Ôn tập môn Ngữ văn 9 - Dương Thị Long

Ôn tập môn Ngữ văn 9 - Dương Thị Long

 TÌM ýÝ ý- LẬP DÀN Ý – VIẾT BÀI ĐOẠN TRÍCH

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm, truyện Truyền kỳ mạn lục và đoạn trích Chuyện người con gái nam xương.

Ng. Dữ người làng Đỗ Tùng, huyện Tương Vân, nay là huyện là huyện Thanh Miện- Hải Dương, sống vào TK XVI, thời kỳ mà nhà Lê bắt đầu suy thoái, các tập đoàn Lê Trịnh ttranh dành quyền lực đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh liên miên. Ng. Dữ đỗ Hương cống, nhưng ông chỉ làm quan một năm rồi cáo quan nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật.

b. Truyện kỳ mạn lục ( ghi chép những tản mạn chuyện kỳ lạ trong dân gian), được viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện khai thác cảctuyện từ dân gian và cácc truyền thuyết lịch sử.

- Nội dung tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác giả lấy chuyện xưa để nói chuyện nay, lấy cái “ Kỳ” để nói cái thực.

- Nhận vật chính rhường là phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Nhưng các thế lực tàn bạo tàn bạo và lễ giáo PK đã xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khất, bất hạnh.

2.Tìm hiểu những vẻ đẹp của Vũ Thị Thiết

- Vũ Thị Thiết là người con gái đẹp người, đẹp nết, tín tình thuỳ mịỵ nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Nàng luôn biết giữ gìn khuôn phép để cho gia đình trong ấm ngoài êm, không có chuyện bất hoà xẩy ra trong gia đình.

- Nàng là người luôn quan tâm lo lắng cho chồng, cho gia đình lúc chồng ở nhà cũng như lúc chồng đi lính

 

doc 41 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập môn Ngữ văn 9 - Dương Thị Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tìm ‏‎ý ‏‎- lập dàn ý – viết bài đoạn trích
chuyện người con gái nam xương
1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm, truyện Truyền kỳ mạn lục và đoạn trích Chuyện người con gái nam xương.
Ng. Dữ người làng Đỗ Tùng, huyện Tương Vân, nay là huyện là huyện Thanh Miện- Hải Dương, sống vào TK XVI, thời kỳ mà nhà Lê bắt đầu suy thoái, các tập đoàn Lê Trịnh ttranh dành quyền lực đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh liên miên. Ng. Dữ đỗ Hương cống, nhưng ông chỉ làm quan một năm rồi cáo quan nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật.
b. Truyện kỳ mạn lục ( ghi chép những tản mạn chuyện kỳ lạ trong dân gian), được viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện khai thác cảctuyện từ dân gian và cácc truyền thuyết lịch sử. 
- Nội dung tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác giả lấy chuyện xưa để nói chuyện nay, lấy cái “ Kỳ” để nói cái thực.
- Nhận vật chính rhường là phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Nhưng các thế lực tàn bạo tàn bạo và lễ giáo PK đã xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khất, bất hạnh.
2.Tìm hiểu những vẻ đẹp của Vũ Thị Thiết
- Vũ Thị Thiết là người con gái đẹp người, đẹp nết, tín tình thuỳ mị‏‏ nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Nàng luôn biết giữ gìn khuôn phép để cho gia đình trong ấm ngoài êm, không có chuyện bất hoà xẩy ra trong gia đình.
- Nàng là người luôn quan tâm lo lắng cho chồng, cho gia đình lúc chồng ở nhà cũng như lúc chồng đi lính
- Là người vợ thương yêu, thuỷ chung son sắt, mẫu mực.
- Là người vợ hiền- dâu thảo, thay chồng chăm sóc con cái, mẹ gìa lúc ốm đau cũng như lúc mất như mẹ đẻ của mình.
- Nàng là người chung thuỷ, trọng tình nghĩa lúc sống cũng như lúc mất (lúc ở dưới thuỷ cung), nàng luôn nhớ về chồng con, tổ tiên ông bà.
