Ôn Nghị luận xã hội lớp 9

Ôn Nghị luận xã hội lớp 9

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

1. Khái niệm: NL về 1 sự việc, hiện tượng trong đời sống XH là bàn về 1 sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với XH, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

- Y/c về nội dung của bài NL này là phải nêu rõ được sự việc hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ , ý kiến nhận định của người viết.

- Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc; có LĐ rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động.

2. Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

- Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một SV, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.

- Dàn bài chung:

+ MB: Giới thiệu SV, hiện tượng có vấn đề.

+ TB: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.

+ KB: KL, khẳng định, phủ định, lời khuyên.

- Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.

 

doc 21 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 962Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn Nghị luận xã hội lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghị luận xã hội
1. Khái niệm: NL về 1 sự việc, hiện tượng trong đời sống XH là bàn về 1 sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với XH, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
Y/c về nội dung của bài NL này là phải nêu rõ được sự việc hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ , ý kiến nhận định của người viết.
Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc; có LĐ rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động.
2. Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một SV, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.
Dàn bài chung:
+ MB: Giới thiệu SV, hiện tượng có vấn đề.
+ TB: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.
+ KB: KL, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.
3. Bài tập: 
Đề bài 1 : Giữ gìn môi trường sống sạch đẹp.
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: NL về một sự việc hiện tượng
- VĐNL: Giữ gìn môi trường sống sạch đẹp
-Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về hiện tượng này.
2. Dàn bài
a) Mở bài: (1đ) nờu sự việc, hiện tượng cần bỡnh luận “giữ gỡn mụi trường sống sạch đẹp”. 
b) Thõn bài: (7đ) mụ tả sự việc hiện tượng:
thế nào là sạch đẹp: (1đ)
Một mụi trường sạch: là một mụt trường khụng dơ bẩn.
Một mụi trường đẹp là một mụt trường gõy được cảm xỳc thớch thỳ, gõy được niềm cảm phục cho mọi người.
Nờu cỏc mặt đỳng, lợi của sự việc, hiện tượng, bày tỏ thỏi độ khen đối với sự việc, hiện tượng. (1,5đ)
vấn đề giữ gỡn mụi trường sống sạch đẹp bao gồm:
Phương diện: ăn uống, sinh hoạt, khụng khớ, nước sinh hoạt
Mụi trường gồm những nơi: trong nhà, ngoài phố, trường học, đường xỏ
Lợi ớch: “ nhà sạch thỡ mỏt, bỏt sạch ngon cơm”
Nờu cỏc mặt hại và bày tỏ thỏi độ khen, chờ đối với sự việc, hiện tượng(1,5đ)
Thực trạng mụi trường sống ở đia phương em:
Việc giữ gỡn vệ sinh ở mỗi nhà.
Việc giữ gỡn vệ sinh ở ngoài đường, vỉa hố
Nờu nguyờn nhõn tư tưởng, xó hội sõu sa của sự việc, hiện tượng. (1đ)
Thúi quen tuỳ tiện, chưa được giỏo dục kỹ, thiếu hiểu biết về vệ sinh mụi trường, về bảo vệ sức khoẻ.
Thỏi độ: (2đ)
Theo em cần cú những biện phỏp cụ thể nào để giữ gỡn mụi trường sống sạch đẹp?
Phỏt động phong trào gi ữ gỡn vệ sinh..
Giỏo dục vệ sinh bảo vệ sức khoẻ
Kiểm tra thường xuyờn.
Nhắc nhở, cú hỡnh thức xử phạt
c) Kết luận (1 đ) Nờu ý kiến khỏi quỏt đối với sự việc, hiện tượng.
Yờu cầu về hỡnh thức (1 đ)
Bố cục đủ 3 phần
Làm đỳng thể loại nghị luận
Lập luận chặt chẽ
Hạn chế lỗi về cõu, chớnh tả
Đề 2: Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người.
Tìm hiểu đề:
Kiểu bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
