật qua các tình huống bên trong nội tâm nhân vật. Do đó phải phân tích kĩ diễn iến tâm trạng ông Hai trong tình huống nghe tin làng theo giặc. Từ đó làm nổi rõ đặc điểm tính cách yêu làng, yêu nước của nhân vật.
 - Do yêu cầu của đề, cách viết nên có sự phân tích chung, rồi đi sâu vào nhân vật ông Hai, sau đó nhấn mạnh và khẳng điịnh sự gắn bó giữa tình yêu làng có tính truyền thống với những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong sự giác ngộ cách mạng.
 - Dựa vào đoạn trích là chủ yếu, nhưng để phân tích được trọn vẹn, có thể trình bày lướt qua về nhân vật ở những đoạn khác.
II/ Dàn bài chi tiết 
 A- Mở bài:
 - Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân
 - Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
 B- Thân bài
 1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.
 2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.
 a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.
 - Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.
 - Cái làng đó với người nồn dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.
 b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.
 - Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá”; rồi ông lo “cái chòi gác, những đường hầm bí mật,” đã xong chưa?
 - Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bìh luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.
 c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.
 - Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.
 - Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.
 - Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Khong khí nặng nề bao trùm cả nhà.
 - Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.
 - Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:
 + Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.
 + Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.
+ Qua đó, ta thấy rõ:
Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc).
Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
 d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.
 - Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.
 - Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.
 3. Nhân vạt ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.
 - Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
 - Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
 Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.
 C- Kết bài:
 - Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường.
 - Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý.
_________________________________________________________
 Bài 2 
 Câu 1. Đoạn văn
 Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, hãy phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu ở khổ thơ:
Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về.
 (Sang thu – Hữu Thỉnh)
 Gợi ý :
 1. Về hình thức:
 - Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 8 câu, có thể dùng đoạn diễn dịch, quy nạp hoặc tổng hợp – phân tích – tổng hợp.
 - Đoạn văn diễn đạt mạch lạc, tự nhiên, không mắc lỗi về diễn đạt.
 2. Về nội dung:
 - Phân tích để thấy biến chuyển trong không gian được nà thơ cảm nhận tinh tế qua hương ổi chín đậm, nồng nàn phả vào gió se, lan toả trong không gian và qua nàn sương mỏng “chùng chình” chuyển động chầm chậm, nhẹ nhàng đầu ngõ, đường thôn.
 - Trạng thái cảm giác về mùa thu đến của nhà thơ được diễn tả qua các từ “Bỗng” – “hình như” mở đầu và kết thúc khổ thơ, đó là sự ngạc nhiên thú vị như còn chưa tin hẳn.
 Câu 2. Đoạn văn
 Cho câu thơ sau:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”
 .....
 a. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
 b. Đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào và ai là người sáng tác?
 c. Từ ... ay chu đáo khi mẹ qua đời)
 - Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương còn được thể hiện ngay cả khi nàng sống cuộc sống của một cung nữ dưới thuỷ cung.
 + Sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh
 + Một mực thương nhớ chồng con nhưng không thể trở về vì đã nặng ơn nghĩa đối với Linh Phi
 Ta thấy, Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng qua từng trang truyện, từ đó khắc hoạ thành công hình tượng nhân vật người phụ nữ với đầy đủ những phẩm chất đẹp.
 b. Câu chuyện còn đề cao triết lí nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết thúc có hậu giống như rất nhiều những câu chuyện cổ tích Việt Nam.
 - Với đặc trưng riêng của thể loại truyện truyền kì, Nguyễn dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. VN đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống khác bình yên và tốt đẹp hơn ở chón thuỷ cung. Qua đó có thể thấy rõ ước mơ của người xưa (cũng là của tác giả) về một xã hội công bằng, tốt đẹp mà ở đó, con người sống và đối xử với nhau bằng lòng nhân ái, ở đó nhân phẩm của con người được tôn trọng đúng mức. Oan thì phải được giải, người hiền lành lương thiện như Vũ Nương phải được hưởng hạnh phúc.
 ? Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm
 1.3 Giá trị nghệ thuật:
 - Đây là một tác phẩm được viết theo lối truyện truyền kì tính chất truyền kì được thể hiện qua kết cấu hai phần:
 + Vũ nương ở trần gian
 + Vũ Nương ở thuỷ cung
 Với kết câu hai phần này, tác giả đã khắc hoạ được một cách hoàn thiên vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương.
 Mặt khác, cũng như kết cấu của truyện cổ tích Tấm Cám Kết câu hai phần ở “Chuyện người con gái Nam Xương” đã góp phần thể hiện khát vọng về lẽ công bằng trong cuộc đời (ở hiền gặp lành). Tuy nhiên, nếu cô Tấm sau những lần hoá thân đã được trở về vị trí hoàng hậu, sống hạnh phúc trọn đời thì Vũ nương lại chỉ thoáng hiện về rồi vĩnh viễn biến mất.
 - Chất hoang đường kì ảo cuối truyện hình như cũng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán đối với hiện thực: dù oan đã được giải nhưng người đã chết thì không thể sống lại được Do đó, bài học giáo dục đối với những kẻ như Trương Sinh càng thêm sâu sắc hơn. Ngoài ra còn phải kể đến nghệ thuật tạo tính kịch trong câu chuyện mà yếu tố thắt nút và gỡ nút của tấn kịch ấy chỉ là câu nói của một đứa trẻ 3 tuổi (Bé Đản). Qua đó thể hiện sự bất công vô lí đối với người phụ nữ trong xã hội ấy.
 III/ Thực hành luyện tập
 Đề bài
 Giá trị nhân đạo trong “chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
I/ Tìm hiểu đề
 - Đề yêu cầu phân tích một giá trị nội dung của tác phẩm – giá trị nhân đạo. Giá trị nhân đạo thể hiện trong tác phẩm văn chương còn gọi là giá trị nhân văn.
 - Văn học trung đại Việt Nam thường biểu hiện tiếng nói nhân văn ở sự trân trọng mọi phẩm giá con người, đồng tình thông cảm với khát vọng của con người, đồng cảm với số phận bi kịch của con người và lên án những thế lực bạo tàn chà đạp lên con người
 - Dựa vào những điều cơ bản trên,người viết soi chiếu và “Chuyện người con gái Nam Xương” để phân tích những biểu hiện cụ thể về nội dung nhân văn trong tác phẩm. Từ đó đánh giá những đóng góp của Nguyễn Dữ vào tiếng nói nhân văn của văn học thời đại ông.
 - Tuy cần dựa vào số phận bi thương của nhân vật Vũ Nương để khai thác vấn đề, nhưng nội dung bài viết phải rộng hơn bài phân tích nhân vật, do đó cách trình bày phân tích cũng khác.
II/ Dàn bài chi tiết
 A- Mở bài:
 - Từ thế kỉ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng, vấn đề số phận con người trở thành mối quan tâm của văn chương, tiếng nói nhân văn trong các tác phẩm văn chươngngày càng phát triển phong phú và sâu sắc.
 - “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ là một trong số đó. Trong 20 thiên truyện của tập truyền kì, “chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Dữ.
 B- Thân bài:
 1. Tác giả hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người qua vẻ đẹp của Vũ Nương, một phụ nữ bình dân
 - Vũ Nương là con nhà nghèo (“thiếp vốn con nhà khó”), đó là cái nhìn người khá đặc biệt của tư tưởng nhân văn Nguyễn Dữ.
 - Nàng có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: thuỳ mị, nết na. Đối với chồng rất mực dịu dàng, đằm thắm thuỷ chung; đối với mẹ chồng rất mực hiếu thảo, hết lòng phụ dưỡng; đói với con rất mực yêu thương.
 - Đặc biệt, một biểu hiện rõ nhất về cảm hứng nhân văn, nàng là nhân vật để tác giả thể hiện khát vọng về con người, về hạnh phúc gia đình, tình yêu đôi lứa:
 + Nàng luôn vun vén cho hạnh phúc gia đình.
 + Khi chia tay chồng đi lính, không mong chồng lập công hiển hách để được “ấn phong hầu”, nàng chỉ mong chồng bình yên trở về.