( HS có thể liên hệ với VB “ Bánh trôi nước”, “ Truyện kiều”
- Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói chung, nêu lên suy nghĩ của mình.
 tìm ‏‎ý ‏‎- lập dàn ý – viết bài đoạn trích
chuyện cũ trong phủ chúa trịnh
Giới thiệu chung lược về tác giả, tác phẩm ( Phạm Đình Hổ và Vũ trung tuỳ bút) và vài nét sơ về XHVN nữa cuối TK 18 thời vua Lê chúa Trịnh.
Tìm hiểu chi tiết đoạn trích với thú ăn chơi của chúa.
Thú ăn chơi xa hoa của chúa
+ HS viết đoạn văn trình bày hiểu biết của mình về vai trò, nhiệm vụ của một ông vua, một người đứng đầu nhà nước.
+ Chúa bắt xây nhiều đình đài để thoả mãn thú ăn chơi xa hoa của chúa, trong khi đất nước, nhân dân còn đói khổ.
+ Mỗi tháng chúa tổ chức dạo chơi Tây Hồ 3-4 lần cực kỳ tốn kém với những trò chơi vô bổ, thiếu văn hoá.
+ Chúa sai bọn cận thần, thái giám vào dân thu lấy mhững của qu‏‎ hiếm như trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hao cây cảnh đem về tô điểm co phủ của mình.
( phân tích cách “vừa ăn cướp vừa la làng” của bọn quan lại)
+ Môi khi đêm xuống, trong phủ chúa tiếng chim kêu vượn hót râm ran ồn ào như trận mưa sa gói táp, vỡ tổ tan đàn, người có học biết đó là một điềm chẳng lành.
+Bọn hoạn quan cậy vào bóng chúa mà lộng quyền ra sức vơ vét, tống tiền nhân dân.
+ Khẳng định thú ăn chơi xa hoa tố kém, vô bổ của chúa và sự lộng quyền của bọn haon quan. Cảm nghĩ về cuộc sống của nhân dân và XHVN lúc bấy giờ.
 tìm ‏‎ý ‏‎- lập dàn ý- viết bài đoạn trích
Hoàng lê nhất thống chí- hồi 14
Nêu một vài nét khái quát về tác giả, tác phẩm, hồi 14. Nhắc lại truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
Tìm hiểu về nội dung của hôi 14
Viết đoạn văn trình bày hiểu biết về Quang Trung người anh hùng dân tộc
Thái độ của Quang Trung khi nghe tin quân Thanh vào Thăng Long và việc vua Lê nhận thụ phong của nhà Thanh. Đó là thái độ yêu nước, căm thù giặc.
Những chuẩn bị của Quang Trung.( so sanh Quangh Trung với chúa Trịnh, vua Lê và với các vị anh hùng dân tộc khác)
+Họp bàn với tướng sỹ bàn kế sách đánh giặc, tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, đại xá thiên hạ, tuyển mộ ba quân để tăng thêm sức mạnh, phủ dụ tướng sỹ ai có công thì thưởng nhược bằng kẻ nào hèn nhát thì chém đầu. Quang Trung nhắc lại truyền thống yêu nước của cha anh và văn hoá của người Việt, vạch bộ mặt dã dối của quân Thanh để khơi dậy lòng yêu nước và căm thù giặc ở các tướng sỹ. ( Y nghĩa của những việc làm trên)
( HS có thể liên hệ với các nhân vật anh hùng khác như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, VB “Sông núi nước Nam”, “ Nước Đại Việt ta”.
+ Hình ảnh Quang Trung trong trận đánh, Qung Trung vừa là một vị vua vừa là một tướng quân rất oai phong lẫm liệt, tay cầm kiếm, mình cưỡi voi chỉ huy ba quân giữa trận tiền.
-Viết đoạn văn trình bày diễn biến của trận đánh với sự thắng lợi của quân ta và sự thất bại thảm hại của quân Thanh.