VĐNL: HCM, lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
Yêu cầu: Nêu suy nghĩ của em về Người.
Lập dàn bài:
a)MB: -Có rất nhiều bài hát, bài thơ ca ngợi Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
 - Dân tộc VN tự hào về Bác bới Bác chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
b)TB: 
* HCM, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN
- Từ nhỏ, Người đã chứng kiến cảnh dân tộc lầm than nô lệ trong cảnh mất nước, Người mong mình sẽ làm được việc gì đó có ích cho đất nước, cho nhân dân.
- Người đã quyết tâm đi tìm đường cứu nước, dù chỉ có hai bàn tay trắng.
- Người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể, làm nhiều nghề, nhiều công việc khác nhau,thấu hiểu cuộc sống của những người nghèo trên thế giới.
- Người đã bắt gặp ánh sáng của chủ nghiã Mác-Lê-nin , quyết tâm đưa đất nước theo con đường của chủ nghĩa Mác.
- Người đã sáng lập ra Đảng CSVN, cùng Đảng dẫn đường chỉ lối cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân phong kiến. Dù con đường cách mạng nhiều chông gai, gian khổ, nhưng đã thành công dưới sự dẫn dắt của Người.Người đã trở thành vị chủ tịch nước đầu tiên, thành người cha già, của dân tộc VN, con người ấy chỉ lo cho dân cho nước mà không phút giấy nào lo cho hạnh phúc riêng tư.
Người là Cha, là Bác, là Anh.
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
Người ngồi đó với cây chì đỏ
Vạch đường đi từng phút từng giờ
Có những đêm Người không ngủ , chỉ vì “lo nỗi nước nhà”.
Công lao của Người có thể sánh với non cao biển rộng. 
Minh Huệ cũng viết: Đêm nay....HCM 
*HCM, anh hùng giải phóng dân tộc: Người đã góp phần đưa VN có tên trên bản đồ thế giới, khai sinh ra nước VN DCCH.
- Người đã đào tạo ra các thế hệ thanh niên yêu nước, những chiến sĩ CM không ngại hi sinh gian khổ quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
- Bản thân người cũng là một chiến sĩ vĩ đại, một anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại. Bản thân Người cũng nhiều lần bị tù đày, giam giữ. Nhưng không một nhà lao nào có thể ngăn nổi lòng yêu nước và ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc của Người.
* HCM, danh nhân văn hoá thế giới
Người nói: Ngâm thơ ta vốn không ham.....
Nhưng thơ văn Người lại là thơ văn của một nhà thơ lớn (d/c: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Ca sợi chỉ, thơ trăng...).
Người còn là tấm gương sáng người về quan điểm sống mình vì mọi người.
+ Nếp sống của Bác vô cùng giản dị gần gũi với cuộc sống của nhân dân: bữa ăn chỉ có dưa ghém, cà muối, cháo hoa; mặc quần áo ka ki giản dị, ở nhà sàn, ngôi nhà chỉ có vẻn vẹn vài phòng để tiếp khách và làm việc.Đức tính giản dị khiêm tốn của Bác có sức cảm hoá và thuyết phục mọi người rất lớn.
+ ở Bác hội tụ đủ ba yếu tố cao quý của phẩm giá: Đại trí, đại nhân, đại dũng.
* Bắt nguồn từ lòng yêu nước, với ý chí và nghị lực phi thường, Người đã làm được những việc lớn vô cùng có ý nghĩa với vận mệnh của dân tộc VN.
* Người là niềm tự hào, kiêu hãnh của dân tộc VN và nhân loại toàn thế giới, là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước.Người được tôn vinh là vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại, chiến sĩ hoà bình, danh nhân văn hoá thế giới.
c) KB: - Tên tuổi của Người đem lại vinh quang cho đất nước và dân tộc VN
-Chúng ta cần học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đề 3: Hãy trình bày và nêu suy nghĩ của em về một tấm gương nghèo vượt khó, học giỏi mà em biết.
1.Tìm hiểu đề:
Kiểu bài: Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống
VĐNL: tấm gương nghèo vượt khó, học giỏi
Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về hiện tượng đó.
2.Lập dàn bài
a)MB: Giới thiệu tấm gương nghèo vượt khó học giỏi