 + Lời thanh minh với chồng khi bị nghi oan cũg thể hiện rõ khát vọng đó: “Thiếp sở dĩ nương tựa và chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất”
 Tóm lại : dưới ánh sáng của tư tưởng nhân vănđã xuất hiện nhiều trong văn chương, Nguyễn Dữ mới có thể xây dựng một nhân vật phụ nữ bình dân mang đầy đủ vẻ đẹp của con người. Nhân văn là đại diện cho tiếng nói nhân văn của tác giả.
 2. Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương bao nhiêu thì càng đau đớn trước bi kịch cuộc đời của nàng bấy nhiêu.
 - Đau đớn vì nàng có đầy đủ phẩm chất đáng quý và lòng tha thiết hạnh phúc gia đình, tận tuỵ vun đắp cho hạnh phúc đó lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng:
 + Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một nguyên cớ rất vu vơ (Người chồng chỉ dựa vào câu nói ngây thơ của đứa trẻ đã khăng khăng kết tội vợ).
 + Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ; hàng xóm rõ nỗi oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng “Nay đã bình rơi trâm gãy, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, cái én lìa đàn,” mà người chồng vẫn không động lòng.
 + Con người ttrong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan khuất
 à Bi kịch đời nàng là tấn bi kịch cho cái đẹp bị chà đạp nát tan, phũ phàng.
 3. Nhưng với tấm lòng yêu thương con người, tác giả không để cho con người trong sáng cao đẹp như nàng đã chết oan khuất.
 - Mượn yếu tố kì ảo của thể loại truyền kì, diễn tả Vũ Nương trở về để được rửa sạch nỗi oan giữa thanh thiên bạch nhật, với vè đẹp còn lộng lẫy hơn xưa.
 - Nhưng Vũ Nương được tái tạo khác với các nàng tiên siêu thực : nàng vẫn khát vọng hạnh phúc trần thế (ngậm ngùi, tiếc nuối, chua xót khi nói lời vĩnh biệt “thiếp chẳng thể về với nhân gian được nữa”.
 - Hạnh phúc vẫn chỉ là ước mơ, hiện thực vẫn quá đau đớn (hạnh phúc gia đình tan vỡ, không gì hàn gắn được).
 4. Với niềm xót thương sâu sắc đó, tác giả lên án những thế lkực tàn ác chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người.
 - XHPK với những hủ tục phi lí (trọng nam khinh nữ, đạo tòng phu,) gây bao nhiêu bất công. Hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu.
 - Thế lực đồg tiền bạc ác (Trương Sinh con nhà hào phú, một lúc bỏ ra 100 lạng vàng để cưới Vũ Nương). Thời này đạo lí đã suy vi, đồng tiền đã làm đen bạc tình nghĩa con người.
 à Nguyễn Dữ tái tạo truyện cổ Vợ chàng Trương, cho nó mạng dáng dấp của thời đại ông, XHPKVN thế kỉ XVI.
 C- Kết bài:
 - “Chuyện người con gái Nam Xương” là một thiên truyền kì giàu tính nhân văn. Truyện tiêu biểu cho sáng tạo của Nguyễn Dữ về số phận đầy tính bi kịch của người phị nữ trong chế độ phong kiến.
- Tác giả thấu hiểu nỗi đau thương của họ và có tài biểu hiện bi kịch đó khá sâu sắc.
___________________________________________________________
chị em thuý kiều
(Trích triuyện kiều - nguyễn du)
 A. Giới thiệu
 1. “Chị em Thuý Kiều” là đoạn trích ở phần mở đầu “truyện Kiều”, giới thiệu gia cảnh nhà Vương viên ngoại. 
 Nguyễn Du dành 24 câu thơ để nói về chị em Thuý Kiều, Thuý Vân.