+ Quân Thanh vì chủ quan, khinh địch, suốt ngày chỉ lo ăn chơi, tiệc tùng mà lơ là canh gáclạo là thứ quân ô hợp, với chúng là cuộc chiến tranh phi nghĩa, nên thất bại là điều dễ hiểu.
+ Quân Thanh tường thì sợ quá thắt cổ mà chết, đứa thì mình không kịp mặc áo giáp, ngựa không kịp đóng yên tháo chạy qua biên giới.
+ Quân lính lớp thì ra hàng để giữ mạng sống, lớp thì bị quân ta giết, lớp thị sợ qua chạy dẫm lên nhau mà chết, số còn lại tranh nhau qua câu, cầu đứt rơi xuống sông mà chết làm nước sông Nhị Hà bị tắc nghẽn.
- Số phận vua tôi nhà Lê.
+ Vua tôi nhà Lê chỉ vì quyền lợi của dòng họ mà nỡ bán rẻ đất nước. Quân Thanh thất bại vua tôi nhà Lê đành phải cuốn gói chạy theo quân Thanh sang TQ.
( so sánh vua Lê với Quang Trung)
+Khẳng định tài năng với cách đánh “ thần tốc, bí mật bất ngờ, đánh nhah t hắng nhanh với tinh thần dân tộc, công lao của Nguyễn Huệ trong việc bảo vệ tổ quốc.
Truyện kiều nguyễn du
I.Nguyễn Du
1.Thân thế và sự nghệp
a. Thân thế
- Nguyễn Du ( Tố Như, Thanh Hiên) sinh 1765- 1820. Quêlàng Tiên Điền, hu‏‏en Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong một gia đình qu‏‎ tộc, có nhiều đời làm quan to và có truyền thống văn học. Bản thân ông đã từng đi sử Trung Quốc và đi nhiều nơi, tiếp xúc niều cảnh đời éo le, là người có trái tim giàu lòng yêu thươngcon người.
- Thời đại Ng. Du sống: cuối TK18 đầu TK19, chế độ PK khủng hoảng và trên đà suy thoái, có niều cuộc khởi nghĩa nông dân nổi dậy mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Năm 1802 Nguyễn ánh tiêu diệt Tây Sơn và lập nên triều Nguyễn
b. Sự nghiệp văn chương
- Chữ Hán gồm 3 tập 243 bài
+ Thanh Hiên thi tập
+ Nam trung tạp ngâm
+ Bắc hành tạp lục
- Chữ Nôm: văn chiêu hồn, văn tế, đỉnh cao là Truện Kiều.( Đoạn trương tân thanh)
2.Quan niệm nhân sinh:
+ Thông cảm với nỗi khổ của nhân sinh
+ Giàu lòng yêu thương on người.
+ “ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, ông phê phán các thế lực phong kiến và XH đồng tiền đã chà đạp lên nhân phẩm con người.
+ Ông đề cao quyền sống con người, đề cao C\s trần tục, giải phóng tình cảm.
II. Truyện Kiều
1. Kết cấu gồm 3 phần chính
+ Gặp gỡ và đính ước
+ Gia biến và lưu lạc
+ đoàn tụ
2. Lai lịch Truyện Kiều
+ Truyện Kiều được viết dựa theo truyện “ Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân Trung Quốc. Nhưng Ng. Du đã có nhiều sáng tạo lớn, điều này đã quyết định đến giá trị của Truyện Kiều.
+ Thời gian viết khoảng đầu TK19 ( 1805-1809), tên là “ Đoạn trường tân thanh” 
(Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột)
+ Cảm hứng chủ đạo: Cảm hứng nhân đạo về C\S con người VN.
3.Giá trị của Truyện Kiều
- Giá trị hiện thực:
+ Phản ánh XHPK tàn bạo, bất công lên quyền sống con người, đặc biệt là người phụ nữ.
- Giá trị nhân đạo.
+ Cảm thương với nỗi đau khổ của con người, trân trọng, đề cao phẩm chất, ước mơ và khát vọng sống của con người. Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, bất công.