- Có biết bao người có điều kiện học tập tốt nhưng lại coi thường việc học của mình, không biết trân trọng điều kiện mà gia đình giành cho. Bên cạnh đó, vẫn có những tấm gương sáng ngời về tinh thần vươn lên trong học tập.
- Những tấm gương sáng ấy tiêu biểu cho ý chí và nghị lực vươn lên của những bạn HS nghèo vượt khó mà tiêu biểu nhất là tấm gương của bạn Nga ở lớp 9C
b)TB:
* Những biểu hiện:
- Nhà Nga nghèo lắm, bố bị ốm đã lâu ngày, mỗi khi trái gió trở trời, bố lại bị đau trong người, cả đêm không ngủ được.
- Mẹ Nga là công nhân đã về hưu, với đồng lương ít ỏi không đủ thuốc thang cho bố Nga, hàng ngày mẹ Nga phải đi chợ bán rau để phụ thêm cho cuộc sống gia đình.
- Nhà Nga có hai chị em, Nga là con lớn, năm nay lên lớp 6, còn cu Tí năm nay mới bốn tuổi, đang đi mẫu giáo.Hàng ngày, mẹ Nga đi chợ từ sáng sớm, Nga dậy sớm học bài, cho em ăn sáng rồi đưa em đi học rồi Nga mới đến lớp.Lúc về Nga lại đi đón em, về nhà nấu cơm, sắc thuốc cho bố. Ngày chủ nhật, Nga lại phụ mẹ đi chợ. Tuy bận rộn và vất vả như vậy nhưng năm nào Nga cũng đạt HS giỏi. Trong lớp, Nga chăm chú nghe thầy cô giảng bài, về nhà , Nga tự mình học là chính, gặp những bài khó, Nga hỏi cô giáo hoặc mượn sách tham khảo về xem, tự mày mò tìm ra cách giải.
* Nguyên nhân khiến Nga học giỏi là gì? Được hỏi trong lễ phát thưởng, Nga mạnh dạn nói: đó là do thương bố mẹ, mong muốn học giỏi để bố mẹ vui lòng. Ngoài ra , Nga còn mong muốn mình học giỏi, sau này thành cô kĩ sư nông nghiệp giúp đỡ thêm cho bố mẹ trong cuộc sống hàng ngày để vơi bớt những khó khăn trong cuộc sống.
* Toàn trường em đã phát động phong trào học tập bạn Nga. Phong trào ấy được các bạn HS trong trường nhiệt tình hưởng ứng.
c)KB:..
- khâm phục trước nghị lực vượt khó cùng khát vọng vươn lên 
- Có ý thức vươn lên .
Đề 4: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
1.Tìm hiểu đề:
Kiểu bài: Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống
VĐNL: Nhiều bạn HS vì mải chơi điện tử mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác
Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về hiện tượng đó.
2.Lập dàn bài
MB: Hiện nay trò chơi điện tử là một món tiêu khiển hấp dẫn với nhiều bạn HS. Nhiều bạn bạn HS đã sa vào trò chơi điện tử khiến cho việc học tập bị sao nhãng và còn phạm nhiều sai lầm khác khiến cho cha mẹ và thầy cô phiền lòng. Nên có thái độ như thế nào về hiện tượng này, chúng ta cầng tìm hiểu.
TB
* Những biểu hiện:
Bỏ học đi chơi điện tử, nói dối cha mẹ. (Nêu dẫn chứng)
Bố mẹ cho tiền đóng học lấy tiền đi chơi.
Trộm tiền của bố mẹ, lấy đồ đạc của cải đi đánh điện tử .
Gia đình không hay biết, đến lúc có giấy báo về nhà mới biết.
* Nguyên nhân:
Đua đòi theo bạn xấu, lâu dần thành quen, thành “nghiện”, cho rằng đó “mốt”.
Không xác định đúng đắn hành vi của mình.
 * Tác hại:
Mải chơi, lười học, sức học xuống cấp, càng lười học hơn.
ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.
Khiến bố mẹ buồn phiền, không làm ăn được.
Một số còn sa vào con đường phạm pháp, đồi truỵ, đến khi hối hận thì đã quá muộn: Bị lâynhiễm bệnh tật hoặc phải vào trại phục hồi nhân phẩm...
* ý kiến: Mỗi người phải biết nhận rõ mặt tích cực, mặt tiêu cực của máy móc thời công nghệ hiện đại, biết sử dụng mặt tốt, có lợi, biết tránh xa các trò tiêu khiển không có lợi.
Tự đặt ra một thời gian biểu và nghiêm túc thực hiện thời gian biểu của mình.
Biết khuyên các bạn không nên sa vào các trò chơi điện tử có hại. 
KB:
Bài học chung cho tất cả mọi người.
Suy nghĩ của bản thân.
Đề5: Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các hiện tượng đó. 
1. Tìm hiểu đề:
 - Kiểu bài: NLvề một sự việc trong đời sống xã hội.
 - VĐNL: Tác hại của chất độc màu da cam và những tấm lòng tình nghĩa.
 - Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về các hiện tượng đó.
2.Lập dàn bài