 2. Đoan thơ gồm 3 phần :
 + 4 câu đầu : giới thiệu chung về hai chị em Thuý Kiều
 + 4 câu tiếp : gợi tả vẻ đẹp thuý Vân
 + 16 câu còn lại : gợi tả vẻ đẹp Thuý Kiều
 Kết cấu như thế là chặt chẽ, thể hiện cách miêu tả nhân vật tinh tế của Nguyễn Du: từ ấn tượng chung về vẻ đẹp hai chị em, nhà thơ gợi tả vẻ đẹp Thuý Vân làm nền để cực tả vẻ đẹp của Thuý Kiều
 B. Hướng dẫn tiếp cận văn bản
 Đoan trích “Chị em Thuý Kiều” trong Truyện Kiều đã gợi tả được vẻ dẹp đặc sắc của hai cô con gái nhà họ Vương. Vẻ đẹp chung của chị em Thuý Kiều cũng như vẻ đẹp của từng người được Nguyễn du khắc học một cách rõ nét bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
 Trước hết Nguyễn du giới thiệu vẻ dẹp chung về hai chị em trong gia đình:
Đầu hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân.
 Tiếp đến, tác giả giới thiệu một cách khái quát nét đẹp chung và riêng của hai chị em:
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một một vẻ mười phân vẹn mười.
 Bằng bút pháp so sánh ước lệ, vẻ đẹp về hình dáng (Mai cốt cách) và vẻ đẹp về tâm hồn( tuyết tinh thần) của hai chị em được tôn lên đến độ hoàn mĩ. Cả hai đều đẹp mười phân vẹn mười. Trong cái đẹp chung ấy có cái dẹp riêng của từng người – Mỗi người một vẻ. Trừ câu đầu, cả ba câu sau mỗi câu được chia làm hai vế gợi cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của môic người. Bốn câu thơ đầu là bức tranh nền để từ đó tác giả dẫn người đọc lần lượt chiêm ngưỡng sắc đẹp của từng người.
 Bốn câu tiếp theo tác giả đặc tả nhan sắc Thuý Vân – Một con người phúc hậu, đoan trang. Nàng có vẻ đẹp cao sang quý phái trang trọng khác vời. Vốn là bút pháp nghệ thuật ước lệ truyền thống nhưng vẻ đẹp của Thuý vân lại hiện lên một cách cụ thể : Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang – Hoa cười ngọc thốt đoan trang – Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Từ khuôn măt, nét ngài, tiếng cười, giọng nói, mái tóc, làn da đều được so sánh với trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết. Thé là vẻ đẹp của Thuý Vân cứ dần được bộc lộ theo thủ pháp ẩn dụ, nhân hoá tài tình của tác giả. Vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
 Nếu như Thuý Vân được mô tả với vẻ đẹp hoàn hảo thì vẻ đẹp của Thuý Kiều còn vượt lên trên cái hoàn hảo ấy. Kiều càng sắc sảo mặn mà. Đây là một thủ pháp nghệ thuật của văn chương cổ. Từ cái đẹp của Thuý Vân, Nguyễn Du chỉ cần giới thiệu một câu : Kiều càng sắc sảo mặnmà, thế là vẻ đẹp của Thuý Kiều đã vượt lên trên vẻ đẹp của Thuý Vân (sắc sảo) và tâm hồn (mặ nmà). Tả Vân trước, tả Kêuf sau đó là cách tác giả mượn Vân để tả Kiều. Qua vẻ đẹp của Vân mà người đọc hình dung ra vể đẹp của Kiều.
ở Vân trác giả không hề tả đôi mắt, còn ở Kiều tác giả lại đặc tả đôi mắt. Vẫn là nghệ thuật ước lệ tượng trưng, đôi mắt của Kiều được so sánh với : Lần thu thuỷ, nét xuân sơn. Cái sắc ảo mặn mà của đôi mắt chính là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn. Với đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, thiên nhiên sẵn sàng thua và nhường còn vẻ đẹp của Kiều làm cho thiên nhiên
________________________________________________
ôn luyện &bồi dỡng ngữ văn 9 vào THPT
Năm học : 2007 - 2008
 Chuyên đề 
Tu từ từ vựng Tiếng Việt
Bài 1: So sánh
 I/ Củng cố, mở rộng và nâng cao
II/ bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi Duong NangCao VAN 2009-2010.doc