- Giá trị nghệ thuật
+ Sử dụng thể truyeenj thơ Nôm- thể lục bát, ngôn ngữ đi sâu vào miêu tả nội tâm, tâm l‏‎y nhân vật, tả cảnh TN, tả cảnh ngụ tình, miêu tả tính cách nhân vật.
 tìm ‏‎ý ‏‎- lập dàn – viết bài đoạn trích
chị em thu‏‎ kiều
Giới thiệu đoạn trích:
Đoạn trích “ Chị em Thu‏‎ Kiều” gồm 24 câu thơ lục bát, trích trong phần “ Gặp gỡ và đính ước” phần đầu của Truyện kiều. Đoạn trích sử dụng nghệ thuật ước lệ để ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của chị em Thu‏‎ Kiều, cũng là cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du.
Tìm hiểu chung.
Trước hết đọc Truyện kiều ta thấy câu nào, đoạn nào cũng hay. Có đoạn hay vì tác giả đã tả được tính cách của nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, tài năng, hành động của nhân vật như đoạn trích “ chị em thu‏‎ Kiều”, “ Mã Giám Sinh mua Kiều”, có đoạn hay vì nhà thơ miêu tả cảnh đẹp của TN cũng như tâm trạng của con người trong bức tranh TN ấy như đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”, “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Đoanh trích “ Chị em Thu‏‎ Kiều” là một trong những đoạn trích như thế.
Đọc Truyện Kiều ta còn bắt gặp một thế giới nhân vật rất phong phú, mỗi nhân vật được tác giả miêu tả một khuôn mặt, một dáng vẻ, một tính cách khác nhau. Trong môic nhân vật ấy Nguyễn Du đều gửi vào đó một thái độ, một tình cảm, một cái nhìn khác nhau. Với chị em Thuy‏‎ Kiều đó là thái độ trấn trọng, kính mến và thông cảm, còn với Mã Giám Sinh thì đó lại là một thái độ mỉa mai, khinh bỉ
Tìm hiểu tài sắc của chị em Thu‏‎ Kiều.
4 câu đầu:
+ Nguyễn Du miêu tả chung về vẻ đẹp của chị em Kiều và thái độ trân trọng, quy‏‎ mến của nhà thơ qua chi tiết “ Tố nga”, “ Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, “ 10 phân vẹn 10”.
4 câu tiếp ( vẻ đẹp của Thu‏‎y Vân) 
+ Băng bút pháp ước lệ, nhân hoá, liệt kê và ẩn dụ, Nguyễn Du đã cho ta thấy một Thuy‏‎ Vân với một vẻ đẹp đoan trang, qu‏‎y phái, phúc hậu tràn đầy sức sống. Vẻ đẹp ấy được nhà thơ miêu tả một cách rất tỷ mỉ, rất chi tiết. Mở đầu bằng một câu khái quát, vẻ đẹp ấy là “khác vời”, khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn và tươi sáng như mặt trăng, đôi lông mày đậm nét như con ngài, miệng cười tươi đẹp như bông hoa, tiếng nói trong phát ra từ hàm răng ngọc, mái tóc óng ả, mượt mà hơn cả làn mây, làn da trăng trong hơn cả tuyết. Vẻ đẹp ấy đã vượt lên trên cả vẻ đẹp của thiên nhiên và TN đã phai cúi đầu chịu thua và nhường. Điều ấy là một đấu hiệu tốt, một dấu hiệu mà cuộc đời của T Vân sau này sẽ gặp nhiều suôn sẻ, êm đềm không có songd gió
12 câu miêu tả tài sắc của Thu‏‎ Kiều.