a) MB : - Chiến tranh đã qua đi, nhưng hậu quả của nó vẫn còn là nỗi đau nhức nhối với con người và đất nước VN . Hàng chục vạn người đ ... u kiện vật chất cụ thể. Có người học phổ thông ở các trường công lập, có người chỉ có điều kiện theo học các lớp bổ túc văn hoá, có người vừa học vừa làm,...
Là khiêm tốn học hỏi ở bạn bè và những người khác 
+ Học trong sách báo
Học những tấm gương người thật việc thật.
Học thầy không tầy học bạn; Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông ( Nguyễn Bá Học).
( Một số tấm gương tự học: Hồ Chí Minh, một số nhà bác học trên thế giới)
Lời khuyên: Người HS cần rèn luyện ý thức tự học, tự rèn luyện để có được những phẩm chất tốt, có thể vượt qua được mọi khó khăn trên đường đòi, trở thành con người có ích cho Tổ quốc
KB: Khẳng định vai trò của tự học và tinh thần tự học: Là một trong những yếu tố giúp con người tiến tới thành công.
- Người HS cần tự học mới mong có được kiến thức và thành công trong cuộc sống.
Đề 8: Hút thuốc lá có hại.
1.Tìm hiểu đề.
Kiểu bài: NL về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
VĐNL: Hút thuốc lá có hại
Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về tình trạng hút thuốc lá trong xã hội hiện nay.
2.Dàn bài:
a).MB.
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người . Làm thế nào để không còn tồn tại khói thuốc lá, dây là một vấn đề hiện nay đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam.
 b) TB:
* Tác hại của việc hút thuốc lá:
Gây tốn kém , lãng phí tiền của.
Gây ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt hút thuốc lá trở thành căn bệnh đe doạ sức khoẻ của tất cả mọi người.
D/c CM: Theo tổ chức t/g (WHO) , thế kỉ XX, có khoảng 100 triệu người trên thế giới chết do hút thuốc lá. Chỉ tính riêng khu vực Tây Thái Bình Dương, thuốc lá được coi là một trong những nguyên nhân gây tử vong chủ yếu, bởi số người nghiện thuốc lá quá cao.WHO cũng dự báo, theo đà sử dụng thuốc lá như hiện nay, sau năm 2020, mỗi năm số người tử vong do nghiện thuốc lá trên toàn cầu sẽ có khoảng 8 triệu người, trong đó 70% thuộc các nước đang phát triển. Theo số liệu điều tra cho biết: ở VN, trung bình cứ 25 người dân có 1 người nghiện thuốc lá, trong số đó 50% người trong độ tuổi từ 15->20 tuổi. Chi phí cho việc hút thuốc lá của một người nghiện là 1/5 mức chi tiêu tài chính của mình.
Hiện nay hút thuốc lá đã và đang trở thành một căn bệnh đe doạ sức khoẻ của tất cả mọi người. Vì sao số người nghiện thuốc lá tăng, dù biết rằng hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ và vì sao mọi người lại phải phòng chống việc hút thuốc lá?
+ Trong thuốc lá có chất gây nghiện, khi dùng sẽ tạo thói quen cho thần kinh , khi không có nó thì người hút thuốc sẽ cảm thấy khó chịu, mỏi mệt và có cảm giác thèm.
+Khói thuốc mang hơi độc ni cô tin qua hệ hô hấp làm chức năng lọc bụi của lớp lông nhung và mạch mao tích độc trong phổi, tạo cảm giác khó thở, lâu ngày sẽ tạo các khối u ở phế nang, gây ra các bệnh như ung thư phổi, giãn phế nang, nhồi máu cơ tim.....Dự báo đến 2020số người chết vì khói thuốc lá cao hơn số người chết do HIV/AIDS, bệnh lao và tai nạn giao thông cộng lại.
+ Khói thuốc lá còn ảnh hưởng đến cả những người không hút thuốc. Những người hít phải khói thuốc lá trong không khí đều có thể mắc bệnh.
Hút thuốc lá không chỉ có hại đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia đình.Từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới hạnh phúc gia đình.
Biện pháp ngăn chặn: Tuyên truyền rộng rãi trên những phương tiện thông tin đại chúng về tác hại của khói thuốc lá.
Bản thân mỗi người cần tự có ý thức không nên hút thuốc làm ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội, quan hệ gia đình. Hãy nói “ không” với khói thuốc lá.
c) KB:
 Hãy từ bỏ thuốc lá và vận động mọi người cùng loại bỏ thuốc lá, vì một môi trường trong sạch, vì mình và vì thế hệ tương lai.