+ Cung như miêu tả Thuy Vân, câu đầu là một câu miêu tả khái quát “ Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Với Thuy Kiều Nguyễn Du dùng phương pháp “đòn bẩy” và không đi miêu tả một cách cụ thể, chi tiết như tả Thuy‏‎ Vân. ở đây nhà thơ chủ yếu tập trung miru tả đôi mắt, vì có lẽ đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, là nơi bộc lộp tài năng, tinh anh, trí tuyệ của mỗi con người. Đôi mắt ấy có đôằ‏‎mt trong sáng như nước mùa thu, đôi lông mày tươi đẹp như núi mùa xuân. Vẻ đẹp ấy không chỉ vượt lên trên vẻ đẹp của TN mà còn vượt lên cả vẻ đẹp của Thu‏‎ Vân. Khác với Thu‏‎ Vân vẻ đẹp của Thuy Kiều đã làm cho TN phải ghen ghét, đố ky
+ Cái đặc biệt ở Thuy Kiều không chỉ có vẻ đẹp mà còn có tài năng hơn người. Đó là “ cầm- kỳ- thi- hoạ”, một tài năng thiên phú.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã có câu”
	Có tài mà cậy chi tài
	Chữ tài liền với chữ tai một vần
Phải chăng cái vẻ đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành” với cái cái  ...  ra thăm miền Bắc và vào viếng lăng Bác. Bài thơ được sáng tác trong dịp đó.
Bài thơ thể hiện niềm xú động, lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhà thơ kh vào viếng lăng Bác.
+ Giới thiệu tình cảm của người miền Nam đối với bác và tình cảm của nhân dân miền Nam đối với Bác. ( MN luôn trong trái tim tôi. MN là máu của máu VN, là thịt của thịt VN, sôngcó thể cạn, núi có thể mòn, song chan ly ấy không bao giờ thay đổi)
+ Đây là bài thơ gây cho em xúc động nhất đối với em trong các bài thơ nói về Bác.
2. Tìm hiểu ND của bài thơ.
+ Cảm nghĩ về khoảng cách từNam ra Bắc của người con viẹt nam ra thăm Bác vàlời xưng hô “con” của nhà thơ đối với Bác( diễn tả tình cảm gần gũi, thành kính với sự ấm áp thân thương của nhà thơ đối với Bác).
+ ấn tượng đầu tiên của nhà thơ khi thăm lăng Bác là hình ảnh hàng tre, hàng tre vừa mang nghĩa thực vừa mang y nghĩa tượng trưng. Hàng tre đang đứng thẳng tắp bên lăng như đang canh giấc ngủ 1000 năm cho Bác. Hàng tre ấy hiên ngang trước mọi “bão táp mưa sa” vẫn đứng thẳng hàng. Hình ảnh ấy tượng trưng tinh thần bất khuất, bền bỉ và kiên cường của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh cây tre đượcc nhắc tới một lần nữa ở cuối bài thơ nó bổ sung thêm đức tính trung hiếu với Đảng với dân của mỗi con người Việt Nam. Phầm chất của cây tre một lần nữa được Nguyễn Duy thể hiện rất rõ trong bài thơ “ Tre Viêt Nam”.
+ Từ hàng tre cùng với đoàn người hoà nhập vào dòng người vào viếng lăng Bác, Viễn Phương đã tạo ra một hình ảnh tuyệt đẹp về Bác và nhân dân đối với Bác. Bác như mặt trời đỏ trong lăng, còn dòng người vào viếng Bác như tràng hoa dâng lên bảy mươi chính mùa xuân”, tình cảm ấy, lòng thành kính biết ơn ấy là vĩnh hằng. Nếu mặt trời của tự nhiên đêm lại ánh sáng và sự sống cho muôn loài thì Bác đem lại niêm tin, đem lại độc lạp tự do cho con người, cho dân tộc Việt Nam.
+ Hình ảnh mặt trời còn tượng trưng cho vũ trụ, cho nguồn sáng bất diệt, vĩnh hằng như trái tim nhiệt huyết của Bác đối với dân tộc Việt Nam, nhiệt huyết ấy được thể hiện rất rõ qua phép lặp “ngày ngày”.
 Hình ảnh ấy thể hiện lòng biết ơn và sự tôn kính chân thành đối với Bác. bằng nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, tượng trưng , liên tưởng phong phú, nhà thơ đã cho thấy Bác thật đẹp và vỹ đại biết bao trong mỗi con người Việt Nam.
+ Tiếp nối mạch cảm xúc ấy, ta lại bắt gặp hình ảnh mặt trăng dịu hiền, trời xanh, hình ảnh ấy vừa thực, vừa mang y nghĩa tượng trưng cho Bác một vĩ lãnh tụ hiền hậu, đức độ và nhân từ. Trong tâm trí của người Việt Nam Bác vẫn mãi đang sống với nhân dân, với non sông Việt Nam .
+ Hình ảnh vầng trăng sáng dịu hiền gợi lên một tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của người, có thể nói trăng như là người bạn tri âm tri kỷ của Bác và vầng trăng như ôm ấp, toả sáng cho giấc ngủ của Bác.
+ Cảm xúc là thế, nhưng ly trí không cho phép nhà thơ thoát ly hiện tại, nỗi đau vẫn nhói trong tim nhà thơ trước sự thực Bác đã qua đời.
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi,
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Từ “nhói” dội lên câu thơ, diễn tả nỗi quặn đau, nghẹn ngào không nói thành lời, đó không chỉ là nỗi đâu của riêng nhà thơ mà là nỗi đau của cả dân tộc Việt Nam.
+ Bài thơ kết thúc trong niềm thương nhớ và thuỷ chung son sắt với Bác, với lòng thương nhớ, lưu luyến khôn nguôi.
	Mai về miền Nam thương trào nươc mắt
Nỗi đau ấy đã ấy đã bật thành tiếng khóc nghen ngào. Nhà thơ không muốn chia xa, người con miền Nam muốn ở mãi bên người cha yêu dấu. Nguyện ước chân thành ấy đã thể hiện ở những câu thơ cuối.
 Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Câu thơ thể hiện sự gắn bó thuỷ chung của nhà thơ, cũng là của nhân dân miền Nam với Bác, tình cảm ấy càng trở lên tha thiết rồi đúc kết thành câu thơ “ Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” . Điệp ngữ ô Muốn làm ằ đầu mỗi câu thơ tạo nên nhịp điệu thiết tha, trọn vẹn lòng thành kính Bác của nhà thơ.
- Kết bài
 + Bằng cảm xúc chân thành, thiêng liêng và giọng điệu vừa trang nghiêm vừa sâu lắng vừa tha thiết, thêm nỗi xót đau xen lẫn lòng tự hào đã tạo nên rung động cho người đọc.
Từ tình cảm chân thành, nhà thơ đã đưa vào bài thơ những hình ảnh vừa thực vừa có y nghĩa tượng trưng mang nhiều tầng nghĩa.
tìm ‏‎ý ‏‎- lập dàn ý – viết bài
sang thu
1.Giới thiệu tácc giả, tác phẩm, ND chính của bài thơ.
 Bài thơ “ Sang thu” được Hữu Thỉnh sáng tác 1977, thể hiện cảm nhận tinh tế trước biến đổi của đất trời của nhà thơ.
2. Tìm hiểu ND của văn bản.
- Viết đoạn văn thể hiện sự cảm nhận chung của người viết vè mùa thu VN.
+ Mùa thu là một trong những mùa đẹp nhất trong năm. Mùa mà bầu trời trong trẻo, không khí mát mẻ, trong lành, chính vì lẽ đó mà nhiều nhà nghệ sỹ lấy mùa thu làm đề tài- cảm hứng sáng tác.
 +Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ mùi hương trong không gian, ngọn gió se, lan sương mỏng đang chùng chình trước đầu thôn, ngõ xóm.	
Bổng nhận ra hương ổi
	 Phả vào trong gió se.