Đề 9: Lòng biết ơn thầy, cô giáo.
1.Tìm hiểu đề.
Kiểu bài: NL về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
VĐNL: Lòng biết ơn thầy, cô giáo
Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về vấn đề lòng biết ơn thầy cô giáo.
2.Dàn bài:
a).MB.HCT đã từng nói “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Trong sự nghiệp trồng người vĩ đại ấy, phải kể đến công ơn không nhỏ của các thầy giáo cô giáo, những người chở đò đưa các thế hệ HS cập bến tương lai.
b) Thân bài
* Vai trò của thầy cô giáo:
Cha ông ta thường nói “ Không thầy đố mày làm nên” .Thật vậy, thầy cô giáo chính là những người truyền đạt kiến thức văn hoá cho HS. Không chỉ truyền đạt kiến thức, các thầy cô còn dạy các em cách làm người, học làm người có ích.Có ai trong xã hội muốn đỗ đạt thành người mà không có sự dạy dỗ của thầy cô? Xưa kia, thầy giáo Chu Văn An đã từng có nhiều học trò làm quan to trong triều đình, danh tiếng người thầy giáo giỏi ấy còn khiến cả thuỷ thần tìm đến học. Thử hỏi, nếu không có các thầy cô giáo, tương lai của xã hội sẽ ra sao? 
Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong các nghề cao quý của chủ nghĩa xã hội. Nghề dạy học là nghề sáng tạo vì nó đào tạo ra những con người sáng tạo.(P.V.Đồng)
*Đánh giá, bình luận: 
Chính vì vai trò của người thầy là rất quan trọng trong xã hội nên vấn đề về lòng biết ơn thầy cô giáo từ xưa đã được nhân dân ta đặc biệt coi trọng. Những câu ca dao tục ngữ về lòng biết ơn đã được nhân dân ta thường xuyên nhắc nhở con cháu: Một ngày là thầy, cả đời là cha; Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy; Không thầy đố mày làm nên. Xưa kia, để tỏ lòng biết ơn thầy, những ngày giỗ, Tết, gia đình học trò thường có lễ và thăm hỏi. Ngày nay lòng biết ơn thầy cô được thể hiện trong những việc cụ thể: Thăm hỏi và chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày 20-11, thăm hỏi thầy cô những lúc ốm đau; Có những HS khi đã ra trường tuy không có điều kiện về thăm thầy cô nhưng luôn viết thư thăm hỏi chúc sức khoẻ thầy cô.
*Phê phán thái độ sai trái:
Bên cạnh đó vẫn còn không ít những HS đi ngược lại truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc: Không vâng lời thầy cô giáo, có thái độ bất kính với thầy cô giáo. Chúng ta cần len án những hành động sai trái này.
c) KB: Mỗi HS cần biết kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo” tiên học lễ , hậu học văn” sao cho xứng đáng với truyền thống của dân tộc.Biết ơn thầy cô, uống nước nhớ nguồn là phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà mỗi HS chúng ta cần ghi nhớ và phát huy.
Đề 10: Suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn- Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
1.Tìm hiểu đề.
Kiểu bài: NL về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
VĐNL: Công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về bổn phận làm con.
2.Dàn bài:
a).MB.- Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta vẫn còn gặp những hiện tượng con cái bất hiếu với cha mẹ. Những hành vi vô đạo đức đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến truyền thống đạo đức của dân tộc, xúc phạm đến tình mẫu tử thiêng liêng. Để khuyên răn, giáo dục họ về đạo đức làm con, cha ông ta có câu ca dao:
-Trích dẫn câu ca dao
b) TB: 
* Giải thích bài ca dao:
- Công cha được so sánh với núi Thái Sơn, ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc.
Nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn: nguồn nước trong trẻo , ngọt ngào, chảy không bao giờ cạn là h/ả thể hiện sự vô tận, vô cùng của nghĩa mẹ, của công mẹ.
Công cha nghĩa mẹ thật to lớn, bền vững, không bao giờ vơi cạn.
* Tại sao con cái phải có hiếu với cha mẹ?