Băng biện pháp nhân hoá và so sánh, nhà thơ đã thể hiện một cảm nhận bằng cảm giác, bằng những tín hiệu thời tiết của thiên nhiên, đó là ngọn gió se, là hương ổi, là sương chùng chình qua ngõ. Một hiện tượng thiên nhiên mà trong ấy có một cái gì đó quen thuộc, gần gũi, dịu ngọt, đằm thắm ở nông thôn. Cảm nhận là thế nhưng tâm trạng vẫn còn ngỡ ngàng “Bổng nhận ra hương ổi” và cảm xúc bâng khuâng “ hình như”, một câu hỏi mà dường như chính nhà thơ cũng không tin rằng mùa thu đã đến và không tin vào chính mình bởi đây là thời điểm giao mùa, phải yêu thiên nhiên, phải là người nhạy cảm mới có thể cảm nhận được thời khắc giao mùa.
+Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, có cái gì đó không rõ ràng và khó diễn tả, đó là cảm xúc của thời điểm giao mùa. Cảm nhận ấy tiếp tục lan toả trong cái cảm nhận xa hơn, rộng hơn.
 Sông bắt đầu dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
 Vắt nữa mình ssang thu.
Sự vận động của giao mùa bằng sắc thái đổi thay của đất trời, của tạo vật, đó là dòng sông dềnh dàng, là cánh chim vội vã và đặc biệt là có đấm mây mang trên mình cả hai mùa. Trong đó có cái gì đang thay thế, đang mờ đi, đang nhạt đi mà không thật rõ ràng, sắc nét. Cái giao mùa ấy không phải là vẻ đẹp của mùa hạ, cũng không phải là vẻ đẹp của mùa thu mà là vẻ đẹp của sự giao mùa, vẻ đẹp của tâm hồn con người gần gủi, giao cảm với thiên nhiên.
 Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
 Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi.
+ Chưa hết cái nắng của mùa hè, nhưng những cơn mưa không còn ào ạt nữa. Nếu như ở mùa hạ cái nắng gay gắt, chang chang, oi bức thì bước sang đầu mùa thu cái nắng ấy vẫn còn nhưng không còn bao nhiêu nữa, chỉ là cái năng rơi rớt dễ chịu. Cơn mưa cũng vậy, nếu ở mùa hè, nhưng cơn mưa ào ạt, dữ dội bất chợt đến thì sang mùa thu những cơn mưa ấy đã vơi dần không òn bất chợt xối xã như mùa hè nữa, đây cũng là dấu hiệu của sự chuyển giao mùa, tất cả được nhà thơ cảm nhận bằng cả tâm hồn rung động tinh tế, giàu tình yêu thiên nhiên.
+ Bài thơ khép lại với hình ảnh tiếng sấm và hàng cây vừa mang nghĩa hịên thực vừa mang nghĩa ẩn dụ. ở mùa hè ta thường bắt gặp những tiếng sấm ầm ầm dữ dội làm ta phải giật mình, nhưng bước sang mùa thu, tiếng sấm ấy dường như cũng vơi đi và điều đó không làm cho những hàng cây cổ thụ thấy bất ngờ. Tiếng sấm ấy phải chăng là những bất thường, những tác động của ngoại cảnh, nhưng điêud áy không làm cho những con người nhiều tuổi, đã từng trải cảm thấy bất ngờ, bàng hàng và bỡ ngỡ trước những hiện tượng đó. Hàng cây cổ thụ ấy, những con người từng trải ấy dường như bình thản đón nhận sự giao mùa không vội vàng, vồ vập.
+ Bài thơ kết thúc, nhưng dư vị vẫn còn để người đọc tiếp tục nghĩ suy thêm cái điều mà nhà thơ tâm sự.
+ Bằng cảm nhận tinh tế, Hưu Thỉnh thể hiện cảm xúc tinh tế, sâu sắc trước sự chuyển giao của trời đất. Qua đó bộc lộ một tình cảm yêu mến thiên nhiên, một tâm hồn nhạy cảm sâu sắc.
tìm‏ ‏ý‏ ‏‎- lập dàn ý VB và viết bài
mùa xuân nho nhỏ
1. Tác giả, tác phẩm- ND chính của đoạn trích
Bài thơ “ Mùa xân nho nhỏ” Thanh Hải viết vào thành 11.1980, lúc nhà thơ đang năm trên giường bệnh. (ông qua đời 15.12.1980) Trước khi qua đời Thanh Hải đã để lại cho đời những vần thơ thiết tha với khát vọng được dâng hiến một phần công sức nhỏ bé của mình để làm cho cuộc đời, cho mùa xuân trở nên tươi đẹp hơn
Tên bài thơ “ MXNN” phần nào đã thể hiện đức tính khiêm nhường của nhà thơ.