Cha mẹ có công sinh thành dưỡng dục. (d/c Cha mẹ sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn, những lúc ta ốm đau, cha mẹ thức đêm hôm săn sóc; Khi ta vui buồn , có cha mẹ quan tâm, chỉ bảo điều hay lẽ phải. Cả cuộc đời cha mẹ luôn dõi theo ta, săn sóc ta , động viên ta những lúc ta nản chí : Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con).
* Vậy chúng ta phải có hiếu với cha mẹ như thế nào?
Người con có hiếu là người con biết yêu thương kính trọng cha mẹ, biết vâng lời cha mẹ, biết tuân theo những lời chỉ bảo đúng đắn của cha mẹ.
Con cái có nghĩa vụ chăm sóc, đền đáp lại công ơn của cha mẹ. Ngoan ngoãn, học giỏi, biết đi thưa về gửi , luôn giúp đỡ cha mẹ trong công việc gia đình. Khi cha mẹ ốm đau người con càng phải săn sóc phụng dưỡng với tất cả tình cảm quý trọng của mình. Trần Đăng Khoa đã từng viết :
 - Mẹ vui con có quản gì
Ngâm thơ kể chuyện rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con diễn cả ba vai chèo
Vì con mẹ khổ đủ điêug
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
......................................................
-Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể
-Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy
Người làm con cần luôn lấy chữ hiếu làm đầu, vì hiếu thảo chính là cái gốc của đạo lí. Người con hiếu thảo trong gia đình cũng sẽ trở thành người công dân tốt ngoài xã hội.
* Phê phán những thái độ vô ơn: Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày, cãi lại cha mẹ, làm cha mẹ buồn phiền, cho rằng có hiếu với cha mẹ là việc tầm thường, lạc hậu...
* Bàn về chữ hiếu trong thời đại mới: ở bất cứ thời đại nào, chữ hiếu luôn là thước đo đầu tiên để đánh giá một con người. Không chỉ hiếu với cha mẹ, ta còn phải hiếu với dân , với nước, luôn làm những việc có ích để đền đáp công lao của các bậc tiền bối.
c) KB: -Khẳng định ý nghĩa của bài ca dao: bài ca dao vừa là lời ngợi ca một đạo lí tốt đẹp của dân tộc vừa là lời khuyên bảo thật cao quý
-ý nghĩa với bản thân: Gắng học giỏi để cha mẹ vui lòng, để trở thành người công dân tốt.
Đề 11: Đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
1.Tìm hiểu đề.
Kiểu bài: NL về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
VĐNL: Người được hưởng thụ phải nhớ ơn người đã tạo ra thành quả ấy.
Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về truyền thóng đạo lí ấy trong xã hội ngày nay.
2.Dàn bài:
a) MB: 
Giới thiệu câu tục ngữ và tư tưởng chung của nó.
Trích dẫn câu tục ngữ. 
b) TB: 
* Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ:
Được ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào thì phải nhớ tới công lao vun xới chăm trồng của người trồng nên chúng.
Chúng ta được hưởng những thành quả, kết quả ngày hôm nay thì phải biết ơn những người đã tạo ra những thành quả đó cho chúng ta được hưởng.
* Nhận xét đánh giá câu tục ngữ: 
Câu tục ngữ đã nêu 1 quan niệm đúng đắn và hợp lí.Bởi lẽ trên đời này không một thành quả nào tự nhiên mà có được.
+ Đồ dùng vật dụng chúng ta đang dùng
+ Hạt cơm thơm dẻo ta ăn
+ Cuộc sống hoà bình ta đang hưởng
Những người tạo ra nó bằng mồ hôi công sức, thậm chí cả xương máu chính là những người trồng cây.
Chúng ta là những người “ăn quả”phải biết ơn họ, đó là truyền thống, là đạo lí làm người của người VN.
* ý nghĩa, tác dụng
- Lòng biết ơn phải thể hiện bằng những việc làm cụ thể
+ Thờ cúng tổ tiên,
+Thờ cúng các vị anh hùng dân tộc (nhà tưởng niệm, bia, ngày giỗ...)
+ Con cái phải có hiếu với ông bà cha mẹ.
+HS chăm ngoan học giỏi vâng lời thày cô giáo
+Chăm sóc giúp đỡ những gia đình thương binh liệt sĩ.
* Phê phán thái độ sống vô ơn: chạy theo tiền bạc mà quên đi tình nghĩa, suy thoái về đạo đức , cần lên án, loại trừ.
c) KB: K/Đ câu tục ngữ: là bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người
- Liên hệ bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docon_nghi_luan_xa_hoi_lop_9.doc