2. Tìm hiểu ND bài thơ:
+ Viết đoạn văn diễn đạt những cảm nhận chung của người viết về mua xuân.
a. Khổ thơ1
+ Đây là bức tranh thiên nhiên giàu hình ảnh, sống động có sự kết hợp giữa màu sắc, âm thanh đặc trưng của mùa xuân, đó là “ dòng sông xanh”, “ bông hoa tím biếc” màu đặc trưng của xứ Huế, tiếng chim chiền chiện, giọt sương long lanh của buổi ban mai. Đứng trước một bức tranh xuân đẹp ấy ta thấy nhà thơ có thái độ trân trọng, nâng niu vẻ đẹp tinh khiết, đằm thắm và dịu ngọt của mùa xuân “ Tôi đưa tay tôi hứng”.
b. Khổ thơ2
+ Từ cảm hứng trước vẻ đẹp của TN, của đất trời, nhà thơ chuyển sang thể hiện cảm hứng trước mùa xuân của đất nước một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Đó là MX của những con người đang ngày đêm lao động và chiến đấu để làm ra MX, để bảo vệ MX.
+ “ Lộc” là chồi non, tuợng trưng cho sự trẻ trung, phát triển, đi lên. Tất cả đang khẩn trương, hối hả, xôn xao trong công cuộc XD và bảo vệ tổ quốc để đất nước mãi mãi là mùa xuân.
c. Khổ thơ3
+ Đứng trước sự giàu đẹp và đi lên của đất nướcc, nhà thơ không quên nhớ về quá khứ. Đó là quá khứ của 4000 năm dựng nước và giữ nước, đó là quá khứ của bao lớp lớp, bao thế hệ đã hy sinh, đã dày công vun đắp để cho đất nước giàu đẹp như hôm nay.
+ Đất nước của chúng ta hôm nay tươi sáng, đẹp đẽ như vì sao, đang vươn mình tiến lên phía trước để sánh vai với các cường quốc năm châu.
d. Khổ thơ3
+ Đứng trước sự phát triển ấy, nhà thơ có ước nguyện chân thành là muốn góp một phần công sức của mìn dù là nhỏi bé vào công cuộc XD và phát triển của đất nước. Đó là muốn làm muốn lamg con chim cất lên tiếng hót để cuộc đời này được vui hơn, muốn làm một đoá hoa để toả hương thơm cho đời, muốn làm một nốt nhạc trầm để cất lên những bản nhạc hùng ca ca ngợi sự giàu đẹp của đất nước.
+ ước nguyện ấy cống hiến ấy là chân thành, là cả cuộc đời “ Dù là tuổi 20- Dù là khi tóc bạc”. Điều đó thể hiện trái tim tha thiết với cuộc sống, với đời, đó cũng là y thức vè giá trị được hiến dâng cho mà không hề chi tuổi tác. Điều đó làm chúng ta phải suy nghĩ vềchính mình.
 + Điều dặc biệt là với nhà thơ nhưng cống hiến ấy là âm thầm, không ồn ào, to tát mà là nho nhỏ, đó là một đức tính khiêm nhường của nhà thơ.
e. Khổ thơ4
+ ở khổ thơ thơ cuối ta thấy nhà thơ thiết tha yêu đời, yêu c\s, yêu tiếng hát của quê hương, yêu đất nước như ước nguyện của nhà thơ. 
+ Viêt đoạn văn thể hiện sự cảm nhận của người viết về bài thơ, về tác giả.

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP NV9-TOPTEN.doc